Giáo án Lớp 5 tuần 19 - Trường trung tiểu học Bắc Mỹ

Giáo án Lớp 5 tuần 19 - Trường trung tiểu học Bắc Mỹ

Người công dân số 1

(Tích hợp HCM: Gián tiếp)

Theo Hà Văn Cầu – Vũ Đình Phòng

A. Mục tiêu, yêu cầu

- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê).

- Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch. Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.

- Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 (không cần giải thích lí do)

- HS khá, giỏi phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật (câu hỏi 4).

- Giáo dục HS biết tôn trọng những người có công với đất nước

B. Đồ dùng:

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, ảnh chụp bến Nhà Rồng (nếu có).

 - Bảng phụ

 

doc 51 trang Người đăng nkhien Lượt xem 973Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 19 - Trường trung tiểu học Bắc Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc	Tuần 19
Người công dân số 1
(Tích hợp HCM: Gián tiếp)
Theo Hà Văn Cầu – Vũ Đình Phòng 
A. Mục tiêu, yêu cầu
- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê).
- Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch. Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 (không cần giải thích lí do)
- HS khá, giỏi phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật (câu hỏi 4).
- Giáo dục HS biết tôn trọng những người có công với đất nước
B. Đồ dùng: 
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, ảnh chụp bến Nhà Rồng (nếu có).
 - Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 I.ổn định tổ chức (2’)
 II.Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Kiểm tra đồ dùng của HS 
 III.Bài mới: (30’)
 a.Giới thiệu bài (2’) 
- Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Tên chủ điểm là gì?
* Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- GV giảng nội dung tranh và giới thiệu bài
- HS lắng nghe.
- Tranh vẽ HS tham gia bỏ phiếu bầu ban chỉ huy Chi đội (hoặc liên đội)
- Người công dân
+ Tranh vẽ cảnh hai người thanh niên đang ngồi nói chuyện trong một căn nhà vào buổi tối.
b. Luyện đọc
- GV đọc cả bài một lượt (Toàn bài đọc với giọng rõ ràng, mạch lạc, thay đổi linh hoạt, phân biệt lời tác giả, nhân vật, phân biệt lời của hai nhân vật Thành và Lê)
- Cho một HS đọc phần nhân vật + Cảnh trí, 3 HS đọc từng đoạn trong phần trích vở kịch .
- HS đọc nối tiếp 
- Hướng dẫn HS luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: phắc tuya, Sa-xơ-lu Lô- ba, Phú Lãng Sa (GV viết trên bảng lớp).
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2.
- HD đọc câu khó.
- Gọi HS đọc chú giải
HĐ3: Hướng dẫn HS đọc cả bài
- Cho HS đọc bài theo nhóm 3(3p).
- Tổ chức thi đọc .
- Nhận xét, sửa sai .
- HS đọc thầm bài .
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK
* HS1: Nhân vật, cảnh trí.
* HS2 : Lê:- anh Thành ..làm gì?
* HS3: Thành: - Anh Lê này Sài Gòn này nữa.
*HS 4: Thành:- Anh Lê ạ, công dân nước Việt.
- HS đọc nối tiếp lần 1.
- HS đọc từ ngữ khó. 
- HS đọc nối tiếp lần 2.
* Vậy anh vào SG này làm gì?(Ngạc nhiên)
* Hôm qua/ ông đốc học nhắc lại nghị định của giám quốc Phú Lãng Sa tháng 5/ năm 1981/ về việc người bản xứ muốn vào làng Tây
* À ! Vào làng Tây để có tên Tây, đi lại, ăn ở, làm việc, lương bổng như Tây! Anh đã làm đơn chưa?(Giọng châm biếm, mỉa mai)
- 2 HS đọc chú giải (SGK). 
 - HS đọc theo nhóm 3 .
- 2 nhóm HS thi đọc cả bài.
c.Tìm hiểu bài
* Đoạn 1:
- Anh Lê giúp anh Thành việc gì ?Anh có giúp được không?
* Đoạn 2:
- Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước.
GV: Những câu nói ấy thể hiện sự lo lắng của anh Thành về dân, về nước.
- Câu nói giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao vậy?
- Câu chuyện giữa 2 người không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hàng ngày, còn anh Thành nghĩ dến việc cứu dân, cứu nước.
- Phần một của đoạn trích cho em biết điều gì?
- HS đọc thầm phần giới thiệu nhân vật + cảnh trí.
- Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn và anh đã tìm được việc cho anh Thành.
Các câu nói đó là: 
• Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau....không!
• Vì anh với tôi... chúng ta là công nước Việt ....
• Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành. Anh Thành lại không nói đến chuyện đó. 
• Anh Thành lại không trả lời vào câu hỏi của anh Lê. Cụ thể:
 + Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn làm gì? 
 + Anh Thành đáp anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba...thì ...ờ...anh là người nước nào?
 + Anh Lê hỏi: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao...? Sài Gòn này nữa.
 + Anh Thành lại đáp: Vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kì.
* Ý nghĩa : Đoạn trích phần một nói nên tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước cứu dân.
d. Đọc diễn cảm
- Cho học sinh đọc phân vai
- GV đưa bảng phụ chép đoạn 1 để HS luyện đọc
- GV đọc mẫu
- Lớp luyện đọc nhóm 2(3p)
- Cho HS thi đọc
- GV nhận xét, khen nhóm đọc hay.
- Một HS đọc lời người dẫn chuyện, một HS đọc lời anh Lê và một HS đọc lời anh Thành.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn GV
* Nhấn giọng : đồng bào, da vàng, công dân nước Việt, Sài Gòn, này nữa,
- HS đọc theo nhóm
- 3 nhóm lên thi đọc
- Lớp nhận xét
4. Củng cố, dặn dò. (4’)
- Em hãy nêu ý nghĩa của trích đoạn kịch.
- Em cần học tập đức tính nào của anh Thành?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học lại bài, đọc trước màn 2 của vở kịch ( trang 10)
- Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành
- Tinh thần yêu nước, yêu dân, nhiệt tình ,
Rút kinh nghiệm
	Toán	Tiết 91
Diện tích hình thang
A. Mục tiêu
 - Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan.
 - Có kĩ năng tính đúng diện tích hình thang với số đo cho trước.
B. Đồ dùng :
 - GV:+ Hình thang ABCD bằng bìa.
 + Kéo,thước kẻ,phấn màu.
 + Bảng phụ nội dung kiểm tra bài cũ.
 - HS: Bộ đồ dùng học Toán; giấy màu có kẻ ô vuông cắt hai hình thang bằng nhau.
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:Ôn tập về diện tích tam giác và biểu tượng của hình thang
1. Tính diện tích tam giác có độ dài đáy bằng 12dm, chiều cao 4dm.
 2.Vẽ thêm các đoạn thẳng để được hình thang. 
 A B
D 
- GV treo bảng phụ ghi bài.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài,HS dưới lớp làm ra nháp.
- Nêu công thức diện tích tam giác.
- Nêu các đặc điểm của hình thang.
- Yêu cầu HS nhận xét,GV xác nhận 
HS làm bài trên bảng.
Bài giảng
Bài 1:Diện tam giác là:
12 x 4 = 24 dm2
 2
 Đáp số:24 dm2
Bài 2:
 A B
 D C
- Diện tích tam giác bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo)rồi chia cho 2.
- Có 4 cạnh,1 cặp cạnh đối diện song song.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS hình thành công thức tính diện tích hình thang
- Hướng dẫn cắt ghép hình:
1.Tổ chức hoạt động cắt ghép hình 
-GV đặt vấn đề :Đã biết cách tính diện tích của hình chữ nhật, hình vuông ,hình tam giác.Vậy có thể tính được diên tích hình thang hay không? 
Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó .
- Yêu cầu HS lấy một hình thang bằng giấy màu đã chuẩn bị để lên bàn 
- GV gắn mô hình hình thang
- Cô(thầy) có hình thang ABCD có đường cao AH như hình thang của GV
- Hãy thảo luận nhóm 4 người tìm cách cắt một hình và ghép để đưa hình thang về dạng hình đã biết cách tìm diện tích 
- Nếu HS không biết cách làm ,GV gợi ý:
+ Xác định trung điểm M của cạnh BC
+ Nối A với M,cắt rời ABMvà ghép vào phần còn lại để tạo hình tam giác.Gọi các nhóm nêu kết quả 
- GV thao tác lại,gắn hình ghép lên bảng
2. Tổ chức hoạt động so sánh hình và trả lời 
- Sau khi cắt ghép ta được hình gì?
- Hãy so sánh diên tích hình thang ABCD và diện tích tam giác ADK
-GV viết bảng SABCD=SADK
- Nêu cách tính diện tích tam giác ADK
GV viết bảng SABCD=SADK=DK x AH 
 2
- Hãy so sánh chiều cao của hình thang ABCD và chiều cao của tam giác ADK
- Hãy so sánh độ dài đáy DK của tam giác K và tổng độ dài 2 đáy AB và CD của hình thang ABCD
GV viết bảng:
SABCD=SADK=DK x AH =(DC+AB)xAH (1) 
2
- Nêu vai trò của AB, CD, AH trong hình thang ABCD
Yêu cầu HS quan sát công thức (1) nêu cách tính công thức hình thang
Nhấn mạnh: Cùng Đơn vị đo
3.GV chính xác hoá ,giới thiệu công thức 
- Yêu cầu HS đọc quy tắc tính diện tích hình thang ở SGK trang 39
- Hình thang ABCD có độ dài đáy lớn là , độ dài đáy bé là b ,chièu cao là h.Hãy viết công thức tính diện tích hình thang (vào nháp )
GV viết bảng S =(a xb) x h 
 2
Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tính diện tích hình thang và ghi vào vở 
-GV :Chú ý các số đo a,b,h cùng đơn vị 
- HS lấy hình thang để lên bàn 
- HS thao tác 
Tam giác ADK
Diện tích hình thang bằng diện tích tam giác ADK 
Độ dài đáy DK nhân với chiều cao AH chia 2: DK x AH 
 2
-Bằng nhau (đều bằng AH)
DH=AB+CD
AB, CD: Độ dài 2 đáy; AH: Chiều cao
-Diện tích hình thang bằng độ dài đáy lớn cộng độ d ài đáy nhỏ, nhân với chiều cao rồi chia 2
-Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo )rồi chia cho 2 
-HS viết : S =(a xb) x h 
 2
S: là diện tích 
A, b: là độ dài của cạnh đáy 
h: độ dài chiều cao 
(a, b, hcùng đơn vị đo)
Hoạt động 3: Rèn kĩ năng tính diện tích hình thang dựa vào số đo cho trước
Bài 1(Cá nhân)
Yêu cầu HS đọc đề bài 
-Gọi 2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở
-Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét,bổ sung (nếu sai)
-Nhận xét các đơn vị đo của các số đo trong mỗi trường hợp 
-Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc nhân với số thập phân 
Bài 2: (cặp đôi)
Yêu cầu HS đọc đề bài 
-Yêu cầu HS viết quy tắc tính diện tích hình thang 
a) Chỉ ra các số đo của hình thang 
b) Đây là hình thang gì?
-Nêu các đặc điểm của hình thang vuông 
- Khi đó đường cao của hình thang vuông có đặc điểm gì?
- Nêu các số đo của hình thang vuông
-yêu cầu HS làm bài vào vở 
-Gọi 2 HS đọc bài chữa,cả lớp đổi vở kiểm tra chéo (cặp đôi) 
Bài 1:
Tính diện tích hình thang biết :
a=12cm; b=8cm;h=5cm.
a=9,4m; b=6,6m;h=10,5m
Học sinh thi đua làm bài vào vở nháp
2 hs lên bảng sửa bài, hs dưới lớp theo dõi, nhận xét
Bài 2:
- Học sinh nêu yêu cầu đề bài
- HS viết quy tắc S =(a xb) x h 
 2
Học sinh nhận xét về đặc điểm của hình thang; nêu cách tính; lưu ý các đơn vị đo.
Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập.
Các nhóm trình bày bài. 
Cả lớp cùng nhận xét
Rút kinh nghiệm
Trong hoạt động 2, khi HS thảo luận tìm cách cắt hình thang để ghép thành những hình đã biết cách tính diện tích ,có thể cho Hs đưa ra cách cắt thành 2 tam giác (như hình vẽ ), ta hoan nghênh kết qủa và giúp HS đó đưa ra công thức tính :
S = S1+S2 = a x h + b x h
 2
S =(a + b) x h 
 2
Toán	Tiết 92
Luyện tập
A. Mục tiêu 
 - Củng cố ,rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình thang
B. Đồ dùng dạy học
 - Bảng ghi phụ BT3
C. Các hoạt động dạy học – chủ yếu 
I. ổn định tổ chức: 2’
II .Kiểm tra bài cũ: 4’
 - 1 HS lờn bảng làm bài tập 2 (VBT-6)
 - Thu 3 vở bài tập chấm 
III .Bài mới: 30’
 a. Giới thiệu bài:2’
 b. Thực hành – Luyện tập :28’
Bài 1: Nhúm 3
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Bài toán cho ta biết gì? Yêu cầu làm gì?
- Muốn tính diện tích hình thang ta làm ntn?
- Yêu cầu HS nhận xét 
- GV nhận xét ,đánh giá 
Bài 3:Nhóm đôi 
Yêu cầu HS đọc đề bài
-GV treo bảng phụ có hình vẽ kèm 2 nhận định 
-yêu cầu HS thảo l ...  giấm và đường hoặc giấm và muối,
-Các nhóm nhận xét, xem có cốc nào có đường (hoặc muối) không tan hết mà còn đọng ở đáy cốc.
-HS quan sát GV úp đĩa lên một cốc nước muối nóng khoảng một phút rồi nhấc đĩa ra
-Dự đoán kết quả thí nghiệm.
-HS nếm thử công bố kết quả 
-HS thử giải thích kết quả
-HS quan sát tranh 3 và trả lời
+Nước từ ống cao su sẽ chảy vào li.
+Chưng cất.
+Tạo ra nước cất.
-Nhiều HS tham gia trả lời các câu đố:
+Để sản xuất ra nước chưng cất dùng trong y tế, người ta sử dụng phương pháp nào?
+Làm cách nào để sản xuất muối từ nước biển?
Khoa học	TUẦN: 19
BÀI 38: SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC 
I. Yêu cầu
Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
II. Chuẩn bị
Hình vẽ trong SGK, một ít đường kính trắng, lon sửa bò sạch.
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
-Câu hỏi
+Dung dịch là gì?
+Kể tên một số dung dịch mà bạn biết.
+Làm thế nào để tách các chất trong dung dịch?
-GV nhận xét, đánh giá
3-Bài mới
*HĐ1:Tổ chức cho HS thực hành các thí nghiệm:
+Thí nghiệm 1
+Thí nghiệm 2
-GV nêu câu hỏi:
+Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác gọi là gì?
-GV nhận xét đánh giá
*HĐ2:Thảo luận
GV nhận xét, chốt lại các kết quả sau:
3 HS trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung
-Các nhóm đốt tờ giấy
-Các nhóm ghi nhận xét
+Giấy bị cháy cho ta tro giấy
-Các nhóm chưng đường
-Ghi nhận xét
+Đường cháy đen, có vị đắng
+Sự biến đổi hoá học
-HS đọc định nghĩa
-Các nhóm quan sát H2-3-4-5-6-7
-Các nhóm thảo luận báo cáo
Hình
Trường hợp
Biến đổi
Giải thích
2
 Cho vôi sống vào nước
Hoá học
Vôi sống khi thả vào nước đã không giữlại được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành vôi tôi dẽo quánh, kèm theo sự toả nhiệt.
3
 Xé giấy thành những mảnh vụn
Lí học
Giấy bị cắt vụn vẫn giữ nguyên tính chất, không bị biến đổi thành chất khác. 
4
 Xi măng trộn cát
Lí học
Xi măng và cát thành hỗn hợp xi măng cát, tính chất của cát và xi măng vẫn giữ nguyên, không đổi 
5
 Xi măng trộn cát và nước
Hóa học
Xi măng trộn cát và nước thành vữa xi măng, tính chất hoàn toàn khác với tính chất của ba chất tạo thành nó là cát, xi măng và nước
6
 Đinh mới để lâu ngày thành đinh gỉ
Hoá học 
Dưới tác dụng của hơi nước trong KK, chiếc đinh bị gỉ tính chất của đinh gỉ khác hẳn tính chất của đinh mới
7
Thủy tinh ở thể lỏng sau khi được thổi thành các chai, lọ, để nguội thành thủy tinh ở thể rắn
Lí học 
Dù ở thể rắn hay thể lỏng, tính chất của thủy tinh vẫn không thay đổi 
4-Củng cố-Dặn dò
-HS đọc thông tin-trả lời câu hỏi
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị Bài Biến đổi hóa học (tiếp theo)
Tuần 19 	Kĩ thuật
NUÔI DƯỠNG GÀ
I- MỤC TIÊU:
 - Nêu được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dường gà.
 - Biết cách cho gà ăn, uống.
 - Có ý thức nuôi dường, chăm sóc gà.
II- CHUẨN BỊ:
 - Ảnh SGK, phiếu đánh giá kết quả học tập.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1- Ổn định:
2- Kiểm tra bài cũ: Thức ăn nuôi gà
- GV gọi HS trả lời:
+ Vì sao phải sử dụng nhiều loại thức ăn để nuôi gà? 
+ Thức ăn có tác dụng gì?
- GV nhận xét đánh giá.
3- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
b- Bài giảng: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
- Cho HS đọc thầm mục 1 SGK.
- GV hỏi: 
+ Ở gia đình em cho gà ăn những loại thức ăn nào?
+ Ăn vào lúc nào?
+ Lượng thức ăn dùng hàng ngày cho gà ra sao?
+ Cho gà ăn uống vào lúc nào?
+ Cho ăn uống như thế nào?
- GV tóm ý: Nuôi dưỡng gà gồm hai công việc chủ yếu là: cho gà ăn và cho gà uống, nhằm cung cấp nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho gà. Nuôi dưỡng gà hợp lí sẽ giúp cho gà khoẻ mạnh, lớn nhanh, sinh sản tốt. Muốn nuôi gà đạt năng suất phải cho gà ăn uống đủ chất và hợp vệ sinh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách cho gà ăn uống.
- Yêu cầu HS đọc SGK và rả lời câu hỏi mục 2 SGK.
+ Hãy nêu thức ăn và cách cho gà ăn uống ở từng thời kì:
● Thời kì gà con?
●Thời kì gà giò.
● Thời kì đẻ trứng?
+ Vì sao gà giò cần được ăn nhiều thức ăn cung cấp chất bột đường và chất đạm.
+ Theo em, cần cho gà đẻ trứng ăn những thức ăn nào để cung cấp nhiều chất đạm, chất khoáng và vitamin?
- GV nhận xét và giải thích: Nước là thành phần chủ yếu cấu tạo nên cơ thể động vật. Nhờ có nước cơ thể động vật hấp thu được các chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ tức ăn và tạo thành các chất cần thiết cho sự sống của động vật.
- GV hỏi: Vì sao cần phải cung cấp đủ nước cho gà? Nước cho gà uống phải như thế nào?
- GV nhận xét, tóm ý cách cho gà ăn uống.
- GV kết luận: Khi nuôi gà phải cho gà ăn, uống đủ lượng, đủ chất và hợp vệ sinh.
Hoạt động 3:
- GV yêu cầu HS làm bài tập (bài 21 trang 30 SGK).
- GV nêu đáp án để HS tự đối chiếu, tự đánh giá kết quả làm bài tập.
- Mời HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
- GV nhận xét đánh giá kết quả.
4- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tính thần thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị tiết sau: Chăm sóc gà
- Hát vui.
- 2 HS trả lời.
- HS theo dõi.
- HS cả lớp đọc thầm.
- HS lần lượt trả lời.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.
- Đại diện các nhóm trả lời, các em khác nhận xét bổ sung.
- HS cả lớp lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời.
- HS theo dõi.
- HS làm vào vở thực hành kĩ thuật 5.
- HS lần lượt nối tiếp nêu, các em khác nhận xét bổ sung.
Lịch sử
Bài19: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
I. Mục tiêu: 
- Tường thuật sơ lược được chiến dịch Điện Biên Phủ:
+ Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tấn công; đợt ba: ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1và khu trung tâm chỉ huy của địch.
+ Ngày 5-7-1954, bộ đội chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra đầu hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi.
- Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ: là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
II. Đồ dùng dạy học: ảnh tư liệu về hậu phương ta sau chiến thắng Biên giới. 
Phiếu học tập cho HĐ 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung 
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A Kiểm tra.
B. Bài mới.
Hoạt động 1.
Tìm hiểu tình hình của ta và địch những năm 1953 - 1954. 
Sự chuẩn bị cho chiến dịch
Hoạt động 2. 
Diễn biến chiến dịch
Hoạt động 3.
Tìm hiểu ý nghĩa của chiến dịch.
Hoạt động 4. tìm hiểu về tinh thần dũng cảm chiến đấu của bộ đội ta.
C. Củng cố 
 dặn dò.
Gọi hs trả lời câu hỏi: ý nghĩa của chiến dịch biên giơí thu đông 1950
Nghe và đánh giá.
Nêu tóm lược tình hình địch sau thất bại ở chiến dịch Biên giới 1950 đến năm 1953. 
Nêu nhiệm vụ học tập.
Cho HS quan sát lược đồ và hình ảnh để chỉ ra những chứng cứ để khẳng định rằng “tập đoàn cứ điểm ĐBP” là “pháo đài” kiên cố nhất của Pháp tại chiến trường Đông Dương (1953-1954)? Chúng xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ nhằm mục đích gì?
KL: Nhằm thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
Cho hs đọc SGK – Quan sát hình ảnh, thảo luận và cho biết: 
Để chuẩn bị cho chiến dịch này ta đã chuẩn bị như thế nào?
(Kết luận: chuẩn bị về sức người và sức của)
Cho HS đọc SGK và tường thuật sơ lược diễn biến chiến dịch ĐBP. Theo nhóm 4
Nghe và trình bày tóm tắt trên lược đồ.
Đợt 1, bắt đầu từ ngày 13 – 3
Đợt 2, bắt đầu từ ngày 30 – 3
Đợt 3, bắt đầu từ ngày 1 – 5 và đến ngày 7-5 
thì kết thúc thắng lợi
Cho hs quan sát hình ảnh của chiến dịch.
Cho hs đọc sgk, thảo luận và nêu ý nghĩa của chiến dịch ĐBP (Làm bài trắc nghiệm)
Cho HS nêu ý kiến.
KL: Chiến thắng ĐBP là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Khẳng định ý chí, sức mạnh của dân tộc ta trong công cuộc chống xâm lược.
Nhân dân trong nước và bạn bè trên thế giới tin tưởng ở thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
Cho HS quan sát hình ảnh và nêu những gương chiến đấu trong chiến dịch ĐBP.
 Gọi HS trình bày.
Gọi hs đọc bài học. 
Nghe hát về giải phóng Điện Biên.
Xem một số hình ảnh về Điện Biên ngày nay.
2 - 3 hs trả lời.
Nghe và nhận xét.
Nghe 
Quan sát ảnh.
Thảo luận và nêu ý kiến.
Nghe và nhận xét, bổ sung,
Đọc, thảo luận và nêu ý kiến.
Nghe và bổ sung.
Thống nhất ý kiến.
Thực hiện theo yêu cầu.
Tường thuật theo lược đồ trên màn hình.
Đọc, thảo luận và nêu ý kiến .
Nghe và bổ sung.
Nghe và nhắc lại.
Quan sát và nêu.
Bổ sung ý kiến.
Đọc nội dung bài.
Nghe.
Phòng Giáo dục – Đào tạo quận 3
Trường tiểu học Bắc Mỹ
Sinh hoạt chủ nhiệm
Lớp 5A – tuần 19
Mục tiêu:
Học sinh năm được nội dung chủ đề tuần: Uống nước nhớ nguồn
Học sinh biết tự nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nội dung thi đua của bản thân, của tổ, của lớp.
Thông qua chủ đề tuần để giáo dục ý thức học tập và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
Học sinh ham thích và tự giác tham gia các hoạt động
Chuẩn bị:
Phiếu tự nhận xét cá nhân
Bảng thi đua các tổ
Bảng đăng kí thi đua
Ngôi sao
Tư liệu và phim ảnh về các di tích ở TP HCM 
Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định: hát tập thể
Hoạt động 1: cá nhân “Nhận xét – đánh giá việc thực hiện nội dung thi đua trong tuần”
Phát phiếu tự nhận xét, đánh giá
Hướng dẫn học sinh thực hiện trên phiếu
Theo dõi học sinh thực hiện
Tổng kết, khen thưởng tổ xuất sắc và cá nhân điển hình
Trò chơi “Đố vui”
Hoạt động 2: hoạt động tập thể
Tổ chức cho học sinh trình bày các công trình đã thực hiện để chào mừng ngày Quân đội nhân dân Việt Nam
Gv chốt, liên hệ thực tế
Giới thiệu các hình ảnh về các di tích lịch sử và các nghĩa trang liệt sĩ
Giáo dục tư tưởng
Văn nghệ
Hoạt động 3: hoạt động nhóm
Phát động phong trào “Giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc”
Tìm hiểu về Tết cổ truyền Việt Nam
Rèn chữ giữ vở
Giữ gìn vệ sinh răng miệng
Chuẩn bị tư liệu cho các tiết học
Giáo dục môi trường:
Giữ gìn trường, lớp sạch đẹp
Giữ lớp học luôn gọn gàng, ngăn nắp
Gv chốt
Chúc mừng sinh nhật các bạn trong tuần 19
Cô giáo em
Cá nhân thực hiện trên phiếu
Tổ trưởng tóm tắt thành tích của tổ mình, chọn cá nhân điển hình
Lớp trưởng tổng hợp thành tích của cả lớp
Tham gia trò chơi
Mỗi nhóm lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình
Hs xem phim và tranh
Liên hệ thực tế, nêu gương điển hình của lớp về học tập tác phong của các chú bộ đội
Nghe hát “Nguyễn Văn Trỗi”
Các nhóm thảo luận và đăng kí thi đua
Các tổ đăng kí cho lớp trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 19.doc