Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 (Tuần 34)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 (Tuần 34)

. Mục tiêu:

 - Đọc diễn cảm bài văn với giọng phân biệt lời các nhân vật

 -Hiểu nội dung: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài

-HS trả lời được câu hỏi trong bài

 

doc 30 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1015Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 (Tuần 34)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21 Thứ 2 ngày 18 tháng 1 năm 2010 
TẬP ĐỌC TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I. Mục tiêu:
	- Đọc diễn cảm bài văn với giọng phân biệt lời các nhân vật 
	-Hiểu nội dung: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài
-HS trả lời được câu hỏi trong bài 
II. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Bài cũ: “Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng”
- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài mới: 
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên chia đoạn bài văn để luyện đọc cho học sinh.
Đoạn 1: “Từ đầu ra lẽ”.
Đoạn 2: “Tiếp theo Liễu Thăng”.
Đoạn 3: “Tiếp theo ám hại ông “
Đoạn 4: Đoạn còn lại.
Giáo viên kết hợp luyện đọc cho học sinh, phát âm 
Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải, giáo viên kết hợp giảng từ cho học sinh: trí dũng song toàn , thám hoa, Giang Văn Minh, Liễu Thăng , đồng trụ, cống nạp, tiếp kiến, hạ chỉ. 
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài.
+ Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng ?
-Phân tích thêm: đẩy vua nhà Minh vào hoàn cảnh vô tình thừa nhận sự vô lí của mình , từ đó dù biết đã mắc mưu vẫn phải bỏ lệ bắt nước góp giỗ Liễu Thăng
-Nhắc lại nội dung cuộc đôùi đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh
+ Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh ?
+ Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn ?
c. Đọc diễn cảm. 
-Mời 5 HS đọc theo cách phân vai, hướng dẫn đọc đúng lời Giang Văn Minh và các nhân vật.
-Hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm theo lối phân vai đoạn: “Chờ rất lâucúng giỗ”
-Cho từng nhóm thi đọc
-Nhận xét, đánh giá và cho điểm.
3.. Tổng kết - dặn dò: 
Nhắc lại nội dung của bài
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Tiếng rao đêm ”.
Nhận xét tiết học 
Học sinh lắng nghe, trả lời.
1 học sinh khá giỏi đọc bài.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn và luyện đọc các từ phát âm sai.
1 học sinh đọc từ chú giải học sinh nêu thêm những từ các em chưa hiểu.
- vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ 5 đời
-1 HS nhắc lại cuộc đối đáp
- Vì vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng, lại còn dám lấy việc quân đội cả 3 triều đại Nam Hán, Tống , Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại nên sai người ám hại ông.
- Vì ông vừa mưu trí, vừa bất khuất, không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc 
-5 HS đọc phân vai
-1 HS nhắc lại nội dung đoạn văn
TOÁN 	
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Giúp học sinh thực hành cách tính diện tích của các hình đã học như HCN , HV , ..
2. Kĩ năng: 	- Rèn học sinh kĩ năng chia hình và tính diện tích của các hình nhanh, chính xác, khoa học.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Bài cũ: 1 HS nêu kết quả BT1- VBT
Giáo viên nhận xét.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài mới: 
“ Luyện tập về tính diện tích” .
2. Giới thiệu cách tính.
Giáo viên nêu ví dụ, hướng dẫn HS đặt tên hình sau đó cắt ghép hình như SGK
+ Chia hình trên thành 2 HV và 1 HCN
+ Xác định kích thước : HV có cạnh 20 m ; HCN có kích thước là 70 m và 40,1 m 
+ Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất 
3. Thực hành.
Bài 1
Yêu cầu đọc đề.
Ch HS chia ghép hình.
Hãy chọn cách chia ghép hình cho thạn tiện nhất để làm bài vào vở.
Giáo viên nhận xét.
4.. Tổng kết - dặn dò: 
-Nhận xét chung tiết học
Chuẩn bị: “Luyện tập về tính diện tích (tt)”.
Học sinh sửa bài nhà 
Hoạt động nhóm.
Học sinh đọc ví dụ ở SGK.
Nêu cách chia hình.
Chọn cách chia hình chữ nhật và hình vuông.
Tính S từng phần ® tính S của toàn bộ.
Học sinh đọc đề, nêu cách chia hình.
Chia hình đã cho thành 2 HCN 
Tính diện tích toàn bộ hình.
Làm bài vào vở.
HS khá giỏi có thể làm thêm cách khác.
2 HS làm bài trên bảng theo 2 cách. Cả lớp nhận xét, sửa chữa.
lÞch sư
Bài19: NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT
I.MỤC TIÊU:
Sau bài học sinh nêu được:
-Biết đôi nét về tình hình nước ta sau hiệp định Giơ- ne- vơ năm 1954: Miền bắc được giải phóng, tiến hành XD chủ nghĩa xã hội; Mĩ –Diệm âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam, nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng lên chống Mĩ –Diệm
-Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bản đồ hành chính VN.Các hình minh hoạ trong SGK.Phiếu học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
GV
HS
A.Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên bảng kiểm tra nội dung của bài cũ.
-Nhận xét, ghi điểm cho HS.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Dẫn dắt ghi tên bài học.
2. HĐ: Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ –ne-vơ
 - Yêu cầu HJS đọc SGK và đọc chú giải.
-Hãy nêu tình hình đất nước sau hiệp định !
*Thảo luận nhóm 4:
-Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ- ne – vơ là gì?
-Tổ chức cho HS trình bày ý kiến
HĐ2:vì sao nước ta bị chia cắt thành 2 miền Nam, Bắc.
*Lớp: Nguyện vọng của nhân dân ta sau 2 năm XDCNXH đất nươcù sẽ thống nhâùt, gia đình sum 
họp, nhưng nguyện vọng đó có được thực hiện không? Vì sao?
-Kết luận ý đúng
+ Nêu dẫn chứng về việc đế quốc Mĩ cố tình phá hoại Hiệp Định Giơ – ne- vơ.
+ Những việc làm của đế quốùc mĩ đã gây hậu quả gì cho dân tộc ta?
- Muốn xoá bỏ nỗi đau chia cắt, dân tộc ta phải làm gì?
*Nhóm 2:
+Nếu không cầm súng đánh giặc thì đất nước, nhân dân sẽ như thế nào?
+Nếu cầm súng đứng lên dánh giặc thì điều gì sẽ xẩy ra?
+Sự lựa chọn đánh giặc của nhan dân ta thể hiện điềøu gì
3.Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học.
-Dặn HS:Về nhà học thuộc học bài, tìm hiểûu về phong cách" Đồng khởi" của nhân dân Bến Tre.
-3-4 HS lần lượt lên thực hiện yêu cầu của GV.
-Nhắc lại tên bài học.
- HS tự đọc SGK, 1 em đọc to, 1 em đọc chú giải.
-MB được giải phóng, tiến hành XDCNXH
*Các nhóm thảo luận:
+Nội dung cơ bản: Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương; quy định vĩ tuyến 17 làm
-Đại diện nhóm nêu két quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lần lượt trình bày, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến
-không thực hiêïn được vì Mĩ thay chân Pháp xâm lược MNVN
- Lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
-Ra sưc chống phá LL cách mạng, khủng bố dã man những người đòi hiệp thương, tỏng tuyển cử
-Thực hiện chính sách tố côïng, diệt cộng
+Nhân dân ta phải đau nỗi đau chia cắt
- Chúng ta lại tiếp tục đứng lên cầm súng chống đế Quốc Mĩ và tay sai.
- Đại diện nhóm nêu ý kiến
-Các HS khác theo dõi, bổ sung.
 Thư 3 ngày 19 tháng 1 năm 2010
Đạo đức
 Bài10 :Uỷ ban nhân xã ( phường ) em.
I) Mục tiêu : Giúp HS:
-Bước đầu biết vai trò quan trọng của UBND xã ( phường) đối với cộng đồng.
-Nhận biếùt được các hành vi , việc làm phù hợp khi đến UBND xã.
 - Thực hiện các qui định của UBND xã ( phường) ; tham gia các hoạt động do UBND xã ( phường ) tổ chức.
 - Tôn trọng UBND xã ( phường)
II)Tài liệu và phương tiện :
 -SGK, tranh, ảnh phục vụ bài học.
III) Các hoạt động dạy – học chủ yếu
GV
HS
A.Bài cũ:
Em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu quê hương?
* Nhận xét chung.
B. Bài mới:* Cho HS xem tranh UBND xã ( phường ) và GT bài.
-Ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Tìm hiểu truyện: Đến Uỷ bann nhân dân phường
-Yêu cầu HS đọc truyện
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi trong SGK.
-Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày, cả lớp trao đổi, bổ sung.
+Bố Nga đến UBND phường để làm gì?
+Theo em, UBND xã phường có vai trò như thế nào? Vì sao?
+Mọi người cần có thái độ như thế nào đối với UBND xã, phường? 
* Nhận xét rút kết luận : 
- UBND xã( phường )có vai trò rất quan trọng đối với người dân ở địa phương. Vì vậy, mỗi người dân phải tôn trọng và giúp đỡ Uỷ ban hoàn thành công việc.
-Cho HS đọc ghi nhớ SGK.
HĐ2: Làm bài tập1
* Chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm.
-Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi.
-Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
GV kết luận:Nhwngx việc cần đến UBND xã để giải quyết: b,c,d,đ,h,i.
-Nhắc nhở: Khi đến UBND xã cầøn có thái độï tôn hoạt động và con ngườẩ¬ UBND xã.
HĐ3: Làm bài tập 3:
* Giao nhiệm vụ cho HS.
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân: Cho HS dùng thẻ màu đẻ bày tỏ ý kiến..
-Gọi một số HS lên trình bày các ý kiến.
* Nhận xét rút kết luận : 
-b, c là hành vi, việc làm đúng.
- a, là hành vi không nên làm.
* Nhận xét tiết học.
-Tìm hiểu các việc làm của UBND xã ( phường) nơi các em ở.
-HS lên bảng trả lời câu hỏi.
-HS trả lời.
-HS nhận xét.
* Quan sát tranh và nêu cảnh bức tranh.
-Nêu đề bài.
- 1,2 HS đọc truyện.
-Làm việc theo nhóm đôi:
-Đọc câu hỏi SGK, thảo luận và trình bày các câu hỏi.
-Đại diện các nhóm lên trình bày:
+Bố Nga đến đêû làm giấy khai sinh cho em bé
+ngoài việc cấp giấy khaoi sinh UBND phường còn làm nhiều việc: Xác định chỗ ở...
+...vì đó là cơ quan chính quyền đại diện cho nhà nước và pháp luật bảo vệ các quyền lợi của người dân địa phương.
+Mọi người cần tôn trọng và có trách nhiệm tạo điều kiện để UBND xã hoàn thành nhiệm vụ.
-Nhận xét các nhóm.
* Liên hệ các việc làm của UBND xã ( p ... -Biết Trung quốc coa dân số đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiêu ngành hiện đại.
-HS khá giỏi: nêu được những điểm khác nhau của Lào và Cam-pu-chia về vị trí địa lí và đặc điểm địa hình.
II. Chuẩn bị:
-GV: BĐ các nước châu Á, BĐ TN châu Á, phiếu học tập
-HSø: SGK, Tranh ảnh sưu tầm
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Bài cũ: “Châu Á” ( tiếp theo )
-Nêu đặc điểm về dân cư châu Á? 
-Nêu nhữngdặc điểm nổi bật vè khí hậu các nước khu vực ĐNA.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài mới:
“Các nước láng giềng của Việt Nam ”.
2. Phát triển các hoạt động: 
Treo BĐVN, nêu tên các nước có chung đường biên giới với nước ta
v	Hoạt động 1: Cam-pu-chia.
-Dựa vào lược đồ hình 5 bài 18, nêu vị trí địa lí của CPC.ĐoÏc tên thủ đô của CPC
-Nêu nét nôûi bật về địa hình của CPC
+ Kể tên các loại nông sản của Cam-pu-chia ?
-ChóH mô tả kiến trúc đền ăng-co-vát và cho biết tôn giáo chủ yếu của người dân CPC
- GV nhận xét và chốt ý : Cam-pu-chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo. Cam-pu-chia sản xuất và chế biến nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt và đánh bắt nhiều cá nước ngọt 
Hoạt động 2:Lào
+ Hãy nêu vị trí địa lí của Lào ?Đọc tên thủ đô của Lào.
+ Địa hình của Lào có gì đặc biệt 
+ Kể tên các loại nông sản của Lào ?
+Mô tả kiế trúc của Luông –pha-bang
- GV nhận xét và chốt ý : Nước Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên . Những sản phẩm chính của Lào là quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo 
-Nêu những điểm khác nhau của Lào và CPC về địa hình, vị trí địa lí.
v	Hoạt động 3: 
Mục tiêu : HS nắm được vị trí địa lí của Trung Quốc 
+ Trung Quốc khu vực nào của châu Á ?
+ Đọc tên thủ đô của nước Trung Quốc ?
+ Dân số Trung Quốc như thế nào ?
+ Hãy nêu các sản phẩm nổi tiếng của Trung Quốc ?
- GV nhận xét và chốt ý :Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới , nền kinh tế phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại 
v Hoạt động 3 : CuÛng cố 
- Thi đua sưu tầm các tranh ảnh , cảnh thiên nhiên của Lào, Cam-pu-chia và Trung Quốc 
- GV nhận xét , tuyên dương 
2.. Tổng kết – dặn dò :
Cho đọc nội dung
- Chuẩn bị : Châu Âu
- Nhận xét tiết học 
2Học sinh trả lời. Lớp nhận xét, bổ sung.
-1-2 Hs chỉ trên BĐHCVN
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS trưng bày hình ảnh sưu tầm về Cam-pu-chia
-1-2 HS mô tả, nêu dược người dân CPC chủ yếu là theo đạo phật.
- HS thảo luận theo nhóm 4
- Đại diện trình bày kết quả 
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung 
Hoạt động nhóm đôi
- HS quan sát lược đồ hình 5 / bài 18
- HS nêu 
- Cả lớp nhận xét , bổ sung 
- HS nêu 
- 2 dãy thi đua
TOÁN Diện tích xung quanh – Diện tích toàn phần
hình hộp chữ nhật
I. Mục tiêu:
	- Học sinh tự hình thành được biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
	-Biết tính dược diêïn tích xung quanh và diênn tích toàn phần của HHCN.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Hình hộp chữ nhật, phấn màu.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Bài cũ: 
“Hình hộp chữ nhật .Hình lập phương “.
Hỏi:	1) Đây là hình gì?
	2) Hình hộp chữ nhật có mấy mặt, hãy chỉ ra các mặt của hình hộp chữ nhật?
	3) Em hãy gọi tên các mặt của hình hộp chữ nhật.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài mới: 
“ Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN”® Ghi tựa bài lên bảng.
v	Hoạt động 1: Hình thành khái niệm , cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của HHCN.
-Nêu ví dụ trong sgk, khai triển HHCN
- Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là gì?
Giáo viên chốt: diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích của 4 mặt bên.
-Gợi ý cho Hs nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN.
Mời các bạn ngồi theo nhóm để tìm cách tính.
- Giáo viên chốt lại
- Vận dụng qui tắc tìm diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật 
-Giáo viên chốt lại (đúng).
8) Giáo viên chốt lại
v	Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1 : 
- GV yêu cầu HS vận dụng trực tiếp công thức tính S xq , S tp của HHCN
- GV đánh giá bài làm của HS
Nêu quy tắc, công thức. 
Thi đua: dãy A đặt đề dãy B tính.
Làm bài tập.
Nhận xét tiết học
Hát 
1 học sinh:  là hình hộp chữ nhật.
1 học sinh: có 6 mặt, dùng tay chỉ từng mặt 1, 2, 3, 4, 5, 6.
1 học sinh: mặt 1, 2 ® mặt đáy; mặt 3, 4, 5, 6 ® mặt xung quanh.
Hoạt động cá nhân, lớp.
-Là hình chữ nhật
2 – 3 học sinh nêu quy tắc.
Từng học sinh làm bài.
Gọi 2 em sửa bài
 là diện tích của tất cả các mặt.
 là diện tích xung quanh và diện tích 2 mặt đáy.
Từng học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài:
2 – 3 học sinh nêu quy tắc.
- Học sinh làm bài – học sinh sửa bài.
1 em học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Tuần 22: Thứ 2 ngày 25 tháng 1 năm 2010
TẬP ĐỌC: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I.Mục tiêu
-Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp với lời nhân vật
-Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng mới ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của tổ quốc.
-Giáo dục HS : cần dũng cảm, dám nghĩ dám làm.
II.Hoạt đọng dạy học:
A.Bài cũ:
-Cho 3 HS nối tiếp nhau đọc bài: Tiếng rao đêm
-Trả lời câu hỏi trong bài.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Luyện đọc và tìm hiểûu bài.
a. Luỵên đọc
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên chia bài thành các đoạn để học sinh luyện đọc.
+ Đoạn 1: “Từ đầu  hơi muối.”
+ Đoạn 2: “Bố nhụ  cho ai?”
+ Đoạn 3: “Ông nhụ  nhường nào?”
+ Đoạn 4: đoạn còn lại.
Giáo viên luyện đọc cho học sinh, chú ý sửa sai những từ ngữ các em phát âm chưa chính xác.
Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải. Giáo viên giúp học sinh hiểu những từ ngữ các em nêu và dùng hình ảnh đã sưu tầm để giới thiệu một số từ ngữ như: làng biển, dân chài, vàng lưới.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
b. Tìm hiểu bài
  Bài văn có những nhân vật nào?
	  Bố và ông của Nhụ cùng trao đổi với nhau việc gì?
	  Em hãy gạch dưới từ ngữ trong bài cho biết bố Nhụ là cán bộ lãnh đạo của làng, xã?
Gọi học sinh đọc đoạn văn 2.
	-Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì?
-Hình ảnh một làng chài mới hiện ra như thế nào? 
Giáo viên chốt: bố và ông của Nhụ cùng trao đổi với nhau về việc đưa dân làng ra đảo và qua lời của bố Nhụ việc lập làng ngoài đảo có nhiều lợi ích đã cho ta thấy rõ sự dũng cảm táo bạo trong việc xây dựng cuộc sống mới ở quê hương. 
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 4.
	 Tìm chi tiết trong bài cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch của bố Nhụ?
Giáo viên chốt: tất cả các chi tiết trên đều thể hiện sự chuyển biến tư tưởng của ông Nhụ, ông suy nghĩ rất kĩ về chuyện rời làng, định ở lại làng cũ ® đã giận khi con trai muốn ông cùng đi ® nghe con giải thích ông hiểu ra ý tưởng tốt đẹp và đồng tình với con trai.
Gọi 1 học sinh đọc đoạn cuối.
	+Nhụ đã nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
*Giáo viên chốt: trong suy nghĩ của Nhụ thì việc thực hiện theo kế hoạch của bố Nhụ đã rõ Nhụ đi, sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõn Cá Sấu sẽ được những người dân chài lập ra. Nhụ chưa biết hòn đảo ấy, và trong suy nghĩ của Nhụ nó vẫn đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời.
-Câu chuyện ca ngơi ai, ca ngợi điều gì?
Dự kiến:
	  Bài văn có bạn nhỏ tên Nhụ, bố bạn và ông bạn: ba thế hệ trọn một gia đình.
	  Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả gia đình ra đảo.
	  Học sinh gạch dưới từ ngữ chỉ rõ bố mẹ là cán bộ lãnh đạo của làng, xã.
Dự kiến: Cụm từ: “Con sẽ họp làng”.
1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
Học sinh suy nghĩ rồi phát biểu.
Dự kiến: Chi tiết trong bài cho thấy việc lập làng mới rất có lợi là “Ngoài đảo có đất rộng , buộc một con thuyền.”
“Làng mới ngoài đảo  có trường học, có nghĩa trang.”
1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
Học sinh phát biểu ý kiến.
Dự kiến:
	“Lúc đầu nghe bố Nhụ nói  Sức không còn chịu được sóng.”
	“Nghe bố Nhụ nói  Thế là thế nào?”
	“Nghe bố Nhụ điềm tĩnh giải thích quan trọng nhường nào?”
1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
	  Đoạn cuối, Nhụ đã suy nghĩ về kế hoạch của bố Nhụ là một kế hoạch đã được quyết định và mọi việc sẽ thực hiện theo đúng kế hoạch ấy.
-Câu chuyện ca ngợi những người dan chài dũng cảm rời mảnh đất quen thuộc để lập làng mới, giữ một vùng của tổ quốc.
c.Đọc diễn cảm. 
Cho HS đọc nôùi tiêùp 4 đoạn
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc của bài văn.
	  Ta cần đọc bài văn này với giọng đọc như thế nào để thể hiện hết cái hay cái đẹp của nó?
(Dự kiến: Ta cần đọc phân biệt lời nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ).
	Đoạn kết bài: Đọc với giọng mơ tưởng.)
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhấn giọng, ngắt giọng, luyện đọc diễn cảm.
“Để có một ngôi làng như mọi ngôi làng ở trên đất liền/ rồi sẽ có chợ/ có trường học/ có nghĩa trang //. Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ,/ rồi bất ngờ,/ vỗ vào vai Nhụ /
	- Thế nào/ con, / đi với bố chứ?//
	- Vâng! // Nhụ đáp nhẹ.//
	Vậy là việc đã quyết định rồi.//
Tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm bài văn.
Nhận xét, đánh giá 
3. Tổng kết - dặn dò: 
Cho HS nêu lại nội dung bài văn
Chuẩn bị: “Cao Bằng”.
-Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5Tuan 21.doc