Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 14 - Trần Thị Hằng

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 14 - Trần Thị Hằng

I. Mục tiêu:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.

 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.

 - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK. HS khá giỏi trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh họa trong SGK.

 - Bảng phụ ghi đoạn 1.

 

doc 32 trang Người đăng huong21 Lượt xem 432Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 14 - Trần Thị Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 14
Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2012
Tiết 1: CHÀO CỜ - SINH HOẠT LỚP
1. Tập trung toàn trường- chào cờ.
	2. Sinh hoạt chủ nhiệm.
I.Mục tiêu:
 - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 13.
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Lên lớp:
1. Nhận xét, đánh giá tuần 13.
Nề nếp, học tập, vệ sinh, hoạt động khác.
 2. Triển khai kế hoạch tuần 14:
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 13.
 	 - Tiếp tục duy trì SS, tỉ lệ chuyên cần, nề nếp ra vào lớp, nghỉ học phải xin phép.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. 
- Thi đua hoa điểm 10 giữa các tổ. Giúp bạn cùng tiến.
- Tiếp tục rèn : giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp. Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Nhắc nhở động viên học sinh đóng góp các loại quỹ theo quy định.
3. Tổ chức sinh hoạt ngoại khoá.
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về ATGT: chọn đường đi an toàn và phòng tránh tai nạn giao thông.
+ Xác định được con đường an toàn từ nhà đi đến trường.
 + Phân tích được các tình huống nguy hiểm và cách giải quyết để phòng tránh TN GT.
- Gv nhận xét buổi sinh hoạt.
5. Dặn dò: Thực hiện tốt công việc tuần tới.
Tiết 2: TẬP ĐỌC
CHUỖI NGỌC LAM
I. Mục tiêu:
	- Biết đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật. 
	- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
	- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK. HS khá giỏi trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh họa trong SGK. 
	- Bảng phụ ghi đoạn 1.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu đọc bài Trồng rừng ngập mặn và trả lời câu hỏi sau bài. 
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
- Giới thiệu: 
 + Giới thiệu chủ điểm: Vì hạnh phúc con người 
 + GT bài học Chuỗi ngọc lam .
4. Phát triển các họat động.
*HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc bài.
- Giới thiệu tranh và yêu cầu nêu tên các nhân vật có trong truyện.
- Yêu cầu chia đoạn cho bài văn. 
Giáo viên chốt lại
- Bài văn được chia thành 2 đoạn:
 + Đoạn 1: Từ đầu đến người anh yêu quý. 
 + Đoạn 2: Phần còn lại
- Luyện đọc 
 + Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
 + Yêu cầu trả lời câu hỏi: Đoạn 1 được chia làm mấy phần ?
- Đoạn 1 được chia thành 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến Xin chú gói lại cho cháu!
 + Phần 2: Tiếp theo đến Đừng đánh rơi nhé!
 + Phần 3: Phần còn lại.
 + Yêu cầu từng nhóm 3 HS nối tiếp nhau đọc theo 3 phần.
 + Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải thích từ ngữ mới, khó.
 + Yêu cầu HS khá giỏi đọc lại đoạn 1.
 + Đọc mẫu.
- Tìm hiểu bài
 + Yêu cầu đọc thầm, đọc lướt đoạn 1, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi: 
 . Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai ?
 . Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không ? Chi tiết nào cho biết điều đó ?
 + - Nhận xét, chốt lại ý đúng sau mỗi câu trả lời.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm 
 + Yêu cầu 3 HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn đoạn.
 + Hướng dẫn đọc diễn cảm: giọng phù hợp với các nhân vật. 
 . Yêu cầu đọc theo cặp.
 . Tổ chức thi đọc diễn cảm.
 . Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
 + Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
 + Yêu cầu trả lời câu hỏi: Đoạn 2 được chia làm mấy phần ?
+ Phần 1: Từ đầu đến  Phải
 + Phần 2: Tiếp theo đến  toàn bộ số tiền em có.
 + Phần 3: Phần còn lại.
 + Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc theo 3 phần.
 + Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải thích từ ngữ khó.
 + Yêu cầu HS khá giỏi đọc lại đoạn 2.
 + Đọc mẫu.
- Tìm hiểu bài
 + Yêu cầu đọc thầm, đọc lướt đoạn 2, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi: 
 . Chị của cô bé gặp Pi-e để làm gì ?
 . Vì sao Pi-e nói cố bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc ?
 . Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện ?
- Nhận xét, chốt lại ý đúng sau mỗi câu trả lời.
* HĐ2: Hướng dẫn đọc diễn cảm. 
 + Yêu cầu 3 HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn đoạn.
 + Hướng dẫn đọc diễn cảm: giọng phù hợp với các nhân vật. 
 . Yêu cầu theo cặp.
 . Tổ chức thi đọc diễn cảm.
 . Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
* HĐ3: Củng cố 
- Yêu cầu HS Nêu ý nghĩa, nội dung của bài văn.
- Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài.
- Trong cuộc sống, chúng ta đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác thì sẽ nhận được niềm vui và hạnh phúc.
5. Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Tập đọc và trả lời các câu hỏi sau bài.
- Chuẩn bị bài Hạt gạo làng ta.
- Hát vui.
- HS được chỉ đỉnh thực hiện theo yêu cầu.
- Quan sát tranh và lắng nghe.
- Nhắc tựa bài.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Quan sát tranh và nối tiếp nhau nêu: Pi-e, Gioan và chị của Gioan.
Học sinh chia đoạn
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
 Học sinh trả lời.
 - Từng nhóm 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Luyện đọc, đọc thầm chú giải và tìm hiểu từ ngữ khó, mới. 
- HS khá giỏi đọc.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu
-Tặng chị nhân ngày lễ Nô-en.
- Không. Đổ lên bàn một nắm xu; chú Pi-e lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền.
- Nhận xét và bổ sung sau mỗi câu trả lời.
- HS khá giỏi được chỉ định tiếp nối nhau đọc diễn cảm.
- Đọc diễn cảm với bạn ngồi cạnh.
- Xung phong thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Đoạn 2 được chia thành 3 phần:
 Học sinh chia đoạn
- 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Luyện đọc, đọc thầm chú giải và tìm hiểu từ ngữ khó, mới. 
- HS khá giỏi đọc.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu:
 Hỏi cô bé có mua chuỗi ở tiệm không ? Có phải ngọc thật không?...
- Cô bé mua bằng tất cả số tiền dành dụm được
 + HS khá giỏi nối tiếp nhau trả lời 
- Nhận xét và bổ sung sau mỗi câu trả lời.
- HS khá giỏi được chỉ định tiếp nối nhau đọc diễn cảm.
- Đọc diễn cảm với bạn ngồi cạnh.
- Xung phong thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung 
Tiết 3: TOÁN
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ SỐ THẬP PHÂN
 I. Mục tiêu:
 Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn .
 - Cả lớp giải được BT1a ,2 .
 * Hs khá , giỏi giải được BT 1b , 3.
II . Chuẩn bị .
 - Bảng phụ ghi quy tắt như SGK .
III . lên lớp
 Hoạt động của gv	
Hoạt động cảu hs
 1/ Ổn định.
 2/ Kiểm tra bài cũ: Chia một số TP cho 10; 100; 100
-Gv nhận xét ghi điểm
3/ Bài mới.
 GT : Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên thương tìm được là số thập phân .
4/ Phát triển các hoạt động.
 * HĐ1: Hình thành quy tắt chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên thương tìm được làm số thập phân .
GV đính bảng phụ VD1 .
Ta thực hiện phép chia 27 : 4 = ? (m) .
Thông thường ta đặt tính rồi tính như sau ( nêu như SGK)
27 4 
30 6,75 (m) 
 2 0 
 0 
Vậy 27 : 4 = 6,75 (m) .
GV nêu tiếp VD 2 : 43 : 52 = ? 
Cho HS thực hiện GV ghi bảng .
 . Phép chia này có số bị chia 43 bé hơn số chia 52 , ta có thể làm như sau :
 43,0 52 . Chuyển 43 thành 43,0 .
 . Đặt tính rồi tính như phép chia 43,0 : 52
 140 0,82 ( Chia cố thập phân cho số tự nhiên )
 36
GV cho HS rút ra kết luận .
GV chốt lại đính bảng tóm tắt .
 * HĐ2: Luyện tập . 
Bài 1 : Cho hs đọc yêu cầu bài tập 1 . .( hs khá giỏi , giải BT1b) 
Cho hs làm bài 
Cho hs trình vày kết quả 
 -Gv chốt lại : 
 a/ 12:5 = 2,4 ; 23:4 = 5,75 ; 882: 36 = 24,5 
* b/ 15:8 = 1,875 ; 75:12 = 6,25 ; 81:4 = 20,25 .
Bài 2 : cho hs đọc yêu cầu bài tập 2. - Cho hs làm bài 
- Cho hs trình vày kết quả 
- Gv chốt lại : Đáp Số : 16,8 m .
 Bài 3 : cho hs đọc yêu cầu bài tập 3 .( hs khá giỏi , giải BT3) 
Cho hs làm bài 
Cho hs trình vày kết quả 
Gv chốt lại : 
 .Chuyển đổi về số thập phân . Thực hiện chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên thương là một số thập phân : 0,4 ; 0,75 ; 3,6 .
* HĐ3: Củng cố 
 - Cho hs nhắc lại tựa bài 
 - Cho hs nhắc lại quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên thương tìm được là số thập phân .
5./ Nhận xét dặn dò:
 -Gv nhận xét tiết học
 -Về nhà xem lại bài và hoàn thành các bài tập vào vở . 
 -Chuẫn bị bài học tiết sau . 
Hát vui
3 hs thực hiện 
Hs nhắc lại
HS chú ý quan sát 
1 HS thực hiện 
Lớp quan sát nhận xét 
2 HS nêu
3 HS đọc lại 
1hs đọc to 
Hs làm cá nhân
3 HS nêu miệng 
Lớp nhận xét 
1hs đọc to
Hs làm theo cặp
Vài hs trình bày 
Lớp nhận xét 
1 hs đọc 
Hs làm việc theo nhóm 4
Đại diện trình bày 
Lớp nhận xét
1hs
3hs
Hs lắng nghe
Tiết 4: KHOA HỌC 
GỐM XÂY DỰNG: GẠCH, GÓI
I. Mục tiêu:
	- Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói. 
- Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.
- Quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói. 
- HS khá giỏi phân biệt gạch, ngói với các loại đồ sành sứ.
II. Đồ dùng dạy học;
	- Hình và thông tin trang 56-57 SGK.
	- Sưu tầm một số tranh ảnh về gạch, ngói và một số đồ sành sứ. 
	- Một vài viên gạch, ngói khô; chậu nước. Giấy khổ to, bút.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ: ĐÁ VÔI
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Gốm xây dựng: gạch, ngói.
4/ Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Thảo luận 
- Mục tiêu: Kể tên một số đồ gốm và phân biệt gạch, ngói với các loại đồ sành sứ.
- Cách tiến hành: 
 + Chia lớp thành 6 nhóm , yêu cầu sắp xếp các tranh ảnh, đồ sành sứ đã sưu tầm được về các loại gốm vào giấy khổ to và thảo luận câu hỏi: Các loại đồ gốm đều được làm bằng gì ?
 + Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
 + Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Gạch, ngói khác sành sứ ở điểm nào ?
 + Nhận xét, kết luận: 
 . Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng đất sét.
 . Gạch ngói và các loại đồ gốm đều được làm bằng đất sét nhưng đồ gốm thì được tráng men hoặc làm bằng đất sét trắng với kĩ thuật tinh xảo.
* Hoạt động 2: Quan sát 
- Mục tiêu: Nêu được công dụng của gạch, ngói.
- Cách tiến hành: 
 + Yêu cầu hoàn thành các bài tập mục Quan sát SGK theo nhóm đôi. 
 + Yêu cầu trình bày kết quả. 
 + Nhận xét và kết luận: Có nhiều loại gạch và ngói. Gạch dùng để xây tường, lát vỉa hè, lát sân, lát nhà; ngói dùng để lợp mái nhà.
* Hoạt động 3: Thực hành 
- Mục tiêu: Làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của gạch, ngói.
- Cách tiến hành: 
 + Chia lớp thành nhóm 6, yêu cầu:
 . Quan sát kĩ một viên gạch hoặc ngói rồi nhận xét.
 . Thả một viên gạch hoặc ngói khô vào chậu nướ ...  bài tập.
Hoạt động cá nhân,lớp
- 3-4 Hs nhắc lại quy tắc.
Hoạt động cá nhân, lớp.
-HS làm bài CN - 4 em làm bảng lớp .
- HS nhận xét- bổ sung.
Đáp án: a. 51,6 b. 126
 c.16,5 d. 3,6
-HS làm việc CN – 2em làm bảng lớp.
- HS nhận xét , sửa bài
Đáp án : a. 0,32 b. 3,29
HS làm bài CN giải vào vở.
 1 em chữa bài ở bảng lớp .
- HS nhận xét- bổ sung.
Đáp án: 350 bước.
Tiết 1: TẬP ĐỌC
HẠT GẠO LÀNG TA
I. Mục tiêu:
	- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm. 
	- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiên tuyến trong những năm chiến tranh.
	- Trả lời được các câu hỏi trong SGK và thuộc lòng 2-3 khổ thơ. 
- HS khá giỏi thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh họa trong SGK. 
	- Bảng phụ ghi khổ thơ thứ hai.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ : Chuỗi ngọc lam 
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Hạt gạo làng ta 
4/ Phát triển các hoạt động.
*HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc 
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc bài.
- Giới thiệu tranh.
- Yêu cầu từng nhóm 5 HS nối tiếp nhau đọc theo 5 khổ thơ trong bài.
 + Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải thích từ ngữ mới, khó.
 + Yêu cầu HS khá giỏi đọc lại toàn bài.
 + Đọc mẫu.
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài
 + Yêu cầu đọc thầm, đọc lướt bài thơ, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi: 
 . Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những thứ gì ?
 + Hạt gạo được làm nên từ tinh túy của đất, trời và công sức của con người.
 . Đọc khổ thơ 2 và cho biết hình ảnh nào nói lên sự vất vả của người nông dân ? 
 + Mưa, bão, nắng làm nước nóng đến chết cả cá mà người nông dân cũng phải lội xuống để cấy.
 . Đọc khổ thơ 4 và cho biết tuổi nhỏ đã góp phần công sức như thế nào để làm ra hạt gạo ?
+ Tát nước chống hạn, gánh phân tưới lúa, 
 . Vì sao tác giả gọi hạt gạo là hạt vàng ?
 + Hạt gạo rất quý đã góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng sau mỗi câu trả lời.
* HĐ2: Luyện đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng: 
- Luyện đọc diễn cảm:
 + Yêu cầu 5 HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn bài.
 + Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc diễn cảm: với giọng nhẹ nhàng tình cảm; các dòng thơ đọc khá liền mạch, ngắt giọng ở hai dòng thơ có ý đối lập Cua ngoi lên bờ / mẹ em xuống cấy. 
 + Đọc mẫu.
 + Yêu cầu luyện đọc diễn cảm theo cặp.
 + Tổ chức thi đọc diễn cảm.
 + Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
- Luyện đọc thuộc lòng:
 + Tổ chức thi đọc diễn cảm.
 + Nhận xét, ghi điểm HS đọc tốt.
* HĐ3: Củng cố 
- Yêu cầu HS Nêu ý nghĩa, nội dung của bài văn.
- Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài.
- Trong chiến tranh, để làm nên hạt gạo, người nông dân không chỉ vất vả chống chọi với thiên tai mà ngay cả bom đạn của giặc.Vì vậy, hạt gạo được làm ra rất quý nến được ví như vàng, như ngọc.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
- Hát vui.
- HS được chỉ đỉnh thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Quan sát tranh.
- Từng nhóm 5 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.
- Luyện đọc, đọc thầm chú giải và tìm hiểu từ ngữ khó, mới. 
- HS khá giỏi đọc.
- Lắng nghe.
- Đọc và nối tiếp nhau trả lời
- Nhận xét và bổ sung sau mỗi câu trả lời.
- Đọc và nối tiếp nhau trả lời
- Nhận xét và bổ sung sau mỗi câu trả lời.
- Đọc và nối tiếp nhau trả lời
- Nhận xét và bổ sung sau mỗi câu trả lời.
- HS khá giỏi được chỉ định tiếp nối nhau đọc diễn cảm.
- Quan sát và chú ý.
- Lắng nghe.
- HS xung phong thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Hs xung phong thi đọc.
- Nhận xét, góp ý.
- Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài
Chú ý.
Tiết 2: TOÁN
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
- Biết chia một số tự nhiên cho một số thập phân (BT1).
- Biết vận dụng trong giải toán có lời văn (BT3).
- HS khá giỏi làm cả 3 bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng nhóm và bảng con.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ :Luyện tập
- Nhận xét, ghi điểm. 
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
4/ Phát triển các hoạt động.
*HĐ1: Hướng dẫn thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân (18 phút)
a) Ghi bảng lần lượt từng cặp biểu thức:
 25 : 4 và (25 5) : (4 5); 
4,2 : 7 và (4,2 10) : (7 10); 
37,8 : 9 và (37,8 100) : (9 100)
- Chia lớp thành nhóm đôi, yêu cầu mỗi bạn trong nhóm thực hiện một biểu thức trong cặp biểu thức vào bảng con; sau mỗi cặp biểu thức, nhóm so sánh kết quả với nhau.
- Nhận xét, sửa chữa.
- Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Khi nhân một số bị chia và số chia với cùng một số khác 0 thì thương như thế nào?
- Nhận xét và ghi bảng.
b) Ví dụ 1: 
- Yêu cầu đọc ví dụ 1.
- Yêu cầu nêu phép tính để tính chiều rộng của mảnh vườn.
- Ghi bảng phép tính 57 : 9,5 = ? (m)
- Giới thiệu 57 : 9,5 là phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân và yêu cầu chuyển thành phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên.
- Nhận xét và ghi bảng:
Ta có: 57 : 9,5 = (57 10) : (9,5 10)
 57 : 9,5 = 570 : 95
- Yêu cầu HS lên bảng đặt tính và tính 570 : 95
- Nhận xét và hướng dẫn thực hiện( như ở SGK)
570 9,5
 0 6
Vậy 57 : 9,5 = 6(m)
c) Ví dụ 2:
- Ghi bảng 99 : 8,25 = ?
- Đặt tính lên bảng và nêu câu hỏi:
 . Số 8,25 có mấy chữ số ở phần thập phân ?
 . Muốn bỏ dấu phẩy ở số 8,25 ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS thực hiện trên bảng, lớp làm vào bảng con và trình bày.
- Nhận xét, sửa chữa.
- Yêu cầu nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
- Nhận xét và ghi bảng
* HĐ2:Thực hành
- Bài 1: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân. 
 + Nêu yêu cầu bài 1.
 + Ghi bảng lần lượt phép tính, yêu cầu HS làm vào bảng con. 
 + Nhận xét, sửa chữa:
a) 2 ; b) 97,5 ; c) 2 ; d) 0,16
- Bài 3 : Rèn kĩ năng vận dụng trong giải toán có lời văn 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 + Hỗ trợ: 
 . Bài toán cho biết gì ?
 . Bài toán hỏi gì ?
 . Để tính được thanh sắt dài 0,18m nặng bao nhiêu ki-lô-gam, ta cần tính gì ?
 + Yêu cầu HS thực hiện vào vở, 1 HS thực hiện trên bảng. 
 + Nhận xét, sửa chữa.
 Đáp số: 3,6kg
* HĐ3:Củng cố 
- Yêu cầu nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân. 
- Nắm được kiến thức bài học, các em có thể vận dụng vào bài tập cũng như trong thực tế cuộc sống một cách chính xác và nhanh chóng.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Làm lại các bài tập trên lớp vào vở, HS khá giỏi cả 3 bài trong SGK. Chuẩn bị bài Luyện tập.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- Quan sát.
- Thực hiện yêu cầu
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau trả lời 
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Quan sát.
- Chú ý.
- Quan sát.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét đối chiếu kết quả và theo dõi.
- Quan sát.
- Thảo luận, tiếp nối nhau trả lời và thực hiện
- Tiếp nối nhau nêu
Học sinh nêu lại.
- Xác định yêu cầu. 
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- 2 HS đọc to.
- Chú ý và thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau nêu.
Tiết 3: ĐỊA LÍ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. Mục tiêu:
	- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông ở nước ta: 
	 + Nhiều loại đường và phương tiện giao thông.
	 + Tuyến đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1A là tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất của đất nước.
	- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải.
- Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống nhất, quốc lộ 1A. 
- Có ý thức bảo vệ các đường giao thông và chấp hành tốt luật Giao thông.
- HS khá giỏi nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta: tỏa khắp đất nước, tuyến đường chính chạy theo hướng Bắc-Nam; giải thích tại sao nhiều tuyến giao thông chính của nước ta chạy theo chiều Bắc- Nam: do hình dáng đất nước theo hướng Bắc-Nam. 
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh, ảnh về loại hình giao thông và đường giao thông. 
- Bản đồ Giao thông Việt Nam. 
- Lược đồ giao thông vận tải. 
 III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ : Công nghiệp.
 - Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Giao thông vận tải 
 4/ Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1 : Các loại hình giao thông vận tải 
- Yêu cầu tham khảo SGK và thảo luận câu hỏi: 
 + Kể tên các loại hình giao thông vận tải trên đất nước mà em biết.
 + Cho biết loại hình nào có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hóa ?
- Yêu cầu chỉ trên lược đồ và trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng. 
* Hoạt động 2: Phân bố một số loại hình giao thông 
- Yêu cầu thảo luận các câu hỏi sau theo nhóm đôi: 
 + Xác định trên lược đồ: quốc lộ 1A, đường sắt Bắc-Nam; các sân bay quốc tế: Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh), Đà Nẵng; các cảng biển: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
 + Nêu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải ở nước ta.
- Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: 
 + Nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta.
+ Tại sao nhiều tuyến giao thông chính của nước ta chạy theo chiều Bắc- Nam ?
- Yêu cầu chỉ bản đồ và trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
- Ghi bảng nội dung ghi nhớ và yêu cầu đọc lại.
* HĐ3: Củng cố 
Giáo viên nêu lại ND bài
Nhận xét chốt lại.
- Tuy nước ta có nhiều loại hình và phương tiện giao thông nhưng chất lượng còn chưa cao, ý thức tham gia giao thông chưa tốt nên hay xảy ra tai nạn giao thông. Để hạn chế tai nạn giao thông, mỗi người dân phải có ý thức bảo vệ các tuyến đường giao thông cũng như chấp hành tốt luật Giao thông.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Thương mại và du lịch.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Quan sát lược đồ, tham khảo mục 1 SGK và thảo luận câu hỏi.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tham khảo SGK, thảo luận với bạn ngồi cạnh
- Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển.
-Một số đặc điểm về mạng lưới giao thông ở nước ta: tỏa khắp đất nước, tuyến đường chính chạy theo hướng Bắc-Nam.
-Do hình dáng đất nước theo hướng Bắc-Nam. 
- HS khá giỏi tiếp nối nhau trình bày: 
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau đọc.
Chú ý theo dõi.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 14 moi.doc