Mục tiêu:
- Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
- Nhớ và biết vận dụng quy tắc, công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: (3’)- Gọi một số hs lên bảng vẽ hình thang và hình thang vuông.
- GV theo dõi- nhận xét- ghi điểm- nhận xét chung.
TUẦN 19 Thứ hai ngày 04 tháng 01 năm 2010 TOÁN: Tieát 91: DIEÄN TÍCH HÌNH THANG I. Mục tiêu: - Hình thành công thức tính diện tích hình thang. - Nhớ và biết vận dụng quy tắc, công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan. II. Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo. III. Các hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ: (3’)- Gọi một số hs lên bảng vẽ hình thang và hình thang vuông. - GV theo dõi- nhận xét- ghi điểm- nhận xét chung. Bài mới: Giới thiệu bài: (1’) - GV nêu mục tiêu bài học- Ghi đề bài lên bảng. Tiến trình bài học: (30’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh. 1.Hình thành công thức và tính diện tích hình thang. Hướng dẫn hs ghép hình. Muốn tínhdiện tích hình thang ta làm thế nào? ( a + b) x h S = 2 2.Thực hành: Bài 1: Mẫu: a) a = 12cm ; b = 18cm h = 5cm b) a =9,4m ; b = 6,6 m h= 10,5m 1 hs trình bày bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở. Bài 2: Quan sát hình và tính diện tích hình thang. Bài 3: Hướng dẫn hs giải. HS theo dõi ở bảng lớp. HS quan sát nhận xét. Lấy tổng của hai đáy nhân với chiều cao(cùng đơn vị đo). Bài giải: Diện tích hình thang là: (12 + 8) x 5 = 50 (cm2) 2 Diện tích hình thang là: ( 9,4 + 6,6) x 10,5 = 84 (m2) 2 a)Tính diện tích hình thang. ( 9 +4 ) x 5 = 32,5 (cm2) 2 b)Tính diện tích hình thang. ( 7 + 3 ) x 4 = 20 (cm2) 2 Hs làm bài vào vở Củng cố, dặn dò :(3’) GV nhận xét tiết học. Dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. ****************************************** ĐẠO ĐỨC: Tiết 19: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 1) I MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : - Mọi người cần phải yêu quê hương. - Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình. II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Tranh ảnh về quê hương nơi HS đang sống. - Thẻ màu. III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : A.Kiểm tra bài cũ: (3’)- Gọi một số hs lên trình bày việc hợp tác với những người xung quanh. - GV theo dõi- nhận xét- ghi điểm- nhận xét chung. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (1’) - GV nêu mục tiêu bài học- Ghi đề bài lên bảng. 2.Tiến trình bài học: (30’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: TÌM HIỂU TRUYỆN CÂY ĐA LÀNG EM - Yêu cầu HS đọc truyện trước lớp. - 1 HS đọc truyện - Cả lớp theo dõi. +Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa ? + Vì cây đa là biểu tượng của quê hương ... cây đa đem lại nhiều lợi ích cho mọi người. + Hà gắn bó với cây đa như thế nào ? + Mỗi lần về quê, Hà đều cùng các bạn đến chơi dưới gốc đa. + Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì ? + Để chữa cho cây sau trận lụt. + Những việc làm của bạn Hà thể hiện tình cảm gì với quê hương ? + Bạn rất yêu quý quê hương. + Qua câu chuyện của bạn Hà, em thấy đối với quê hương chúng ta phải như thế nào ? + Đối với quê hương chúng ta phải gắn bó, yêu quý và bảo vệ quê hương (3-4 HS trả lời Hoạt động 2: GIỚI THIỆU VỀ QUÊ HƯƠNG EM - Yêu cầu HS nghĩ về nơi mình sinh ra và lớn lên sau đó viết ra những điều khiến em luôn nhớ về nơi đó. - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và viết ra giấy những điều khiến mình luôn ghi nhớ về quê hương. Hoạt động 3: CÁC HÀNH ĐỘNG THỂ HIỆN TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm : Hãy kể ra những hành động thể hiện tình yêu với quê hương của em. (BT4) - HS thảo luận trả lời câu hỏi của GV vào giấy. - GV chốt ý. - HS lắng nghe. Hoạt động 4: THẢO LUẬN, XỬ LÝ TÌNH HUỐNG - Yêu cầu HS tiếp tục làm việc theo nhóm. Thảo luận để xử lý các tình huống trong bài tập số 3 trang 30 SGK. - HS làm việc theo nhóm, bàn bạc và xử lý tình huống của bài tập số 3 trong SGK. 3. Củng cố - Dặn dò: (3’) Nhận xét tiết học , tuyyên dương những hs hoạt động sôi nổi Về nhà chuẩn bị bài sau. ********************************************** TẬP ĐỌC: Tiết 37: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT I- MỤC TIÊU : 1- Biết đọc đúng các văn bản kịch. Cụ thể : - Đọc phân biệt lời các nhân vật, lời tác giả. - Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật. - Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch. 2- Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch : Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Ảnh chụp bến Nhà Rồng (nếu có). - Bảng phụ. III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : A.Kiểm tra bài cũ: (3’) - GV nhận xét về kiểm tra cuối kì một. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (1’) - GV nêu mục tiêu bài học- Ghi đề bài lên bảng. 2.Tiến trình bài học: (30’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Luyện đọc - 1 HS đọc phần Nhân vật Cảnh trí. - 1 HS đọc. - GV đọc trích đoạn vở kịch: - 2 HS đọc bài theo hình thức phân vai. - GV chia đoạn : 3 đoạn - HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK. - Cho HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 - HS đọc nối tiếp (2 lần) - Hướng dẫn HS luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: Phắc tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lăng Sa (GV viết trên bảng lớp) - HS đọc từ ngữ khó. - Yêu cầu HS đọc theo cặp. - GV đọc mẫu toàn bài. - 1 HS đọc đoạn 1. - 1 HS đọc chú giải đầu. - HS đọc theo cặp. - 2HS đọc cả bài. HĐ2: Tìm hiểu bài CH1 : Anh Lê giúp anh Thành việc gì ? Anh có giúp được không ? -Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở SG anh đã tìm được việc cho anh Thành. H : Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước ? + Chúng ta là đồng bào ... Cùng máu đỏ da vàng với nhau .... + Vì anh với tôi ... chúng ta là công dân nước Việt. CH : Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy ? - Anh Lê hỏi :Vậy anh vào Sài Gòn làm gì ? - Anh Thành đáp : Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba ... thì ... ờ ... anh là người nước nào ? Câu chuyện giữa 2 người : anh Lê nghĩ đên công ăn việc làm, anh Thành nghĩ đên việc cứu nước, cứu dân HĐ3: Đọc diễn cảm - Cho HS đọc phân vai. - 3 HS đọc: 1 HS đọc lời người dẫn chuyện, 1 đọc lời anh Lê và 1 đọc lời anh Thành. - Gv đọc mẫu. - HS đọc theo nhóm 3. - Cho HS thi đọc. - 3 nhóm lên thi đọc. - GV nhận xét, khen nhóm đọc hay. - Lớp nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò : (3’) - Em hãy nêu ý nghĩa của trích đoạn kịch. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc lại bài, đọc trước màn 2 của vở kịch (trang 10) - Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. GV nhận xét tiết học, về nhà chuẩn bị bài sau *********************************************** Thứ ba ngày 05 tháng 01 năm 2010 CHÍNH TẢ: (Nghe - viết ) Tiết 19: NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC I- MỤC TIÊU : 1- Nghe - viết đúng chính tả bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực. 2- Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/ d/ gi hoặc âm chính o / ô dễ viết lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai (nếu có), bảng phụ III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : A.Kiểm tra bài cũ: (3’)- Gọi một số hs lên trình bày việc hợp tác với những người xung quanh. - GV theo dõi- nhận xét- ghi điểm- nhận xét chung. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (1’) - GV nêu mục tiêu bài học- Ghi đề bài lên bảng. 2.Tiến trình bài học: (30’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a. Hướng dẫn HS nghe - viềt - 1 HS đọc bài chính tả - HS theo dõi và đọc thầm trong SGK. - Bài chính tả cho em biết điều gì ? - Ca ngợi Nguyễn Trung Trực, nhà yêu nước của dân tộc ta. Nguyễn Trung Trực là nhà yêu nước nổi tiếng của nước ta. Trước lúc hy sinh, ông đã có một câu nói lưu danh muôn thuở “Khi nào đất này hết cỏ, nước Nam ta mới hết người đánh Tây.” - Cho HS luyện viết các từ ngữ dễ viết sai chài lưới, nổi dậy, khẳng khái. - Nguyễn Trung Trực, Vàm Cỏ, Tân An, Long An, Nam Bộ, Nam Kì, Tây, chài lưới, nổi dậy, khẳng khái - GV đọc toàn bài. - GV đọc từng câu, từng cụm từ cho HS viết (đọc 2 - 3 lần). - HS viết chính tả. - GV đọc lại bài chính tả một lượt. - HS tự soát lỗi. - GV chấm 5 - 7 bài. - Nhận xét chung. - HS đổi vở cho nhau, soát lỗi (đối chiếu với SGK để soát lỗi) và ghi lỗi ra lề trang vở. b. Luyện tập: Bài tập 2: + Các em chọn r, d hoặc gi để điền vào ô số 1 cho đúng. + Ô số 2 các em nhớ chọn o hoặc ô để điền vào, nhớ thêm dấu thanh thích hợp. - HS làm bài theo cặp. - 3 nhóm thi tiếp sức gắn kết quả lên bài thơ (mỗi nhóm 7 HS) Bài tập 3 (BT lựa chọn) - Cho HS làm bài. Kết quả đúng : các tiếng lần lượt cần điền là : ra, giảng, giải, già, dành. - Lớp nhận xét bài làm trên bảng lớp của bạn. - HS ghi kết quả đúng vào vở bài tập. 3. Củng cố - Dặn dò: (3’) Nhận xét tiết học, tuyyên dương những hs hoạt động sôi nổi Về nhà chuẩn bị bài sau. *********************************************** TOÁN Tieát 92: LUYỆN TẬP I- MỤC TIÊU : Giúp HS: Rèn luyện kí năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang (kể cả hình vuông) trong các tình huống khác. II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Bảng phụ ghi bài tập 3. III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : A.Kiểm tra bài cũ: (3’) - Gọi một số hs lên trình công thức tính diện tích hình thang. Làm bài tập 1b. - GV theo dõi- nhận xét- ghi điểm- nhận xét chung. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (1’) - GV nêu mục tiêu bài học- Ghi đề bài lên bảng. 2.Tiến trình bài học: (30’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài 1: Làm bảng con - 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con. - GV nhận xét, đánh giá. Bài 2: Làm bài vào vở - Yêu cầu HS đọc đề bài. Vẽ hình và ghi số đo đã cho vào hình vẽ. Yêu cầu HS tự làm vào vở. Vẽ hình và ghi số đo đã cho vào hình vẽ. Làm bài vào vở. - GV nhận xét, đánh giá Bài 3: Hoạt động nhóm HS đọc đề bài - GV treo bảng phụ có hình vẽ kèm 2 nhận định - Yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm bài. - HS thảo luận, trả lời. - Đúng ghi Đ, sai ghi S 3. Củng cố - Dặn dò: (3’) Nhận xét tiết học, tuyyên dương những hs hoạt động sôi nổi Về nhà chuẩn bị bài sau. Luyện tập chung ************************************** LỊCH SỬ: Tiết 19: CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ I- MỤC TIÊU : Sau bài học HS nêu được : - Tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ. - Sơ lược diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ. - Ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Các hình minh họa trong SGK phóng to (nếu có điều kiện) - Phiếu học của HS. III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : A.Kiểm tra bài cũ: (2’) - Nhận xét bài kiểm ... vai, măng sét. - Mặc áo vào có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba. - Kết bài: - Phần còn lại.( kết bài kiểu mở rộng) b) Các hình ảnh so sánh, nhân hóa. - So sánh: - Nhân hóa: - Những đường khâu đều đặn như khâu máy. - Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân. - Cái cổ áo như hai cái lá non. - Cái cầu vai y hệt như cái áo quân phục. - Người bạn đồng hành quý báu. - Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Bài tập 2: Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi đối với em. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS suy nghĩ chọn đồ vật, viết đoạn văn. - HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết. 3- Củng cố, dặn dò:(3’) - Hệ thống bài học. - GV nhận xét tiết học. **************************************** TOÁN Tiết 119: LUYỆN TẬP CHUNG. I- MỤC TIÊU: - Biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ dồ dùng dạy toán 5. III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : A.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (1’) - GV nêu mục tiêu bài học- Ghi đề bài lên bảng. 2.Tiến trình bài học: (32’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài 1: Hướng dẫn hs tóm tắt và giải. Gv theo dõi nhận xét bài làm của hs. Thực hiện bảng lớp , vở. Bài giải: Diện tích hình tam giác ABD là: 4 X 3 : 2 = 6 ( cm2) Diện tích hình tam giác BDC là: 5X 3 : 2 = 7,5 ( cm2) b) Tỉ số phần trăm của diện tích hình tam giác ABD và diện tích hình tam giác BDC là: 6 : 7,5 = 0,8= 80% Đáp số: a) 6 cm2 ; 7,5 cm2 b) 80% Bài 2: Bài giải: Hướng dẫn hs cách giải. GV gọi lần lượt giải từng phần. Gv theo dõi nhận xét bài làm của hs. Diện tích hình bình hành MNPQ là: 12 X 6 = 72(cm2) Diện tích hình tam giác KQP là: 12 X 6 : 2 = 36 ( cm2) Tổng diện tích của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP là: 72 - 36 = 36 ( cm2) Vậy diện tích hình tam giác KQP bằng tổng diện tích của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP Bài 3: Yêu cầu hsỉtước hết phải tìm bán kính của hình tròn.. Sau đó tìm như bài toán đã yêu cầu. HS tự làm sau đó nêu kết quả. Bài giải: Bán kính hình tròn là: 5 : 2 = 2,5 ( cm) Diện tích hình tròn là: 2,5 X 2,5 X 3,14 = 19, 625 ( cm2) Diện tích hình tròn được tô màu là. 19, 625 - 6 = 13,625 ( cm2) Đáp số: 13,625 ( cm2) 3- Củng cố, dặn dò:(3’) - Hệ thống bài học. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. ******************************************* ĐỊA LÍ Tiết 24: ÔN TẬP. I- MỤC TIÊU : - Tìm được vị trí châu Á, châu Âu trên bản đồ. - Khái quát đặc điểm châu Á, châu Âu về: diện tích, địa hình, khí hậu, dân cư, hoạt động kinh tế. II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Bản đồ địa lí tự nhiên thế giới. III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : A. Kiểm tra bài cũ:(3’) - Kiểm tra bài: Một số nước ở châu Âu. - Nhận xét- Ghi điểm- Nhận xét chung. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (1’) - GV nêu mục tiêu bài học- Ghi đề bài lên bảng. 2.Tiến trình bài học: (30’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Treo bản đồ tự nhiên thế giới lên bảng. Nhận xét, hoàn thiện phần trình bày. * Tổ chức trò chơi: Mô tả vị trí , địa lí, giới hạn, lãnh thổ, các đồng bằng lớn, các con sông lớn, chỉ một số dãy núi của châu Á châu Âu. HS thành lập các đội chơi, các bạn ở dưới làm cổ động viên. Đội một ra câu hỏi một trong các nội dung về vị trí , địa lí, giới hạn, lãnh thổ, các đồng bằng lớn, các con sông lớn của châu Á châu Âu. Theo dõi nhận xét bổ sung.Và ngược lại. * So sánh một số yếu tố tự nhiên. HS tham gia trò chơi. Đội hai Nghe xong câu hỏi lập tức trả lời. Nếu đúng bảo toàn số bạn chơi. Thực hiện bài tập 2 SGK. Làm bài cá nhân. 3- Củng cố - dặn dò : (3’) - Hệ thống bài học. - Nhận xét tiết học. - GV dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. *************************************** LUYỆN TỪ VÀ CÂU. Tiết 48: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG CẶP TỪ HÔ ỨNG I- MỤC TIÊU : 1. Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng thích hợp (ND ghi nhớ) 2. Làm được (BT1,2 của mục 3) II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Vở bài tập tiếng Việt lớp 5, tập hai III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : A. Kiểm tra bài cũ:(3’) - Kiểm tra bài 2(tiết 47) - Nhận xét- Ghi điểm-Nhận xét chung. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (1’) - GV nêu mục tiêu bài học- Ghi đề bài lên bảng. 2.Tiến trình bài học: (30’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a) Phần nhận xét: - BT1: Yêu cầu hs xác định các vế câu. Tìm CV Câu ghép 1: Vế 1: HS thực hiện Cả lớp đọc thầm hai câu ghép. Buổi chiều, nắng /vừa nhạt C V Vế 2: Câu ghép 2: Vế 1: Vế 2: Sương /đã buông nhanh xuống mặt biển. C V Chúng tôi /đi đến đâu C V Rừng /rào rào chuyển động đến đấy. C V - BT2: Yêu cầu HS đọc và làm bài tập. - BT3: - Yêu cầu hs suy nghĩ thay thế những cặp từ hô ứng Dùng để nối vế câu 1 với vế câu 2. Không còn chặt chẽ, câu văn trở nên không hoàn chỉnh. - chưa ...đã, mới...đã, càng...càng. b- Ghi nhớ - 3 HS đọc. c- Luyện tập BT 1: - Hướng dẫn hs làm bài. a) Ngày chưa tắt hẳn / trăng đã lên rồi. b) Chiếc xe ngựa vừa đậu lại/ tôi đã nghe...vọng ra. BT 2: - GV hướng dẫn hs. Điền các cặp từ hô ứng thích hợp. - HS làm bài theo nhóm. - Cho HS trình bày kết quả. a) Càng...càng b) Mới...đã. c) Bao nhiêu...bấy nhiêu. 3.Củng cố, dặn dò : (3’) - Hệ thống nội dung bài học - GV nhận xét tiết học. ************************************* Thứ sáu ngày 26 tháng 2 năm 2010 KHOA HỌC: Tiết 48: AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN I- MỤC TIÊU : - Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết kiệm điện. - Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện. II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Hình ảnh SGK, một số dụng cụ máy móc. III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : A. Kiểm tra bài cũ:(3’) - Kiểm tra : Nêu ví dụ về vật liệu cách điện, vật liệu dẫn điện - Nhận xét- Ghi điểm-Nhận xét chung. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (1’) - GV nêu mục tiêu bài học- Ghi đề bài lên bảng. 2.Tiến trình bài học: (30’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Yêu cầu quan sát tranh ảnh - HS quan sát và làm việc theo nhóm. - Thấy dây điện bị đứt ta nên làm gì? - Thấy người bị điện giật, ta phải làm thế nào? - Báo cho người lơn và tránh xa chỗ có dây điện bị đứt đó. - Ngắt nguồn điện, dùng gậy kéo dây điện khỏi người đó. Hoạt động 2: Kết luận. Hoạt động 3: Thực hành: - Vai trò của cầu chì và công tơ điện? - Tại sao phải tiết kiệm điện? - Nêu các biện pháp tránh lãng phí năng lượng điện. 1-2 HS đọc mục 1,2 bạn cần biết. Đọc thông tin trong sgk trang 99 Cầu chì thường dùng để ngắt điện, phòng hiện tượng chặp điện hay các sự cố khác về điện. Công tơ điện dùng để đo năng lượng điện đã dùng. Từ đó tính được số tiền cần trả. Vì dùng điện phải trả tiền. Chỉ dùng điện khi cần thiết. Nếu không dùng nữa thì tắt ngay. Giờ cao điểm nên hạn chế dùng thiết bị điện. 3- Củng cố, dặn dò :(3’) - Hệ thống nội dung toàn bài - HS nêu. - Nhận xét tiết học. *********************************************** TOÁN Tiết 120: LUYỆN TẬP CHUNG I- MỤC TIÊU : - Giúp hs ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Bộ đồ dùng dạy toán 5.(Mô hình HLP) III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài 3 sgk/127 - Nhận xét- Ghi điểm-Nhận xét chung. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (1’) - GV nêu mục tiêu bài học- Ghi đề bài lên bảng. 2.Tiến trình bài học: (30’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Luyện tập: Bài 1 : Hướng dẫn hs làm bài. Bài giải: Đổi cùng đơn vị đo. a) Diện tích xung quanh của bể kính a = 1m = 10dm; b = 50cm = 5dm ( 10 + 5) X 2 X 6 = 180 (dm2) c = 60cm = 6 dm Diện tích dùng làm bể cá. 180 + (10 X 5 ) = 230(dm2) b) Thể tích trong lòng bể 10 X 5 X 6 = 300(dm3) c) Thể tích nước có trong lòng bể 300 : 4 X 3 = 225 (dm3) Đáp số: 230dm2; 300dm3; 225 dm3 Bài 2 : Hướng dẫn hs vận dụng công thức để tính. Sxq của HLP: 9(m2) Stp của HLP: 13,5 (m2) Bài 3: Hướng dẫn hs giải . V của HLP: 3,375 (m3) a) Diện tích toàn phần là: Stp của hình M gấp ? Stp của hình N b)V hình M gấp ? V hình N V của HLP: 3,375 (m3) Bài giải: Hình N là: a X a X 6 Hình M là: (a X 3) X( a X 3) X 6 = (a X a X 6 ) X (3 X 3 ) = ( a X a X 6) X 9 - Vậy diện tích tp của hình M gấp 9 lần diện tích tp của hình N Hình N là: a X a X a Hình M là:(a X 3) X(a X 3) X ( a X 3) = (a X a X a ) X ( 3 X 3 X 3 ) = ( a X a X a) X 27. - Vậy thể tích của hình M gấp 27 lần V hình N. 3. Củng cố - Dặn dò ( 3’ ) - Hệ thống nội dung bài học. - GV nhận xét tiết học. Dặn hs về nhà học bài và làm bài tập. Chuẩn bị bài sau kiểm tra. ***************************************** Tập làm văn : Tiết 48: ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT I- MỤC TIÊU : - Lập được dàn ý miêu tả đồ vật - Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý. II- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : *.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (1’) GV nêu mục tiêu bài học- Ghi đề bài lên bảng. 2.Tiến trình bài học: (33’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài 1: Dán bảng phụ ghi sẵn 5 đề bài lên bảng. - Hướng dẫn hs lập dàn ý 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 đề bài Đọc gợi ý thực hiện theo yêu cầu. Bài 2: Dựa vào dàn ý đã lập trình bày miệng Trình bày miệng với đề đã chọn. Cả lớp theo dõi. Lắng nghe. Tự sửa đề đã chọn khi GV góp ý. GV cùng hs bình chọn người trình bày hay nhất. III. Củng cố - Dặn dò ( 3’ ) GV nhận xét tiết học. Dặn hs về nhà học bài và làm bài tập. Chuẩn bị bài sau. ******************************* SINH HOẠT LỚP 1.Nhận xét tuần 24: Các tổ nêu những ưu, khuyết điểm của tổ mình trong tuần qua. GV nhận xét từng tổ. Ưu điểm Đã ổn định nề nếp, giờ giấc lớp học. Thực hiện tốt nội quy trường lớp đề ra.. Nề nếp ra vào lớp đã ổn định, sách vở, đồ dùng học tập tương đối đầy đủ. Trang phục qui định một số hs thực hiện rất tốt Nói chung tuần này các em có tiến bộ nhiều hơn so với tuần trước Khuyết điểm Còn một số em chưa tham gia ý kiến xây dựng bài. Một số em chưa đóng đầy đủ các lọai quỹ của nhà trường. 2) Kế hoạch tuần 25: Thực hiện tốt nội quy, quy định do nhà trường đề ra. Thực hiện đầy đủ chương trình tuần 25. Tham gia phong trào do Đội tổ chức. Thi đua học tốt và làm theo tấm gương đạo đức của HCM. Thể dục đầu giờ đúng quy định. Tham gia lao động làm vệ sinh sạch đẹp môi trường. Cố gắng nộp đầy đủ các loại quỹ . ****************************************************************
Tài liệu đính kèm: