Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 - Nguyễn Thị Ngọc Diệu

Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 - Nguyễn Thị Ngọc Diệu

Mục tiêu:

- HS biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.

 - Vận dụng làm bài tập đúng.

 - GDHS phát huy óc thông minh, sáng tạo.

II. Chuẩn bị: SGK, ND trò chơi.

III. Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp, giảng giải

 

doc 7 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1104Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 - Nguyễn Thị Ngọc Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
 Thứ hai ngày 10 tháng 01 năm 2011
Buổi 
=======œ›&›======
Toán 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- HS biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.
 - Vận dụng làm bài tập đúng.
 - GDHS phát huy óc thông minh, sáng tạo.
II. Chuẩn bị: SGK, ND trò chơi.
III. Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp, giảng giải.
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 .Bài cũ: Gọi 2 hs lên bảng làm bài tập 
- Nhận xét, ghi điểm.
2 .Bài mới: Giới thiệu bài: 
a . Hướng dẫn HS luyện tập:
+ BT1:
b/ Vận dụng công thức tính chu vi hình tròn khi biết bán kính để tính.
c/ đổi hỗn số 2 cm ra số thập phân, được 2,5cm rồi vận dụng công thức trên để tính.
+ BT2: HDHS: C = d x 3,14
(coi C là tích, ; d là thừa số chưa biết), ta có: 
 d = C : 3,14
Vậy: muốn tính đường kính hình tròn khi biết chu vi hình tròn đó, ta lấy chu vi chia cho 3,14.
+ BT3: Tính chu vi của bánh xe, chu vi bánh xe là 1 vòng bánh xe lăn trên mặt đất, lấy chu vi nhân với số vòng, ta sẽ biết quãng đường người đi xe đạp đi được.
+ BT4: Khoanh tròn vào đáp án A: 18,84 cm
3 . Củng cố, dặn dò:
- T/c cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” nêu tên trò chơi và HD cách chơi.
- Làm thêm các bài còn lại, nhận xét tiết học
2 hs lên bảng
Nhận xét, bổ sung.
 - Lắng nghe.
- HS làm bài theo yêu cầu, dự kiến bài làm của HS:
+ BT1:
b/ Chu vi của hình tròn là:
 9 x 2 x 3,14 = 56,52 (m)
 Đáp số: 56,52 m
c/ 2,5 x 2 x 3,14 = 15,7 (cm)
 Đáp số: 15,7 cm
+ BT2: Đường kính hình tròn là:
a/ 15,7 : 3,14 = 5 (m)
 Đáp số: 5m
b/ 18,84 : 3,14 = 6 (m)
 Đáp số: 6m
+ BT3b:
a/ Chu vi của bánh xe đó là:
 0,65 x 3,14 = 2,041 (m)
b/ Quãng đường người đi xe đạp đi được khi bánh xe lăn 10 vòng là:
 2,041 x 10 = 20,41 (m)
Quãng đường người đi xe đạp đi được khi bánh xe lăn 100 vòng là:
 2,041 x 100 = 204,1 (m) 
 Đáp số: 0,65m ; 20,41m ; 204,1m
- Chơi theo hướng dẫn.
=======œ›&›======
Buổi chiều Kể chuyện
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
 (TGĐHCM )
I. Mục tiêu : 
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
 - GDHS học tập theo nội dung câu chuyện.
TGĐHCM : Giáo dục ý thức chấp hành nội quy của Bác trong câu chuyện Bảo vệ như thế là rất tốt .
II. Đồ dùng : Một số tư liệu, câu chuyện có chủ đề trên.
III. Phương pháp: Thực hành, thảo luận
IV . Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 .Bài cũ : Gọi Hs kể lại câu chuyện Chiếc đồng hồ, nêu ý nghĩa của câu chuyện ?
- Nhận xét, ghi điểm.
2 .Bài mới : Giới thiệu bài
HĐ1 : Hướng dẫn HS kể chuyện :
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài :
- Y/c 1 HS đọc đề bài, ghi đề lên bảng : Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
- Kiểm tra việc HS tìm truyện.
- Y/c HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
HĐ2 : HDHS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghiã câu chuyện:
- Gọi HS đọc lại gợi ý 2.
- Y/c HS kể theo N2, 
- T/c cho HS thi kể trước lớp, trao đổi với lớp về ND, ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò :
- Nhắc HS ghi nhớ : Bất kỳ người công dân Việt Nam nào cũng phải sống, làm việc theo pháp luật, theo nếo sống văn minh ; các em phải thực hiện nếp sống văn minh trong nhà trường.
- Dặn về nhà kể chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS kể và trả lời theo yêu cầu.
- Lắng nghe và theo dõi.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và theo dõi.
- Nêu trọng tâm của đề.
+ Thực hành kể chuyện:
- Kể chuyện theo nhóm 2
- Thi kể trước lớp, trao đổi và nói về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 - Bình chọn bạn kể hay, câu chuyện hay nhất, hiểu chuyện nhất.
=======œ›&›======
Tiếng việt củng cố
 LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO TỪ.
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về từ và cấu tạo từ mà các em đã được học.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Thế nào là danh từ, động từ, tính từ?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Tìm câu ghép trong
 đoạn văn văn sau:
Ở phía bờ đông bắc, mặt hồ phẳng lặng như gương (1). Những cây gỗ tếch xoè tán rộng soi bóng xuống mặt nước(2). Nhưng về phía bờ tây, một khung cảnh hùng vĩ hiện ra trước mắt (3). Mặt hồ, sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xoá, nước réo ào ào(4). 
H: Trong câu ghép em vừa tìm được có thể tách mỗi cụm chủ – vị thành một câu đơn được không? Vì sao?
Bài tập 2: Đặt 3 câu ghép?
Bài tập 3: Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép..
a) Vì trời nắng to ...... 
b) Mùa hè đã đến ........
c) .....còn Cám lười nhác và độc ác.
d) ........, gà rủ nhau lên chuồng.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
 Mặt hồ, sóng /chồm dữ dội, bọt / tung trắng xoá, nước / réo ào ào. 
- Trong đoạn văn trên câu 4 là câu ghép. Ta không thể tách mỗi cụm chủ – vị trong câu ghép thành câu đơn được vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu tách ra sẽ tạo thành một chuỗi câu rời rạc.
Lời giải: 
 - Do Tú chăm chỉ học tập nên cuối năm bạn ấy đạt danh hiệu học sinh giỏi.
 - Sáng nay, bố em đi làm, mẹ em đi chợ, em đi học.
 - Trời mưa rất to nhưng Lan vẫn đi học đúng giờ.
Lời giải:
a) Vì trời nắng to nên ruộng đồng nứt nẻ.
b) Mùa hè đã đến nên hoa phượng nở đỏ rực.
c) Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám lười nhác và độc ác.
d) Mặt trời lặn, gà rủ nhau lên chuồng.
- HS lắng nghe và thực hiện.
=======œ›&›======
Thứ ba ngày 11 tháng 01 năm 2011
Buổi sáng Chính tả 
 CÁNH CAM LẠC MẸ
I. Mục tiêu: 
1. Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ; làm được BT2a/b.
 - GDHS ý thức rèn luyện chữ viết.
II. Chuẩn bị: ND bài tập 2 trên bảng phụ; bảng nhóm. 
III. Phương pháp: Thực hành, động não, trò chơi.
IV. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Lắng nghe.
HĐ2: Hướng dẫn HS nghe-viết:
- Y/c 1-2 HS đọc bài “Cánh cam lạc mẹ”
- Y/c HS nêu Nd bài thơ?
- Nhắc HS: lưu ý các từ dễ viết sai: sương, gai góc, ...
- Y/c HS viết vào vở nháp
- Đọc cho HS viết bài, dò bài.
- Tổ chức cho HS soát lỗi chính tả, chấm bài, nhận xét.
- HS đọc thầm theo bạn
- HS nêu: Cánh cam lạc mẹ nhưng vẫn được sự yêu thương, che chở của bạn bè.
- Lắng nghe và ghi nhớ 
- Viết vào vở nháp.
- HS viết bài. 
- Soát lỗi theo cặp.
HĐ3: HD HS làm bài tập Chính tả:
 *BT2: T/ch cho HS dưới hình thức trò chơi “điền nhanh, điền đúng.”
- N6 chơi theo hình thức “Tiếp sức”. Trong cùng một thời gian, nhóm nào điền nhanh và đúng nhất sẽ là người thắng cuộc.
- Nhận xét trò chơi.
Củng cố, dặn dò :
- Dặn HS làm BT2b. 
- Nhận xét tiết học.
+ BT2a : HS điền vào giấy A0 
- HS làm theo yêu cầu
 - Lắng nghe và ghi nhớ. 
=======œ›&›======
Thứ tư ngày 12 tháng 01 năm 2011
Buổi chiều 
Thứ năm ngày 13 tháng 01 năm 2011
Buổi sáng Luyện từ và câu
 MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÔNG DÂN
 (TGĐHCM )
I. Mục tiêu: 
- HS hiểu nghĩa của từ “công dân” (BT1); xếp được một số từ chứa tiếng “công” vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; nắm được một số từ đồng nghĩa với từ “công dân” và sử dụng phù hợp với văn cảnh (BT3, BT4).
- GDHS biết vận dụng vào thực tế học tập.
TGĐHCM : Giáo dục làm theo lời Bác , mỗi công dân phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc .
II. Đồ dùng: Nội dung BT1 trên giấy A0.
III. Phương pháp: Thảo luận, thực hành.
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 . ổn định 
2 . Bài cũ :Kiểm tra vở bài tập của hs
3 .Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Lớp hát
 - Lắng nghe.
 HDHS làm bài tập:
+ BT1: 
- Y/c 1 HS đọc bài.
- Y/c HS làm việc theo N2: trao đổi với bạn để tìm nghĩa của từ “công dân”?
- Y/c HS trả lời.
- Chốt ý đúng: Dòng b: Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.
+ BT2: 1-2 HS đọc yêu cầu của BT2.
- Y/c HS làm việc theo N4: Làm vào phiểu học tập.
- T/c cho đại diện nhóm trình bày.
- Chốt ý đúng và mở rộng thêm: SGV.
+ BT3: Gọi HS đọc yêu cầu của BT3.
- T/c cho HS làm BT3 dưới hình thức trò chơi “Ai nhanh hơn” theo N4.
- T/c cho các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Chốt ý đúng.
+ BT4: Gọi HS đọc yêu cầu của BT4
- Y/c HS làm việc theo N2.
- Chốt ý đúng: Không thể thay thế từ “công dân” trong câu đã nêu bằng những từ đồng nghĩa vì từ “công dân” trong câu đó có hàm ý “người dân một nước độc lập”, khác với từ “nhân dân”, “dân chúng"” “dân”. Hàm ý này từ “công dân” ngược lại với từ “nô lệ”.
- HS làm bài theo y/c, dự kiến:
+ BT1: 
- 1 HS đọc bài theo yêu cầu.
- Làm việc theo N2.
- Trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
+ BT2: 
- “công” (của nhà nước, của chung): công dân, công cộng, công chúng.
- “công” (không thiên vị): công bằng, công lý, công minh, công tâm.
- “công” (thợ, khéo tay): Công nhân, công nghiệp.
+ BT3: - Từ đồng nghĩa: nhân dân, dân chúng, dân.
- Từ không đồng nghĩa: đồng bào, dân tộc, nông dân, công chúng.
+ BT4: HS trao đổi với bạn.
-Trao đổi trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà làm BT còn lại.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 5 tuan 20(6).doc