Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Trường tiểu học Vĩnh Kim - Trần Minh Việt

Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Trường tiểu học Vĩnh Kim - Trần Minh Việt

I. Mục tiêu:

- Ôn đi đều và đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.

- Chơi hai trò chơi "Đua ngựa" và "Lò cò tiếp sức". Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia ở mức tương đối chủ động.

 II. Địa điểm, phương tiện:

 Địa điểm: Trên sân thể dục.

- Phương tiện: Kẻ sân chơi.

 

doc 33 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1102Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Trường tiểu học Vĩnh Kim - Trần Minh Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011
Thể dục
BÀI 37
 	I. Mục tiêu:
- Ôn đi đều và đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Chơi hai trò chơi "Đua ngựa" và "Lò cò tiếp sức". Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia ở mức tương đối chủ động.
 II. Địa điểm, phương tiện:
	 Địa điểm: Trên sân thể dục.
- Phương tiện: Kẻ sân chơi.
 III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
 1. Phần mở đầu: 
	- T phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu của bài học.
	- HS chạy chậm thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập.
	- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai.
	- Trò chơi khởi động.
 2. Phần cơ bản: 18-22': 
	- Chơi trò chơi "Đua ngựa", GV nhắc lại cách chơi, quy định chơi, HS chơi thử, chơi chính thức.
	- Ôn đi đều theo 2-4 hàng dọc và đổi chân khi đi đều sai nhịp. Thi đua giữa các tổ; nhận xét, đánh giá.
	- Chơi trò chơi "Lò cò tiếp sức "HS nhắc lại cách chơi rồi mới chơi. Các tổ thi đua với nhau.
 3. Phần kết thúc: 4-6'
	- Đi thường, vừa đi vừa hát.
	- T cùng HS hệ thống bài, nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
- Giao bài về nhà, ôn động tác đi đều.
-------- a & b ---------
Tập đọc
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
Theo Hà Văn Cầu - Vũ Đình Phòng
	I. Mục tiêu: 	
	1. Biết đọc đúng các văn bản kịch. Cụ thể: 	
	- Đọc phân biệt lời các nhân vật, lời tác giả. 	
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật. 	
	- Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch. 	
	2. Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. 	
	II. Đồ dùng D-H: 
	- Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Ảnh chụp bến cảng Nhà Rồng. 	
	III. Hoạt động D-H: 
	A. Mở đầu: 	
- Giới thiệu chủ điểm: Người công dân, tranh minh hoạ chủ điểm: HS tham gia bỏ phiếu bầu Ban Chỉ huy Chi Đội thực hiện nghĩa vụ của những công dân tương lai.
	B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
	a. Luyện đọc:
	- 1 HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra trích đoạn trích đoạn kịch.
	- 1HS giỏi đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch. HS nghe và nhận xét cách đọc giọng các nhân vật, T chia đoạn vở kịch.
	- HS luyện đọc các từ: phắc-tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lãng Sa.
	- HS nối tiếp đọc 3 đoạn của vở kịch, T hướng dẫn HS hiểu các từ chú giải ở SGK.
	- HS: Tìm hiểu giọng đọc các nhân vật
	- T: Đọc lại nội dung đoạn kịch
	b. Tìm hiểu bài 	
	- HS thảo luận nhóm 4 về các câu hỏi ở SGK về nội dung đoạn kịch.
	- T lần lượt nêu câu hỏi và yêu cầu các nhóm cử đại diện trả lời và bổ sung:
	+ Anh Lê giúp anh Thành việc gì? Anh có giúp được không? (Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn và anh đã tìm được việc cho anh Thành.) 
+ Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước? (Các câu nói đó là : + Chúng ta là đồng bào ... Cùng máu đỏ da vàng với nhau .... Vì anh với tôi ... chúng ta là công dân nước Việt.) 
	+ T: Những câu nói ấy thể hiện sự lo lắng của anh Thành về dân, về nước. 	
+ Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy ? 
(+ Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành. Anh Thành lại không nói đến chuyện đó. Anh Thành không trả lời vào câu hỏi của anh Lê. Cụ thể : 
 - Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn làm gì ?
 - Anh Thành đáp: Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba ... thì ... ờ ... anh là người nước nào ? 
 - Anh Lê hỏi: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao ... ? Sài Gòn này nữa.
 - Anh Thành lại đáp: Vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn Hoa Kì. 
+ T: Câu chuyện giữa hai người không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hàng ngày, còn anh Thành nghĩ đến việc cứu dân, cứu nước. 	
	c. Đọc diễn cảm: 	
	- 3 HS đọc lại đoạn kịch theo cách phân vai. 	
	- HS nhắc lại cách đọc giọng các nhân vật.
	- T hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: Từ đầu đến có khi nào anh nghĩ tới đồng bào không?
	- HS đọc theo nhóm 3. Đại diện các nhóm thi đọc theo cách phân vai.
	- Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
	3.Củng cố, dặn dò: 	
	- Đoạn kịch nối về điều gì? (HS nêu nội dung, T ghi bảng).
- T nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà đọc lại bài, đọc trước màn 2 của vở kịch (trang 10).
-------- a & b ---------
Toán
DIỆN TÍCH HÌNH THANG
	A. Mục tiêu: Giúp HS:
	- Hình thành công thức tính diện tích của hình thang.
	- Nhớ và biết cách vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.
	B. Đồ dùng D-H:
- T: Chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ SGK.
 HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo.
	C. Các hoạt động D-H:
	1. Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
	- T đính hình thang ABCD lên bảng và nêu vấn đề: Tính S hình thang ABCD đã cho: 
	+ Xác định trên hình vẽ trung điểm M của cạnh BC.
 + Nối A với M, cắt rời hình tam giác ABM và ghép vào phần còn lại để tạo thành hình tam giác ADK.
	- HS nhận xét về diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành.
A
M
D
H
C(B)
K(A)
A
B
M
C
D
H
 S ABCD = SADK 
	- HS nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK
 SADK = 
	- So sánh chiều cao của hình thang ABCD và chiều cao của hình ADK? (bằng nhau)
	- Độ dài đáy DK của tam giác ADK và tổng độ dài 2 đáy AB và CD của hình thang ABCD? (DK =AB +CD)
	- HS rút ra công thức tính diện tích hình thang ABCD:
 SABCD = 
	- HS phát biểu thành lời quy tắc tính S hình thang: 4 em
	- T: Gọi đáy lớn là a, đáy bé là b, chiều cao là h
	- HS suy ra công thức tính S hình thang:
 S =
	2. Luyện tập:
	a.Bài 1: HS làm bảng con, 2 HS lên bảng làm. T kiểm tra kết quả, yêu cầu HS nhắc lại cách tính.
	* S = (cm2) * S (cm2)
	b. Bài 2: - HS dựa vào các số đo trong mỗi hình ở SGK và công thức tính để làm bài vào vở.
	- T kiểm tra kết quả và yêu cầu HS nêu rõ cách tính.
A
B
C
D
H
S = ? 
90,2m 
110 m
h = trung bình cộng của 2 đáy 
	* S = (cm2) * S =(cm2)
	c. Bài 3: HS đọc đề bài, T vẽ hình
	 HS nêu cách giải: Tính chiều cao hình thang,
	Tính diện tích hình thang.
	- Lớp giải bài vào vở, 1 em lên bảng giải.
Bài giải
	Chiều cao của hình thang là:
(110 + 90,2) : 2 = 100,1 (m)
	Diện tích của thửa ruộng hình thang là:
	110 +90,2) x100,1 : 2 = 10 020,01 (m2)
	 Đáp số: 10 020,01m2
	3. Củng cố, dặn dò:
	- 2 HS nhắc lại công thức tính diện tích hình thang.
	- T nhận xét tiết học, nhắc HS học thuộc quy tắc và công thức tính diện tích hình thang.
-------- a & b ---------
Buổi chiều Tiếng Việt
Luyện đọc: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
	I. Mục tiêu: 
Tiếp tục luyện đọc đúng văn bản kịch, đọc theo cách phân vai. 
Đọc đúng giọng nhân vật ở 2 trích đoạn vở kịch.
	II. Các hoạt động dạy học:
1. GV giới thiệu bài, nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Đọc mẫu trước lớp.
- HS: 3 em đọc tốt đọc phân vai phần 1 vở kịch đã học.
Một vài em nhắc lại cách đọc giọng các nhân vật.
- GV đọc toàn bộ trích đoạn kịch phần 2.
- HS nhận xét về giọng đọc các nhân vật.
- 3 em khá đọc theo cách phân vai.
3. Luyện đọc theo nhóm 3.
- HS: Thực hiện đọc theo cách phân vai, lặp lại nhiều lần, đổi vai cho nhau để em nào cũng đọc toàn bộ vở kịch.
- GV quan sát, nghe và nhắc nhở những em còn đọc yếu.
4. Thi đọc trước lớp.
- HS các nhóm thi đọc theo lối phân vai trước lớp.
- GV: Chủ yếu dành thời gian cho nhiều nhóm đọc trước lớp, đặc biệt là những em yếu.
- HS: Các nhóm nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất. Bình chọn bạn đọc đúng giọng nhân vật nhất.
5. Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét giờ học, nhắc HS luyện đọc thêm ở nhà.
-------- a & b ---------
Tiếng Việt
Bồi dưỡng, phụ đạo LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Mục đích yêu cầu:
- HS khá, giỏi làm các bài tập có tính chất nâng cao về từ loại, về cảm thụ văn học.
- HS trung bình, yếu luyện tập về từ loại, về quan hệ từ
II. Các hoạt động D-H:
1. Bài dành cho HS trung bình, yếu:
a. Tìm các tính từ, động từ, danh từ có trong các câu thơ sau:
Việt Nam đẹp nhất trăm miền
Bốn mùa một săc trời riêng đất này.
Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây
Non cao gió dựng sông đầy nắng chang.
Sum suê xoài biếc cam vàng
Dừa nghiêng, cau thẳng hàng hàng nắng soi.
- HS tự làm bài, một số em nêu kết quả.
- T chữa bài và hướng dẫn HS xác định tính từ.
b. Cho câu văn sau: Những khi đi làm nương xa, chiều không về kịp, mọi người ngủ lại trong lều.
Hãy tìm các động từ có trong câu trên.
- HS: Tự làm bài, T theo dõi hướng dẫn thêm cho các HS yếu
2, Bài dành cho HS cả lớp
Tìm quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong các câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng:
Hằng ngày, bằng tinh thần và ý chí vươn lên, dưới trời nắng gay gắt hay trong tuyết rơi, hàng triệu trẻ em trên thế giới đều đi học. Nếu phong trào học tập ấy bị ngưng lại thì thì nhân loại sẽ chìm đắm trong sự ngu dốt, trong sự dã man.
- HS: làm bài sau đó tổ chức cữa bài cả lớp để nhắc lại kiến thức về quan hệ từ.
3. Bài dành cho HS khá, giỏi:
a. Xác định từ loại các từ sau: nỗi đắng cay, niềm hạnh phúc, hạnh phúc, sự ngọt ngào, ngọt ngào, buồn, nỗi buồn.
b. Cho khổ thơ: 	Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà.
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa.
Nghe trăng thở động tàu dừa.
Theo em cuộc sống quanh ta được gợi lên như thế nào trong tâm trí của cậu học trò khi nghe thầy giáo đọc thơ?
- HS tự làm bài.
- T chấm bài một số em, yêu cầu một số em nêu kết quả.
- T cùng HS chữa bài, chốt lại lời giải đúng.
a. Danh từ: nỗi đắng cay, niềm hạnh phúc, sự ngọt ngào, nỗi buồn.
Tính từ: hạnh phúc, ngọt ngào, buồn.
b. HS nói được: Cuộc sống êm đêm, ngọt ngào và bình dị hiện lên trong tâm trí cậu học trò khi nghe thầy giáo đọc thơ, điều đó xuất phát từ tấm lòng tha thiết với quê hương, với cuộc sống quanh mình...
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học, yêu cầu HS xem lại các bài tập đã luyện.
-------- a & b ---------
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 HS tiếp tục luyện tập và củng cố cách tính diện tich hình thang.
II. Đồ dùng D-H:
- HS sử dụng vở bài tập Toán 5- tập 2.
III. Các hoạt động D-H:
1. Bài 1: Lựa chọn câu trả lời đúng:
- HS áp dụng công thức tính diện tích hình thang để tính và nêu kết quả, VD:
Ô trống thứ nhất: S = (9 + 5) x 7 : 2 = 49 (cm2) < 50 (cm2)
2. Bài 2: áp dụng công thức tính diện tích hình thang để tính và điền kết quả lên bảng.
- T: Gọi 3 em nêu kết quả, lớp cùng T nhận xét, chốt kết quả đúng.
S1 = (2,8 + 1,6) x 0,5 : 2 = 1,1 (m2)
S2 = ... 10cm2 6mm2 = ...mm2	 3107mm2 = cm2...mm2
- HS: Tự làm bài vào vở, sau đó 1 số em lên bảng điền.
- T cùng cả lớp chữa bài.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất
a) 25,7 + 9,48 + 14,3	b)8,24 + 3,69 + 2,31
c) 7,5 + 6,5 + 5,5 + 4,5 + 3,5 + 2,5	d) 8,65 + 7,6 + 1,35 + 0,4
2.Bài dành cho HS khá
Bài 1: Tìm x, biết x là một số tự nhiên và 2,5 x x< 10
Bài 2: Một ô tô đi trong giờ được 21 km. Hỏi ô tô đó đi trong giờ được bao nhiêu km.
- HS: Tự làm bài, T lưu ý bài 2 có thể làm bằng các cách khác nhau, chọn cách ngắn gọn để làm.
 3. Bài dành cho HS giỏi
 	Tổng số tuổi của 3 người là 115. Tuổi của người thứ nhất bằng 2 lần tuổi của người thứ hai cộng với 10. Tuổi của người thứ hai bằng 3 lần tuổi của người thứ ba trừ đi 5. Hỏi mỗi người bao nhiêu tuổi?
- HS: Lập nhóm, trao đổi để làm bài
- T: Gợi ý: Vẽ sơ đồ để tính.
- T cùng HS chữa bài
Nhận xét: Gỉa sử tuổi của người thứ hai được cộng thêm 5 thì số này sẽ gấp 3 lần số tuổi của người thứ ba; đồng thời số đó sẽ bằng số tuổi của người thứ nhất. Khi đó tổng số tuổi của ba người là:
Số tuổi người thứ ba:
Số tuổi người thứ hai:	 120 tuổi
Số tuổi người thứ nhất:
Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 3 + 6 = 10 (phần)
Số tuổi của người thứ ba là: 120 : 10 = 12 (tuổi)
Tuổi của người thư hai là: 12 x 3 – 5 = 31 (tuỏi)
Tuổi của người thứ nhất là: 31 x 2 + 10 = 72 (tuổi)
4. Nhận xét, dặn dò:
- T: nhận xét giờ học, nhắc HSxem kĩ các bài 5tập đã luyện.
-------- a & b ---------
Thứ sáu ngày 14 tháng 1 năm 2011
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Dựng đoạn kết bài)
I. Mục đích yêu cầu: 
1. Củng cố kiến thức về dựng đoạn kết bài. 
2. Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo hai kiểu: mở rộng và không mở rộng. 
II. Đồ dùng D-H: 
- Bảng phụ ghi sẵn hai kiểu kết bài. 
- Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to. 
III. Hoạt động D-H: 
A. KTBC:
- Thế nào là kết bài mở rộng?
- Thế nào là kết bài không mở rộng?
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập 
* Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu của BT1, lớp đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ trả lời câu hỏi: 
+ Chỉ rõ sự khác nhau giữa hai cách kết bài.
- HS nêu ý kiến trước lớp: Chỉ ra sự khác nhau giữa 2 kiểu kết bài 
- Lớp cùng T nhận xét + chốt lại kết quả đúng. 
+ Đoạn kết bài a là kết bài không mở rộng.
+ Đoạn kết bài b là kết bài theo kiểu mở rộng. 
* Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của BT, 1 em đọc lại 4 đề của BT 2 tiết TLV trước:	+ Tả một người thân trong gia đình em.
+ Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn gần nhà.
+ Tả một ca sĩ đang biểu diễn.
+ Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
- T giúp HS hiểu yêu cầu của các đề bài.
- HS: Một số em nối tiếp nêu tên đề bài mình chọn để viết kết bài.
- HS: Viết 2 kết bài vào vở.
Một số em nối tiếp đọc kết bài trước lớp, chỉ ra đâu là kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.
- Lớp cùng T góp ý, cho điểm những bài viết hay.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại hai kiểu kết bài trong bài văn tả người.
- T nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những HS viết đoạn kết bài chưa đạt về nhà viết lại. 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị cho tiết Tập làm văn tuần 20. 
-------- a & b ---------
Toán 
CHU VI HÌNH TRÒN
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để tính chu vi hình tròn.
II. Các hoạt động D-H:
A. KTBC:
Nhắc lại các đặc điểm của hình tròn.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu công thức tính chu vi và hình tròn.
- T: Lấy mảnh bìa hình tròn có bán kính 2 cm giơ lên và yêu cầu HS lấy hình tròn đã chuẩn bị để lên bàn, lấy thước có chia vạch đến cm và mm.
- HS thảo luận nhóm, tìm cách xác định độ dài đường tròn như thước chia cm và mm.
- T giới thiệu: Độ dài đường tròn chu vi của hình tròn đó ? 
+ Chu vi của hình tròn bán kính 2 cm đó bằng bao nhiêu? (12,56 cm)
- T: Trong toán học, người ta có thể tính được chu vi của hình tròn đó (có đường kính 2 x 2 = 4 cm) bằng công thức sau: 4 x3,14 = 12,56 (cm).
Đường kính x 3,14 = chu vi.
- HS nhắc lại
- T ghi công thức: c = d x 3,14 ; giới thiệu các kí hiệu:
	c : là chu vi hình tròn
	d: là đường kính hình tròn.
+ Đường kính bằng mấy lần bán kính? Vậy có thể viết công thức dưới dạng khác như thế nào? d = r x 2 ta có: c = r x 2 x 3,14 (c: là chu vi hình tròn; r: là bán kính hình tròn)
- HS phát biểu quy tắc.
- HS vận dụng quy tắc để tính chu vi hình tròn ở 2 ví dụ:
a. Ví dụ 1: 1HS lên bảng làm cả lớp làm vào vở nháp.
Chu vi của hình tròn là:
6 x 3,14 = 18,84 (cm)
b. Ví dụ 2: 1 HS lên bảng làm:
Chu vi của hình tròn là:
5 x 2 x 3,14 = 31,4 (cm)
- HS nhận xét 2 bài của bạn.
- T nhận xét đánh giá
- HS nhắc lại quy tắc tính chu vi hình tròn khi biết đường kính hoặc bán kính.
2. Thực hành:
* Bài 1: HS làm bảng con. Áp dụng trực tiếp công thức vừa học để tính.
- T kiểm tra kết quả và yêu cầu HS nêu rõ cách tính.
c = 0,6 x 3,14 = 1,884 (cm)
c = 2,5 x 3,14 = 7,85 (dm)
c = x 3,14 = 2,512 (m)
* Bài 2: HS làm bài vào vở theo công thức: C = r x 2 x 3,14
- HS: 3 em chữa bài ở bảng lớp, lớp cùng T nhận xét, kiểm tra kết quả đúng.
c = 2,75 x 2 x 3,14 = 17,27 (cm)
c = 6,5 x 2 x 3,14 = 40,82 (dm)
c = x 2 x 3,14 = 3,14 (m)
* Bài 3: Một HS đọc đề bài, cả lớp giải vào vở, 1 HS lên bảng làm:
Bài giải:
Chu vi của bánh xe đó là:
0,75 x 3,14 = 2,355 (m)
Đáp số: 2,355 m
	3. Củng cố, dặn dò:
- HS: 2 em nhắc lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
- T nhận xét giờ học.
-------- a & b ---------
Khoa học
SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hóa học.
- Phân biệt sự biến đổi hóa học va sự biến đổi lí học.
II. Đồ dùng D-H:
- Hình trang 78,79 SGK
- Lon sửa bò, đèn cồn (thìa có cán và nến)
- Đường trắng.
- Giấy nháp.
III. Các hoạt động D-H:
A. KTBC:
- Dung dịch là gì? Làm thế nào để tách các chất ra khỏi dung dịch?
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Thí nghiệm
* Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Làm thí nghiệm và thảo luận các hiện tượng xảy ra trong TN theo yêu cầu ở T78 SGK, ghi vào phiếu.
+ Thí nghiệm 1: Đốt một tờ giấy 
. Mô tả hiện tượng xảy ra
. Khi bị cháy, tờ giấy còn giữ được tính chất ban đầu của nó không?
+ Thí nghiệm 2: Chưng đường trên ngọn lửa
. Mô tả hiện tượng xảy ra
	. Dưới tác dụng của nhiệt, đường có còn giữ được tính chất ban đầu của nó hay không?
* Bước 2: Làm việc cả lớp: 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình, nhóm khác bổ sung:
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Giải thích hiện tượng
TN1; Đốt một tờ giấy
Tờ giấy bị cháy thành than
Tờ giấy đã bị biến đổi thành một chất khác. Không còn giữ được tính chất ban đầu.
TN2: Chưng đường trên ngọn lửa
Đường từ màu trắng chuyển sang vàng rồi nâu thẩm có vị đắng. Nếu tiếp tục đun nữa đường sẽ chảy thành than
Dưới tác dụng của nhiệt, đường đã không giữ được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành một chất khác.
	2. Hoạt động 2: Thảo luận:
- HS làm việc theo nhóm 4: Quan sát các hình ở SGK trang 79 và thảo luận:
+ Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? Tại sao em kết luận như vậy?
+ Trường hợp nào là sự biến đổi lí học? Tại sao em kết luận như vậy?
- HS đại diện các nhóm nêu ý kiến của mình, nhóm khác nhận xét.
- Lớp cùng T nhận xét, bổ sung.
3. Hoạt động tiếp nối:
- T nhận xét giờ học và nhắc HS không nên đến gần những nơi người ta tôi vôi vì nó toả nhiệt có thể gây bỏng, rất nguy hiểm.
-------- a & b ---------
Đạo đức
EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 1)
 I. Mục tiêu: Học xong bài học này HS biết
	- Mọi người càn phải yêu thương quê hương.
	- Thể hiện tình yêu quê hương bằng nhưũgn hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình
 II. Tài liệu, phương tiện:
	- Giấy, bút màu.
	- Dây, kẹp, nẹp.
 III. Các hoạt động D-H:
 A. Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Cây đa làng em.
	- Đọc truyện Cây đa làng em (SGK T 28)
	- HS thảo luận nhóm các câu hỏi.
 + Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa? (vì cây đa là biểu tượng của quê hương.Cây đa đem lại nhiều lợi ích cho mọi người)
 + Hà gắn bó với Cây đa như thế nào? (mỗi lần về quê, Hà đều cùng các bạn đến chơi dưới gốc đa)
 + Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì? (Để chữa cho cây đa sau trận lụt)
 + Những việc làm của Hà thể hiện tình cảm gì với quê hương (Bạn rất yêu quý quê hương)
 + Qua câu chuyện của bạn Hà, em thấy đối với quê hương chúng ta phải như thê nào? (Đối với quê hương chúng ta phải gắn bó, yêu quý và bảo vệ quê hương)
 - Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp trao đổi, bổ sung.
	- T kết luận: Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà.
 B. Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để làm bài tập 1.
- Đại diện một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- T kết luận: Trường hợp a, b, c, d, e, thể hiện tình yêu quê hương.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
C. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
- HS trao đổi với nhau theo các gợi ý
 	+ Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê hương mình?
 	+ Bạn có làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương?
- Một số HS trình bày trước lớp.
- T kết luận và khen một số HS đã biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể.
 	D. Hoạt động tiếp nối:
 	- HS nhắc lại ghi nhớ
- Chuẩn bị bài hát, thơ...nói về tình yêu quê hương.
-------- a & b ---------
SINH HO¹T LíP
I. Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động tuần 19.
- Lên kế hoạch, phát động thi đua tuần 20.
II. Nội dung:
1. Đánh giá của Ban cán sự lớp.
2. Đánh giá của GVCN:
* Học tập: Nhìn chung duy trì được phong trào học tập, đã tích cực học bài, làm bài tập ở nhà .
Tuy vậy nhiều em vẫn còn lười học, không làm bài tập ở nhà: Cường, Lâm, Thế Sơn...
* Nền nếp: Duy trì cơ bản nền nếp lớp tốt, nhiều em có tinh thần đóng góp cho tập thể. Tuy nhiên vẫn còn nhiều em chưa ngoan: Khoa, Dương Hải, Quỳnh, Thảo...
* Vệ sinh: Làm sạch, đep khuôn viên trường, lớp. Trang phục cá nhân sạch sẽ gọn gàng.
* Công tác Đội: - Tham gia tốt thể dục, ca múa giữa giờ, thực hiện tốt nội qui Đội. Tham gia mua tăm cho hội người mù đạt chỉ tiêu 100%.
3. Lớp thảo luận và sinh hoạt văn nghệ.
4. Kế hoạch tuần 20: 
* Học tập: Tiếp tục phát động khẩu hiệu hành động “Chưa học bài xong chưa đi ngủ, chưa làm bài xong chưa đi chơi” 
Tích cực công tác học bài, làm bài tập ở nhà. Chuẩn bị đầy đủ sách vở, ĐDHT cho học kì II.
* Lao động vệ sinh: Tích cực trong công tác vệ sinh đầu buổi học.
* Công tác Đội: - Ôn luyện Nghi thức Đội.
- Thực hiện tốt trang phục của người đội viên khi đến trường.
- BCH Chi đội phát huy tốt hơn nữa vai trò quản lí, chỉ đạo của mình.
- Chăm sóc công trìnhg măng non.
-------- a & b --------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5Tuan 19.doc