Bài soạn khối 5 năm 2011 - Tuần 8

Bài soạn khối 5 năm 2011 - Tuần 8

I. Mục tiêu:

- Biết cách phòng tránh bệnh viêm gan A.

- Giáo dục HS ý thức tự bảo vệ sức khoẻ.

II. Đồ dùng dạy- học

- S ưu tầm các thông tin về đường lây truyền, cách phòng chống bệnh viêm gan A

II. Các hoạt động dạy-học:

 

doc 10 trang Người đăng huong21 Lượt xem 803Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn khối 5 năm 2011 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 8 
Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010
Đ/C Tám dạy
Thứ ba ngày 12 tháng10 năm 2010
Tiết 1: Khoa học.
Tiết 15: Phòng bệnh viêm gan A
I. Mục tiêu:
- Biết cách phòng tránh bệnh viêm gan A.
- Giáo dục HS ý thức tự bảo vệ sức khoẻ.
II. Đồ dùng dạy- học
- S ưu tầm các thông tin về đường lây truyền, cách phòng chống bệnh viêm gan A
II. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS nêu tác nhân, đường lây truyền, cách phòng bệnh viêm não?
- GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
2. Vào bài.
a. Hoạt động 1:
GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Đọc lời thoại của các nhân vật trong hình 1 trang 32 SGK và trả lời các câu hỏi:
- Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A?
- Tác nhân gây bệnh viêm gan A là gì? 
- Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
Cho HS thảo luận và trình bày kết quả- Gv nhận xét bổ sung
b.Hoạt động 2: - Quan sát và thảo luận
* Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát các hình 2,3,4,5 tr.33 
SGK :
- Em hãy chỉ và nói về nội dung từng hình?
- Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm gan A?
GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
- Nêu các cách phòng bệnh viêm gan A?
- Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì?
- Bạn có thể làm gì để phòng bệnh viêm gan A?
GV kết luận: Để phòng bệnh viêm gan A cần ăn chín, uống sôi rửa tay 
Gọi HS đọc mục bạn cần biết trong SGK 
* Để cố sức khoẻ tốt chúng ta cần làm gì?
1 - 2 HS trả lời
HS đọc SGK
- Dấu hiệu:
 + Sốt nhẹ.
 + Đau ở vùng bụng bên phải.
 + Chán ăn.
- Vi- rút viêm gan A.
- Bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- HS quan sát
*Mục tiêu: Giúp HS : 
- Nêu được cách phòng bệnh viêm gan
 - Có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A.
- Hình 2: Uống nước đun sôi để nguội.
- Hình 3: Ăn thức ăn đã nấu chín.
- Hình 4: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn.
- Hình 5: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi đi đại tiện.
- HS nêu.
- Cần ăn uống hợp vệ sinh...
- Cần nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm
- Để phòng bệnh viêm gan A cần ăn chín, uống sôi rửa tay 
2HS đọc
Ăn uống đủ chất, hợp vệ sinh...
3. Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố nội dung bài
- GV nhận xét giờ học.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Luyện Tiếng Việt.
Tiết 1: Cấu tạo tiếng và quy tắc chính tả
I. Yêu cầu:
- Củng cố cho học sinh về cấu tạo của tiếng, các quy tắc chính tả và cách viết hoa tên riêng.
- HS nắm được bài và thực hành được.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh ôn tập
a. Cấu tạo tiếng:
- Tiếng được cấu tạo bởi những bộ phận nào?
- Nêu cấu tạo của bộ phận vần?
- Âm đầu, vần, thanh
- Âm đệm, âm chính, âm cuối
* Giới thiệu: + Có 23 phụ âm đầu: b, c (k, q), ch, d, đ, g (gh), gi, h, kh, l, m, n, ng (ngh), nh, p, ph, r, s, t, th, tr, v, x.
 + Vần: Âm đệm: o, u
 + Âm chính: Trong tiếng việt có nhiều nguyên âm có thể làm âm chính trong đó có 
các nguyên âm đơn và các nguyên âm đôi: a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô, ơ, u, ư, iê, yê, ia, ya, ưa, ươ, uô, ua 
 + Âm cuối: gồm các âm: p, t, c, m, n, g, o, u, i (y)
 + Dấu thanh: ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng
Ví dụ: Phân tích cấu tạo các tiếng sau dựa vào bảng: án, tạ, toà, toản, oan
Tiếng
Phụ âm đầu
Vần
Thanh điệu
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
án
a
n
sắc
tạ
t
a
nặng
toà
t
o
a
huyền
toản
t
o
a
n
hỏi
oan
o
a
n
ngang
b. Quy tắc chính tả:
* Quy tắc viết g, gh, ng, ngh:
+ gh, ngh chỉ ghép được với các nguyên âm: e, ê, i
+ g, ng ghép được với các nguyên âm còn lại
* Quy tắc viết c, k, q:
+ k chỉ ghép được với các nguyên âm: e, ê, i
+ c ghép được với các nguyên âm còn lại
+ sau q bao giờ cũng là đệm u
* Quy tắc đánh dấu thanh:
+ Các tiếng có âm chính là nguyên âm đơn thì dấu thanh được đặt ở âm chính.
+ Các tiếng có âm chính là nguyên âm đôi thì:
* Nếu tiếng không có âm cuối thì dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu của nguyên âm đôi
* Nếu tiếng có âm cuối thì dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai của nguyên âm đôi.
c. Quy tắc viết hoa:
- Viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam: Viết hoa tất cả các chữ cái đầu mỗi tiếg của tên riêng. Đối với tên người, tên địa lí và tên các dân tộc thiểu số có cấu tạo đa âm tiết: Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phân tạo thành và có gạch nối giữa các âm tiết (VD: Ê-đê, Kơ-pa Kơ-lơng)
Viết hoa tên cơ quan đơn vị, tổ chức đoàn thể: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết đầu của các bộ phận tạo thành tên riêng (VD: Trường Tiểu học Kim Đồng) 
Viết hoa từ và cụm từ chỉ các con vật, đồ vật, sự vật được dùng làm tên riêng của nhân vật: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên riêng
Viết hoa tên riêng nước ngoài: Nếu phiên âm qua âm Hán Việt, viết hoa như tên người, tên địa lí Việt Nam, Nếu phiên âm không qua âm Hán Việt thì viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận tạo thành tên riêng và có gạch nối giữa các âm tiết
3. Củng cố - dận dò: GV hệ thống kiến thức và nhắc nhở.
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Tiết 3: Luyện toán .
Tiết 1: Bồi dưỡng học sinh giỏi
I. Mục tiêu.
- Hệ thống hoá và mở rộng kiến thức về phân số
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Giới thiệu bài.
2. Vào bài:
a. Ôn tập phân số:
- Mọi số tự nhiên có thể viết dưới dạng phân số.
- Muốn viết một số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1 ta viết tử số bằng số tự nhiên đó còn mẫu số là 1.
- Muốn viết một số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là số cho trước ta viết: mẫu số bằng số cho trước, còn tử số bằng tích của số tự nhiên đó với mẫu số cho trước. 
b. Luyện tập:
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1: Lập các phân số chỉ thương của phép chia sau: 2 : 3; 5 : 7; 11 : 7; 13 : 19
Bài 2: Viết 5 phân số có mấu số khác nhau và bằng 
Bài 3: Rút gọn các phân số sau:
3. Củng cố – dặn dò.
- Nhắc lại ND bài
- Ví dụ: 7 =
- Ví dụ: 9 =; Tổng quát: 
- Ví dụ: Chẳng hạn 4 =, ta có phân số:; Tổng quát: 
2 : 3 = ; 5 : 7 = ; 11 : 7 = ; 
13 : 19 = 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 13 tháng 10 năm 201
Tiết 1: Địa lý
Tiết 8: Dân số nước ta
I. Mục tiêu: 
- Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của Việt Nam:
+ Việt Nam Thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới.
+ Dân số nước ta tăng nhanh.
+ Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh: gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế.
- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sự gia tăng dân số.
- HS khá, giỏi: nêu một số ví dụ cụ thể về hậu quả của sự gia tăng dân số ở địa phương.
- Giáo dục HS ý thức tuyên truyền mọi người cùng thực hiện kế hoach hoá gia đình để hạn chế ô nhiễm môi trường...
II. Đồ dùng dạy học:	
- Biểu đồ tăng dân số Việt Nam.
- Tranh ảnh thể hiện hậu quả của tăng dân số nhanh.
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm chính của địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng của nước ta?
- GVnhận xét ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
1 - 2HS nêu
2. Nội dung:
a. Dân số:
*Hoạt động 1: (Làm việc theo cặp )
- Cho HS quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam á năm 2004.
- Cho học sinh thảo luận
+ Năm 2004, nước ta có số dân là bao nhiêu?
+ Nước ta có số dân đứng hàng thứ mấy trong số các nước ở Đông Nam á?
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Dân số nước ta đông
b. Gia tăng dân số:
*Hoạt động 2: (làm việc cá nhân)
- Cho HS quan sát biểu đồ dân số qua các năm, trả lời câu hỏi:
+ Cho biết dân số từng năm của nước ta?
+ Nêu nhận xét về sự tăng dân số của nước ta?
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Dân số nước ta tăng nhanh
*Hoạt động 3: (thảo luận nhóm 4)
- GV cho HS quan sát tranh về hậu quả của gia tăng dân số. Yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi:
* Theo em gia tăng dân số nhanh dẫn tới hậu quả gì?.
- Các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận: Hậu quả của sự gia tăng dân số
*Để tránh được sự ô nhiễm môi trường do dân số tăng nhanh chúng ta cần làm gì?
- HS quan sát
- Đại diện các nhóm trình bày
- Năm 2004, nước ta có số dân là 82 triệu người
- Nước ta có số dân đứng hàng thứ 3 trong số các nước ở Đông Nam á.
- Năm 1979: 52,7 triệu người. Năm 1989: 64,4 triệu người. Năm 1999: 76,3 triệu người.
- Dân số nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm hơn một triệu người.
- HS thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày
- Thiếu ăn, không đủ chất dinh dưỡng, nhà ở chật chội, thiếu tiện nghi
*Để tránh được sự ô nhiễm môi trường do dân số tăng nhanh chúng ta cần tuyên truyền mọi người thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình...
3. Củng cố, dặn dò: 
- GVcủng cố nội dung bài
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Tiết 2: Luyện Tiếng Việt.
	Tiết 2: Cảm thụ văn học
I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách tìm hiểu và cảm thụ một bài văn, một bài thơ.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn cảm thụ văn học: 
a. GV HD các bước:
- Đọc kĩ đoạn văn, đoạn thơ
- Tìm các từ ngữ tiêu biểu
- Xác định các từ ngữ đó giúp ta liên tưởng đến cảm xúc, hình ảnh nào.
- Xác định các ý và nội dung lớn mà tác giả muốn nói đến.
- Sử dụng vốn văn học, vốn từ viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
 b. Ví dụ: Trong bài thơ “Lượm” nhà thơ viết về chú bé liên lạc trong kháng chiến chống Pháp như sau:
 Chú bé loắt choắt Ca lô đội lệch
 Cái xắc xinh xinh Mồm huýt sáo vang
 Cái chân thoăn thoắt Như con chim chích 
 Cái đầu nghênh nghênh Nhảy trên đường vàng 
Em hãy cho biết: Đoạn thơ đã sử dụng những từ láy và hình ảnh so sánh nào để miêu tả chú bé Lượm? Những từ láy và hình ảnh so sánh đó đã giúp em thấy được những điểm gì đáng yêu ở chú bé liên lạc?
Hướng dẫn:
- Một số học sinh đọc đoạn thơ.
- Tìm các từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu:
Loắt choắt, xinh xinh, chim chích: nhỏ bé.
Thoăn thoắt: nhanh nhẹn
Nghênh nghênh, ca lô đội lệch, huýt sáo, nhảy: hồn nhiên, tựhayrn, tinh nghịch
Như con chim chích- nhảy trên đường vàng: sự nhanh nhẹn, vẻ ngây thơ đáng yêu
* Nội dung: cho thấy sự nhah nhẹn, vẻ ngây thơ đáng yêu của chú bé liên lạc.
* Tổng hợp những phân tích trên viết thành đoạn văn:
Qua đoạn thơ ta thấy hiện lên hình ảnh một chú bé có dáng người bé nhỏ “loắt choắt” mang bên mình cái xắc “xinh xinh” rất cân xứng với thân hình cậu. Tuy nhỏ bé nhưng với đôi chân “thoăn thoắt” đã tạo cho cậu bé vẻ nhanh nhẹn. Cùng với sự nhanh nhẹn là dáng vẻ hồn nhiên tự tin “cái đầu nghênh nghênh” với chiếc ca lô đội lệch và miệng huýt sáo còn tạo cho cậu một vẻ tinh nghịch. Bằng việc sử dụng một loạt các từ láy và hình ảnh so sánh “con chim chích - nhảy trên đường vàng” tác giả đã cho thấy rõ sự nhanh nhẹn, ngây thơ và đáng yêu của Lượm - Chú bé liên lạc nhỏ tuổi. 
3. Củng cố dặn dò: 
- GV hệ thốg lại bài học.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Tiết 3: Luyện Toán
Tiết 2: Bồi dưỡng học sinh giỏi
I. Mục tiêu.
- Hệ thống hoá và mở rộng kiến thức về phân số, giải toán liên quan đến tỉ lệ cho học sinh.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Giới thiệu bài.
2. Vào bài:
a. Ôn tập phân số:
- Ba cách thường làm để so sánh 2 phân số với nhau:
+ Quy đồng mẫu số các phân số rồi so sánh tử số của chúng với nhau.
+ Quy đồng tử số các phân số rồi so sánh mẫu số của chúng với nhau.
+ Chọn một phân số trung gian sao cho phân số trung gian lớn hơn một phân số nhưng nhỏ hơn phân số kia
b. Luyện tập:
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Quy đồng mẫu các phân số sau: 
Bài 2: Quy đồng tử các phân số sau: ; 
Bài 3: So sánh các cặp số sau bằng 3 hoặc 4 cách.
3. Củng cố – dặn dò.
- Nhắc lại ND bài
- Ví dụ: 
- Ví dụ: 
- Ví dụ: , 
Ta có: 
Vậy 
; 
 làm tương tự như trên.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 14 tháng 10 năm 2010
Tiết 1: Luyện Toán
Tiết 3: Bồi dưỡng học sinh giỏi
I. Mục tiêu.
- Hệ thống hoá và mở rộng kiến thức về phân số, giải toán liên quan đến tỉ lệ cho học sinh.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Giới thiệu bài.
2. Vào bài:
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1:Viết mỗi số 12; 6; 9; 15 thành các phân số có mẫu số lần lượt là 1; 2; 9
Bài 2: Tìm 4 phân số khác nhau sao cho chúng đều lớn hơn và nhỏ hơn bằng 2 cách.
Bài 3: Viết 5 phân số khác nhau nhỏ hơn 1 và có mấu số là 7
3. Củng cố – dặn dò.
- Nhắc lại ND bài
12 = ; 6 = 
9 = ; 15 = 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Kĩ thuật
Tiết 8: Nấu cơm (tiếp )
I . Mục tiêu 
*Giúp HS : 
- Biết cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
- Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình.
II Đồ dùng dạy học.
- Phiếu học tập
III Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu lại cách nấu cơm bằng 
 soong, nồi trên bếp? 
- GV nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện
- Yêu cầu HS đọc mục 2 SGK và 
- HS đọc và qian sát
- Quan sát hình 4
- Kể tên những nguyên liệu và dụng 
cụ cần để nấu cơm bằng nồi cơm điện? 
- Nguyên liệu và dụng cụ để chuẩn bị
nấu cơm bằng nồi cơm điện và nấu
cơm bằng bếp đun có gì giống và khác
nhau ?
- Nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện? 
- GV hướng dẫn lại cách nấu
- Yêu cầu HS so sánh 2 cách nấu cơm
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
 b. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
 - Có mấy cách nấu cơm ? Đó là những Cách nào?
- Gia đình em thường nấu cơm bằng 
cách nào? Nêu cách nấu cơm đó?
3. Nhận xét – Dặn dò
- Nhận xét ý thức học tập của HS
- Hướng dẫn HS đọc trước bài mới
- 1 - 2 HS nhắc lại
- Nồi cơm điện, nước, gạo,
- Giống nhau: cùng phải chuẩn bị gạo,
nước, rá, chậu để vo gạo. 
- Khác nhau về dụng cụ nấu và nguồn
cung cấp nhiệt khi nấu cơm.
- HS nêu cách nấu.Thảo luận ghi ra phiếu
- Đại diện nhóm trình bày.
 2 - 3HS đọc 
- Có 2 cách..
- HS tự liên hệ
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tiết 1: Học sinh thi giao lưu Tiếng Việt của chúng em
I. Mục tiêu:
- Học sinh tham gia thi phần tự giới thiệu về bản thân
- Giao lưu nhằm làm tăng sự tự tin, bạo dạn cho học sinh
- Giáo dục HS giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
II. Tiến trình hoạt động:
- Học sinh của từng đội tự giới thiệu về mình: Họ tên, tuổi, học lớp, trường, GV chủ nhiệm, sở thích, ước mơ.
- Thi năng khiếu: Văn nghệ, đọc thơ, kể chuyện.
- Chơi trò chơi dân gian: Tó má lẹ.
- Thi kiến thức, hiểu biết về TV: Đọc diễn cảm, Viết chữ đẹp.
- Các giáo viên trong khu theo dõi, đánh giá kết quả thi của từng đội.
- Công bố kết quả.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8 BUOI CHIEU.doc