Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 (tiết 52)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 (tiết 52)

I.Mục tiêu:

-Bước đầu biết vai trò quan trọng của ủy ban nhân dân xã (phường )đối với cộng đồng.

-Kể được một số công việc của ủy ban nhân dân xã (phường )đôi vơi trẻ em ở địa phương .

-Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã (phường ).

 

doc 101 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1048Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 (tiết 52)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 21
 Thứ , ngày tháng năm 2009
Đạo đức: Tiết21: uỷ ban nhân dân xã (phường ) em
I.Mục tiêu: 
-Bước đầu biết vai trò quan trọng của ủy ban nhân dân xã (phường )đối với cộng đồng.
-Kể được một số công việc của ủy ban nhân dân xã (phường )đôi vơi trẻ em ở địa phương .
-Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã (phường ).
II.Đồ dùng: VBT
III.Các hoạt động dạy học. 
A.Kiểm tra: Nêu việc em đã làm thể hiện tình yêu quê hương.
B.Bài mới: 
HĐ1: Tìm hiểu truyện “Đến uỷ ban ND phường”.
- 2 HS đọc truyện SGK
+ Bố Nga đến UBND phường để làm gì?
+ UBND phường làm các công việc gì?
+ UBND xã (phường ) có vai trò rất quan trọng nên mỗi người dân phải có thái độ như thế nào đối với UBND ?
- 1 số HS nêu – Gv nhận xét.
- HS đọc ghi nhớ – SGK 
HĐ2: LàmBT 1 SGK
- HS TL nhóm 4, bt1
- Đại diện 1 số nóm trình bày
- Cả lớp, GV theo dõi, nxét, kl
HĐ3: Làm BT 3, SGK
- 1 HS đọc yc bài tập.
- Hs trình bày ý kiến.
- Cả lớp, GV nhận xét, KL
- Giải quyết nhiều công việc qtrọng đối với người dân địa phương. Vì vậy, mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ UB hoàn thành công việc.
- 3 – 4 HS đọc 
- 1 HS đọc yc bài tập
- Các nhóm TL, nêu
- UBND xã (phường) làm các việc ở mục: b, c,d,đ, e, h, i.
-1 HS đọc to bài tập, cả lớp theo dõi.
- HS nêu : Các hành vi việc làm phù hợp khi đến BNN xã(phường)
+ b, c là h/vi, việc làm đúng.
+ a là h/vi không nên làm.
C.Củng cố – dặn dò: GV nx tiết học.
D.Tìm hiểu về UBND xã nơi em ở.
Toán: Tiết101: Luyện tập về tính diện tích
I.Mục tiêu: Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học .
II.Đồ dùng: 
III.Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra: Chữa bài ở VBT.
B.Bài mới: 1.Giới thiệu cách tính.
- GV nêu VD: Vẽ hình lên bảng như SGK
HDHS: + Chia hình đã cho thành các hình quen thuộc (các phần nhỏ) có thể tính được diện tích. Cụ thể chia hình đã cho thành 2 hình vuông và 1 hình chữ nhật.
+ Xác định kích thước của các hình mới tạo thành (HV cạnh 2cm, HCN: dài 70cm, rộng 40,1 cm)
+ Tính S các phần nhỏ S toàn bộ mảnh đất.
2.Thực hành: HD HS làm bt 1,2
Bài1: Y/c HS đọc bài, quan sát hình vẽ.
Có thể chia hình đã cho thành 2 hình chữ nhật, tính diện tích của chúng, từ đó tính S của cả mảnh đất.
- 1 số HS nêu bài làm, GV chấm, chữa bài.
- Chốt: Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm ntn? 
Bài2:((HS khá giỏi ) HDHS chia khu đất thành 3 hình chữ nhật hoặc làm cách khác
 (1) 
 50m
 40,5m (3) 40,5m
 50m (2) 30m
 100,5m
- Hcn có các kích thước là 141m và 80m bao phủ khu đất
- Khu đất đã cho chính là hcn bao phủ bên ngoài khoét đi 2 hcn nhỏ ở góc bên phải và góc bên trái.
- S của hcn = S của hcn bao phủ trừ S 2 hcn nhỏ với các kích thước 50m và 40,5m
- Gv chấm, chữa bài
C.Củng cố, dặn dò: GV nx giờ học
D.Làm bài tập ở VBT
- HS theo dõi
- HS làm vào vở nháp
+ Độ dài cạnh DC là: 
 25 + 20 + 25 = 70 (cm)
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
 70 x 40,1 = 1807 (cm2)
Diện tích của 2 hv EGHK và MNPQ là:
 20 x 20 x2 = 800(cm2)
Diện tích của mảnh đất là:
 1807 + 800 = 3607(cm2)
+ Hs làm bài
 Diện tích của hcn thứ nhất là:
 (3,5 + 4,2 + 3,5) x 3,5 = 39,2(cm2)
 Diện tích của hcn thứ 2 là:
 6,5 x 4,2 = 27,3(cm2)
 Diện tích của mảnh đất là
 39,2 + 27,3 = 66,5(cm2)
+ HS theo dõi, làm bài
C1: Chiều dài của mảnh đất:
 100,5 + 40,5 = 141(m)
 Chiều rộng của mảnh đất:
 30 + 50 = 80(m)
 Diện tích mảnh vườn là:
 141 x 80 – (50 x 40,5 x 2) = 7230(m2)
C2: Diện tích của h1 và h2 là:
 30 x 40,5 x 2 = 2430 (m2)
 Chiều dài h3 là:
 50 + 30 = 80(m)
 Chiều rộng h3 là:
 100,5 – 40,5 = 60(m)
 Diện tích h3:
 80 x 60 = 4800(m2)
 Diện tích của cả mảnh vườn là:
 2430 + 4800 = 7230(m2)
- HS đổi vở kiểm tra bài nhau
Tập đọc: Tiết21: Trí dũng song toàn
I.Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn ,đọc phân biệt giọng của các nhân vật .
 - Hiểu ý nghĩa :Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn ,bảo vệ được danh dự ,quyền lợi đất nước .(Trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
II. Đồ dùng: Tranh SGK.
III.Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra: HS đọc bài “Nhà tài trợ đặc biệt của CM”
B.Bài mới: 1. GBT
2.HDHS LĐ và tìm hiểu bài
a.Luyên đọc: 
- 1 HS đọc cả bài
- HS đọc nối tiếp đoạn, kết hợp LĐ các từ: trí dũng, Liễu Thăng, đồng trụ,1 hs đọc chú giải
- HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu toàn bài
b.Tìm hiểu bài
- Y/c hs đọc thầm đoan 1,2:
+ Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lễ góp giỗ Liễu Thăng?
+ Nhắc lại nội dung cuộc đối thoại giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh.
- 1 HS đọc 2 đoạn còn lại
+ Vì sao Vua nhà Minh lại sai người ám hại Giang Văn Minh? 
- HS đọc thầm cả bài.
+ Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
c.Đọc diễn cảm: - Hs đọc phân vai. Lưu ý đọc đúng lời GVM và các nhân vật.
- GV đọc diễn cảm cả bài
- Hs LĐ theo nhóm
- 1 số nhóm đọc thi
- Cả lớp, GV theo dõi nhận xét
C.Củng cố, dặn dò: 1 HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
D.Luyện đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát tranh - SGK
- Cả lớp theo dõi
- Mỗi HS đọc 1 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến cho ra lẽ
Đoạn 2: Tiếp đó đến Liễu Thăng
Đoạn 3 Tiếp đến ám hại ông
Đoạn 4: Phần còn lại
- Cả lớp đọc thầm
-  vờ khóc than vì không có mặt ởnhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh phán không ai phải cúng giỗ người chết từ năm đời. Giang Văn Minh tâu luôn: Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm
- 1 số hs nhắc
- Vua Minh mắc mưu GVM, phải bỏ lễ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. GVM không nhún nhường tưrớc câu đối của đại thần trong triều còn giám lấy việc quân đội của 3 triều đại  để đối lại vừa mưu trí, vừa bất khuất 
- 5 HS đọc: người dẫn chuyện, GVM, vua nhà Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.
- HS LĐ theo nhóm 3
- HS đọc thi
- Cả lớp nhận xét
Khoa học: Tiết41: Năng lượng mặt trời.
I.Mục tiêu: 
 Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sốngvà sản xuất :chiếu ang ,sưởi ấm ,phơi khô ,phát điện ,...
II.Đồ dùng: VBT, phương tiện, máy móc chạy bằng nămg lượng mặt trời
III.Hoạt động dạy học. 
A.Kiểm tra: Nêu 1 số h/động của con người, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
B.Bài mới:
* HĐ1: Thảo luận:
- GV nêu câu hỏi, yc HD TLnhóm 4.
+ Mặt trời cung cấp năng lượng cho TRái đất ở nhữngdạng nào?
+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống.
+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khíhậu (Con người, thực vật, động vật).
+ Than đá, dầumỏ, khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Nguồn gốc của các nguồn năng lượng này là mặt trời. Nhờ có năng lương MT mới có quá trình quang hợp của lá cây và cây cối mới sinh trưởng được.
*HĐ2: Quan sát và TL.(MT2)
- Y/c Hs quan sát hình 2,3,4 SGK trang 84,85, Tl nhóm 2 - ghi kquả vào VBT (BT 3,4).	
- Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong c/sống hằng ngày.
+ Kể tên 1 số công trình, máy móc sử dụng năng lượng MT . G/thiệu máy móc chạy bằng năng lượng MT.
+ Kể một số ví dụ về việc sử dụng NLMT ở gia đình và địa phương em.
*HĐ3: Trò chơi
- GV vẽ 2 hình mặt trời ở bảng
- Y/c 2 đội lên điền xung quanh các vai trò, ứng dụng của MT đối với sự sống trên trái đất.
- Nhóm nào điền nhanh hơn, đúng thì thắng cuộc.
- HS TL và nêu
+ ánh sáng và nhiệt.
+ Mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái đất.
+ Nếu không có năng lượng mặt trời thì thời tiết và khí hậu sẽ có những thay đổi xấu: Không có gió, không có nắng, không có mưa,
Con ngời sử dụg NLMT để học tập, vui chơi, ....,NLMT giúp cho con người khoẻ mạnh... 
NLMT được con người dùng để chiếu sáng, sởi ấm, làm khô, đun nấu, phát điện,
TV cần NLMT để sống khoẻ mạnh, thích nghi với môi trường sống.
- HSTL, cử đại diện trình bày.
- Chiếu sáng, phơi khô các đồ vật lương thực, thực phẩm, làm muối,
- Máy tính bỏ túi, đồng hồ,..
- Làm nóng nước, phơi quần áo, làm muối, sưởi ấm
- 2 đội, mỗi đội cử 5 người, mỗi người chỉ điền 1vai trò của NLMT, ứng dụng không điền lặp.
C.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học
D. HS về nhà làm bài tập vào vở.
 Thứ ngày tháng năm 2009
Toán: Tiết102: Luyện tập về tính diện tích. (tiếp theo)
I.Mục tiêu: 
 Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học 
II.Đồ dùng: 
III.Các hoạt động dạy học. 
A.Kiểm tra: Chữa bài tập ở vở bài tập.
B.Bài mới: 1. Giới thiệu cách tính.
 Thông qua ví dụ SGK hình thành quy trình tính diên tích mảnh đất:
- Chia hình đã cho thành 1 hình tam giác và 1 hình thang.
- Đo các khoảng cách trên mặt đất, thu thập số liệu đã cho, g/sử ta được bỏ số liệu như SGK.
- Tính S từng phần nhỏ, rối tính S mảnh đất.
2.Thực hành: HDHS làm bài tập 1,2. 
Bài1: HDHS tính diện tích 1 hình chữ nật và hai hình tam giác từ đó suy ra diện tích của cả mảnh đất.
- Một số HS nêu cách làm.
- Cả lớp nx, bổ sung.
- GV cấm bài, chữa bài.
Chốt bài: Nêu cách tính diện tích hình thang, diện tích hình tam giác? 
Bài 2:(HS khá giỏi ) Tiến hành tương tự bài 1.
Diện tích mảnh đất gồm 2 hình tam giác và 1 hình thang.
- GV chấm bài.
- HS theo dõi và tính.
- Diện tích hình thang ABCD
 (55 + 30) x 22 : 2 = 935 (m2)
 Diện tích tam giác ADE là: 
 55 x 27 : 2 = 742,5 (m2)
 Diện tích hình ABCDE là: 
 935 + 742,5 = 1677,5 (m2)
 HS đọc, làmbài.
 * Diện tích hình chữ nhật AEGD là: 
 84 x 63 = 5292 (m2)
 Diện tích tam giác BAE là :
 84 x 28 : 2 = 1176 (m2)
 Độ dài cạnh BD là: 
 28 + 63 = 91 (m)
 Diện tích tam gác BGC là:
 91 x 30 : 2 = 1365 (m2)
 Diện tích mảnh đất là: 
 5292 + 1176 + 1365 = 7833 (m2)
* Diện tích hình thang MNCB là:
 20 8 + 38 ) x 37,4 : 2 = 1102,5 (m2)
 Diện tích tam giác BAM là: 
 20,8 x 24,5 : 2 = 254,8 (m2)
 Diện tích tam giác DCN là: 
 38 x 25,3 : 2 = 480,7 (m2)
 Diện tích mảnh đất là:
 1102,5 + 254,8 + 480,7 = 1835 (m2)
C.Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét giờ học
Chính tả: Tiết21: ( Nghe – viết): Trí dũng song toàn
 I.Mục tiêu: 
 -Viết đúng bài CT ,trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
 -Làm được BT2 a/b ,hoặc BT 3a/b 
II.Đồ dùng: VBT. 
III.Các hoạt động dạy học. 
A.Kiểm tra: HS viết bảng tiếng có âm đầu d, gi ở BT 2 tiết trước.
B. Bài mới: 1. GTB
2.HD HS nghe- viết:
- GV đọc đoạn chính tả cần viết.
- Đoạn văn kể điều gì?
- HDHS viết các từ khó: Bạch Đằng, linh cửu, Nam Hán.
- GV đọc bài, HS viết.
- GV đọc, HS khảo lại bài.
- GV chấm 1 số bài, nx.
3.HDHD làm bài tập chính tả.
Bài2: HS đọc y/c.
- HS làm bài, 1 số em nêu kq.
- Cả lớp nx, bổ sung.
- GV chấm, chữa bài.
Bài3: HS nêu y/c.
- Y/c ... ng trừ nhân chia số đo thời gian .
 -Vận dụng để giảit các bài toán có nội dungthực tế
II.Đồ dùng: VBT
III.Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: Chữa bài ở VBT
B. Luyện tập chung: HDHS làm bt 1,2,3,4.
Bài1:HS nêu y/c
* a, 22 giờ 8 phút c, 37 giờ 30 phút
- 1số HS nêu kết quả
 b, 21ngày 6 giờ d, 4 phút 15 giây
- Cả lớp, GV nx thống nhất kquả đúng
- HS đổi vở k/tra bài nhau
Bài2:a Tiến hành tương tự bài 1
* a, 17 giờ 15 phút b, 6giờ 30 phút
- GV chấm, chữa bài
 12 giờ 15 phút 9 giờ 10 phút
Bài3: Y/c Hs đọc bài toán nêu cách giải và lựa chọn kết quả đúng
* HS đọc bt, giải bt vào nháp chọn kết quả B.35 phút
- GVnx, chốt kquả đúng
Bài4(Dòng1,2) HS xem bảng trao đổi nhóm 2
- HS làm bài
- GV chấm, chữa bài
Thời gian đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là:
8 giờ 10 phút – 6 giờ 5 phút = 2 giờ 5 phút
Thời gian đi từ Hà Nội đến Quán Triều là:
17 giờ 25 phút – 14 giờ 20 phút = 3 giờ 45 phút
Thời gian đi từ Hà Nội đến Đồng Đăng là:
11 giờ 30 phút – 5 giờ 45 phút = 5 giờ 45 phút
Thời gian đi từ Hà Nội đến Lào Cai là:
(24giờ- 22 giờ)+ 6 giờ = 8 giờ
C.Củng cố, dặn dò: GV nx tiết học
D. Làm bài ở VBT
Tập làm văn: Tiết51: Tập viết đoạn đối thoại
 I.Mục tiêu:
Dựa theo truyện Thái sư Tràn Thủ Độ và gợi ý của GV,viết tiếp được các lời dôi thoại theo màn kịch dúng nội dung văn bản .
II.Đồ dùng: VBT
III. Các hoạt động dạy học: 
A.Bài cũ: HS đọc đoạn kịch “ xin Thái sư tha cho”.
B.Bài mới: 
1.Giơí thiệu bài: 
Bài1: 1 HS đọc y/c
- 1 HS đọc
- Cả lớp đọc thầm đoạn trích trong truyện “Thái sư Trần Thủ Độ”
- Cả lớp đọc
Bài2: 3 HS đọc nối tếp ndung bài tập
- 1HS đọc y/c, tên màm kịch
- GV nhắc HS+SGK đã cho sẵn gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại, đoạn đối thoại giữa Trần Thủ Độ và phu nhân, nhiệm vụ của các em là viết tiếp lời đối thoại( dựa theo 6 gợi ý) để hoàn chỉnh màn kịch
- 1HS đọc gợi ý về lời đối thoại
- 1 HS đọc đoạn đố thoại
- HS ghi nhớ
+ Khi viết chú ý thể hiện tính cách của các nhân vật: TTĐộ, phu nhân và người quân hiệu
- 1HS đọc lại 6 gợi ý về lời thoại
- Cả lớp theo dõi
- HS viết lời thoại theo nhóm 4
- HS viết bài
- Đại diện các nhóm trình bày
- Cả lớp theo dõi, nx
- Cả lớp, GVnx, bổ sung
Bài3: 1HS đọc y/c
Cả lớp theo dõi
- Các nhóm chọn đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch
- Các nhóm đọc hoặc diễn kịch đoạn nhóm mình vừa viết
-Từng nhóm đọc hoặc diễn thử màn kịch trước lớp
- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp, GV theo dõi chọn nhóm đọc, diễn hay nhất.
C. Củng cố dặn dò: GV nx tiết học
D. Viết lại bài vào vở
 Khoa học:	Bài 52: sự sinh sản của thực vật có hoa
I.Mục tiêu: 
-Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa .
-Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhụy và nhị trên tranh vẽ hoặc hoa thật 
II.Đồ dùng: VBT
III.Các hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: Kể tên những hoa có nhị và nhụy, những hoa có nhị hoặc nhụy
B.Bài mới: *. Giới thiệu bài
*HĐ1:Sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả
-Y/c HS đọc thông tin SGk tr106 TL nhóm 2 
– Chỉ vào H1 nói với nhau về sự thụ tinh, sự thụ phấn, sự hình thành hạt và quả
- HS làm việc theo nhóm
- HS chỉ và nói cho nhau nghe ở H1
- HS làm bài tập 1- VBT
- Đại diện các nhóm trình bày
a-1; b-2; c-2
- Cả lớp nx, bổ sung
d-1; e-2
- y/c Hs làm bài tập 1- VBT( tương ứng bt tr 106-SGK)
- HS đổi vở ktra bài nhau
- 1 số HS nêu bài làm- Cả lớp, GV nx
*HĐ2: Trò chơi” ghép chữ vào hình”
- Các nhóm gắn thi
-GV phát cho 3 nhóm sơ đồ hoa lưỡng tính (H3-tr 106SGK) và các thể từ có ghi sẵn chú thích- các nhóm thi đua nhau gắn các chú thích vàog hình cho phù hợp - nhóm nào làm đúng – nhanh – thắng cuộc
- Các nhóm cử đại diện lên giới thiệu sơ đồ có gắn chú thích của nhóm mình
- Cả lớp theo dõi, nx
- HS kết hợp làm bt 2-VBT
* HĐ3: Hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió
* Hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm mật ngọt..hấp dẫn côn trùng:
- Y/c HSTL nhóm 2 các câu hỏi tr107SGK- Quan sát tranh SGK và chỉ ra hoa nào thụ phấn nhờ gió, hoa nào thụ phấn nhờ côn trùng
Dong riềng, phượng, bưởi, chanh, cam, mướp, bầu , bíH4-H6
- Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm khác, GV nhận xét
*Hoa thụ phấn nhờ gió: không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có: Các loại cây cỏ, lúa ngô, H5
C.Củng cố, dặn dò: GVnx giờ học
D. Xem lại bài, sưu tầm 1 số tranh ảnh về hoa thụ phấn nhờ côn trùng ( gió)
 Thứ ngày tháng năm 2009
Toán:	Tiết130: vận tốc
 I.Mục tiêu
--Có khái niệm ban đầu về vận tóc ,đơn vị đo khác nhau .
-Biết tính vận tốc của một chuyển động đều .
 II.Đồ dùng: Tranh SGK
 III. Các hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: Chữa bài ở VBT
B.Bài mới:
1.GT Khái niệm vận tốc.
Bài toán 1: GV nêu bài toán
 ?km Trung bình mỗi giờ ôtô đi được là:
 170:4 = 42.5 (km)
 170km
- 1 số HS nêu bài giải
Mỗi giờ ôtô đi được 42,5 km. Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ôtô là 42,5 km giờ, vắn tắt 42,5 km/giờ
- HS theo dõi, ghi nhớ
GV ghi: Vận tốc của ôtô là: 
170 : 4 = 42,5 km/giờ
đơn vị vận tốc ở bài này là km/giờ
- HS nêu quy tắc
Công thức: v =S : t
- HS nhắc lại công thức
- Cho HS ước lượng vận tốc của người đi bộ, xe đạp
Vận tốc người đi bộ khoảng 5 km/giờ
đ V/tốc là để chỉ rõ sự nhanh hay chậm của 1 chuyển động
xe đạp: 15k/giờ; xe máy: 35km/giờ
ôtô: 50km/giờ.
Bài toán 2: Gv nêu bài toán
* Vận tốc chạy của người đó là:
- HS nêu bài giải
60:10 = (m/ giây)
Gv nhấn mạnh vtốc ở bài này là m/giây
- 2 HS nhắc lại cách tính vận tốc 
2. Thực hành: HDHs làm bt 1,2,3
Bài1: HS đọc bài toán rồi giải
- HS giải
-1 số HS nêu bài giải
Vận tốc của xe máy là:
- Cả lớp nx, bổ sung
105:3 =35 (km/giờ)
- GV chấm, chữa bài
- HS đổi vở ktra bài nhau
Bài2: HS đọc bài toán v/d công thức
*H/S nêu bài giải
V= s: t để tính
Vận tốc của máy bay là:
2-3 HS nêu bài giải
 1800 : 2,5 = 720 (km/giờ)
- Cả lớp, GV chữa bài
- HS đối chiếu, chữa bài
Bài3: ( HS khá giỏi )HS đọc đề toán- GVHD: muốn tính vận tốc với đơn vị là m/giây thì phải đổi đơn vị của số đo thời gian sang giây
* HS làm: 1 phút 20 giây= 80 giây
Vận tốc chạy của người đó là:
 400: 80 = 5 (m/giây)
- HS nêu bài giải
- HS đổi vở k/tra bài nhau
- Cả lớp, GV chữa bài, chấm bài
C.Củng cố, dặn dò: 1HS nêu quy tắc tính vận tốc
D. Làm bài ở VBT
Luyện từ và câu: Tiết52: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu
 I.Mục tiêu:
- Hiểu và nhận biết được những từ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương và những từ dùng để thay thế trong BT1;thay thế được những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn theo yêu cầu của BT2;bước dầu viết được đoạn văn theo yêu cầu của BT3.
II.Đồ dùng: VBT
III.Các hoạt động dạy học: 
A.Bài cũ: HS làm lại bt 2,3 tiết trước.
B.Bài mới: 
1. GTB
2. HDHS luyện tập
Bài1: 1 HS đọc y/c
* HS theo dõi, làm bài
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, đánh số thứ tự các câu, làm bài
Các từ ngữ chỉ “Phù Đổng Thiên Vương” (1) Phù Đổng Thiên Vương; (2) Tráng sĩ ấy
- 1 số HS nêu bài làm
(3) người trai làng Phù Đổng
- Cả lớp, GV nx, sửa sai
T/d: Trách việc lặp từ, giúp cho diễn đạt sinh động hơn, rõ ý hơn mà vẫn đảm bảo sự liên kết
Bài2: 1 HS đọc y/c
* Cả lớp theo dõi
GV lưu ý HS:
(1)Triệu Thị Trinh
- Xđịnh những từ ngữ lặp lại trong 2 đvăn
(2) Triệu Thị Trinh- người thiếu nữ họ Triệu
- Thay thế những từ ngữ đó bằng đại từ hoặc từ ngữ cùng nghĩa
(3) Triệu Thị Trinh- nàng
(4) Triệu Thị Trinh – có lần, nàng
- HDHSTL nhóm 2: đánh số thứ tự các câu và làm bài
(5) Triệu Thị Trinh
(6) Triệu Thị Trinh- người con gái vùng núi Quan Yên
- Đại diện các nhóm trình bày
(7) Triệu Thị Trinh- Bà
- Cả lớp, GV nx, bổ sung
Bài3: 1 HS đọc y/c
* Cả lớp theo dõi
- 1 số HS giới thiệu ngời hiếu học em chọn viết là ai – HS viết bài
- HS nêu
- HS nối tiếp nhau đọc bài làm
- Cả lớp theo dõi - nx
- Cả lớp, GVnx, bổ sung
C. Củng cố, dặn dò: GVnx giờ học
D. Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Thể dục: Bài 52: Môn thể thao tự chọn. Trò chơi
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được động tác tâng cầu bằng đùi ,chuyền cầu bằng mu bàn chân (hoặc bất cứ bộ phận nào ).
-Thực hiện ném bóng 150 gam trúng đích cố định (chưa cần trúng đích ,Chỉ cần đúng tư thế và ném bóng đi ) và tung bóng bằng một tay,bắt bóng bằng hai tay ;vặn mình chuyền bóng từ tay nọ sang tay kia .
-Biết cách chơi và tham gia chơi được . 
II.Phương tiện: Mỗi HS 1 quả cầu
III.Nội dung và pp lên lớp: 
Phần
Nội dung
TG/lần
PP tập luyện
Mở đầu
-Tập hợp lớp, phổ biến nv, y/c
-Khởi động các khớp
- Chạy nhẹ nhàng trên sân tập
- Đi thường và hít thở sâu
- Ôn các động tác: tay chân, vặn mình, toàn thân của bài thể dục
- Trò chơi “ Tìm người chỉ huy”
1’
1’
1-2’
1’
1đtác
2x8nh
1’
 x x x x x x x x 
 x x x x x x x x Ô 
 x x x x x x x x 
- Lớp trưởng điều khiển
- Lớp trưởng chỉ huy
Cơ 
bản
1.Đá cầu
- Học tâng cầu bằng mu bàn chân
- Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân
2.Trò chơi“ Chuyền bóng và bắt bóng tiếp sức”
14-15’
5 - 6’
- GV nêu lên các đtác, làm mẫu
- Cả lớp tập – GV HD, sửa sai
- Như trên
- Các tổ tự tập luyện 
- Như bài 51
Kết thúc
- GV hệ thống lại bài
- Đi đều 3 hàng dọc và hát
- Thả lỏng và hít thở sâu
- GV nx giờ học
1’
1-2’
1-2’
1’
-3 hàng dọc
- Lớp trưởng lớp điều hành
- Đồng loạt
D tập đá cầu
 Thứ ngày tháng năm 2009
Tập làm văn: Tiết52:	 trả bài văn tả đồ vật
I.Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài ;viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn .
II.Đồ dùng: 
III.Các hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: HS đọc màn kịch “ Giữ nghiêm phép nước”
B.Bài mới: 
1.GTB
2. Nhận xét kết quả bài viết của HS
- HS đọc 5 đề bài tả đồ vật
a. Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp
- Đa số HS viết đúng thể loại
- Bố cục rõ ràng, đủ 3 phần
- Một số bài viết có chọn lọc chi tiết, diễn đạt trôi chảy
- Nhiều bài còn viết sai lỗi chính tả, diễn đạt lủng củng, bố cục chưa rõ ràng
b.Thông báo điểm số cụ thể
3.HDHS chữa bài : GV trả bài
a. HDHS chữa lỗi chung
- Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
- Cả lớp, Gvnx, chữa lại cho đúng
b.HDHS sửa lỗi trong bài:
- HS đọc lời nx của GV, phát hiện thêm lỗi trong bài và sửa lỗi.
- HS đổi vở soát lại việc sửa lỗi
c.HD HS học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của HS
- HS trao đổi tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn
D.HS chọn viết lại 1 đoạn văn cho hay hơn. Mỗi HS chọn 1 đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn vừa viết
- Cả lớp, GV nx
C. Củng cố, dặn dò: GV nx tiết học
D. Viết lại bài văn cho hay hơn

Tài liệu đính kèm:

  • docbai soan lop 5 tuan 21-26.doc