- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật lúc trầm lắng lúc hào hứng sôi nổi (bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ).
- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài : Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng gữu biển. (Trả lời được các câu hỏi 1; 2; 3)
- THBVMT: GDHS lập làng mới ngoài đảo là góp phần gìn giữ môi trường biển trên đất nước ta.
TUẦN 22 Thứ hai ngày 7 tháng 02 năm 2011 TẬP ĐỌC LẬP LÀNG GIỮ BIỂN I. Yªu cÇu cÇn ®¹t: - Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật lúc trầm lắng lúc hào hứng sôi nổi (bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ). - Hiểu nội dung ý nghĩa của bài : Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng gữu biển. (Trả lời được các câu hỏi 1; 2; 3) - THBVMT: GDHS lập làng mới ngoài đảo là góp phần gìn giữ môi trường biển trên đất nước ta. II. Đồ dùng dạy-học - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, tranh ảnh về những làng ven biển, làng đảo và về chài lưới . III. Các hoạt động dạy-học GV HS 1. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Mời học sinh đọc bài Tiếng rao đêm và trả lời câu hỏi: + Đám cháy xảy ra khi nào? Ai là người cứu em bé? + Con người và hoạt động của anh thương binh có gì đặc biệt? + Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm của người công dân? 2. Bài mới : Giới thiệu bài - GV giới thiệu chủ đề – những người đã giữ cho cuộc sống thanh bình. Bài đọc ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc HĐ 1. Hướng dẫn luyện đọc: - Mời 1 em khá (giỏi) đọc toàn bài. - YC hs quan sát tranh minh hoạ trong SGK, nêu nội dung tranh. -Bài chia làm mấy đoạn? - YC 4 học sinh đọc nối tiếp, cả lớp tìm từ khó đọc. - GV ghi từ khó đọc, giúp hs luyện đọc đúng. - Gọi học sinh đọc nối tiếp. - Giúp hs hiểu nghĩa một số từ khó. - GV giải nghĩa thêm một số từ. + Làng biển: Làng xóm ở ven biển hoặc trên đảo. + Dân chài : người làm nghề đánh cá. -Hướng dẫn hs ngắt những câu dài. - Gv nêu cách đọc: Lúc đầu rành rẽ, điềm tĩnh, dứt khoát; sau hào hứng, sôi nổi khi nghĩ về ngôi làng mới. Lời ông Nhụ: kiên quyết, gay gắt; Lời bố nói với Nhụ: vui vẻ, thân mật; lời đáp của Nhụ: nhẹ nhàng. Đoạn kết-suy nghĩ của Nhụ: giọng chậm, mơ tưởng. - YC học sinh luyện đọc theo cặp. - GV đọc mẫu + Lời bố Nhụ lúc đầu : rành rẽ điềm tĩnh dứt khoát. Sau hào hứng sôi nổi khi nghĩ về một ngôi làng mới như mọi ngôi làng trên đất liền. + Lời ông Nhụ kiên quyết gay gắt . + Lời bố Nhụ vui vẻ thân mật : thế nào con đi với bố chứ ? + Lời đáp Nhụ nhẹ nhàng. + Đoạn kết bài : Đọc chậm lại giọng mơ tưởng . HĐ 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài : - YC học sinh đọc thầm trả lời câu hỏi: + Bài văn có những nhân vật nào? + Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì? + Bố Nhụ nói: “Con sẽ họp làng” chứng tỏ ông là người thế nào? (có địa vị gì?) + Theo lời của bố Nhụ việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì? + Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua những lời nói của bố Nhụ? + Tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ? - Mời học sinh đọc đoạn nói về suy nghĩ của Nhụ (Vậy là đã quyết định đến hết), trả lời câu hỏi : Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào? + Bài văn ca ngợi điều gì? HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm : - Mời 4 HS đọc phân vai. - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm một đoạn theo cách phân vai. GV đọc mẫu : - Để có một ngôi làng như mọi ngôi làng trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghiã trang . . . Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ, rồi bất ngờ vỗ vào vai Nhụ : - Thế nào con đi với bố chứ ? - Vâng ! - Nhụ đáp nhẹ. - Vậy là việc đã quyết định rồi . Nhụ đi / và sau đó/ cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó / ở mãi phía chân trời. - YC học sinh luyện đọc nhóm đôi. Thi đọc diễn cảm. 3. Củng cố : 5’-Gọi nhắc lại nội dung bài học . -Giáo dục hs yêu quê hương đất nước, bảo vệ quê hương đất nước. 4. Dặn dò. -Về nhà học bài chuẩn bị bài sau, chuẩn bị viết chính tả. - Mỗi học sinh đọc 1 đoạn, trả lời câu hỏi. + Đám cháy xảy ra lúc nửa đêm, người cứu em bé là một thương binh bán bánh giò. + Anh là một thương binh chỉ còn một chân và làm nghề bán bánh giò đã báo cháy và xả thân cứu em bé. + Gặp sự cố trên đường, mỗi người phải tìm mọi cách giúp đỡ hết mình. - HS lắng nghe. - 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi, quan sát tranh. - Tranh vẽ cảnh ông đứng bên võng, bố và Nhụ đang mơ đến làng chài trù phú trên đảo xa. - Bài chia làm 4 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến người ông như toả ra hơi muối. + Đoạn 2: Điềm tĩnh thì để cho ai. +Đoạn 3: Ông Nhụ bước ra võng quan trong nhường nào. + Đoạn 4: Còn lại . - 4 HS đọc nối tiếp nhau đọc lần 1, lớp nhận xét, luyện đọc từ khó : lần này, sẽ ra, hổn hển, toả ra, vàng lưới, lưu cữu, Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu. - Học sinh luyện đọc từ khó. - HS đọc nối tiếp lần 2, lớp nhận xét . - Một em đọc chú giải. - HS lắng nghe. - HS đánh dấu cách ngắt những câu dài. - HS lắng nghe. - Hs luyện đọc theo cặp - Lắng nghe. - Có một bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông bạn, ba thế hệ trong một gia đình. - Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo. - Bố Nhụ phải là cán bộ lãnh đạo của xã, làng. - Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần đáp ứng được với mong ước bấy lâu của những người dân chài là có đất rộng để phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền. - Làng mới ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới, buộc thuyền. Làng mới sẽ giống mọi ngôi làng ở trên đất liền, có chợ, có trường học, có nghĩa trang, . . . - Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình hai má phập phồng như người xúc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng nhường nào. - Nhụ tin vào kế hoạch của bố và mơ tưởng đến ngôi làng mới. (Nhụ đi, sau đó cả nhà sẽ đi.Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời. Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới. *Nội dung: - Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc. - 4 HS đọc phân vai nêu giọng đọc. - HS đọc theo các vai : Người dẫn chuyện, bố Nhụ, ông, Nhụ. - HS lắng nghe. - HS luyện đọc, thi đọc. *************************************** TOÁN LUYỆN TẬP I. Yªu cÇu cÇn ®¹t: Giúp HS - Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. - Vận dụng công thức diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để giải một số bài toán đơn giản (BT 1; 2). - BT3: HSKG II. Đồ dùng dạy-học : - Phiếu hoạt động nhóm III. Các hoạt động dạy-học 1. Kiểm tra bài cũ : - Gọi hai em nhắc lại qui tắc và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật . GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới : GV HS Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Gọi HS đọc đề. - Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? - GV hướng dẫn HS giải. -Nhận xét, ghi điểm Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Bài toán cho biết gì ? -Bài toán hỏi gì ? - HS làm vở, một em lên bảng làm bài. GV chấm một số vở, nhận xét. Bài 3:Cho hs thảo luận nhóm 4, đại diện nhóm nêu kết quả. *GV kết luận 3. Củng cố -Gọi hs nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật. 4. Dặn dò. - Về nhà học bài chuẩn bị bài sau, làm bài ở vở BTT. Bài 1: HS đọc đề. Tóm tắt: a. Chiều dài : 25 dm Chiều rộng : 1,5 m Chiều cao : 18dm DTXQ và DTTP hhcn : m2 - Lớp làm vào vở, 1 em lên bảng giải. Giải: a)1,5m = 15dm Diện tích xung quanh là : (25 + 15) x 2 x 18 = 1440(dm2) Diện tích toàn phần là : 1440 + (25 x 15) x 2 = 2190(dm2) Đáp số : 1440dm2và 2190dm2 b. C.dài: m; C.rộng : m;C.cao :m DTXQ và DTTP hhcn : m2 Giải b) Chu vi mặt đáy là :( ) x 2 = (m) Diện tích xung quanh là:(m2) Diện tích 2 mặt đáy là :( (m2) Diện tích tp là:(m2)= 1,1( m2) Đáp số :2 và 1,1m2 Bài 2: HS đọc yêu cầu bài Tóm tắt: Chiều dài: 1,5m Chiều rộng: 0,6 m Chiều cao: 8dm Sơn mặt ngoài của thùng không nắp. Diện tích quét sơn : m2 Giải : Đổi : 1,5m = 15dm, 0,6m = 6dm Diện tích xung quanh của thùng là : (15 + 6) x 2 x 8 = 336(dm2) Diện tích quét sơn là : 336 + (15 x 6) = 426(dm2) hay 4,26m2 Đáp số : 5,16m2 -Hs thảo luận nhóm 4, đại diện nhóm nêu kết quả. a. Đ b. S c. S d. Đ ******************************************** ĐẠO ĐỨC UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG EM (TIẾT2) I. Yªu cÇu cÇn ®¹t:Học xong bài này HS biết: - Cần phải tôn trọng uỷ ban nhân dân xã phường và vì sao phải tôn trọng uỷ ban nhân dân xã phường. - Thực hiện các qui định của uỷ ban nhân dân xã phường tham gia các hoạt động do uỷ ban nhân dân xã phường tổ chức. - Tôn trọng uỷ ban nhân dân xã phường. II. Đồ dùng dạy-học - Sách giáo viên- sách giáo khoa. III. Các hoạt động dạy-học 1. Kiểm tra bài cũ : + Uỷ ban nhân dân phường làm công việc gì ? + Mỗi người dân phải có thái độ như thế nào đối với uỷ ban nhân dân phường ? 2. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề bài GV HS HĐ 1: Hướng dẫn học sinh xử lí tình huống. Bài tập 2: Xử lí tình huống - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ xử lí tình huống cho từng nhóm, GV chốt lại. Bài tập 4: Bày tỏ ý kiến -Cho các em đóng vai theo nhóm góp ý kiến cho uỷ ban nhân dân xã phường các vấn đề liên quan đến trẻ em như : Xây dựng sân chơi cho trẻ em, tổ chức ngày 1/6, ngày rằm trung thu cho trẻ em, . . . - GV kết luận: - Uỷ ban nhân dân xã phường luôn quan tâm chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi của người dân, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em tham gia các hoạt động xã hội tại xã và tham gia đóng góp ý kiến là một việc làm tốt. 3. Củng cố . - Nêu lại ghi nhớ của bài 4.Dặn dò. -Về học bài chuẩn bị bài sau - Các nhóm thảo luận,đại diện nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung, + Tình huống (a) nên vận động các bạn tham gia kí tên ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam. + Tình huống (b) nên đăng kí tham gia sinh hoạt hè tại Nhà văn hoá của phường. - Tình huống (c) nên bàn với gia đình chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, quần áo, ... ủng hộ trẻ em vùng bị lũ lụt. - Các em đóng vai theo nhóm góp ý kiến cho uỷ ban nhân dân xã phường các vấn đề liên quan đến trẻ em như : Xây dựng sân chơi cho trẻ em, tổ chức ngày 1/6, ngày rằm trung thu cho trẻ em, . . . - Các nhóm lên trình bày - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. KHOA HỌC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT (TIẾT 2) I. Yªu cÇu cÇn ®¹t: - Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt. - Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: - SGK. - Học sinh : - Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt. III. Các hoạt động dạy-học 1 ... - Vài hs nêu ********************************************* Thứ sáu ngày 11 tháng 02 năm 2011 TẬP LÀM VĂN KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết) I. Yªu cÇu cÇn ®¹t: - Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên. - Giáo dục học sinh có ý thức tự giác trong học tập, ham học, ham tìm hiểu. II. Đồ dùng dạy học Bảng lớp ghi tên một số truyện đã đọc, một vài truyện cổ tích . GV HS 1. Kiểm tra bài cũ : H: Thế nào là kể chuyện ? H: Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào ? - Nhận xét ghi điểm 2. Bài mới. Giới thiệu bài – Ghi đầu bài. Trong tiết tập làm văn trước các em đã ôn tập về văn kể chuyện, trong tiết học hôm nay các em sẽ làm bài kiểm tra viết về văn kể chuyện theo một trong 3 đề SGK đã nêu *Hướng dẫn HS làm bài : - Cho HS đọc 3 đề trong SGK - Đề 3 yêu cầu các em kể chuyện theo lời một nhân vật trong truyện cổ tích - Các em cần nhớ yêu cầu của bài này để thực hiện đúng . - Gọi HS nối tiếp nhau nói tên của bài em đã chọn - Cho HS làm bài, GV theo dõi -GV thu bài, nhận xét 3.Củng cố - Cho hs nêu lại nội dung của bài học. 4.Dặn dò - Dặn hs về đọc trước bài của tiết tập làm văn sau. - 2 HS trả lời - Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi câu chuyện cần nói lên một điều có ý nghĩa. - Gồm có 3 phần : Mở bài (mở bài trực tiếp hoặc dán tiếp) + Diễn biến (thân bài) + Kết bài (có hai cách kết bài); kết bài không mở rộng và kết bài mở rộng. - 2HS đọc 3 đề trong SGK Đề 1. Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn. Đề 2. Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học. Đề 3. Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó. - HS nối tiếp nhau nói tên của bài em đã chọn Ví dụ : em muốn kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn giữa em và bạn Hương. Một bạn thân của em hồi em còn học lớp 3. Tôi rất khâm phục ông Giang Văn Minh trong truyện trí dũng song toàn. Tôi sẽ kể câu chuyện về ông, về niềm khâm phục, kính trọng của tôi với ông. Tôi rất thích truyện cổ tích Thạch Sanh, tôi sẽ kể câu chuyện này theo lời kể của Thạch Sanh. - HS làm bài TOÁN THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH I. Yªu cÇu cÇn ®¹t:Giúp HS có biểu tượng về thể tích của một hình. - Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản (BT 1; 2). - Giáo dục học sinh ham học hỏi, áp dụng bài đã học vào cuộc sống. - BT3:Hskg II. Đồ dùng dạy-học Bộ đồ dùng dạy học toán 5 III. Các hoạt động dạy-học 1.Kiểm tra bài cũ : Muốn tính dtxq của hhcn, hlp ta làm thế nào ? 2. Bài mới : - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài. GV HS HĐ1: Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình : - GV cho HS quan sát, nhận xét trên các mô hình trực quan theo hình vẽ trong các ví dụ của SGK. - Trong hình trên hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật, vậy em có nhận xét gì về thể tích của hình lập phương so với hình hộp chữ nhật ? - Giáo viên vẽ các hình ở ví dụ 2 và ví dụ 3 lên bảng, hướng dẫn học sinh nhận xét: - Hình C gồm 4 hình lập phương như nhau và hình D cúng gồm 4 hình lập phương như thế, em có nhận xét gì về thể tích hai hình lập phương ? - Hình P gồm 6 hlp như nhau.Ta tách hình P thành hai hình M và N: Hình M gồm 4 hlp và hình N gồm hai hlp như thế, em có nhận xét gì về thể tích của hai hlp M và N so với hlp P. HĐ 2:Thực hành : Bài 1. Gọi hs đọc đề bài, quan sát hình và trả lời câu hỏi. -Gọi hs trả lời, gv nhận xét, kết luận. Bài 2. Gọi hs đọc đề, quan sát hình và trả lời câu hỏi. - Nhận xét, kết luận. Bài 3. Gọi hs đọc đề bài, tìm hiểu đề, suy nghĩ để tìm ra cách xếp. 3 . Củng cố. - Thể tích hình C So với thể tích hình D như thế nào ? 4. Dặn dò -Về chuẩn bị bài học sau - Quan sát đồ dùng trực quan gv đưa ra và nhận xét - Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật, hay thể thích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương. - Thể tích hình C bằng thể tích hình D. -Thể tích hình P bằng tổng thể tích Bài 1: HS đọc đề, quan sát và nhận xét các hình trong SGK. - HS trả lời, HS khác nhận xét. + Hhcn A gồm 16 hình lập phương nhỏ. + Hhcn B gồm 18 hình lập phương nhỏ. + Hhcn B có thể tích lớn hơn hhcn A. Bài 2: HS đọc đề, thi trả lời nhanh. + Hình A gồm 45 hình lập phương nhỏ + Hình B gồm 27-1=26 (hình lập phương nhỏ) + Thể tích hình A lớn hơn thể tích hình B(Hay thể tích hình B bé hơn thể tích hình A) Bài 3: Thảo luận nhóm 4, đại diện nhóm lên làm . Giải: Vì 6 = 6 x 1 = 2 x 3 nên có hai cách xếp sau: Xếp ngang và xếp chồng lên nhau ******************************************* ĐỊA LÝ CHÂU ÂU I. Yªu cÇu cÇn ®¹t:Học xong bài này, HS : - Mô tả sơ lược vị trí và giới hạn của châu Âu : nằm ở phía tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương. - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu : + diện tích là đồng bằng, diện tích là đồi núi. + Châu Âu có khí hậu ôn hoà. + Dân cư chủ yếu là người da trắng. + Nhiều nước có nền kinh tế phát triển. - Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ, để nhận biết địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu. - Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên bản đồ (Lược đồ). - Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu. - Có thái độ ham thích tìm hiểu, khám phá. II. Đồ dùng dạy-học: - Bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu. III. Các hoạt động dạy-học GV HS 1. Kiểm tra bài cũ : 5’ - Mời học sinh chỉ vị trí 3 nước láng giềng của VN. + Nêu đặc điểm kinh tế của Lào và của Cam pu chia. - Gv nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới : 30’ -Giới thiệu bài:-ghi đầu bài: - GV nêu mục đích – yêu cầu, dùng bản đồ chỉ vị trí châu Âu. Hoạt động 1: Vị trí địa lý, giới hạn. -Cho hs làm việc cá nhân. - YCHS quan sát hình 1 và bảng số liệu về diện tích của các châu lục ở bài 17, trả lời câu hỏi gợi ý trong bài để nhận biết vị trí địa lý, giới hạn của châu Âu. + Châu Âu tiếp giáp với những châu lục nào? Giáp biển và đại dương nào? + Sau đó GV cho HS so sánh diện tích của châu Âu với châu Á. - GV bổ sung ý kiến : Châu Âu và châu Á gắn với nhau tạo thành đại lục Á –Âu, Chiếm gần hết phần đông của bán cầu Bắc. Kết luận: Châu Au nằm ở phía tây châu Á, ba phía giáp biển và Đại Dương. Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên: -Cho hs làm việc theo cặp. - YC học sinh làn việc theo cặp.YC các cặp HS quan sát hình 1 SGK, đọc cho nhau nghe, tên các dãy núi, đồng bằng lớn của châu Âu, trao đổi để đưa ra nhận xét về vị trí của núi ở các phía Bắc, Nam, Đông đồng bằng ở Tây Âu, Trung Âu và Đông Âu. Sau đó cho HS tìm vị trí của các ảnh ở hình 2 theo ký hiệu A, B, C, D. GV yêu cầu HS dựa vào ảnh để mô tả cho nhau về quang cảnh của mỗi địa điểm. - GV cho các nhóm trình bày kết quả làm việc, sau đó HS nhận xét lẫn nhau. - GV bổ sung về mùa đông tuyết phủ tạo nên nhiều nơi chơi thể thao mùa đông trên các dãy núi của Châu Âu. GV kết luận: Châu Au có địa hình là đồng bằng, khí hậu ôn hoà. Hoạt động 3: Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu. - Cho hs làm việc cả lớp. - HS nhận xét bảng số liệu ở bài 17 về dân số châu Âu. Quan sát hình 3 để nhận biết nét khác biệt của người dân châu Âu với người dân châu Á. - GV cho HS quan sát hình 4 và gọi một số em, yêu cầu kể tên những hoạt động sản xuất được phản ánh một phần qua các ảnh trong SGK. - GV bổ sung về cách thức tổ chức sản xuất công nghiệp của các nước châu Âu : Có sự liên kết của nhiều nước để sản xuất ra các mặt hàng ôtô, máy bay, hàng điện tử,...tạo nền kinh tế phát triển mạnh. Kết luận : Đa số dân châu Âu là người da trắng, nhiều nước có nền kinh tế phát triển. 3. Củng cố 5’ - Mời học sinh đọc mục bài học, trả lời các câu hỏi ở cuối bài. 4.Dặn dò - Chuẩn bị bài sau (Một số nước ở châu Âu). - HS chỉ bản đồ. - Là những nước nông nghiệp, sản xuất quế, cánh kiến, sa nhân; lúa gạo, cao su, hồ tiêu. - HS quan sát. 1. Vị trí địa lý, giới hạn. - HS thực hiện theo yêu cầu. - Châu Âu nằn ở phía Tây châu Á, giáp Bắc Bắc Dương, Đại Tây Dương , phía nam giáp Địa Trung Hải - Dt châu Âu đứng thứ năm trong số các châu lục, gần bằng ¼ dt châu Á. 2. Đặc điểm tự nhiên: - HS làm việc theo cặp, nêu được: Châu Âu có dãy núi U-ran ở phía Tây, dãy Xcăng-đi-na-vi ở phía Bắc, dãy Các-pát ở phía Nam, các đồng bằng lớn: đồng bằng ở Tây Âu, Trung Âu và Đông Âu. -Đại diện cặp nêu kết quả. 3. Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu. - HS nêu được : dân số ở châu Âu đứng thứ 4 trong số các châu lục trên thế giới và gần bằng dân số châu Á; dân cư châu Âu thuộc chủng tộc da trắng, mũi cao, tóc vàng hoặc nâu. - Trong sx nông nghiệp người dân châu Âu làm việc với máy móc hiện đại. Sản xuất các hoá chất, ô tô, được phẩm, mĩ phẩm. ************************************ THỂ DỤC NHẢY DÂY, DI CHUYỂN TUNG BẮT BÓNG I. Yªu cÇu cÇn ®¹t: - Thực hiện được động tác tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người. - Biết cách di chuyển và tung và bắt bóng. - Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. - Thực hiện được động tác bật cao. - Thực hiện tập phối hợp chạy - mang vác. - Biết cách chơi và tham gia trò chơi. II. Địa điểm và phương tiện - Địa điểm : Trên sân trường . Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện - Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ số lượng bóng để HS tập luyện. - Chuẩn bị dụng cụ cho bài tập nhảy dây, mang ,vác III.Các hoạt động dạy-học GV HS 1. Phần mở đầu : - GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học - Cho hs chạy xung quanh sân một vòng, xoay các khớp. - Cho hs chơi trò chơi nhóm ba, nhóm bảy. 2. Phần cơ bản : - Cho hs ôn tung và bắt bóng theo nhóm 3 người : Gv đi lại quan sát và sửa sai nhắc nhở, giúp đỡ HS thực hiện chưa đúng . - Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau - Cho hs làm quen bật cao tại chỗ, tập chạy, mang vác : Tập theo đội hình 2-4 hàng ngang. GV làm mẫu sau đó cho HS tập . 3. Phần kết thúc : - Cho hsđi lại, thả lỏng, hít thở sâu. - Gv cùng HS hệ thống bài, nhận xét đánh giá kết quả học tập . - Về nhà tập nhảy dây kiểu chân trước chân sau. - Tập hợp 3 hàng dọc - Chạy thành vòng tròn quanh sân, đứng lại quay mặt vào trong, xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông. - Hs chơi trò chơi nhóm ba, nhóm bảy. - Các tổ tập theo khu vực, dưới sự chỉ huy của tổ trưởng, tập tung bắt bóng theo nhóm 3 người. - Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau - Làm quen bật cao tại chỗ, tập chạy, mang vác - Đi lại thả lỏng ,hít thở sâu. - Nêu lại kiến thức bài học.
Tài liệu đính kèm: