I. MỤC TIÊU
- Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV và HS sưu tầm một số truyện, sách báo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Tuần 20 Ngày soạn: 07 – 01 – 2011 Ngày dạy: Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011 Chào cờ Kể chuyện Tiết 20: kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục tiêu - Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. II. đồ dùng dạy học - GV và HS sưu tầm một số truyện, sách báo. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - 3 HS kể tiếp nối câu chuyện Chiếc đồng hồ. - HS và GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV: Qua câu chuyện Chiếc đồng hồ các em đã hiểu mỗi người là việc gì cũng cần nghĩ đến lợi ích chung của tập thể. Tiết kể chuyện hôm nay các em cùng kể về những con ngời sống và làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. b. Nội dung * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện l Tìm hiểu đề bài - HS đọc yêu cầu của bài. - GV gạch chân dới các từ: đã nghe, đã đọc, theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. - HS nối tiếp đọc phần gợi ý SGK. - HS nêu tên các câu chuyện mình định kể. * Hoạt động 2: HS kể trong nhóm - HS kể chuyện trong nhóm: nghe bạn kể và đặt câu hỏi cho bạn kể và ngược lại, bạn kể đặt câu hỏi cho bạn nghe. + Chi tiết nào trong câu chuyện bạn thích nhất? + Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? + Hành động nào của nhân vật làm bạn nhớ nhất? + Tại sao bạn lại chọn câu chuyện này? + Bạn thích nhất tình tiết nào trong câu chuyện? * Hoạt động 3: Thi kể và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện ( thi giữa 3 đội) - Lần lợt mỗi đội 1 bạn kể. - Lớp lắng nghe để hỏi lại bạn. - GV ghi tên HS và tên câu truyện lên bảng. - Cả lớp cùng GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất, bạn nêu câu hỏi thú vị nhất, bạn hiểu câu chuyện nhiều nhất. 3. Củng cố, dặn dò - Liên hệ thực tế địa phương: Có những ai như thế? - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Tập đọc Tiết 39: Thái sư Trần Thủ Độ I. Mục tiêu - Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật. - Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa bài tập đọc; bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Giáo viên Học sinh 1. Kiểm trabài cũ - Yêu cầu HS đọc theo vai phần 2, vở kịch Người công dân số Một. - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc - GV đọc bài (hoặc 1 HS khá - giỏi đọc) đọc với giọng rõ ràng, mạch lạc, thay đổi linh hoạt lời nhân vật. Giọng Trần Thủ Độ chậm dãi, rõ ràng. - Hướng dẫn HS chia đoạn: 3 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến tha cho. + Đoạn 2: Một lần khác lụa thưởng cho. + Đoạn 3: còn lại. - Yêu cầu 3 HS đọc nối theo 3 đoạn. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Yêu cầu HS tìm từ khó đọc. - GV kết hợp luyện đọc và tìm hiểu nghĩa một số từ ngữ khó (phần chú giải SGK). - Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài. * Tìm hiểu bài - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, đọc lướt câu hỏi và trả lời. - GV chốt ý và HS rút ra nội dung bài. c. Đọc diễn cảm - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2. - GV yêu cầu HS đọc phân vai. - Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, kết luận. 3. Củng cố, dặn dò - Yêu cầu HS nêu nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. - HS đọc theo vai phần 2, vở kịch Người công dân số Một. - HS nghe. - HS nghe. - HS nghe. - 3 HS đọc nối theo 3 đoạn. - HS đọc theo cặp. - HS tìm từ khó đọc: lập nên, lấy làm to lắm, lại là, phép nước. - Cả lớp đọc thầm toàn bài. - 1 HS đọc toàn bài. - HS đọc thầm đoạn giới thiệu nhân vật và trả lời câu hỏi 1. + Đoạn 2: Trả lời câu hỏi 2. + Đoạn 3: Trả lời câu hỏi 3. + Đại diện các nhóm lên trình bày và nêu nội dung. (Câu chuyện ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ, ông là người cư xử gương mẫu, nghiêm minh). - HS nghe. - HS đọc theo yêu cầu. - HS thi đọc diễn cảm giữa các nhóm. - HS nêu. - HS nghe. - HS nghe. Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2010 Luyện từ và câu Tiết 39: Mở RộNG VốN Từ: CÔNG DÂN I. Mục tiêu - Hiểu nghĩa của từ công dân (BT1); xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh (BT3, BT4). * HS khá, giỏi làm được BT4 và giải thích lí do không thay được từ khác. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS nêu các cách nối các vế câu ghép và cho ví dụ. - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài 1: - HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập. - HS làm việc độc lập hoặc trao đổi cùng bạn. - HS phát biểu ý kiến. - Cả lớp và GV nhận xét. - GV chốt lại lời giải đúng: * Nghĩa của từ công dân: Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước. * Bài 2: - HS đọc, nêu yêu cầu bài tập. - HS làm việc theo nhóm: Viết kết quả làm bài vào vở. - Đại diện nhóm lên bảng làm bài. - Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt lại ý kiến đúng. Công là “của nhà nước, của chung” Công là “Không thiên vị” Công là “Thợ, khéo tay” Công dân, công cộng, công chúng Công bằng, công lý, công minh, công tâm Công nhân, công nghiệp * Bài 3: - HS đọc, nêu yêu cầu của bài. - GV giúp HS hiểu nghĩa của những từ ngữ HS chưa hiểu. - HS phát biểu ý kiến. - HS nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, kết luận. + Những từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng, dân. + Những từ trái nghĩa với công dân: đồng bài, dân tộc, nông dân, công chúng. * Bài 4: - HS đọc, nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài và trao đổi với bạn bên cạnh. - HS phát biểu ý kiến. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ những từ ngữ gắn với chủ điểm Công dân mới học để sử dụng đúng. Lịch sử Tiết 20: ÔN TậP: CHíN NĂM KHáNG CHIếN BảO Vệ ĐộC LậP DÂN TộC (1945 - 1954) I. Mục tiêu - Biết sau cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải dương đầu với ba thứ “giặc”: “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”. - Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: + 19 - 12 - 1946: Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. + Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. + Chiến dịch Biên giới thu - đông 1050. + Chiến dịch Điện Biên Phủ. II. đồ dùng dạy học - Tranh ảnh, tư liệu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Phiếu học tập của HS. III. Hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - GV yêu cầu HS thống kê các bài Lịch sử đã học. - Gv nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Nội dung * Hoạt động 1: HS nêu các sự kiện chính - HS thảo luận nhóm, ghi ý B1, 2. - Đại diện nhóm nêu ý kiến. - Thi tiếp sức điền các sự kiện chính vào bảng. + 1945: Cách mạng tháng Tám - tổng khởi nghĩa giành chính quyền – Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập. + 1946: Toàn quốc kháng chiến. + 1947: Chiến dịch Việt Bắc thu - đông. + 1948- 1949: Xây dựng hậu phương vững chắc. + 1950: Chiến dịch Biên giới thu - đông. + 1951: Đại hội đại biểu toàn quốc. + 1952: Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc. Ta mở chiến dịch Tây Bắc. + 1953: Ta đánh địch để mở rộng và xây dựng hậu phương vững chắc. + 1954: Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng năm châu. - GV nhận xét, kết luận. * Hoạt động 2: HS trình bày ý kiến + Ngày 2 tháng 9 năm 1945 cuộc tuần hành vừa bắt đầu thì súng của Thực dân Pháp đã xả vào đoàn biểu tình. + Ngày 6 tháng 1 năm 1946 đại biểu Bắc - Trung - Nam được bầu vào Quốc hội. Sáng ngày 20-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “... Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. * Cho HS chơi trò chơi theo chủ đề: “Tìm địa chỉ đỏ” - GV hướng dẫn HS cách chơi. - HS chơi: HS dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó.(Kể về các địa danh di tích lịch sử chính trong thời kì chống Pháp). - HS thi đua nhóm (Mỗi nhóm cử 2 bạn lên kể, đính tranh ảnh và kể về các địa danh, di tích lịch sử trong kháng chiến chống Pháp). ? Kể về các tấm gương chiến đấu dũng cảm của các anh hùng, liệt sĩ trong 9 năm kháng chiến chống Pháp? (La Văn Cầu, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, ...)? ? Đọc các bài thơ, văn về cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp? “ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Chiến sĩ anh hùng, đầu nung lửa sắt Máu trộn bùn non Gan không núng, chí không mòn Những đồng chí thân chôn làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai ào ào vũ bão Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Nát thân, nhắm mắt còn ôm Những bàn tay sẻ núi lăn bom Mở đường cho xe ta ra chiến dịch.” 3. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết lại nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Toán Tiết 96: Luyện tập I. Mục tiêu - Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó. * Bài tập cần làm: Bài 1 (b, c), Bài 2, Bài 3(a). II. Đồ dùng dạy học - Bảng nhóm, bảng phụ. III. Hoạt dộng dạy – học chủ yếu Giáo viên Học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - GV yêu cầu HS làm Bài 3, 4 - tiết trước. ? Nêu cách chu vi hình tròn? Nêu cách tính đường kính, bán kính hình tròn? - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Hướng dẫn HS luyện tập * Bài 1 (b, c): - Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. ? Nêu cách tính chu vi hình tròn? * Bài 2: - Gọi 1 HS đọc đề toán. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - Giáo viên chấm bài HS. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, chữa bài. ? Nêu cách tính đường kính và bán kính hình tròn? * Bài 3 (a): - GV gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS nêu cách giải bài toán. - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò ? Nêu cách tính chu vi hình tròn? Nêu cách tính đường kính, bán kính hình tròn? - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. - 2 HS lên bảng làm bài. - 2 HS nêu. - HS nhận xét. - HS nghe. ... sát hình trong SGK và làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - Giáo viên chấm một số bài. - Yêu cầu HS nhận xét. - Gv nhận xét, chữa bài. * Bài 3: - GV gọi HS đọc đầu bài và nêu cách giải. - GV cho HS quan sát hình vẽ rồi phân tích bài toán. - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. ? Nêu cách tính diện tích hình tròn? 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - GV dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. - 2 HS lên bảng chữa bài. - HS nghe. - HS đọc bài và nêu yêu cầu của bài. - HS dưới lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét. - HS chữa bài. Bài giải Chu vi của hình tròn bé là: 7 x 2 x 3,14 = 43,96 (cm) Chu vi hình tròn lớn là; 10 x 2 x 3,14 = 62,8 (cm) Độ dài của dây thép là: 43,96 + 62,8 = 106,76(cm) Đáp số : 106,76 cm - HS nêu. - 1 HS đọc. - HS quan sát hình trong SGK và làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét. - HS chữa bài. Bài giải Bán kính của hình tròn lớn là: 60 + 15 = 75 (cm) Chu vi của hình tròn lớn là: 75 x 2 x 3,14 = 471 (cm) Chu vi của hình tròn bé là: 60 x 2 x 3,14 = 376,8 (cm) Chu vi của hình tròn lớn hơn chu vi hình tròn bé là: 471 - 376,8 = 94,2 (cm) Đáp số: 94,2 cm - HS đọc, nêu cách giải. - HS quan sát hình SGK rồi thảo luận cặp đôi về cách làm bài. - HS dưới lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét. Bài giải Chiều dài của hình chữ nhật là: 7 x 2 = 14 (cm) Diện tích hình chữ nhật là: 14 x 10 = 140 (cm2) Diện tích của hai nửa hình tròn là: 7 x 7 x 3,14 = 153,86 (cm2) Diện tích của hình đã cho là: 140 + 153,86 = 293,86 (cm2) Đáp số: 293,86 cm2 - HS nêu. - HS nghe. - HS nghe. Chính tả Tiết 20: Nghe - Viết: CáNH CAM LạC Mẹ I. Mục tiêu - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ. - Làm được BT (2) a / b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu 1.Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS lên bảng làm bài tập của tiết LT&C trước. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả * Hướng dẫn HS tìm hiểu bài viết chính tả - GV đọc bài chính tả Cánh cam lạc mẹ. - HS nêu nội dung bài. - HS đọc thầm đoạn văn, chú ý từ ngữ có âm, vần, thanh dễ viết sai. - Nhắc HS chú ý cách tình bày bài thơ. * HS viết chính tả - GV đọc cho HS viết bài. - HS soát bài. - GV thu, chấm. - GV nêu nhận xét chung. c. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả * Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài. - HS đọc thầm nội dung bài tập. - HS làm bài, nêu kết quả. - GV hỏi HS về tính khôi hài của mẩu chuyện vui Giữa cơn hoạn nạn. - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Địa lí Tiết 20: CHÂU á (tiếp theo) I. Mục tiêu - Nêu được một số đặc điểm về dân cư của Châu á: + Có số dân đông nhất. + Phần lớn dân cư châu á là người da vàng. - Nêu được một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân Châu á. + Chủ yếu người dân làm nông nghiệp là chính, một số nước có công nghiệp phát triển. - Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam á: + Chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm. + Sản xuất nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản. - Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu á. * HS khá - giỏi: + Dựa vào lược đồ xác định được vị trí của khu vực Đông Nam á. + Giải thích được vì sao dân cư châu á lại tập trung đông đúc tại đồng bằng châu thổ: do đất đai màu mỡ, đa số cư dân làm nông nghiệp. + Giải thích được vì sao Đông Nam á lại sản xuất được nhiều lúa gạo: đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm. II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ tự nhiên Châu á. - Bản đồ các nước Châu á. III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ ? Đọc được tên các dãy núi cao, đồng bằng lớn của Châu á? 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Nội dung * Hoạt động 1: Cư dân Châu á - Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu và so sánh dân số Châu á với dân số các châu lục khác để nhận biết biết Châu á có số dân đông nhất thế giới. - HS quan sát hình 4 - SGK để thấy người dân sống ở các khu vực khác nhau có màu da, trang phục khác nhau. - GV nhận xét, bổ sung: người dân ở khu vực có khí hậu ôn hoà thường có màu da sáng, ở vùng nhiệt đới có màu da sẫm. Dù có màu da khác nhau nhưng mọi người đều có quyền sống, học tập và lao động như nhau. * GV kết luận: Châu á có số dân đông nhất thế giới, phần lớn dân cư Châu á da vàng và đông tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ. *Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế - Yêu cầu HS quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi. - HS nêu tên một số ngành sản xuất: trồng bông, trồng lúa mì, lúa gạo, nuôi bò, khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô, ... - GV nhận xét, bổ sung để HS biết thêm một số hoạt động sản xuất khác như trồng cây công nghiệp, chăn nuôi và chế biến thuỷ sản, hải sản, ... * GV kết luận: Người dân Châu á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo, lúa mì, thịt, trứng sữa. Một số nước phát triển ngành công nghiệp: khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô, ... * Hoạt động 3: Khu vực Đông Nam á - HS quan sát hình theo sự chỉ dẫn của GV: Xác định lại vị trí địa lý khu vực Đông Nam á. + Núi là chủ yếu, có độ cao trung bình, đồng bằng nằm dọc sông lớn (Mê Công) và ven biển. - GV yêu cầu HS liên hệ với hoạt động sản xuất và các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của Việt Nam để từ đó thấy được sản xuất lúa gạo, trồng cây công nghiệp, khai thác khoáng sản là các ngành quan trọng của các nước Đông Nam á. * GV kết luận: Khu vực Đông Nam á có khí hậu gió mùa nóng, ẩm. Người dân trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản. 3. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết nội dung bài học. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Thứ sáu ngày 14 tháng 1 năm 2011 Khoa học Tiết39: Sự biến đổi hoá học (tiếp theo) I. Mục tiêu - Nêu được một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của áng sáng. II. đồ dùng dạy học - Đường, cốc, thìa, nước, cát,ống nghiệm, chanh, nến, vôi, giấy. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu 2 HS trả lời câu hỏi: + Dung dịch là gì? + Có bao nhiêu phương pháp để tách các chất trong dung dịch? - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Nội dung * Hoạt động 1: Sự biến đổi hoá học - Yêu cầu HS đọc mục 1 (SGK-Tr.78). - Cho HS làm thí nghiệm: + Đốt tờ giấy. + Cho đường vào ống nghiệm rồi đun đến khi có màu nâu thẫm - nếm. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: + Giấy đốt cháy biến thành than, ... + Đường bị biến đổi thành chất khác. * Sự biến đổi từ chất này thành chất khác là sự biến đổi hoá học. * Hoạt động 2: Làm việc với SGK - GV: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra khi đun nóng các chất như ở thí nghiệm đun đường. - GV chia nhóm và cho HS các nhóm quan sát SGK và nhận xét. - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm nêu nhận xét: Hiện tượng đố chứng tỏ điều gì? + Cho vôi sống vào nước sẽ được vôi tôi dẻo quánh kèm theo sự toả nhiệt -> tránh xa, không nghịch vôi vừa tôi dễ bị bỏng. + Vở cũ, cái áo cũ đã bị bạc màu. + Vì do ánh sáng làm biến đổi màu sắc các vật. - GV làm mẫu: Cho vôi sống vào nước. Gọi HS lên quan sát, nhận xét. à Kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra khi đun nóng hoặc không đun nóng các chất. 3. Củng cố, dặn dò + Khi ngâm sỏi vào dấm có hiện tượng biến đổi hoá học không? + Đốt nến cháy có hiện tượng biến đổi hoá học xảy ra không? - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Toán Tiết 100: Giới thiệu biểu đồ hình quạt I. Mục tiêu - Bước đầu biết đọc, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt. * Bài tập cần làm: Bài 1. II. Đồ dùng dạy học - Bảng nhóm, bảng phụ vẽ hình minh hoạ trong SGK. III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu Giáo viên Học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS chữa bài 2, 3 - tiết trước. - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Giới thiệu biểu đồ hình quạt * Ví dụ 1: - GV đưa biểu đồ cho HS quan sát và nhận dạng hình: + Biểu đồ có dạng hình gì? + Số trên mỗi phần của biểu đồ được ghi dưới dạng số nào? + Sách trong thư viện được chia thành mấy loại? Đó là những loại sách nào? + Tỉ số phần trăm của từng loại là bao nhiêu? * Ví dụ 2: - GV đưa ví dụ 2 và hướng dẫn tìm hiểu hình như ví dụ 1. - Yêu cầu HS làm bài, nêu kết quả. - GV nhận xét, kết luận. c. Thực hành * Bài 1: - Yêu cầu HS đọc, nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS nêu cách làm bài. - GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, chữa bài. * Bài 2 (HS khá, giỏi): - Gọi 1 HS đọc đề toán. - Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK, nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS làm bài, nêu kết quả. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. 3. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. - 2 HS lên bảng chữa bài. - HS nghe. - HS quan sát biểu đồ và nêu: + Biểu đồ có dạng hình quạt, được chia thành nhiều phần. + Số trên biểu đồ được ghi dưới dạng tỉ số phần trăm. + Sách trong thư viện được chia thành 3 loạil là: Truyện thiếu nhi, sách giáo khoa và các loại sách khác. + Truyện thiếu nhi 50%, sách giáo khoa 25%, các loại sách khác 25%. - HS quan sát thảo luận theo cặp đôi và trả lời ví dụ 2. - HS làm bài, nêu kết quả. - HS đọc, nêu yêu cầu của bài. - HS nêu cách làm bài. - HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét. - HS chữa bài. Số học sinh thích màu đỏ là: 120 x 25 : 100 = 30 (học sinh) Số học sinh thích màu trắng là: 120 x 20 : 100 = 24 (học sinh) Số học sinh thích màu tím là: 120 x 15 : 100 = 18 (học sinh) - HS đọc. - HS quan sát hình trong SGK, nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài, nêu kết quả. - HS nhận xét. - HS chữa bài. + Biểu đồ nói về kết quả học tập của học sinh ở một trường tiểu học + Có 3 loại giỏi, khá, trung bình + Có 17,5% học sinh của trường là học sinh giỏi; 60% là HS khá; 22,5% là học sinh trung bình. - HS nghe. - HS nghe. - HS nghe. Ký duyệt của BGH . . . . . Sinh hoạt lớp Đánh giá, nhận xét công tác trong tuần: Ưu điểm: .... Nhược điểm: .. Triển khai công việc tuần tới: .... III- Giao lưu văn nghệ: ......
Tài liệu đính kèm: