Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (tiết 49)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (tiết 49)

. MỤC TIÊU

- Giúp HS củng cố kiến thức các bài Đạo đức trong học kì I, biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học.

II. ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC

- Phiếu học tập cho hoạt động 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu 2 HS nêu phần ghi nhớ bài Hợp tác với những người xung quanh.

 

doc 14 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1077Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (tiết 49)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Ngày soạn: 31 – 12 – 2010
Ngày dạy:
Thứ ba ngày 4 tháng 1 năm 2011
Đạo đức
Tiết 19: thực hành cuối học kì i
I. Mục tiêu
- Giúp HS củng cố kiến thức các bài Đạo đức trong học kì I, biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học. 
ii. đồ đùng dạy học
- Phiếu học tập cho hoạt động 1.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu 2 HS nêu phần ghi nhớ bài Hợp tác với những người xung quanh.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
*Bài tập 1: Hãy ghi những việc làm của HS lớp 5 nên làm và những việc không nên làm theo hai cột dưới đây:
Những việc nên làm
Những việc không nên làm
...
...
...
...
- GV phát phiếu học tập, cho HS thảo luận nhóm 4.
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
c. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
*Bài tập 2: Hãy ghi lại một việc làm có trách nhiệm của em?
- Yêu cầu HS làm bài ra nháp.
- GV yêu cầu một số HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
d. Hoạt động 3: Làm việc theo cặp
*Bài tập 3: Hãy ghi lại một thành công trong học tập, lao động do sự cố gắng, quyết tâm của bản thân?
- GV cho HS ghi lại rồi trao đổi với bạn.
- Mời một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
3. củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
Toán
Tiết 92: LUyệN tập
I. Mục tiêu
- Biết tính diện tích hình thang.
* Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 3(a).
ii. đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
iII.Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu 2 HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình thang.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS luyện tập
* Bài 1: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu 3 HS làm bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 2:
- Yêu cầu 1 HS đọc bài toán.
- GV hướng dẫn HS phân tích và làm bài.
- Yêu cầu 1 HS làm bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở.
- GV chấm bài HS.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 3:
- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Yêu cầu HS nêu kết quả.
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình thang.
- HS nghe.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 3 HS làm bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở.
- HS nêu cách làm.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS chữa bài.
a. S = = 70 (cm2)
b. S = : 2 = (m2)
c. S = = 1,15 (m2)
- 1 HS đọc bài toán.
- HS nghe.
- 1 HS làm bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở.
- HS nhận xét.
Bài giải
Đáy bé của thửa ruộng hình thang là:
 = 80 (m)
Chiều cao của thửa ruộng hình thang là:
80 – 5 = 75 ( m)
Diện tích thửa ruộng hình thang là:
 75 00 (m2)
75 00 gấp 100 số lần là:
7500 : 100 = 75 (lần)
Thửa ruộng đó thu được số kg thóc là:
75 64,5 = 4837,5 (kg)
 Đáp số: 4837,5 kg
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS nghe.
- HS nêu kết quả.
a, Đúng.
b, Sai.
- HS nghe.
- HSnghe.
- HS nghe.
Thứ tư ngày 5 tháng 1 năm 2011
Luyện từ và câu
Tiết 38: CáCH NốI CáC Vế CÂU GHéP
I. Mục tiêu
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng các quan hệ từ và nối các vế câu ghép không dùng từ nối (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn theo yêu cầu của BT2.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu 2 HS nhắc lại ghi nhớ về câu ghép, lấy ví dụ về câu ghép.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Phần nhận xét
- 2 HS tiếp nối nhau đọc các yêu cầu bài tập 1-2.
- GV cho HS đọc các câu văn, đoạn văn, dùng bút chì gạch chéo để phân biệt các vế câu ghép, gạch dưới những từ và dấu câu ở danh giới giữa các vế câu.
- GV dán giấy đã viết sẵn 4 câu ghép, mời 4 HS lên bảng, mỗi em phân tích một câu.
- 4 HS lên bảng làm bài.
- GV và cả lớp nhận xét, kết luận.
? Từ kết quả quan sát trên các em thấy các vế câu ghép được nối với nhau theo mấy cách?
+ Các vế câu ghép được nối với nhau theo hai cách: dùng từ có tác dụng nối, dùng dấu câu để nối trực tiếp.
c. Phần ghi nhớ
- 4 HS đọc phần ghi nhớ.
- GV kết luận.
d. Luyện tập
* Bài tập 1: 
- 2 HS tiếp nối đọc yêu cầu bài tập.
- HS đọc thầm bài và tự làm bài.
- GV gọi HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
+ Đoạn a: có 1 câu ghép với 4 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy.
+ Đoạn b: có 1 câu ghép với 3 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy.
+ Đoạn c: có 1 câu ghép với 3 vế câu; vế 1 và vế 2 nối với nhau trực tiếp, giữa hai vế có dấu phẩy. Vế 2 nối với vế 3 bằng quan hệ từ rồi.
* Bài tập 2:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- HS làm bài vào vở, 2- 3 HS làm vào phiếu khổ A3.
- GV gọi HS đọc đoạn văn mình vừa viết cho cả lớp nghe.
* Ví dụ:
Bích Vân là bạn thân nhất của em, tháng 2 vừa rồi bạn tròn 11 tuổi. Bạn thật xinh xắn và dễ thương, vóc người bạn thanh mảnh, dáng đi nhanh nhẹn, mái tóc cắt ngắn gọn gàng, ...
- GV và cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
Thể dục
Tiết 38: Tung và bắt bóng. Trò chơi: “ bóng chuyền sáu”
I. Mục tiêu
- Thực hiện động tác đi đều, cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Biết cách tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay.
- Thực hiện được nhảy dây kiểu chụm hai chân.
- Biết được cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. Địa điểm và phương tiện
- Địa điểm: sân trường vệ sinh sạch sẽ.
- Phương tiện: bóng , dây nhảy.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp phổ biến nội dung và yêu cầu của tiết học.
- HS chạy thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập.
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, cổ tay, vai,
2. Phần cơ bản
a. ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng hai tay và bắt bóng bằng một tay
- Yêu cầu HS tập luyện theo khu vực đã quy định.
- GV quan sát và giúp đỡ HS.
- GV kết luận.
b. Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân
- Yêu cầu HS tập luyện theo nhóm, tổ.
- Chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn.
c. Trò chơi: “Bóng chuyền sáu”
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi và cách chơi.
- GV hướng dẫn HS chơi.
- HS tập luyện theo nhóm, tổ.
- Yêu cầu các tổ thi đua chơi dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
3. Phần kết thúc
- Đi thường, vừa đi vừa hát.
- Tập trung lớp học.
- Điều hoà thả lỏng.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ năm ngày 6 tháng 1 năm 2011
Kĩ thuật
Tiết 19: Nuôi dưỡng gà
I. Mục tiêu
- Biết mục đích của việc nuôi dưỡng gà.
- Biết cách cho gà ăn, cho gà uống. Biết liên hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn uống ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
II. đồ dùng dạy học
- Hình ảnh minh hoạ.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiển tra bài cũ
? Vì sao phải sử dụng nhiều loại thức ăn để nuôi gà? Thức ăn có tác dụng gì?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Mục đích, ý nghĩa của việc nuôi đưỡng gà
- GV cho HS đọc thầm mục 1 SGK.
- GV hỏi: 
+ ở gia đình em cho gà ăn những loại thức ăn nào? Ăn vào lúc nào?
+ Lượng thức ăn dùng hàng ngày cho gà ra sao?
+ Cho gà ăn uống vào lúc nào?
+ Cho ăn uống như thế nào?
- GV kết luận: Nuôi dưỡng gà gồm hai công việc chủ yếu là: cho gà ăn và cho gà uống, nhằm cung cấp nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho gà. Nuôi dưỡng gà hợp lí sẽ giúp cho gà khoẻ mạnh, lớn nhanh, sinh sản tốt. Muốn nuôi gà đạt năng suất phải cho gà ăn uống đủ chất và hợp vệ sinh.
? Nêu ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà?
+ Nuôi dưỡng nhằm cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cần cung cấp cho gà.
+ Gà được nuôi dưỡng đầy đủ, hợp lí sẽ khoẻ mạnh, ít bị bệnh.
GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách cho gà ăn uống
- Yêu cầu HS đọc SGK và rả lời câu hỏi mục 2 SGK.
? Hãy nêu thức ăn và cách cho gà ăn uống ở từng thời kì: Thời kì gà con? Thời kì gà giò? Thời kì đẻ trứng?
? Em hãy cho biết vì sao gà giò cần được ăn nhiều thức ăn cung cấp chất bột đường và chất đạm?
 	+ Đây là thời kì đang phát triển mạnh.
? Theo em, cần cho gà đẻ ăn những thức ăn nào để cung cấp nhiều chất đạm, chất khoáng và vi – ta – min?
à GV nhận xét và giải thích: Nước là thành phần chủ yếu cấu tạo nên cơ thể động vật. Nhờ có nước cơ thể động vật hấp thu được các chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ tức ăn và tạo thành các chất cần thiết cho sự sống của động vật.
? Quan sát hình, em hãy cho biết người ta cho gà ăn, uống như thế nào?
 + Máng ăn uống phải sạch.
+ Hằng ngày phải thay nước, cọ rửa máng
? Vì sao cần phải cung cấp đủ nước cho gà? Nước cho gà uống phải như thế nào?
à GV kết luận: Khi nuôi gà phải cho gà ăn, uống đủ lượng, đủ chất và hợp vệ sinh.
* Ghi nhớ
- HS nêu ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Làm bài 21 trang 30 - SGK
- GV yêu cầu HS làm bài tập.
- GV nêu đáp án để HS tự đối chiếu, tự đánh giá kết quả làm bài tập.
- Mời HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Luyện Tiếng Việt
ôn: Câu ghép
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức đã học về câu ghép.
II. đồ dùng dạy học
III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 1: Tìm câu ghép trong đoạn văn văn sau:
ở phía bờ đông bắc, mặt hồ phẳng lặng như gương (1). Những cây gỗ tếch xoè tán rộng soi bóng xuống mặt nước(2). Nhưng về phía bờ tây, một khung cảnh hùng vĩ hiện ra trước mắt (3). Mặt hồ, sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xoá, nước réo ào ào (4). 
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, nêu kết quả.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
* Câu ghép: Mặt hồ, sóng /chồm dữ dội, bọt / tung trắng xoá, nước / réo ào ào. 
? Trong câu ghép em vừa tìm được có thể tách mỗi cụm chủ ngữ – vị nhữ thành một câu đơn được không? Vì sao?
+ Trong đoạn văn trên câu 4 là câu ghép. Ta không thể tách mỗi cụm chủ ngữ – vị ngữ trong câu ghép thành câu đơn được vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu tách ra sẽ tạo thành một chuỗi câu rời rạc.
* Bài tập 2: Đặt 3 câu ghép?
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
* Ví dụ: 
- Do Tú chăm chỉ học tập nên cuối năm bạn ấy đạt danh hiệu học sinh giỏi.
- Sáng nay, bố em đi làm, mẹ em đi chợ, em đi học.
- Trời mưa rất to nhưng Lan vẫn đi học đúng giờ.
* Bài tập 3: Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.
a) Vì trời nắng to .
b) Mùa hè đã đến 
c) ...............còn Cám lười nhác và độc ác.
d) ............., gà rủ nhau lên chuồng.
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GB nhận xét, kết luận.
* Ví dụ:
a) Vì trời nắng to nên ruộng đồng nứt nẻ.
b) Mùa hè đã đến nên hoa phượng nở đỏ rực.
c) Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám lười nhác và độc ác.
d) Mặt trời lặn, gà rủ nhau lên chuồng.
3. Củng cố, dặn dò
? Thế nào là câu ghép?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
Luyện Toán
ôn: diện tích hình thang
I. Mục tiêu
	- Củng cố cách tính diện tích hình thang.
II. đồ dùng dạy học
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu cách tính và công thức tính diện tích hình thang?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1: Viết đầy đủ vào chỗ chấm
Hình thang
(1)
(2)
(3)
(4)
Độ dài hai đáy
23cm,17cm
5,7m ;40dm
4m12cm,3m5cm
m ;m
Chiều cao
15cm
3,5m
2m8dm
m
Diện tích
.
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
Hình thang
(1)
(2)
(3)
(4)
Độ dài hai đáy
23cm,17cm
5,7mvà40dm
4m12cm,3m5cm
m;m
Chiều cao
15cm
3,5m
2m8dm
m
Diện tích
300cm2
16,975m2
10,038m2
m2
* Bài 2: Một thửa ruộng hình thang có đáy bé bằng 15m, đáy lớn bằng đáy bé và lớn hơn chiều cao 2,5m. Tính số tấn thóc thửa ruộng đó thu hoạch được, biết rằng cứ 100m2 thu được 60kg thóc?
- HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS nêu cách giải bài toán.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- GV giúp đỡ HS TB – Yếu.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
Bài giải
Đáy lớn của thửa ruộng hình thang đó là:
Chiều cao của thửa ruộng hình thang đó là:
22,5 – 2,5 = 20 (m)
Diện tích của thửa ruộng hình thang đó là:
Số tấn thóc thửa ruộng đó thu hoạch được là:
375 : 100 x 60 = 225 (kg)
Đổi: 225 kg = 0,225 tấn
 Đáp số: 0,225 tấn thóc
* Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S
Cho hình thang ABCD. Trên AB có AM = MN = NB
A M N D
 D C
a) Diện tích các hình thang AMCD, MNCD, NBCD bằng nhau.
b) Diện tích hình thangMNCD bằng diện tích hình thang ABCD
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở, nêu kết quả.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
? Nêu cách tính và công thức tính diện tích hình thang?
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ bảy ngày 8 tháng 1 năm 2011
Tập làm văn
Tiết 38: LUYệN TậP Tả NGƯờI (Dựng đoạn kết bài)
I. Mục tiêu
- Nhận biết được hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) qua hai đoạn kết bài trong SGK (BT1).
- Viết được hai đoạn kết bài theo yêu cầu của BT2.
* HS khá - giỏi làm được BT3 (tự nghĩ đề bài, viết đoạn kết bài).
II. Đồ dùng dạy học
- Bút dạ và tờ giấy khổ to để HS làm bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ 
- 1 HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài trong bài văn tả người.
- 2 HS đọc các đoạn mở bài đã viết tiết trước.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS luyện tập
* Bài 1:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS nêu được sự khác nhau về hai kiểu kết bài ở bài tập 1.
- GV nhận xét, kết luận.
+ Đoạn KB a là kết bài theo kiểu không mở rộng: tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người được tả. 
+ Đoạn KB b: kết bài theo kiểu mở rộng: sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của người nông dân đối với xã hội. 
* Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài: 
+ Chọn đề văn để viết đoạn mở bài.
+ Suy nghĩ để hình thành ý cho đoạn mở bài.
+ Viết hai đoạn mở bài cho đề bài đã chọn. 
- HS làm bài vào vở.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- HS trình bày bài làm trước lớp.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
Khoa học
Tiết 38: Sự biến đổi hoá học
I. Mục tiêu
- Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình trong SGK.
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ 
? Nêu tính chất của dung dịch? Nêu cách tạo ra một dung dịch?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
b. Nội dung 
* Hoạt động1:
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm trong SGK và ghi kết quả vào phiếu học tập.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS thực hiện.
- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét kết luận.
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Giải thích hiện tượng.
Thí nghiệm 1: Đốt một tờ giấy
Tờ giấy bị cháy thành than
Tờ giấy đã bị biến đổi thành một chất khác, không còn giữ được tính chất ban đầu.
? Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác gọi là gì?
+ Đó gọi là hiện tượng biến hoá học.
? Sự biến đổi hoá học là gì?
+ Sự biến đổi hoá học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết.
* Hoạt động 2: Thảo luận
- GV cho HS quan sát các hình trong SGK và thảo luận câu hỏi sau:
+ Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? 
+ Trường hợp nào có sự biến đổi lí học?
- GV cho các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả.
- HS thảo luận, báo cáo kết quả:
+ Hình 2 là sự biến đổi hoá học.
+ Hình 3 là sự biến đổi lí học.
+ Hình 4 là sự biến đổi lí học.
+ Hình 5 là sự biến đổi hoá học.
+ Hình 6 là sự biến đổi hoá học.
+ Hình 7 là sự biến đổi lí học.
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Luyện Toán
Luyện tập về tính diện tích
i. Mục tiêu
	- Củng cố cách tính diện tích hình tam giác,hình thang
	- Biết cách tính diện tích hình tam giác ,hình thang
ii. đồ dùng dạy học
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu cách tính và công thức tính diện tích hình tam giác, diện tích hình thang?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1: Tính diện tích tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông là:
a) 2,7 dm và 2,4 dm
b) m và m
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu cách làm bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
a)
b)
? Nêu cách tính diện tích hình tam giác vuông?
* Bài 2: Hình chữ nhật ABCD có chiều dài 27cm, chiều rộng 20,4cm.
a) Tính diện tích tam giác ECD?
b) Tính diện tích hình chữ nhật ABCD?	
	 E
 A	 B	
20,4 cm 
 D 27 cm C 
- HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS nêu cách giải bài toán.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- GV giúp đỡ HS TB - yếu.
- HS và GV nhận xét, chữa bài.
Bài giải
Theo đầu bài, đáy của hình tam giác ECD chính là chiều dài hình chữ nhật ABCD, đường cao của hình tam giác ECD chính là chiều rộng của hình chữ nhật ABCD.
Vậy diện tích hình tam giác ECD là: 
27 x 20,4 : 2 = 275,4 ( cm2)
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
27 x 20,4 = 550,8 (cm2)
 Đáp số: a. 275,4 cm2 ; b. 550,8 cm2
* Bài 3: Một mảnh đất hình thang có đáy bé 12m, đáy lớn 18m, chiều cao 15m. Người ta sử dụng phần diện tích mảnh đất để làm nhà. Tính diện tích phần đất còn lại?
- HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS nêu cách giải bài toán.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
Bài giải
Diện tích mảnh đất hình thang là:
Diện tích phần đất làm nhà là:
Diện tích phần đất còn lại là:
225 – 150 = 75 (m2)
 Đáp số: 75m2
? Nêu cách tính diện tích hình thang?
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
 Ký duyệt của BGH
.
.
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19 B2 Lop 5.doc