Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 - Phạm Huy Chương

Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 - Phạm Huy Chương

 1) Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.

 2) Hiểu nghĩa các từ khó trong truyện (thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu, ).

Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

 * Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 

doc 49 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1023Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 - Phạm Huy Chương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20
Thứ ngày
Tiết ngày
Tiết bài
Môn dạy
Đầu bài dạy
Hai
10 / 1
1
20
Chào cờ
 - Chào cờ đầu tuần
2
39
Tập đọc 
- Thái sư Trần Thủ Độ
3
20
Lịch sử 
- Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc
4
96
Toán
- Luyện tập 
5
20
Đạo đức
- Em yêu quê hương (tiếp theo)
 – GD BVMT - HT<TGĐĐ HCM 
Ba
11 / 1
1
39
Thể dục
- Tung và bắt bóng – TC: "Bóng chuyền sáu"
2
39
Khoa học
- Sự biến đổi hoá học
3
20
Chính tả
- Nghe-viết: Cánh cam lạc mẹ – GD BVMT
4
97
Toán
- Diện tích hình tròn
5
39
LTVC
- Mở rộng vốn từ: Công dân
Tư
12 / 1
1
20
Địa lý
- Châu Á (tiếp theo) – GD BVMT – SDNLTK&HQ
2
20
Kể chuyện
- Kể chuyện đã nghe, đã đọc – HT<TGĐĐ HCM 
3
40
Tập đọc
- Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng
4
98
Toán
- Luyện tập 
5
20
Mỹ thuật
- Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai vật mẫu
Năm
13 / 1
1
40
Thể dục
- Tung và bắt bóng. Nhảy dây
2
40
Khoa học
- Năng lượng – GD BVMT 
3
39
Tập làm văn
- Tả người (Kiểm tra viết)
4
99
Toán
- Luyện tập chung
5
20
Kỹ thuật
- Chăm sóc gà
Sáu
14 / 1
1
40
LTVC
- Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
2
20
Âm nhạc
- Ôn tập bài hát: Hát mừng
3
40
Tập làm văn
- Lập chương trình hoạt động
4
100
Toán
- Giới thiệu biểu đồ hình quạt
5
20
SHL
- Kiểm điểm cuối tuần
Thứù hai ngày 10 tháng 1 năm 2011
 Tập đọc Tiết: 39
 Bài: Thái sư Trần Thủ Độ
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
 1) Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.
 2) Hiểu nghĩa các từ khó trong truyện (thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu,).
Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
 * Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh minh hoạ trong sách.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra: Kiểm tra HS về bài Người công dân số Một.
	3. Dạy bài mới:
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a) Giới thiệu bài: 
Thái sư Trần Thủ Độ
 b) Luyện đọc: 
- Chia 3 đoạn, hướng dẫn HS luyện đọc, chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng và giải nghĩa từ.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
 c) HD tìm hiểu bài:
+ Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
+ Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lý ra sao?
+ Khi biết viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
+ Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người thế nào?
- HD nêu nội dung bài.
 d) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- HD đọc diễn cảm đoạn 1.
- Nhận xét.
- Quan sát tranh và nghe giới thiệu.
- 2 HS khá đọc bài.
- Đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
 + Giải nghĩa từ.
- Đọc trong nhóm 4.
- 1 em đọc cả bài.
- Đọc thầm từng đoạn văn rồi trả lời câu hỏi.
+ Ông đồng ý, nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với những câu đương khác.
+ Ông không những không trách mà còn thưởng cho vàng, lụa.
+ Ông nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.
+ Ông cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỷ cương, phép nước.
- Kể lại 1 đoạn truyện mình thích.
- Nêu được nội dung.
- Lắng nghe hiểu thêm cách đọc.
- Thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Thi đọc toàn bài.
4. Củng cố: - Bài văn cho em biết điều gì?
 - Nhậïn xét tiết học.
5. Dặn dò: - Dặn HS tiếp tục luyện đọc; kể cho người thân nghe.
Lịch sử Tiết: 20
 Bài: Ôn tập: Chín năm kháng chiến 
 bảo vệ độc lập dân tộc (1945 – 1954)
I- MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS nêu được:
- Biết sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ “giặc”: “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.
- Thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (từ năm 1945 – 1954).
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bản đồ hành chính VN.
- Kẻ sẵn bảng các sự kiện.
- Các hình minh hoạ trong SGK.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra: KT HS bài “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”
	3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
 a) Giới thiệu bài: Nêu MT tiết học
 b) Trả lời các câu hỏi: 
- HD đọc lại các kiến thức để trả lời các câu hỏi trong SGK, trang 40.
- Nêu từng câu hỏi, nhận xét.
 c) Lập bảng các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945 – 1954: 
- Giúp HS nêu đầy đủ các sự kiện.
- Nhận xét, cho HS quan sát bản đồ.
 c) Thi kể chuyện:
- Nêu yêu cầu: Kể chuyện về nhân vật tiêu biểu, trận đánh trong 9 năm kháng chiến chống Pháp.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm 4.
- Trình bày miệng.
- Nêu tóm tắt các sự kiện lịch sử đã học trong 9 năm kháng chiến chống Pháp:
 + 19/12/1946: toàn quốc kháng chiến.
 + Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.
 + Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
 + Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
- Lập bảng thống kê vào vở, 1 em làm ở bảng.
- Xác định sự kiện, nhân vật định kể.
- Thi trình bày (có thể kết hợp với giới thiệu tranh, thơ).
- Nhận xét, bình chọn.
 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Xem lại bài.
Toán Tiết: 96
 Bài: Luyện tập 
I- MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết tính chu vi hình tròn; tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi hình tròn đó.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Com pa.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra: HS nêu lại đặc đểm của đường kính, bán kính; công thức tính chu vi hình tròn.
	3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 a) Giới thiệu bài: Nêu MT bài
 b) Thực hành: 
 Bài 1b, c: Tính chu vi hình tròn
- HD và yêu cầu giải được ý b, c.
- HD HS giải tại lớp ý a nếu có điều kiện; hoặc cho HS về nhà làm. 
- Nhận xét cho HS sửa bài.
 Bài 2: Tìm đường kính, bán kính khi biết chu vi
- Nhận xét.
 Bài 3a: 
- HD và yêu cầu HS giải được ý a: Tính chu vi bánh xe hình tròn.
- HD HS giải tại lớp ý b nếu có điều kiện; hoặc cho HS về nhà làm: Bánh xe lăn 1 vòng thì xe đi được 1 đoạn đường đúng bằng chu vi. Tìm đoạn đường đi được ứng với số vòng bánh xe lăn. 
- Chấm một số vở, nhận xét. 
 Bài 4: Khoanh vào ý đúng 
- HD HS giải tại lớp nếu có điều kiện; hoặc cho HS về nhà làm. 
- Kết luận: Khoanh vào ý D.
- Lắng nghe. 
- Làm vào vở, 1 em làm vào bảng phụ.
- Nhận xét, sửa chữa.
- Nêu cách tìm, làm vào vở. 
- Trình bày.
- Nêu yêu cầu bài.
- Thảo luận nhóm đôi nêu cách giải rồi làm vào vở, 1 em làm bảng phụ.
- Kiểm tra chéo vở, sửa chữa.
- Quan sát hình rồi nêu cấu tạo của hình H.
- Nêu cách tìm chu vi hình H:
+ Tính chu vi: 6 x 3,14 = 18,84(cm).
+ Tính nửa chu vi: 18,84 : 2 = 9,42 (cm).
+ Chu vi hình H: 9,42 + 6 = 15,42 (cm).
- Tính nhanh vào nháp, tìm đáp án đúng.
 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Tự luyện tập thêm ở nhà.
Đạo đức Tiết: 20
 Bài: Em yêu quê hương (Tiếp theo)
 GD BVMT – Liên hệ
 HT<TGĐĐ HCM – Liên hệ
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
- Yêu quý, tự hào về quê hương mình; mong muốn được góp phần xây dựng quê hương; tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng, bảo vệ quê hương.
 * HS khá, giỏi biết vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.
- GDMT: Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu quê hương.
- HT<TGĐĐ HCM: Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước theo tấm gương Bác Hồ.
II/ TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN:
- Các bài thơ, bài hát, nói về tình yêu quê hương.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra: KT về bài Em yêu quê hương ở tiết 1.
	3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 a) Giới thiệu bài: Nêu MT của tiết học (T2)
 b) Hoạt động 1: Bày tỏ thái độ (BT 2) 
* MT: HS biết bày tỏ thái độ phù hợp với một số ý kiến liên quan đến tình yêu quê hương.
* TH: - Nêu lần lượt từng ý kiến trong BT 2.
- Nhận xét, kết luận: Tán thành với những ý kiến a), d); không tán thành với các ý kiến b), c).
 c) Hoạt động 2: Xử lý tình huống (BT3, SGK)
* MT: Nêu được những việc cần làm thể hiện tình yêu quê hương.
* TH: - Yêu cầu thảo luận xử lý các tình huống ở BT3.
- Nhận xét, kết luận: + Tình huống a): Bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình, vận động các bạn cùng tham gia đóng góp, nhắc nhở các bạn giữ gìn sách vở.
 + Tình huống b): Bạn Hằng cần tham gia vệ sinh với các bạn trong đội, vì đó là việc làm góp phần làm sạch, đẹp xóm làng.
- GD BVMT: + Em đã làm gì để BVMT địa phương?
 + Tuyên dương những em làm tốt, khắc phục cho những em làm chưa tốt.
 d) Hoạt động 3: Liên hệ thực tế (BT 4)
* MT: HS kể được những việc sẽ làm thể hiện tình yêu quê hương của mình.
* TH: - Yêu cầu HS nêu những việc sẽ làm thể hiện tình yêu quê hương của mình sau khi học bài này.
- Nhận xét; BVMT là thể hiện tình yêu quê hương.
- Lắng nghe.
- Bày tỏ thái độ.
- Giải thích lý do.
- Kể về nghề truyền thống của quê hương.
- Thảo luận theo tổ.
- Trình bày.
- Liên hệ thực tế của bản thân.
- Viết nhanh ra giấy.
- Trình bày.
 4. Củng cố: - HS thi kể về những danh nhân, phong tục, tập quán tốt đẹp của quê hương.
 - HT<TGĐĐ HCM: Bác Hồ là tấm gương sáng về lòng yêu quê hương đất nước. Chúng ta cần học tập theo tấm gương Bác Hồ.
 - Nhận xét tiết học ... về bài “Chăm sóc gà”.
	3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 a) Giới thiệu bài: Nêu MT bài 
 b) Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà:
- HD đọc nội dung mục 1, SGK:
+ Kể tên các công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
+ Thế nào là vệ sinh phòng bệnh?
+ Tại sao phải vệ sinh phòng bệnh cho gà?
- Nhận xét, ghi lên bảng.
 c) Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà: 
- HD đọc nội dung mục 2a), nêu tên các dụng cụ ăn uống cho gà và cách vệ sinh chúng.
- Nhận xét, ghi tóm tắt lên bảng.
- HD đọc nội dung mục 2b):
- Giải thích: Trong phân gà có nhiều khí độc, gà hít thở không khí ô nhiễm dễ bị mắc bệnh đường hô hấp.
- Nhận xét, ghi tóm tắt.
- HD đọc mục 2c).
- Nhận xét, ghi bảng.
 d) Đánh giá kết quả học tập:
- Nêu câu hỏi cuối bài để đánh giá. 
- Nhận xét.
- Lắng nghe. 
- Đọc mục 1.
+ Làm sạch dụng cụ ăn uống, chuồng trại; tiêm, nhỏ thuốc phòng bệnh,
+ Vệ sinh phòng bệnh là những việc làm giữa cho dụng cụ ăn uống, nơi ở, thân thể của vật nuôi luôn sạch sẽ và giúp cho vật nuôi có sức chống bệnh tốt.
- Nêu mục đích, tác dụng của vệ sinh phòng bệnh khi nuôi gà.
- Đọc mục 2a).
- Trình bày, nêu ý nghĩa của việc làm.
- Mô tả cách giữ vệ sinh trên vật thật.
- Nêu tác dụng của chuồng nuôi gà; tác dụng của không khí đối với đời sống động vật.
- Đọc nội dung mục 2b): Nêu cách vệ sinh chuồng trại.
- Nêu một số dịch bệnh ở gà.
- Nêu sự nguy hiểm của dịch bệnh.
- Đọc mục 2c), nêu tác dụng của việc tiêm, nhỏ thuốc phòng bệnh dịch.
- Liên hệ thực tế về cách vệ sinh phòng bệnh gà.
- Trả lời miệng.
 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Hãy tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng gà cùng gia đình.
 - Chuẩn bị cho tiết học sau (Lắp xe cần cẩu).
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứù sáu ngày 21 tháng 1 năm 2011
Luyện từ và câu Tiết: 42
 Bài: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Giúp HS:
- Nhận biết được một số từ hoặc cặp quan hệ từ thông dụng chỉ nguyên nhân – kết quả.
- Hiểu thế nào là một câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả.
- Tìm được vế câu chỉ nguyên nhân, chỉ kết quả và quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu (BT1); thay đổi vị trí của các vế câu để tạo những câu ghép có quan hệ nguyên nhân – kết quả (BT2); chọn được QHT thích hợp vào chỗ trống (BT3); biết thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống (2 trong số 4 câu ở BT4).
 * HS khá, giỏi giải thích được vì sao chọn quan hệ từ ở BT3; làm được toàn bộ BT4.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ ghi sẵn câu văn ở mục Nhận xét và BT 1.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra: - HS làm lại bài ở tiết trước.
	3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 a) Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC tiết học
 b) HD phần Nhận xét:
 Bài tập 1: Tìm hiểu cách nối, cách sắp xếp
- HD: + Đánh dấu phân cách các vế câu trong mỗi câu ghép; cách nối các vế câu giữa 2 câu ghép có gì khác nhau; mối quan hệ được thể hiện; cách sắp xếp các vế câu có gì khác nhau.
- Nhận xét, kết luận.
 Bài tập 2: Tìm thêm những QHT, cặp QHT
 c) HD phần Ghi nhớ:
 d) HD làm bài tập: 
 Bài tập 1: Tìm các vế câu chỉ nguyên nhân – kết quả và QHT, cặp QHT
- Nhận xét, kết luận.
 Bài tập 2: Tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu
- HD thêm.
- Nhận xét.
 Bài tập 3: Chọn QHT thích hợp
- Nhận xét, kết luận.
 Bài tập 4: Thêm vế câu để tạo câu ghép
+ Vế câu cần điền phải có nội dung phù hợp với vế câu đã cho, không nhất thiết phải có QHT.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Lắng nghe. 
- Nêu yêu cầu bài và các câu văn.
- Trình bày.
- Ghi nhanh ra nháp.
- 1 em làm trên bảng.
- Cho thêm ví dụ về câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả có dùng QHT.
- Rút ra ghi nhớ và học thuộc phần Ghi nhớ.
- Nêu yêu cầu bài.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Trình bày ở bảng phụ.
- Nêu yêu cầu bài.
- Làm mẫu một câu.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Trình bày.
- Làm lại vào vở.
- Nêu yêu cầu bài.
- Trình bày miệng, (HS khá giỏi giải thích được lý do chọn QHT).
- Nêu yêu cầu bài.
- Đọc các câu văn khuyết.
- Làm vào vở (HS khá, giỏi làm được toàn bộ).
- Trình bày.
- Nhận xét.
 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Xem lại bài.
---------------------------------------------------------
Âm nhạc Tiết: 21
 Bài: Học hát bài: Tre ngà bên lăng Bác
(Có giáo viên dạy chuyên)
---------------------------------------------------------
Tập làm văn Tiết: 42
 Bài: Trả bài văn tả người
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 
- Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, trình bày miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
- Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi; viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng viết lại 3 đề của tiết Kiểm tra viết; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu,
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra: HS trình bày lại CTHĐ đã lập.
	3. Dạy bài mới:
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 a) Giới thiệu bài: Nêu YC bài
 b) HD nhận xét và chữa bài: 
- Nhận xét về ưu điểm và một số lỗi các em thường gặp.
- Nêu một số lỗi cụ thể, ghi bảng.
- Đọc một số bài văn hay.
 c) Viết lại một đoạn văn cho hay:
- Nêu 1 số nội dung cần phải có.
- Nhận xét.
- Nghe giới thiệu.
- Nêu lại 3 đề bài kiểm tra.
- Đọc một số lỗi điển hình trong phần Gợi ý.
- Lắng nghe.
- Nêu lại một số nội dung cần có trong bài văn.
- Tự nhận xét về bài của mình để xem có ưu điểm hay gặp những lỗi gì.
- Chữa lỗi để ý của đoạn văn được hay và rút kinh nghiệm.
- Đổi bài, đọc và nhận xét.
- Tự chữa lỗi.
- Lắng nghe, nêu được cái hay.
- Nêu yêu cầu bài.
- Nêu đoạn định viết lại và nói nhanh 1 số ý trước lớp.
- Làm vào vở.
- Đọc trước lớp.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm.
4. Củng cố: - Nhậïn xét tiết học.
5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà luyện viết tiếp.
-----------------------------------------------------
Toán Tiết: 105
 Bài: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần 
 của hình hộp chữ nhật
I- MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Tự hình thành được cách tính và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Hình hộp chữ nhật có thể triển khai được.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra: Vẽ hình hộp chữ nhật, nêu đặc điểm.
	3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 a) Giới thiệu bài: Nêu MT tiết học
 b) HD hình thành khái niệm, cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật: 
- Mô tả diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật: là tổng diện tích 4 mặt bên của hình hộp chữ nhật.
- Nêu bài toán về tính diện tích toàn phần một hình hộp chữ nhật.
- Triển khai mô hình, HD như ở SGK.
- HD hình thành biểu tượng và quy tắc tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật tương tự như trên.
 c) Thực hành: 
 Bài 1: Vận dụng trực tiếp quy tắc 
- Nhận xét.
 Bài 2: 
- HD và yêu cầu HS giải thêm tại lớp nếu có điều kiện hoặc cho HS về nhà làm. 
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Lắng nghe. 
- Quan sát mô hình hình hộp chữ nhật, chỉ ra các mặt xung quanh.
- Lắng nghe, quan sát.
- Chỉ lại 4 mặt bên trên mô hình hình hộp chữ nhật.
- Nêu các số đo trên mô hình.
- Quan sát rút ra quy tắc.
- Tính vào nháp, 1 em làm trên bảng. 
- Học thuộc quy tắc.
- Nêu được quy tắc và ứng dụng.
- Nêu yêu cầu bài.
- Nêu các số đo cần có để tính diện tích xung quanh, toàn phần.
- Tự làm vào vở, 1 em làm trên bảng phụ.
- Nhận xét, sửa chữa.
- Thảo luận nhóm đôi; nêu sự khác nhau giữa 2 bài.
- Làm vào vở, 1 em làm ở bảng.
Bài giải: 
Diện tích xung quanh của thùng tôn: 
(6 + 4) x 2 x 9 = 180 (dm)
Diện tích đáy của thùng tôn là:
6 x 4 = 24 (dm)
Diện tích tôn dùng để làm thùng là:
180 + 24 = 204 (dm)
Đáp số: 204 dm.
- Kiểm tra chéo vở, sửa chữa.
 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Tự luyện tập thêm ở nhà.
-------------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp – Tuần 21
I/ MỤC TIÊU:
- Tăng cường GD thái độ đạo đức; GD ý thức thực hiện nội quy trường lớp.
- HS tích cực học tập trong học kỳ II; đến lớp đầy đủ.
- HD một số cách phòng bệnh.
II/ SINH HOẠT LỚP:
1. Nhận xét tình hình lớp học trong tuần:
 * Nề nếp: + Đi học tương đối đầy đủ (vắng Kiệt, Hè, Pha).
 + Thực hiện các nội quy khác tốt.
 * Học tập: + Có tích cực và có nhiều tiến bộ.
 * Các công tác khác: + Thực hiện vệ sinh còn chậm trễ.
 + Chào cờ, tập thể dục, sinh hoạt giữa buổi thực hiện tốt.
 + Đóng đậu các khoản phí còn chậm.
2. Nêu một số yêu cầu và công việc cần làm trong tuần sau:
- Phải tích cực học tập và rèn luyện tu dưỡng đạo đức.
- Tổ chức sinh hoạt đầu giờ; chào cờ phải nghiêm túc; tập trung nhanh nhẹn, đi học đúng giờ.
- Tích cực tham gia các hoạt động trường lớp; chăm sóc bồn hoa.
- Biết giữ ấm cơ thể vào mùa đông.
3. Hoạt động trong giờ sinh hoạt:
- Nói về cách phòng một số bệnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20-21.doc