Giáo án lớp 5 tuần 21 - Trường Tiểu học Thị trấn Ân Thi

Giáo án lớp 5 tuần 21 - Trường Tiểu học Thị trấn Ân Thi

 TẬP ĐỌC

 TRÍ DŨNG SONG TOÀN

I. Mục đích yêu cầu.

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; Lúc trầm lắng tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật : Giang Văn Minh, vua Minh đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông .

- Hiểu được nội dung của bài : Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

- GD : kính trọng, học tập tấm gương các danh nhân.

II. Đồ dùng dạy-học

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

 

doc 40 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1597Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 tuần 21 - Trường Tiểu học Thị trấn Ân Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21 Thứ hai ngày 24 tháng 01 năm 2011
 TẬP ĐỌC
 TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I. Mục đích yêu cầu.
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; Lúc trầm lắng tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật : Giang Văn Minh, vua Minh đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông .
- Hiểu được nội dung của bài : Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
- GD : kính trọng, học tập tấm gương các danh nhân.
II. Đồ dùng dạy-học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK 
III. Các hoạt động dạy-học
GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ : 5’
- Gọi HS đọc bài nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng, trả lời câu hỏi và nêu nội dung bài. 
2. Bài mới : 32’
- Giới thiệu bài : 
- Câu chuyện kể về nhân vật nổi tiếng trong lịch sử. Qua truyện các em hiểu thêm về tài năng, khí phách, công lao và cái chết lẫm liệt của thám hoa Giang Văn Minh cách ngày nay ngót 400 năm.
HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc:
- Mời 1 HS đọc toàn bài. 
Cho HS quan sát tranh minh hoạ, tả sắc mặt của các nhân vật được vẽ.
- GV yêu cầu học sinh chia đoạn:
- Gọi hs đọc nối tiếp lần 1, kết hợp sửa sai cho HS.
- Mời HS đọc nối tiếp lần 2 - Kết hợp giải nghĩa một số từ khó.
- Một em đọc chú giải.
- YC học sinh ; luyện đọc theo cặp.
- GV hướng dẫn đọc toàn bài và đọc mẫu. 
Hoạt động2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài : 
- YC học sinh đọc đoạn 1; 2. 
+ Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng? 
- GV phân tích thêm : Để HS nhận ra sự khôn khéo của Văn Minh : đẩy vua nhà Minh vào hoàn cảnh vô tình thừa nhận sự vô lý của mình, từ đó dù biết đã mắc mưu vẫn phải bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ Liễu Thăng.
- Mời học sinh đọc đoạn 3; 4
+ Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh? 
+ Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh? 
+ Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn ? 
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm.
- Gọi 4 em đọc lại bài .
- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm đoạn văn, nhấn mạnh các từ ngữ: khóc lóc, thảm thiết, hạ chỉ, vừa khóc vừa than, giỗ cụ tổ 5 đời, bất hiếu, không ai, từ năm đời, khônh phải lẽ, bèn tâu, mấy trăm năm, cúng giỗ.
- GV đọc mẫu toàn bài, yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm 4, theo cách phân vai.
- Từng tốp 3 học sinh thi đọc.
-GV cùng cả lớp nhận xét,ghi điểm, khen ngợi.
*Câu chuyện này muốn nói lên điều gì?
3. Củng cố 
- Mời HS nêu ý nghĩa bài.
-Qua bài này em học tập được gì ở ông Giang Văn Minh?
4.Dặn dò.
- Dặn học sinh luyện đọc ở nhà, về kể câu chuyện Giang Văn Minh cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau.
- 4 học sinh đọc nối tiếp, cả lớp lắng nghe hỏi các bạn về nội dung bài.
- 1 học sinh đọc, cả lớp lắng nghe, quan sát tranh và nêu được : GVM oai phong, khẳng khái đối đáp trong sự tức tối của triều đình nhà Minh.
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến đến hỏi cho ra lẽ.
+ Đoạn 2: Từ Thám hoa vừa khóc thoát khỏi nạn mỗi năm cống nạp một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng.
+ Đoạn 3: Từ Lần khác . . .sai người ám hại ông.
+ Đoạn 4: Phần còn lại .
-Học sinh đọc nối tiếp, phát âm đúng : đi sứ, ra lẽ, tử trận
- HS đọc nối tiếp, giải nghĩa các từ: trí dũng song toàn, Giang Văn Minh, Liễu Thăng, đồng trụ
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. 
- Vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh phán không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Giang Văn Minh tâu luôn: Vậy tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ? Vua Minh biết đã mắc mưu vẫn phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.
- 1 học sinh đọc.
- HS nhắc lại cuộc đối đáp (Lần khác máu còn loang).
-Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. Nay thấy Giang Văn Minh không những không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trong triều, còn dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại nên giận quá, sai người ám hại ông Giang Văn Minh.
- Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt; để giữ thể diện và danh dự cho đất nước ông dũng cảm không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc. 
- 4 em đọc lại bài , tìm giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc.
- Ba em đọc theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Giang Văn Minh, vua nhà Minh).
*Nội dung : - Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
TOÁN
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
I. Mục đích yêu cầu.
- Giúp học sinh thực hànhh cách tính diện tích của các hình .
- Rèn học sinh kĩ năng chia hình và tính diện tích của các hình, chính xác, khoa học.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
- BT2: HSKG
II. Chuẩn bị:
+ GV : Bảng phụ.
+ HS : SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy-học:
 GV
 HS
1. KTBC:
- Gọi hs lên bảng làm lại bài 1 sgk.
 - Giáo viên nhận xét ghi điểm
2. Bài mới.
- Giới thiệu bài : Luyện tập về tính diện tích.
vHoạt động 1: Giới thiệu cách tính.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện như sgk.
Giáo viên chốt:
- Chia hình trên thành hình vuông và hình chữ nhật.
vHoạt động 2: Thực hành.
Bài 1. Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
- Cho hs thảo luận và nêu cách tính.
- Cho hs làm bài vào vở, gọi 1 em lên bảng làm bài.
 - Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Bài 2:Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
-Hướng dẫn học sinh quan sát khu đất qua hình vẽ và nêu cách giải.
 -Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố 
-Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào ?
4. Dặn dò.
-Về nhà xem trước bài luyện tập về tính diện tích (tt)
- 4 hs lên bảng làm, cả lớp nhận xét.
*Tính số hs :
a. Thích màu xanh:
120 : 100 x 40 = 48 (học sinh)
b. Thích màu đỏ:
120 : 100 x 25 = 30 (học sinh)
c. Thích màu trắng:
120 : 100 x 20 = 24 (học sinh)
d. Thích màu tím:
120 : 100 x 15 = 18 (học sinh)
- HS quan sát hình vẽ, nêu cách tính.
a. Chia mảnh đất thành hình chữ nhật	 ABCD và hai hình vuông bằng nhau EGHK, MNPQ. 
b. Tính:
Độ dài cạnh DC là: 
25 + 20 + 25 = 70(m)
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
70 x 40,1 = 2807 (m2)
Diện tích của hai hình vuông EGHK và MNPQ là: 20 x 20 x 2 = 800 (m2)
Diện tích mảnh đất là:
2807 + 800 = 3607 (m2)
Đáp số: 3607 m2
Bài 1.HS đọc đề và quan sát hình, thảo luận theo cặp và nêu kết quả.
* Hình này có thể chia thành 2 hình chữ nhật rồi tính diện tích từng hình.Từ đó tính diện tích của mảnh đất.
 Bài giải
Chiều dài mảnh đất HCN ABCD là:
3,5 + 4,2 + 3,5 = 11,2 (m)
Diện tích mảnh đất HCN ABCD la
11,2 x 3,5 = 39,2 (m2)
Diện tích mảnh đất HCN MNPQ là
6,5 x 4,2 = 27,3 (m2)
 Diện tích mảnh đất đó là:
39,2 + 27,3 = 66,5 (m2)
Đáp số: 66,5 m2
Bài 2. Học sinh qs và tìm cách giải.
-HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật lớn là:
100,5 + 40,5 = 141 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật lớn là:
50 + 30 = 80(m)
Diện tích hình chữ nhật lớn là:
141 x 80 = 11280 (m2)
Diện tích hai hình chữ nhật nhỏ là:
40,5 x 50 x 2 = 4050 (m2)
Diện tích của mảnh đất đó là:
11280 - 4050 = 7230 (m2)
Đáp số: 7230m2
-2 hs nêu lại.
 .................................................................
 ĐẠO ĐỨC
UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM (T 1)
I. Mục đích yêu cầu
Học xong bài này HS biết:
- Cần phải tôn trọng UBND xã (phường) và vì sao phải tôn trọng UBND xã (phường) 
- Thực hiện các quy định của UBND xã, tham gia các hoạt động do UBND xã tổ chức.
- Tôn trọng UBND.
II. Đồ dùng dạy-học
Ảnh trong sgk
III. Các hoạt động dạy-học
GV
HS
1. KT Bài cũ: 5’
- Kể tên một số hành vi thể hiện tình yêu quê hương?
2. Bài mới: 30’
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “Đến UBND xã phường”
- Gv gọi 2 HS đọc truyện.
- GV giảng: xã (phường) là tên gọi của cơ quan hành chính thấp nhất.
- Yêu cầu thảo luận cả lớp theo câu hỏi sau:
+ Bố Nga đến UBND xã phường để làm gì ?
+ Qua lời kể của bố, Nga còn biết những công việc gì của UBND phường.
+ Cần phải có thái độ như thế nào đối với UBND xã phường ?
- GV kết luận : UBND xã phường giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân địa phương .Vì vậy mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ uỷ ban hoàn thành tốt công việc .
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ .
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài.
 - YC thảo luận theo nhóm 4. GV phát phiếu bài tập cho các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, ghi các công việc cần đến UBND xã (phường) để giải quyết.
- Gv nói thêm: các hoạt động a) Đăng kí tạm trú cho khách ở lại qua đêm, g) Mừng thọ người già là các hoạt động không cần đến UBND xã.
Bài tập 3: 
- YC học sinh thảo luận theo cặp, tìm những hành vi , việc làm phù hợp khi đến UBND xã.
3.Củng cố.
- Mời học sinh nhắc lại ghi nhớ
4.Dặn dò.
- Dặn dò: Tìm hiểu UBND xã phường tại nơi mình ở; các công việc chăm sóc,bảo vệ trẻ mà UBND xã phường đã làm .
- Nhớ về qh, tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xh, giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của qh, tham gia trồng cây ở đường làng ngõ xóm.
- HS lắng nghe.
- 2 học sinh đọc.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận theo cặp, phát biểu.
- Bố đi làm giấy khai sinh cho em.
- Các công việc: xác nhận chỗ ở, quản lí công việc xd trường học, điểm vui chơi cho trẻ em, tổ chức tiêm chủng mở rộng.
- Cần tôn trọng và giúp đỡ UBND xã hoàn thành công việc.
- HS đọc ghi nhớ.
- Các nhóm phát biểu, thống nhất kết quả:
+ Ghi các công việc cần đến UBND xã (phường) để giải quyết:
b) Cấp giấy khai sinh cho em bé.
c) Xác nhận hộ khẩu để đi học, đi làm.
d)Tổ chức các đợt tiêm vắc-xin phòng bệnh.
đ) Tổ chức giúp đỡ các gđ có hoàn cảnh khó khăn.
e) Xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em.
h) Tổng vệ sinh đường làng.
i) Tổ chức các hoạt động khuyến học (khen thưởng học sinh giỏi, trao thưởng học sinh nghèo).
- HS thống nhất kết quả: b, c là hành vi, việc làm đúng; a là hành vi không nên làm .
a) Nói chuyện to trong phòng làm việc.
b) Chào hỏi khi gặp các bác cán bộ của UBND xã.
c) Xếp thứ tự để giải quyết các công việc.
- 2 học sinh.
KHOA HỌC
 NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
I. Mục đích yêu cầu : 
 Sau bài học, HS biết :
- Trình bày tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên .
- Kể tên một số phương tiện, máy móc, hoạt động,  của con người sử dụng năng lượng mặt trời .
II. Đồ dùng dạy học :
Tranh ảnh về các phư ... gà tăng sức chống bệnh. Nhờ đó gà khoẻ mạnh, ít bị các bệnh đường ruột, bệnh đường hô hấp và các bệnh dịch cúm khác
- Gồm máng ăn và máng uống. Thức ăn, nước uống của gà được cho vào máng để đảm bảo vệ sinh tránh rơi vãi.
- Thức ăn nước uống của gà được trực tiếp trong máng nên máng ăn, máng uống cần được rửa thường xuyên để làm sạch vi trùng và các chất bẩn trong đó, nếu không cọ rửa máng sạch sẽ thì vi trùng sẽ theo thức ăn vào cơ thể và gây bệnh cho gà 
- Giữ cho không khí chuồng nuôi luôn trong sạch và tiêu diệt các vi trùng gây bệnh có trong không khí 
- Trong phân gà có nhiều khí độc , nếu như không thường xuyên làm vệ sinh chuồng nuôi thì không khí trong chuồng nuôi sẽ bị ô nhiễm.
- Dịch bệnh là do vi sinh vật gây ra, có khả năng lây lan nhanh, dễ bị chết
- Tiêm thuốc, nhỏ thuốc phòng dịch, giúp gà không bị dịch bệnh. 
- Hs làm bài vào phiếu bài tập, ghi (Đ)đúng, (S)sai vào cuối câu .
- Kết quả là : câu 1, 3,4 là đúng (Đ)
 câu 2 là sai (S)
- Vài hs nêu lại mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
MĨ THUẬT: 
(Tập nặn tạo dáng)
ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I/ MỤC TIÊU
- HS có khả năng quan sát, biết cách nặn các hình khối.
- HS nặn được hình người, đồ vật, con vật ... và tạo dáng theo ý thích.
- HS ham thích sáng tạo và cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối.
II/ CHUẨN BỊ
- Sưu tầm một số tượng, đồ gốm, đồ mĩ nghệ, một vài đồ vật con vật 
- Đất nặn và dụng cụ để nặn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Lên lớp:
*/ Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu hình minh hoạ trong SGK...
- VD: Hình người, con vật và các đồ vật ngộ nghĩnh, đẹp mắt như : tượng gỗ sơn mài, tượng đá, hình các con vật...
*/ Hoạt động 2 : Cách nặn.
- GV nhắc lại cách nặn hoặc ghép các hình đồng thời thao tác để HS quan sát.
+ Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại.
+ Nặn từ các thỏi đất thành các bộ phận chính
+ Tạo dáng cho sinh động
*/ Hoạt động 3 : Thực hành
 - GV hướng dẫn những em còn lúng túng.
*/ Hoạt động 4 : Nhận xét ,đánh giá.
- GV chọn một số bài đẹp và bài chưa đẹp treo lên bảng để HS nhận xét
- GV khen ngợi những bài vẽ đẹp
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học
- Hs lắng nghe.
- HS chọn hình định nặn (người, con vật, cây, quả)
- Nặn theo nhóm 4, nhóm trưởng điều khiển nhóm của mình.
- Đại diện các nhóm lên trình bày bài trên bảng lớp.
- Các nhóm khác nhận xét.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I . Mục đích yêu cầu :
- Rèn kỹ năng nói :
+ HS kể được một câu chuyện đã chứng kiến hoặc đã làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử, văn hoá ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.
+ Biết sắp xếp các tình tiết, sự kiện thành một câu chuyện. Hiểu và trao đổi với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện. 
- Rèn kỹ năng nghe : chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
- Giáo dục hs có ý thức bảo vệ các công trình công cộng các di tích lịch sử.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh ảnh các hoạt động bảo vệ các công trình công cộng,di tích lịch sử văn hoá, ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ, việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ .
III. Các hoạt động dạy học :
 GV
 HS
1. Kiểm tra bài cũ :
- Kể lại câu chuyện đã được nghe đã được đọc nói về những tấm gương sống làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: - Ghi đầu bài.
 * Hoạt động1: : Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài :
- Gọi 1 hs đọc 3 đề bài .
- Gọi HS đọc 3 gợi ý trong SGK 
- GV yêu cầu HS chọn đề nào thì đọc kĩ đề đó .
- Cho HS nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình chọn kể 
- Cho hs lập nhanh dàn ý cho câu chuyện, gv theo dõi .
*Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện :
- Gọi hs đọc 3 gợi ý trong sgk và giới thiệu câu chuyện mình kể.
- Cho hs kể chuyện theo nhóm đôi : Kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- Cho hs thi kể trước lớp : Các nhóm đại diện thi kể 
- Cho hs các nhóm khác nêu câu hỏi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể.
- Cả lớp và GV nhận xét chọn bạn có câu chuyện ý nghĩa nhất, kể hấp dẫn nhất .
3. Củng cố dặn dò :
- Cho hs nêu lại nội dung câu chuyện mình kể.
- Giáo dục hs qua câu chuyện mà các em kể.
- Về nhà tập kê lại câu chuyện cho người thân nghe .
- Xem trước nội dung tranh minh hoạ bài ông Nguyễn Khoa Đăng .
- 2 hs kể 
- Hs đọc 3 đề bài .
Đề 1 : Kể một việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng các di tích lịch sử văn hoá .
Đề 2 : Kể một việc làm ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ .
Đề 3 : Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ .
- HS đọc 3 gợi ý trong SGK
Ví dụ : Tôi muốn kể câu chuyện tháng trước chúng tôi đã giúp chú Hùng công an xã ngăn chặn hành động lấy cắp đồ cổ trong đình làng.
Tôi kể về việc làm chấp hành luật giao thông đường bộ của một cụ già của xóm tôi.
Tôi kể về những việc làm giúp đỡ cụ già mẹ liệt sĩ, để thể hiện lòng biết ơn thương binh, liệt sĩ của tổ chúng tôi trong thời gian vừa qua.
- Hs kể chuyện theo nhóm đôi : Kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- Các nhóm đại diện thi kể trước lớp.
- 2 hs nêu 
THỂ DỤC
TUNG VÀ BẮT BÓNG - NHẢY DÂY- BẬT CAO
TRÒ CHƠI : BÓNG CHUYỀN SÁU
I. Mục đích yêu cầu.
- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2; 3 người, ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng .
- Làm quen động tác bật cao.Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng .
- Chơi trò chơi bóng chuyền sáu. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động .
II. Địa điểm-phương tiện
- Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện .
- Mỗi em 1 dây nhảy, số lượng bóng đủ để HS tập luyện (10 quả).
III. Các hoạt động dạy-học :
GV
HS
1. Phần mở đầu : 6-10’
- YC tập hợp 3 hàng dọc.
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học.
- YC đi thường theo vòng tròn rồi khởi động các khớp sau đó chuẩn chao dây rồi bật nhảy tại chỗ nhẹ nhàng.
- YC chơi trò chơi “Kết bạn”
2. Phần cơ bản :
a) Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 3 người. 
- GV chia khu vực luyện tập cho các tổ, yêu cầu các tổ tự luyện tập.
- Gv quan sát sửa sai nhắc nhở.
- YC các tổ thi đua, từng nhóm đôi tung và vắt bóng theo nhóm 3 người.
- GV biểu dương nhóm thắng cuộc.
b)Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
 - YC lớp tập theo nhóm tổ. 
c) Làm quen nhảy bật cao. 
- GV yêu cầu tập theo đội hình 3 hàng ngang. 
- GV làm mẫu giảng giải : khuỵ gối, đưa 2 tay ra sau lấy đà giậm nhảy, một hoặc hai tay chạm bóng. Lúc hai chân tiếp đất khuỵ gối.
d) Chơi trò chơi “ Bóng chuyền sáu”. 
- GV nhắc lại luật chơi, sau đó chia thành 4 đội để thi đấu .
 3. Phần kết thúc :
- YC đứng tại chỗ thả lỏng tích cực, sau đó cúi gập người, rung hai vai hít thở .
- GV hệ thống lại bài, nhận xét tiết học .
- Dặn về ôn lại động tác tung và bắt bóng.
- HS tập hợp theo yêu cầu.
 * * * * * * * * * *
* * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * *
- HS lắng nghe.
- HS đứng thành vòng tròn xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối, sau đó thựchiện động tác chao dây rồi bật nhảy tại chỗ nhẹ nhàng.
- HS chơi trò chơi “kết bạn”.
- Các tổ tập theo khu vực đã qui định, dưới sự chỉ huy của tổ trưởng. HS ôn lại sau đó tập. 
- Các tổ thi đua với nhau 1 lần 
- HS tập hợp.
- HS quan sát, thục hiện theo hướng dẫn.
- HS chơi trò chơi.
- HS hệ thống bài.
ÂM NHẠC
HỌC HÁT: BÀI TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC
	I. MỤC TIÊU
- HS hát đúng giai điệu và thể hịên tình cảm của bài hát.
- Hát đúng nhịp 
- Qua bài hát giáo dục các em lòng kính yêu Bác Hồ 
	II. CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh về Lăng Bác Hồ.
- GV:Nhạc cụ, đĩa băng, máy nghe
- HS: Nhạc cụ gõ
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng
- GV nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới
1. Phần mở đầu:
a. Giới thiệu nội dung bài học.
- GV đặt một số câu hỏi nhằm gợi ý cho HS nói lên những hiểu biết về Thủ đô Hà Nội, về Lăng Bác Hồ.
H: Em đã đến Thủ đô Hà Nội thăm Lăng Bác chưa?
- GV giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích tác giả bài hát Tre ngà bên Lăng Bác.
2. Phần hoạt động: Học bài hát Tre ngà bên Lăng Bác.
*/ Hoạt động1: Dạy hát
- GV hát lại bài hát một lần.
- GV dạy hát từng câu hát và đàn theo giai điệu.
*/ Hoạt động 2: Luyện tập .
3. Phần kết thúc:
- Cả lớp hát lại một lần.
- GV: Nhận xét tiết học.
- HS hát lời bài “hát mừng”
- HS lắng nghe.
- Tuỳ HS trả lời.
- HS đọc lời ca.
- HS hát theo lời GV
- HS hát chung cả lớp 2lần
- Từng dãy bàn hát.
- Hát theo tổ.
- Hát cá nhân.
- HS vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu
 - HS hát gõ đệm : theo phách, theo nhịp.
- HS hát đơn ca ( mỗi em hát mmọt lần)
SINH HOẠT LỚP
I. Mục đích yêu cầu
-Đánh giá kết quả học tập, sinh hoạt tuần 21
-Đề ra biện pháp khắc phục và lên kế hoạch tuần 22.
II. Các hoạt động lên lớp.
1. Ổn định tổ chức
2. Sinh hoạt lớp
-Gọi lớp trưởng lên nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp
-Gọi các tổ trưởng, tổ phó có ý kiến bổ sung.
-GV nhận xét:
a. Đạo đức: Các em đã có tiến bộ, đoàn kết hơn, biết nghe lời cô và bố mẹ. Có ý thức học tập tương đối tốt .
*Tồn tại : còn có em chưa ngoan, hay nói chuyện trong lớp (Liếu, Ving, H’ Lum, )
b. Học tập: Một số em có ý thức học tập tốt, ngoan, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Tồn tại: Còn có em lười học : một số em chữ còn xấu, viết cẩu thả, có em ngồi trong lớp chưa chú ý nghe giảng. 
c. Các công tác khác: Thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ, bảo quản tốt cơ sở vật chất của nhà trường.
- Tồn tại: một số em đi học còn quên bảng tên, quần áo còn bẩn, vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ.
* Tuyên dương: H’ Jôn, Tân, Quyên, Trương, 
3. Kế hoạch tuần 22.
a. Đạo đức: Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong lớp.
- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
b. Học tập: Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- Nâng cao ý thức rèn chữ viết.
- Thi đua học tập giữa các tổ, nhóm học tập
- Chuẩn bị tốt nội dung các bài học
- Khắc phục tồn tại ở tuần 21.
- 15 phút đầu giờ kiểm tra bảng cửu chương (kiểm tra theo cặp)
c. Các công tác khác: tham gia đầy đủ các buổi lao động do Đội phân công, 
đóng góp các khoản tiền do trường quy định, tiếp tục chăm bón cây xanh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21-L5-371.doc