Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 (tiết 16)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 (tiết 16)

I. MỤC TIÊU:

-Bước đầu biết vai trò quan trọng của ủy ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng.

-Kể được một số công việc cua UBND xã(phường) đối với trẻ em trên địa phương

-Biết được trách nhiệm của mội người dân là phải tôn trọng ủy ban nhân dân xã (phường).

-Có ý thức tôn trọng UBND xã (phường).

 

doc 50 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 946Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 (tiết 16)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 21 Ngày tháng năm 20
ÑAÏO ÑÖÙC
Tiết 21 ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM (Tiết 1)
KTKN: 85. SGK:31 
I. MỤC TIÊU:
-Bước đầu biết vai trò quan trọng của ủy ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng.
-Kể được một số công việc cua UBND xã(phường) đối với trẻ em trên địa phương
-Biết được trách nhiệm của mội người dân là phải tôn trọng ủy ban nhân dân xã (phường).
-Có ý thức tôn trọng UBND xã (phường).
* HSK,G: Tích cực tham gia các hoat động phù hợp với khả năng do UBND xã (phường) tổ chức.
II. CHUẨN BỊ:
Ảnh trong bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Kiểm tra bài cũ:
GV hỏi: Em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu quê hương?
Nhận xét.
@ Dạy bài mới:
1/ Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Đến Ủy ban nhân dân phường.
* Mục tiêu: HS biết một số công việc của UBND xã (phường) và bước đầu biết được tầm quan trọng của UBND xã (phường). 
 * Cách tiến hành:
- GV mời 3 HS đọc phân vai truyện: Đến Uỷ ban nhân dân phường SGK/31.
*GV giải thích:UBND ở ngoại thành thì gọi là UBND xã ,nội thành gọi là UBND phường,UBND xã thường ở vị trí trung tâm trong xã để người dân dễ dàng liên hệ.
- GV yêu cầu cả lớp thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Bố Nga đến UBND phường để làm gì?
+Ngoài việc cấp giấy khai sinh, UBND xã ( phường) còn làm những việc gì?
+ UBND xã (phường) có vai trò rất quan trọng nên mỗi người dân cần phải có thái độ như thế nào đối với UBND?. 
- GV kết luận: UBND xã (phường) giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương. Vì vậy, mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ Ủy ban hoàn thành công việc.
- GV mời 1-2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK/32.
2/ Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK.
* Mục tiêu: HS biết một số việc làm của UBND xã (phường).
* Cách tiến hành:
- GV cho HS thảo luận nhóm 4: (5 phút)
- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến.
- GV kết luận: UBND xã (phường) làm các việc: b, c, d, đ, e, h, i.
3/ Hoạt động 3: Làm bài tập 3, SGK.
* Mục tiêu: HS biết được các hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND xã (phường).
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS tự làm bài tập.
- GV gọi một số HS lên trình bày ý kiến.
- GV kết luận: 
+ (b), (c) là hành vi, việc làm đúng.
+ (a) là hành vi không nên làm.
@ Củng cố, dặn dò:
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
-Em đã bao giờ ra UBND xã mình ? Em ra làm gì và gặp ai ?Kể cho các bạn nghe –Em có thể tham gia các hoạt động nào phù hợp với khả năng do UBND xã tổ chức?
-GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tìm hiểu về UBND xã (phường) tại nơi mình ở; các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà UBND xã (phường) đã làm.Thực hành làm theo bài học.
Cá nhân: (2-3 hs)
Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, có thể sánh vai với các cường quốc năm châu.
- 1 em dẫn chuyện, bố, Nga .
-Nhóm 2:Đại diện trả lời-HS khác nhận xét và bổ sung.
+ Bố Nga đến UBND phường để làm giấy khai sinh cho em bé.
+ Ngoài làm giấy khai sinh cho em bé, UBND xã ( phường) còn làm rất nhiều việc: xác nhận chỗ ở; quản lí việc xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em ; tổ chức tiêm chủng mở rộng, 
+ UBND xã (phường) có vai trò rất quan trọng nên mỗi người dân cần phải tôn trọng và giúp đỡ Ủy ban làm việc.
- 1-2 HS đọc.
- Nhóm 4:
- Đại diện nhóm trình bày, các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
- HS làm việc cá nhân.
- Một số HS trình bày, các HS khác bổ sung ý kiến.
-1-2 HS đọc ghi nhớ SGK.
-HS phát biểu.
-Phòng chống SXH,dịch cúm A H1N1,
-Lắng nghe
TUẦN: 21 Ngày tháng năm 20 
TOAÙN 
 Tiết 101 LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
KTKN:70. SGK:103 
I. MỤC TIÊU:
Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
*BT cần làm :1.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Kiểm tra bài cũ:
-GV yêu cầu HS quan sát và đọc biểu đồ ở ví dụ 2, SGK/102:
- Biểu đồ nói về điều gì ?
- Có bao nhiêu phần trăm HS tham gia môn Bơi ?
- Tổng số HS của cả lớp là bao nhiêu ?
- Tính số HS tham gia môn Bơi.
 *Nhận xét và đánh giá.
@ Dạy bài mới:
Giới thiệu:GV giới thiệu và ghi tên bài
1. Giới thiệu cách tính
Thông qua ví dụ nêu trong SGK để hình thành quy trình tính như sau :
* GV hướng dẫn:
- Chia hình đã cho thành các hình quen thuộc (các phần nhỏ) có thể tính được diện tích. Cụ thể, chia hình đã cho thành hai hình vuông và một hình chữ nhật.
- Xác định kích thước của hình mới tạo thành. Cụ thể: hình vuông có cạnh là 20m; hình chữ nhật có các kích thước là 70m và 40,1m.
- Tính diện tích của từng hình rồi cộng lại.
*Yêu cầu HS làm bài.
*GV chữa bài và củng cố cách làm.
2. Thực hành
*Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc đề BT 1 và quan sát hình vẽ SGK
 -GV vẽ hình lên bảng, hướng dẫn HS : Có thể chia hình đã cho thành hai hình chữ nhật, tính diện tích của chúng, từ đó tính diện tích của cả mảnh đất. HS suy nghĩ tìm cách giải, nên chọn cách tính đơn giản.
*Bài 2: GV hướng dẫn làm tương tự như bài 1, chia khu đất thành ba hình chữ nhật hoặc làm theo một cách khác :
+ Hình chữ nhật có các kích thước là 141m và 80m bao phủ khu đất.
+ Khu đất đã cho chính là hình chữ nhật bao phủ bên ngoài khoét đi hai hình chữ nhật nhỏ ở góc trên bên phải và góc dưới bên trái.
+ Diện tích của khu đất bằng diện tích của cả hình chữ nhật bao phủ trừ đi diện tích của cả hai hình chữ nhật nhỏ với các kích thước là 50m và 40,5m.
*Củng cố,dặn dò:
-Nêu lại cách tính DT hình chữ nhật,hình vuông ?Để tính được dt HCN và hình vuông,ta cần biết yếu tố nào?
-GV chốt lại bài.Về nhà xem lại cách tính dt của các hình trong bài
-Nhận xét.
-Dặn CBBS.
HS trình bày:
- Biểu đồ cho biết tỉ số phần trăm HS tham gia các môn thể thao của lớp 5C.
- Có 12,5% HS tham gia môn Bơi.
- Tổng số HS của cả lớp là 32 HS.
- Số HS tham gia môn Bơi là:
 32 x 12,5:100 = 4 (HS)
-Ghi vở
-1HS đọc Y/C ví dụ 1.
- HS theo dõi trong SGK/103.
-HS làm bài
- 1HS đọc đề bài tập 1.
-HS trao đổi theo cặp làm vở, 1 HS làm bảng nhóm để sửa bài .
Bài giải
a) Chia mảnh đất thành 2 hình chữ nhật ABCD và MNPQ.
b) Tính:
Độ dài cạnh CD là:
3,5 + 4,2 + 3,5 = 11,2 (m)
Diện tích của hình chữ nhật ABCD là:
11,2 x 3,5 = 39,2 (m2)
Diện tích của hình chữ nhật MNPQ là:
6,5 x 4,2 = 27,3 (m2)
Diện tích của mảnh đất là:
39,2 + 27,3 = 66,5 (m2)
Đáp số: 66,5 m2 
- KKHSK,G làm thêm (nếu còn thời gian )
Bài giải
Diện tích hình chữ nhật bao phủ bên ngoài khu đất là:
141 x 80 = 11280 (m2)
Diện tích của hai hình chữ nhật nhỏ là:
50 x 40,5 x 2 = 4050 (m2)
Diện tích của khu đất là:
11280 – 4050 = 7230 (m2)
Đáp số: 7230 m2 
-HS trả lời
-Lắng nghe
Duyệt :
--------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN: 21 Ngày tháng năm 20 
TAÄP ÑOÏC
 Tieát 41 TRÍ DŨNG SONG TOÀN 
KTKN: 34. .SGK: 25
I. MỤC TIÊU:
 -Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.
 -Hiểu ý nghiã: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn ,bảo vệ được danh dự , quyền lợi đất nước. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Kiểm tra bài cũ:
-GV yêu cầu 2 HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng và trả lời các câu hỏi:
- Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì?(HSY)
- Từ câu chuyện này, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân với đất nước?(HSK)
Nhận xét,ghi điểm.
@ Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
Trí dũng song toàn là truyện kể về một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nước ta - danh nhân Giang Văn Minh. Qua truyện này, các em sẽ hiểu thêm về tài năng, khí phách, công lao và cái chết lẫm liệt của thám hoa Giang Văn Minh cách nay ngót 400 năm. Ghi bảng tên bài
2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a)Luyện đọc: 
- GV yêu cầu:
+ Một HS giỏi đọc bài văn.
+ HS quan sát tranh minh họa sứ thần Giang Văn Minh oai phong, khảng khái đối đáp giữa triều đình nhà Minh.
- GV yêu cầu hai, ba tốp HS (mỗi tốp 4 HS) tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài văn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến mời ông đến hỏi cho ra lẽ.
+ Đoạn 2: Từ Thám hoa vừa khóc đến thoát khỏi nạn mỗi năm cống nạp một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng.
+ Đoạn 3: Từ Lần khác đến sai người ám hại ông.
+ Đoạn 4 : Phần còn lại của bài văn.
*Lượt 1:phát âm từ dễ đọc sai:khóc lóc, Liễu Thăng, cống nạp, đồng trụ, nổi dậy, loang, linh cửu,
*Lượt 2: giải nghĩa các từ ở mục chú giải.
GV giải nghĩa thêm các từ : tiếp kiến (gặp mặt), hạ chỉ (ra chiếu chỉ, ra lệnh), than (than thở), cống nạp (nạp: nộp).
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV gọi 1-2 HS đọc toàn bộ bài văn.
- GV đọc diễn cảm bài văn - giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương; đọc phân biệt lời các nhân vật. 
b) Tìm hiểu bài:
-1. Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lễ góp giỗ Liễu Thăng? 
GV phân tích thêm để HS nhận ra sự khôn khéo của Giang Văn Minh: đẩy vua nhà Minh vào hoàn cảnh vô tình thừa nhận sự vô lý của mình, từ đó dù đã biết mắc mưu vẫn phải bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ Liễu Thăng.
-2. Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh.
-3. Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh ? 
-4. Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn ? 
*Nội dung bài ?
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV yêu cầu HS đọc lại toàn truyện theo cách phân vai. GV hướng dẫn HS đọc đúng lời Giang Văn Minh và các nhân vật.
- GV chọn và hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 2. 
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện. 
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS kể câu chuyện về Giang Văn Minh cho người thân.
2 HS đọc và trả lời:
- Việc làm của ông Thiện cho thấy ông là một công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa, sẵn sàng hiến tặng số tài sản rất lớn của mình cho Cách mạng vì mong muốn được góp sức mình vào sự nghiệp chung.
- Người công dân phải có trách nhiệm với vận mệnh của đất nước./ Người công dân phải biết hy sinh vì cách mạng, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./ Người công dân phải biết góp công, góp của vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- HS lắng nghe.
-Ghi vở.
- 1 HS giỏi đọc.
- HS quan sát tranh minh họa trong SGK.
- Các tốp HS đọc tiếp nối 4 đoạn, mời bạn nhận xét cách đọc.
-GV viết bảng –HS đọc
-1HS đọc
- Nhóm 2.
- 1, 2 HS đọc.
- HS lắng nghe và chú ý giọng đọc của GV.
-1. Nhóm 2: vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh phán: không ai phải giỗ người đã  ... n bảng trình bày kết quả, HS khác nhận xét và bổ sung.
- HS lắng nghe.
___________________________________
TUẦN: 21 Ngày tháng năm 20 
TOAÙN
 Tieát 105 DIỆN TÍCH XUNG QUANH 
VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
KTKN: 70 .SGK: 109
I. MỤC TIÊU:
 -Có biểu tượng về diện tích xung quang, diện tích toàn phần của hình chữ nhật.
 -Biết tính diện tích xung quang và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
*BT cần làm : 1.
II.CHUẨN BỊ: GV chuẩn bị một số hình hộp chữ nhật có thể khai triển được , 2 bảng phụ vẽ sẵn các hình khai triển .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra HS về Hình hộp chữ nhật và hình lập phương - chỉ ra số mặt, số cạnh và số đỉnh.
@ Dạy bài mới:
1. Hướng dẫn HS hình thành khái niệm, cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật:
- GV cho HS quan sát các mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật, chỉ ra các mặt xung quanh. GV mô tả về diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật rồi nêu như trong SGK.
- GV nêu bài toán về diện tích của các mặt xung quanh (dựa trên nhận xét về đặc điểm của các mặt bên). HS nêu hướng giải và giải bài toán, GV nhận xét, kết luận.
- HS quan sát hình khai triển, nhận xét để đưa ra cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật; giải bài toán cụ thể. GV nhận xét, kết luận.
- GV nêu cách làm tương tự để hình thành biểu tượng và quy tắc tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. HS làm một bài toán cụ thể nêu trong SGK. GV đánh giá bài làm của HS và nêu lời giải bài toán.
2. Thực hành
* Bài 1: HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp làm bài tập, đổi bài làm cho nhau để kiểm tra và tự nhận xét.
- GV yêu cầu một số HS nêu kết quả, GV đánh giá bài làm của HS và nêu lời giải bài toán.
* Bài 2: HS vận dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần để giải bài toán.
- GV yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán, sau đó HS tự làm và nêu kết quả, các HS khác nhận xét.
- GV đánh giá bài làm của HS.
*Củng cố,dặn dò:
-GV chốt lại bài.Hỏi cách tính dtxq,dttp HHCN-Dặn học thuộc
-Nhận xét.
-Dặn CBBS
- HS trình bày:
+ Hình hộp chữ nhật có: 6 mặt, 12 cạnh và 8 đỉnh.
+ Hình lập phương có: 6 mặt, 12 cạnh và 8 đỉnh.
- HS quan sát.
-Chỉ ra các mặt xung quanh-mô tả S xq
-Thảo luận cách tìm dt xung quanh
Dựa vào số đã có tính S xq
-GV chốt lại cách tính
-1 HS đọc đề -Nêu lại cách tính S xq và
S tp của HHCN.
- Nhóm 2 làm bài-Vài HS làm bảng nhóm
Bài giải
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
(5 + 4) x 2x3 = 54 (dm2)
Diện tích toàn phần của hình HCN là:
54 + 5 x 4 x 2 = 94 (dm2)
-( KKHSK,G) –Nếu còn thời gian
Bài giải
Diện tích xung quanh của thùng tôn là :
(6 + 4) x 2 x 9 = 180 (dm2)
Diện tích đáy của thùng tôn là :
6 x 4 = 24 (dm2)
Thùng tôn không có nắp nên diện tích tôn dùng để làm thùng là :
180 + 24 = 204 (dm2)
Đáp số : 204dm2.
Duyệt :
--------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN: 21 Ngày tháng năm 20 
TAÄP LAØM VAÊN
 Tieát 42 TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI 
KTKN: 35 .SGK:34
I. MỤC TIÊU:
 -Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người .
-Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu HS trình bày lại CTHĐ đã lập trong tiết TLV trước.
@ Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Nhận xét kết quả bài viết của HS
GV mở bảng phụ đã viết ba đề bài của tiết Kiểm tra viết (Tả người); một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý
a) Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp
- Những ưu điểm chính:
+ Xác định đúng đề bài (ta một ca sĩ đang biểu diễn, một nghệ sĩ hài em yêu thích, tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong một truyện em đã đọc theo tưởng tượng).
+ Bố cục (đầy đủ, hợp lí), ý (đủ, phong phú, mới, lạ), diễn đạt (mạch lạc, trong sáng).
- Những thiếu sót, hạn chế. 
b) Thông báo điểm số cụ thể.
3. Hướng dẫn HS sửa bài:
GV trả bài cho từng HS:
a) Hướng dẫn HS sửa lỗi chung
- GV chỉ các lỗi cần sửa đã viết sẵn trên bảng phụ.
- GV sửa lại cho đúng bằng phấn màu.
b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài
- GV yêu cầu HS đọc lời nhận xét của GV, sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của HS trong lớp.
- GV hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn, từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
- GV yêu cầu mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
- GV cho nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn viết lại (có so sánh với đoạn cũ). GV chấm điểm đoạn viết của một số HS.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS đã làm bài tốt, những HS sửa bài tốt trên lớp.
- Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cả bài văn để nhận điểm cao hơn. Chuẩn bị học tiết TLV tuần 22 (Ôn tập về văn kể chuyện). GV khuyến khích HS xem lại kiến thức đã học về văn KC ở lớp 4.
- HS trình bày.
- Một số HS lên bảng sửa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự sửa trên nháp.
- HS cả lớp trao đổi về bài sửa trên bảng.
- Nhóm 2.
- HS lắng nghe.
- HS trao đổi, thảo luận. 
- HS viết lại đoạn văn chưa đạt.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc.
Duyệt :
--------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN: 21 Ngày tháng năm 20 
KEÅ CHUYEÄN
Tieát 21 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
KTKN: 35 .SGK:29
I. MỤC TIÊU:
Kề được một câu chuyện về việc làm cảu những công dân nhỏ thề hiện ý thức bảo vệ công trình công cộng, các di tích lịch sự-văn hóa, hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành luật lệ Giao thông đường bộ hoặc việc làm thể hiện long biết ơn các thương binh liệt sĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh, ảnh phản ánh các hoạt động bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử - văn hóa; ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ; việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ,
- Bảng lớp viết đề bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu HS kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc nói về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
@ Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Trong tiết KC gắn với chủ điểm Người công dân hôm nay, các em sẽ kể những câu chuyện các em đã chứng kiến hoặc việc các em đã làm thể hiện ý thức của người công dân.
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
- GV yêu cầu một HS đọc 3 đề bài.
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã viết trên bảng lớp :
1) Kể một việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử - văn hóa.
2) Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ.
3) Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
- GV cho ba HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng 3 gợi ý (1, 2, 3) cho 3 đề. 
- GV yêu cầu HS đọc kĩ gợi ý cho đề đã chọn. GV hỏi HS đã chuẩn bị ở nhà (chọn một câu chuyện và hình dung dàn ý câu chuyện) như thế nào.
- Một số HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện mình chọn kể. 
- GV yêu cầu HS lập nhanh dàn ý cho câu chuyện theo cách gạch đầu dòng.
3. Thực hành KC và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
a) KC theo nhóm
GV yêu cầu từng cặp HS dựa vào dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
b) Thi KC trước lớp
- GV mời đại diện các nhóm thi kể. Mỗi HS kể xong sẽ cùng các bạn đối thoại về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét, bình chọn HS có câu chuyện ý nghĩa nhất, HS KC hấp dẫn nhất trong tiết học.
- GV kết hợp lồng ghép An toàn giao thông bài 2.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
- Dặn HS xem trước nội dung và tranh minh họa bài KC tuần 22 - Ông Nguyễn Khoa Đăng.
- HS trình bày trước lớp.
- 1 HS đọc
- HS theo dõi trên bảng.
- 3 HS tiếp nối đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Một số HS nêu tên câu chuyện của mình sẽ kể trước lớp.
- Cả lớp lập nhanh dàn ý vào nháp.
- Nhóm 2.
- HS thi KC trước lớp và trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn.
Duyệt :
--------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng
MÓ THUAÄT
(Tieát 21) TẬP NẶN TẠO DÁNG: ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
(SGK/66)
I. MỤC TIÊU:
- HS có khả năng quan sát, biết cách nặn các hình khối.
- HS nặn được hình người, đồ vật, con vật, và tạo dáng theo ý thích.
- HS ham thích sáng tạo và cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối.
II. CHUẨN BỊ:
- Sưu tầm một số tượng, đồ gốm, đồ mĩ nghệ; một vài đồ vật, con vật được tạo dáng bằng những vật liệu khác nhau như gỗ, giấy, bìa cứng, vỏ hộp,
- Đất nặn và dụng cụ nặn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài:
GV lựa chọn cách giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung.
2. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
GV giới thiệu các hình minh họa ở SGK, bộ ĐDDH để HS thấy sự phong phú về hình thức và ý nghĩa của các hình nặn.
3. Hoạt động 2: Cách nặn 
- GV nhắc lại cách nặn hoặc cách ghép hình, đồng thời thao tác để HS quan sát.
- GV cho HS quan sát các bước nặn ở hình gợi ý trong SGK và phân tích để HS biết cách nặn và sắp xếp hình nặn theo đề tài.
- GV hướng dẫn HS cách xé dán bằng giấy màu nếu không có đất nặn.
4. Hoạt động 3: Thực hành
- GV cho HS chọn hình định nặn (người, con vật, cây, quả,)
- GV yêu cầu HS tự nặn hình.
- GV gợi ý, bổ sung cho HS về cách nặn và cách tạo dáng.
5. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV cho HS bày bài nặn trên bàn và gợi ý cho HS nhận xét, xếp loại về:
+ Hình nặn (có đặc điểm gì?).
+ Tạo dáng (có sinh động không?).
- GV nhận xét bài học và khen ngợi những HS có bài đẹp.
6. Dặn dò:
GV dặn HS về nhà sưu tầm kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và một số kiểu chữ khác ở sách, báo.
- HS lắng nghe.
 HS quan sát hình minh họa.
- HS lắng nghe và quan sát.
- HS tự chọn hình để nặn.
- HS làm việc cá nhân.
- HS nhận xét bài nặn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TOAN L5.doc