Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 (tiết 50)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 (tiết 50)

. MỤC TIÊU

- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.

- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.

- Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.

 

doc 13 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1047Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 (tiết 50)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Ngày soạn: 07 – 01 – 2011
Ngày dạy:
Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2011
Đạo đức
Tiết 20: EM YêU QUê hươnG
I. Mục tiêu
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.
- Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.
II. đồ dùng dạy học
- Giấy, bút màu.
- Các bài thơ, bài hát nói về tình yêu quê hương.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS luyện tập
* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Cây đa làng em.
- GV đọc truyện Cây đa làng em.
- 1 HS đọc lại truyện.
- HS thảo luận nhóm 4 các câu hỏi trong SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày,.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
? Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa?
+ Vì cây đa là biểu tượng của quê hương, cây đa đem lại nhiều lợi ích cho mọi người.
? Hà gắn bó với cây đa như thế nào?
+ Mỗi lần về quê, Hà đều cùng các bạn chơi dưới gốc đa.
? Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì?
+ Để chữa cho cây đa sau trận lụt.
? Những việc làm của bạn Hà thể hiện tình cảm gì với quê hương?
+ Bạn rất yêu quý quê hương.
? Qua câu chuyện của bạn Hà, em thấy đối với quê hương chúng ta phải có tình cảm và hành động gì?
+ Chúng ta phải gắn bó, yêu quý và bảo vệ quê hương.
* Hoạt động 2: Làm bài tập 1 - SGK
- HS thảo luận theo cặp bài tập 1.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận ý kiến đúng.
+ Trường hợp a, b, c, d thể hiện tình yêu quê hương.
* Ghi nhớ
- 3 HS tiếp nối nhau đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm các ý sau:
+ Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê hương mình?
+ Bạn đã làm được những việc gì thể hiện tình yêu quê hương mình?
- HS thảo luận theo nhóm, sau đó một số HS trình bày trước lớp.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận, khen những HS biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau:
+ Mỗi HS vẽ một bức tranh nói về việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương hoặc sưu tầm tranh, ảnh về quê hương mình.
+ Các nhóm HS chuẩn bị các bài thơ, bài hát,... nói về tình yêu quê hương.
Toán
Tiết 97: Diện tích hình tròn 
I. Mục tiêu
- Biết quy tắc tính diện tích hình tròn.
 * Bài tập cần làm: Bài 1 (a, b), Bài 2 (a, b), Bài 3.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng nhóm, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS chữa bài 3, 4 - tiết trước.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn
- GV giới thiệu thông qua bán kính như SGK: Muốn tính diện tích của hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với 3,14.
Ta có công thức: S = r x r x 3,14
(Trong đó: S là diện tích, r là bán kính)
c. Thực hành
* Bài 1 ( a, b):
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
? Nêu cách tính diện tích hình tròn?
* Bài 2 ( a, b):
- Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm một số bài của HS.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 3 (HS khá - giỏi):
- GV gọi HS đọc đầu bài và nêu cách giải.
- Yêu cầu HS nêu kết quả.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
? Nêu cách tính diện tích hình tròn?
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- HS nghe.
- HS nghe sau đó áp dụng tính diện tích hình tròn với bán kính là 2 dm
Diện tích của hình tròn là:
2 x 2 x 3,14 = 12,56 (dm)
- HS nêu.
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
a. Diện tích của hình tròn là:
5 x 5 x 3,14 = 78,5 (cm2)
b. Diện tích hình tròn là:
0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024(dm2)
- HS nêu.
- HS đọc đế bài toán.
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
a. Bán kính của hình tròn là:
12 : 2 = 6 (cm)
Diện tích của hình tròn là:
6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2)
b. Tương tự bán kính là 3,6 dm và diện tích là 40,6944 dm2
- HS đọc đàu bài và tự giải bài toán.
- HS nêu kết quả.
Bài giải
Diện tích của mặt bàn là:
45 x 45 x 3,14 = 6358,5 (cm2)
 Đáp số: 6358,5 cm2
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS nghe.
Thứ tư ngày 12 tháng 1 năm 2011
Luyện từ và câu
Tiết 40: NốI CáC Vế CÂU GHéP BằNG QUAN Hệ Từ
I. Mục tiêu
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép (BT1); biết cách dùng quan hệ từ để nối các vế câu ghép (BT3).
* HS khá, giỏi giải thích rõ được lí do vì sao lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn ở BT2.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, giấy khổ ghi sẵn 2 câu ghép ở BT2, BT3.
III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS tìm từ đồng nghĩa với từ Công dân và đặt câu với từ đó.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Phần nhận xét
* Bài 1:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài tập 1. 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn, tìm câu ghép trong đoạn văn và nêu những câu ghép tìm được.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
* Bài 2:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, các em dùng bút chì gạch chéo phân tách các vế câu ghép, khoanh tròn các từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu.
- HS lên bảng xác định các vế câu trong từng câu ghép.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
* Bài 3:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài tập 3.
- GV gợi ý: Các em đã biết có 2 cách nối các vế câu trong câu ghép: Nối bằng từ và nối trực tiếp. Các em hãy đọc lại từng câu văn, xem các vế trong mỗi câu được nối với nhau theo cách nào, có gì khác nhau?
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
c. Phần ghi nhớ
- HS đọc nội dung ghi nhớ, nhắc lại nội dung ghi nhớ.
d. Phần luyện tập
* Bài 1:
- HS đọc nội dung bài tập.
- GV lưu ý cho HS: Bài tập có 3 yêu cầu: Tìm câu ghép; Xác định vế câu; Tìm cặp quan hệ từ trong từng câu ghép.
- HS gạch dưới các câu ghép tìm được, phân tích các vế câu bằng gạch chéo, khoanh tròn cặp quan hệ từ, sau đó phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Bài 2:
- HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tập: Khôi phục lại từ bị lược trong các câu ghép. Giải thích vì sao tác giả có thể lược bớt những từ đó.
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- GV dán lên bảng tờ phiếu ghi hai câu văn bị lược bớt từ trên bảng.
- HS lên bảng khôi phục lại từ bị lược, đọc lại lời giải đúng.
? Vì sao tác giả lại lược bớt được các từ đó? 
+ Lược bớt cho gọn, thoáng, người đọc vẫn hiểu.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 3:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV gợi ý: dựa vào nội dung của 2 vế câu cho sẵn, các em xác định quan hệ giữa 2 vế câu, tìm quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống.
- HS làm bài vào vở.
- GV dán lên bảng lớp 3 tờ phiếu đã viết 3 câu văn.
- HS lên bảng thi làm bài, trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a. Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác.
b. Ông đã nhiều lần can gián mà vua không nghe.
c. Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách nối các vế câu ghép.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thể dục
Tiết 40: tung và bắt bóng - Nhảy dây
I. Mục tiêu
- Thực hiện được động tác tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay.
- Thực hiện được nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. 
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị mỗi HS một dây nhảy và đủ bóng để HS tập luyện. 
III. nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai.
- Trò chơi: “Chuyền bóng”.
2. Phần cơ bản
a. Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay
- Các tổ tập luyện theo khu vực đã qui định, do tổ trưởng điều khiển.
- GV đi lại quan sát và sửa sai cho HS.
- Thi đua giữa các tổ với nhau 1 lần.
- GV biểu dương tổ tập đúng.
b. Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân
- GV chọn một số HS nhảy tốt lên biểu diễn.
c. Chơi trò chơi: “Bóng chuyền sáu”
- GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi và qui định khu vực chơi.
- GV cho HS chơi thử 1-2 lần rồi chơi chính thức.
- GV nhận xét, kết luận.
X X
X X
X O O X
X X
X X
r
X X
X X
X O O X
X X
X X
3. Phần kết thúc
- Đi chậm thả lỏng toàn thân, kết hợp hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét đánh giá kết quả bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ năm ngày 13 tháng 1 năm 2011
Kĩ thuật
Tiết 20: CHĂM SóC Gà
I. Mục tiêu
- Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
- Biết cách chăm sóc gà. Biết liên hệ thực tế để nêu cách chăm sóc gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
II. Đồ dùng dạy học
- Một số tranh ảnh minh hoạ trong SGK. 
- Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà
- GV nêu: Khi nuôi gà, ngoài việc cho gà ăn, uống, chúng ta còn cần tiến hành một số công việc khác như sưởi ấm cho gà mới nở, che nắng, chắn gió lùa,để giúp gà không bị rét hoặc nắng, nóng. Tất cả những công việc đó được gọi là chăm sóc gà.
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 (SGK) và đặt câu hỏi để HS nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
- Nhận xét và tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1: Gà cần ánh sáng, nhiệt độ, không khí, nước và các chất dinh dưỡng để sinh trưởngvà phát triển. Chăm sóc nhằm tạo các điều kiện về nhiệt dộ, ánh sáng, không khí thích hợp cho gà sinh trưởng và phát triển. Chăm sóc gà đầy đủ giúp gà khoẻ mạnh, mau lớn, có sức chống bệnh tốt và góp phần nâng cao năng suất nuôi gà.
* Hoạt độn ...  đời sống động vật (dựa vào môn Khoa học lớp 4).
- GV nhận xét và giải thích: Nhiệt độ tác động đến sự lớn lên, sinh sản của động vật. Nếu nhiệt độ thấp quá hoặc cao quá, động vật có thể bị chết. Mỗi loài động vật có khả năng chịu nóng, chịu rét khác nhau. GV nêu ví dụ: Động vật còn nhỏ có khả năng chịu rét, chịu nóng kém hơn động vật lớn.
- HS nêu sự cần thiết phải sưởi ấm cho gà con nhất là gà không có mẹ (do ấp trứng bằng máy).
- HS trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS nêu cách sưởi ấm cho gà con ở gia đình hoặc địa phương.
- GV nhận xét và nêu một số cách sưởi ấm cho gà mới nở như dùng chụp sưởi (H1-SGK) hoặc sưởi bằng bóng đèn điện. Nếu không có điện có thể sưởi ấm bằng không khí quanh chuồng bằng cách đốt bếp than hoặc bếp củi,
b) Chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2b (SGK).
- HS nêu cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà.
- GV nhận xét và nêu tóm tắt tác dụng, cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà theo nội dung trong SGK.
- GV đặt câu hỏi để HS nêu cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà ở gia đình hoặc địa phương.
- GV nhận xét, kết luận.
c) Phòng ngộ độc thức ăn cho gà
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2c và quan sát hình 2 (SGK).
- HS nêu tên những thức ăn không được cho gà ăn.
- HS nêu tóm tắt cách phòng ngộ độc thức ăn cho gà theo nội dung trong SGK.
- GV nhận xét, kết luận.
* Kết luận hoạt động 2: Gà không chịu được nóng qúa, rét quá, ẩm quá và dễ bị ngộ độc bởi thức ăn có vị mặn, thức ăn bị ôi, mốc. Khi nuôi gà cần chăm sóc gà bằng nhiều cách như sưởi ấm cho gà con, chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà, không cho gà ăn nhữn thức ăn ôi, mốc, mặn,
* Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- Dựa vào mục tiêu, nội dung chính kết hợp với câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá. 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Luyện Tiếng Việt
ôn: mở rộng vốn từ: công dân
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS những kiến thức về chủ đề Công dân.
- Biết tìm từ ghép chỉ người, giải nghĩa được một số từ chỉ người.
II. đồ dùng dạy học
- Vở luyện Tiếng Việt.
III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Thế nào là Công dân? Đặt câu với từ Công dân?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- Giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 1:
- GV yêu cầu HS đọc, nêu yêu cầu của bài tập.
- GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
- GV giúp đỡ HS TB - yếu.
- Yêu cầu HS lên bảng chữa bài.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
 A
 B
công
dụng
nông
trường
lâm
nghiệp
thương
gia
ngư
dân
* Bài tập 2:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài, nêu kết quả.
- HS làm bài, nêu kết quả.
- HS và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Luyện Toán
ôn: CHU VI HìNH TRòN
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về cách tính và công thức tính chu vi hình tròn.
- Giúp HS nắm vững cách tính chu vi hình tròn và làm một số bài tập có liên quan. 
ii. đồ dùng dạy học
- Vở luyện Toán.
iII. Các Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu cách tính và công thức tính chu vi hình tròn?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài, nêu kết quả.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
a) Độ dài của một đường tròn gọi là chu vi của hình tròn đó.
b) Muốn tính chu vi của hình tròn, ta lấy đường kính nhân với số 3,14.
C = d x 3,14
Hoặc: Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy 2 lần bán kính nhân với số 3,14.
C = r x 2 x 3,14
* Bài 2: 
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
a) 5 x 3,14 = 15,7 (cm)
b) 1,5 x 3,14 = 4,71 (dm)
c) x 3,14 = 1,046..(dm)
? Nêu cách tính chu vi hình tròn khi biết đường kính của hình tròn?
* Bài 3:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
a) 2,35 x 2 x 3,14 = 14,758 (cm)
b) 0,72 x 2 x 3,14 = 4,5216 (dm)
c) x 2 x 3,14 = 5,024 (dm)
? Nêu cách tính chu vi của hình tròn khi biết bán kính của hình tròn?
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ bảy ngày 15 tháng 1 năm 2011
Tập làm văn
Tiết 40: LậP CHƯƠNG TRìNH HOạT ĐộNG
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết cách biết lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể.
- Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng 20/11 (theo nhóm).
II. Đồ dùng dạy học 
- Ba tấm bìa viết mẫu cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động (nội dung cụ thể ở phần lời giải ở BT2).
- Bút dạ và 1 số tờ giấy khổ to để hoạt động nhóm.
III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới 	
a.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS luyện tập 
* Bài tập 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu 1 - 2 HS đọc mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể.
* Bài tập 2:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung câu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể.
+ Buổi họp lớp bàn việc gì?
+ Các bạn đã quyết định chọn hình thức hoạt động nào để chúc mừng thầy cô?
+ Mục đích của hoạt động đó là để làm gì?
- HS trình bày ý kiến.
- HS nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, kết luận.
1. Mục đích:
- Chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Bày tỏ lòng biết ơn thầy cô.
? Để tổ chức buổi liên hoan, có những việc gì phải làm?
+ Chuẩn bị bánh kẹo, hoa quả; làm báo tường; chuẩn bị chương trình văn nghệ.
? Các công việc đó được phân công ra sao?
+ Bánh kẹo, hoa quảchén đĩa, lọ hoa, hoa tặng thầy cô: 
+ Trang trí lớp học: 
+ Ra báo: chủ bút bạn  cùng nhóm biên tập. Ai cũng phải viết bài, vẽ hoặc sưu tầm.
+ Các tiết mục văn nghệ: dẫn chương trình bạn; kịch câm:; kéo đàn:; các tiết mục khác...
? Kết quả buổi liên hoan thế nào?
+ Buổi liên hoan diễn ra rất vui vẻ trong không khí đầm ấm.
+ Các tiết mục văn nghệ hấp dẫn, thú vị.
+ Báo tường rất hay.
+ Thầy cô giáo rất cảm động, khen buổi liên hoan tổ chức chu đáo.
+ Cả lớp ai cũng hài lòng, cảm thấy gắn bó với nhau hơn.
2. Công việc, phân công:
- Mua hoa, bánh kẹo, hoa quả, nượn lọ hoa, chén đĩa, bày biện: bạn 
- Trang trí: bạn 
- Ra báo: bạn 
- Các tiết mục:
+ Kịch câm: bạn 
+ Kéo đàn: bạn 
+ Đồng ca: cả lớp
* Bài tập 3:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- GVgiups HS hiểu rõ yêu cầu của bài tập.
- GV gạch dưới từ công việc trên bảng phụ: Mục đích - Công việc, Phân công - Thứ tự các việc làm.
- HS viết bài vào vở, 3 HS làm bài vào giấy khổ to.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại lợi ích của việc lập chương trình hoạt động và cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
Khoa học
Tiết 40: Năng lượng
I. Mục tiêu 	
- Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đểu cần năng lượng. Nêu được ví dụ.
II. đồ dùng dạy học
- Nến, diêm. Ô tô đồ chơi chạy pin có đèn và còi.
III. các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là sự biến đổi hóa hoc? Cho ví dụ?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GVgiới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Hoạt động1: Thí nghiệm
- GV hướng dẫn cho HS thí nghiệm theo nhóm và thảo luận theo các câu hỏi:
+ Hiện tượng quan sát được?
+ Vật bị biến đổi thế nào?
+ Nhờ đâu vật có biến đổi đó?
- HS thực hành: nhóm trưởng cho các bạn quan sát, nhận xét báo cáo.
- GV cho HS trình bày thí nghiệm.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Khi dùng tay nhấc cặp sách, năng lượng do tay ta cung cấp đã làm cặp sách dịch chuyển.
+ Khi thắp nến nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Nến bị đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát ra ánh sáng và toả nhiệt.
+ Khi lắp pin và bật công tắc ô tô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng còi kêu. Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng làm động cơ quay, đèn sáng còi kêu.
* Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận
? Tìm các ví dụ khác về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng?
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ nêu thêm các ví dụ hoạt động của con người, của các động vật khác, của các phương tiện, máy móc chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
- GV cho HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Người nông dân cày, cấyàThức ăn.
+ Các bạn học sinh đá bóng, học bàiàThức ăn.
+ Chim săn mồiàThức ăn.
+ Máy bơm nướcàĐiện.
* Ghi nhớ
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
Luyện Toán
ôn: DIệN TíCH HìNH TRòN
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về cách tính và công thức diện tích hình tròn.
- Giúp HS nắm vững cách tính chu vi hình tròn và làm một số bài tập có liên quan. 
II. đồ dùng dạy học
- Vở luyện Toán.
iii. các Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu cách tính và công thức tính diện tích hình tròn?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài, nêu kết quả.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
a) Độ dài của một đường tròn gọi là chu vi của hình tròn đó.
b) Muốn tính diện tích của hình tròn, ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.
S = r x r x 3,14
(S là diện tích, r là bán kính đường tròn)
* Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
a) 15 x 15 x 3,14 = 706,5 (cm2)
b) 1,5 x 3,14 = 18,0864 (cm2)
? Nêu cách tính diện tích của hình tròn?
* Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu cách làm: Tìm bán kính rồi tính diện tích của hình tròn.
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- GV giúp đỡ HS TB - yếu.
- GV chấm bài HS.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
a) d = 0,3 à r = 0,15 à S = 0,15 x 0,15 x 3,14 = 0,07065 (cm2)
b) d = à r = à S = x x 3,14 = 0,3488... (dm2)
? Nêu cách tính chu vi của hình tròn khi biết đường kính của hình tròn?
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
 Ký duyệt của BGH
.
.
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20 B2 Lop 5.doc