Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 (tiết 12)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 (tiết 12)

I- MỤC TIÊU: Giúp HS

- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản.

II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

Hoạt động1 : Ôn về tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.

GV yêu cầu HS nêu quy tắc, công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

 

doc 25 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1023Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 (tiết 12)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22:
Thứ hai ngày 17 tháng 1 năm 2011.
Toán:
 Luyện tập 
I- Mục tiêu: Giúp HS
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản.
II- Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động1 : Ôn về tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.
GV yêu cầu HS nêu quy tắc, công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Cho HS làm bài tập rồi chữa bài.
Hoạt động 2: Luyện tập – Thực hành.
 Bài 1: Tất cả HS trong lớp tự làm bài theo công thức tính diện tích. GV yêu cầu 2 HS đọc kết quả, các HS khác nhận xét, sau đó GV kết luận.
 Bài 2: GV yêu cầu HS nêu cách tính rồi tự làm bài, GV đánh giá bài làm của HS.
 Bài 3: ( Nếu còn thời gian cho HS làm thêm). GV tổ chức thi phát hiện nhanh kết quả đúng trong các trường hợp đã cho ( a, b, c, d ).
GV đánh giá bài làm của HS. Kết quả là:
a) Đ; b) S; c) S; d) Đ;
Hoạt động nối tiếp.
 	- Nhận xét tiết học.
Tập đọc
Lập làng giữ biển
I- Mục tiêu 
 - Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.
 - Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3.)
II – chuẩn bị:
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
iii- các hoạt động dạy – học
A- Kiểm tra bài cũ 
 HS đọc bài Tiếng rao đêm, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc. 
 - Hai HS khá, giỏi (tiếp nối nhau) đọc toàn bài.
 - HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Từng tốp (mỗi tốp 4 HS) tiếp nối nhau đọc bài văn (2-3 lượt). Có thể chia vài thành 4 đoạn như sau:
 Đoạn 1: Từ đầu đến Người ông như toả ra hơi muối
 Đoạn 2: Từ Bố Nhụ vẫn nói điềm tĩnh đến thì để cho ai?
 Đoạn 3: Từ Ông Nhụ bước ra võng đến quan trọng nhường nào.
 Đoạn 4 : phần còn lại
 GV kết hợp giúp HS tìm hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài; giản nghĩa thêm từ ngữ: làng biển (làng ở xóm ven biển hoặc đảo), dân chài(người dân làm nghề đánh cá) ; dùng ảnh sưu tầm được giúp HS hiểu các từ ngữ: vàng lưới, lưới đáy (nếu có).
 - HS luyện đọc theo cặp
 - Một, hai HS đọc toàn bài
 - GV đọc diễn cảm bài văn:
 + Lời bố Nhụ (nói với ông của Nhụ) lúc đầu: rành rẽ, điềm tĩnh, dứt khoát; sau: hào 
hứng, sôi nổi khi nghĩ về một ngôi làng mới như mọi ngôi làng trên đất liền.
 + Lời ông Nhụ (nói với Bố Nhụ): kiên quyết, gay gắt
 + Lờ bố Nhụ (nói với Nhụ): vui vẻ, thân mật: “Thế nào con, đi với bố chứ?”
 + Lời đáp của Nhụ : Nhẹ nhàng
 + Đoạn kết bài (suy nghĩ của Nhụ): đọc chậm lại, giọng mơ tưởng
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
* Đọc thầm bài văn và câu hỏi trong SGK:
 - Bài văn có những nhân vật nào?(Có một bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông bạn – 3 thế hệ trong mọt gia đình)
 - Bố Nhụ và ông nhụ bàn với nhau việc gì?(Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo)
 - Bố Nhụ nói: “con sẽ họp làng”, chứng tỏ ông là người thế nào? (Bố Nhụ phải là cán bộ lãnh đạo làng, xã)
 - Theo lời của bố Nhụ, việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì? (Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bấy lâu của những người dân chài là có đất rộng để phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền).
 - Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua những lời nói của bố Nhụ? (Làng mới ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới, buộc thuyền. Làng mới sẽ giống mọi ngôi làng ở trên đất liền- có chợ, có trường học, có nghĩa trang)
 - Tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ vàcuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ. (Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ôn đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng nhường nào)
 	- GV mời 1 HS đọc đoạn nói suy nghĩ của Nhụ (từ Vậy là việc đã quyết định rồi đến hết), trả lời câu hỏi 4( Dành cho HS khá) Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào? (Nhụ đi, sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm cá Sấu đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời. Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới)
 	- HS nêu ND ,ý nghĩa bài văn.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
 - Bốn HS phân vai (người dẫn chuyện, bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ) đọc diễn cảm bài văn. GV hướng dẫn các em thể hiện đúng lời các nhân vật.
 - GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm theo cách phân vai đoạn văn:
 - Để có một ngôi làng như mọi ngôi làng ở trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang,..
 Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ, rồi bất ngời, vỗ vào vai Nhụ:
 - Thế nào con, đi với bố chứ?
 - Vâng!- Nhụ đáp nhẹ.
 Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi/ và sau đó/ cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng gaing do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó / ở mãi phía chân trời
Hoạt động nối tiếp.
 	- HS nhắc lại ý nghĩa của bài đọc
 - GV nhận xét tiết học.
Chính tả
Nghe – viết: Hà Nội
I- Mục tiêu 
- Nghe- viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ thơ.
- Tìm được danh từ riêng (DTR) là tên người, tên địa lí Việt Nam (BT2) ; viết được 3 đến 5 tên người, tên địa lý theo yêu cầu của BT3.
II – chuẩn bị:
- Bảng phụ viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam: Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết chữ hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng tạo thành tên đó 
 - (Tiếng Việt 4, tập một , tr.68)
iii- các hoạt động dạy – học
A -Kiểm tra bài cũ 
HS viết những tiếng có âm đầu r, d, gi (hoặc những tiếng thanh hỏi, thanh ngã). có thể tìm từ trong bài thơ Dáng hình ngọn gió (hoặc mẩu chuyện vui Sợ mèo không biết).
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài 
GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS nghe - viết 
 - GV đọc trích đoạn bài thơ Hà Nội . Cả lớp theo dõi trong SGK.
 - GV hỏi HS về nội dung bài thơ. (Bài thơ là lời một bạn nhỏ mới đến thủ đô, thấy Hà Nội có nhều thứ lạ, nhiều cảnh đẹp)
 - HS đọc thầm lại bài thơ. GV nhắc các em chú ý những từ ngữ cần viết hoa (viết lại ra giấy nháp những từ ngữ đó): Hà Nội, Hồ Gươm, Tháp Bút, Ba Đình, chùa Một Cột, Tây Hồ.
 - HS gấp SGK. GV đọc từng dòng thơ cho HS viết (mỗi dòng đọc 1-2 lượt) GV đọc lại bàI chính tả cho HS soát lỗi; chấm chữa bài; nêu nhận xét chung.
 Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2
 - Một HS đọc nội dung BT2
 - HS phát biểu ý kiến. (Trong đoạn trích, có 1 DTR là tên người (Nhụ), có 2 DTR là tên địa lí Việt Nam (Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu))
 - HS nhắc lại quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam. GV mở bảng phụ (đã ghi quy tắc); mời 1-2 HS nhìn bảng đọc lại: Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.
Bài tập 3
 - HS đọc yêu cầu của bài tập, làm bài vào VBT.
 - Chia lớp làm 3-4 nhóm ; các nhóm thi tiếp sức. GV giải thích cách chơi:
 + Mỗi HS lên bảng cố gắng viết nhanh 5 tên riêng vào đủ 5 ô rồi chuyển bút cho bạn trong nhóm viết tiếp (sẽ có bạn không điền đủ 5 ô nên bạn sau có thể bổ sung nội dung vào ô còn thiếu giúp bạn trước):
Tên 1 bạn nam trong lớp (ô 1)
Tên 1 bạn nữ trong lớp (ô 2)
Tên 1 anh hùng nhỏ tuổi (ô 3)
Tên 1 dòng sông (hoặc hồ, núi, đèo) (ô 4)
Tên 1 xã (hoặc phường) (ô 5). 
 * Chú ý: HS có thể viết tên các xã (hoặc phường) khác để tránh cả lớp chỉ viết tên 1 địa phương mình.
 +Nhóm nào chỉ làm đầy ô 1 - ô dễ nhất sẽ không dược tính điểm cao. Nhóm làm đầy cả 5 ô sẽ được khen là hiểu biết rộng.
 - GV lập nhóm trọng tài HS để đánh giá kết quả cuộc chơi.
 - HS các nhóm thi tiếp sức. Sau Thời gian quy định, các nhóm ngừng chơi. đại diện nhóm đọc kết quả. Tổ trọng tài kết luận nhóm tìm được nhiều DTR , viết đúng, đủ loại. Cả lớp và GV bổ sung, kết luận nhóm thắng cuộc.
 - HS viết thêm vào vở tên 2 anh hùng nhỏ tuổi, 2 tên sông (hoặc hồ, núi đèo)
Hoạt động nối tiếp:
 GV nhận xét tiết học ; nhắc HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
Khoa học :
Sử DụNG NĂNG Lượng chất đốt ( Tiết 2)
I-Mục tiêu : 
 - Kể tên một số loại chất đốt.
 - Nêu ví dụ về sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất : sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn , thắp sáng chạy máy,
* KNS: - Kỹ năng biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt..
- Kỹ năng bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt.
II-Chuẩn bị: - Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt
 - Hình và thông tin trang 86, 87, 88, 89 SGK. 
III-Hoạt động dạy – học
Hoạt động 3: Thảo luận về sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
 Các nhóm thảo luận (HS dựa vào SGK; các tranh ảnh, đã chuẩn bị và liên hệ với thực tế ở địa phương, gia đình HS) theo các câu hỏi gợi ý:
 - Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than?
 - Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lượng vô tận không? Tại sao?
(Chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than sẽ làm ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, môi trừơng. Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Hiện nay, các nguồn năng lượng này đang có nguy cơ bị cạn kiệt do việc sử dụng của con người. Con người đang tìm cách khai thác, sử dụng năng lượng mặt trời, nước chảy,)
 - Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng. Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng?
 - Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn.
 - Gia đình bạn sử dụng loại chất đốt gì để đun nấu?
 - Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt.
 - Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó.
Bước 2: Làm việc cả lớp
 Từng nhóm trình bày kết qủa và thảo luận chung cả lớp.
 * Lưu ý: GV phân công một số nhóm chuẩn bị nội dung “sử dụng an toàn”; và một số nhóm chuẩn bị nọi dung “sử dụng tiết kiệm” . Sau đó, GV cho Hs trình bày trước lớp. Có thể thực hiện hoạt động 1, 2 ở tiết thứ nhất, hoạt động 3 ở tiết thứ 2.
Hoạt động nối tiếp:
 Nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2011.
Toán:
diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
I- Mục tiêu: Biết:
Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt .
Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
II- chuẩn bị: 
GV chuẩn bị một số hình lập phương có kích thước khác nhau.
III- Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
 - GV tổ chức cho ... gọn vào hộp : cách tiến hành như bài trước
 V. Dặn dò : Chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật để tiết sau thực hành
Thứ sáu ngày 21 tháng 1 năm 2011.
Toán:
thể tích của một hình
I. Mục tiêu: 
 - Có biểu tượng về thể tích của một hình.
 - Biết so sánh thể tích của một số hình trong một số tình huống đơn giản.
II. chuẩn bị:
- Bộ đồ dùng dạy học Toán 5.
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng của thể tích một hình
 	- GV tổ chức cho HS hoạt động ( quan sát, nhận xét) tren các mô hình trực quan theo hình vẽ trong các ví dụ của SGK.
 	- Sau khi HS quan sát các hình vẽ ở mỗi ví dụ và mô hình tương ứng, GV đặt câu hỏi để HS tự nhận ra được kết luận trong từng ví dụ của SGK. Gọi một vài HS nhắc lại kết luận đó. 
Hoạt động 2: Thực hành
 Bài 1: Tất cả HS quan sát nhận xét các hình trong SGK. GV gọi một số HS trả lời, yêu cầu các HS khác nhận xét và GV nhận xét bài làm của HS. 
 Bài 2: GV hướng dẫn HS làm tương tự như bài 1.
 Bài 3: ( Nếu còn thời gian cho HS làm thêm) - GV có thể tổ chức cuộc thi xếp hình nhanh và được nhiều hình hộp chữ nhật bằng cách chuẩn bị đủ số hình cạnh 1 cm, chia HS trong lớp thành một số nhóm.
 - GV nêu yêu cầu cuộc thi để HS tự làm.
 - GV đánh giá bài làm của HS.
 - GV thống nhất kết quả. Chẳng hạn: Có 5 cách xếp 6 hình lập phương cạnh 1cm thành hình hộp chữ nhạt như sau:
 - HS vẽ hình lên bảng .
Hoạt động nối tiếp:
 	- Nhận xét tiết học.
_________________________________________________-
Tập làm văn
Kể chuyện
(Kiểm tra viết)
I- Mục tiêu
 	Viết được bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK. Bài văn rõ cốt chuyện, nhân vật, ý nghĩa ; lời kể tự nhiên.
II- chuẩn bị:
 Bảng lớp ghi tên một số truyện đã đọc, một vài truyện cổ tích.
iii- các hoạt động dạy – học
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS làm bài 
 - Một HS đọc 3 đề bài trong SGK.
 - GV: Đề 3 yêu cầu các em kể chuyện theo lời nhân vật trong truyện cổ tích. Các em cần nhớ yêu cầu của kiểu bài này để thực hiện đúng.
 - Một số HS tiếp nối nhau nói tên đề bài các em chọn
 - GV giải đáp những thắc mắc của các em (nếu có)
Hoạt động 2. HS làm bài 
Hoạt động nối tiếp:
 - GV nhận xét tiết học 
 - Dặn HS đọc trước đề bài, chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 23
Địa lý:
Châu âu
I - Mục tiêu :
- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lành thổ châu Âu : Nằm ở phía tây châu á, có ba phía giáp biển và đại dương.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu.
+) diện tích là đồng bằng, diện tích là đồi núi.
+) Châu Âu có khí hậu ôn hoà.
+) Dân cư chủ yếu là người da trắng.
+) Nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
- Sử dụng quả địa cầu, lược đồ, bản đồ để nhận biết, mô tả được vị trí địa lí, giới hạn lảnh thổ châu Âu.
- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên bản đồ( lược đồ).
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu.
II- chuẩn bị: 
 - Bản đồ Thế giới hoặc quả Địa cầu.
 - Bản đồ tự nhiên châu Âu
 - Bản đồ các nước châu Âu.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động 1: Vị trí địa lí, giới hạn 
 Bước 1: HS làm việc với hình 1 và bảng số liệu về diện tích của các châu lục ở bài 17; trả lời các câu hỏi gợi ý trong bài để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn; diện tích của châu Âu, GV nêu yêu cầu HS so sánh diện tích của châu Âu với châu á.
 Bước 2: HS báo cáo kết quả làm việc: HS chỉ lãnh thổ châu Âu trên bản đồ (quả Địa cầu), xác định được châu Âu nằm ở bán cầu Bắc. HS nêu được giới hạn của châu Âu: phía bắc giáp Bắc Băng Dương, phía tây giáp Đại Tây Dương; phía nam giáp Địa Trung Hải; phía đông, đông nam giáp châu á. Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm ở đới khí hậu ôn hoà. HS nhận xét được châu Âu có diện tích đứng thứ 5 trong số các châu lục trên thế giới và gần bằng 1/4 diện tích châu á.
 Bước 3: GV bổ sung ý: châu Âu và châu á gắn với nhau tạo thành đại lục á- âu, chiếm gần hết phần đông của bán cầu Bắc. 
 Kết luận: châu Âu nằm ở phía tây châu á, ba phía giáp biển và đại dương.
Hoạt động 2 : Đặc điểm tự nhiên
 Bước 1: Các nhóm HS quan sát hình 1 trong SGK, đọc cho nhau nghe tên các dãy núi (ở các phía bắc, nam, đông), đồng bằng ở Tây Âu, Trung âu và Đông Âu. Sau đó, cho HS tìm vị trí của các ảnh ở hình 2 theo kí hiệu a, b, c, d trên lược đồ hình 1. GV yêu cầu HS dựa ảnh để mô tả cho nhau về quang cảnh của mỗi địa điểm. Ví dụ, dãy An-pơ ở phía nam châu Âu; núi đá cao, đỉnh nhọn, sườn dốc.
 Bước 2: GV cho các nhóm HS trình bày kết quả làm việc với kênh hình, sau đó HS nhận xét lẫn nhau.
 Bước 3: GV bổ sung về mùa đông tuyết phủ tạo nên nhiều nơi chơi thể thao mùa đông trên các dãy núi của châu Âu.
 	- GV cần khái quát lại ý chính ở phần này: châu Âu có những đồng bằng lớn trải từ Tây Âu qua Trung Âu sang Đông Âu (đồng bằng chiếm 2/3 diện tích châu Âu); các dãy núi nối tiếp nhau ở phía nam, phía bắc; dãy U-ran là ranh giới của châu Âu với châu á ở phía đông: châu Âu chủ yếu nằm ở đới khí hậu ôn hoà, có rừng lá kim và rừng thông rộng. Mùa đông, gần hết lãnh thổ châu Âu phủ tuyết trắng.
 Kết luận: Châu Âu chủ yếu có địa hình đồng bằng, khí hậu ôn hoà.
Hoạt động 3: Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu.
 Bước 1: GV cho HS những bảng số liệu ở bài 17 về dân số châu Âu, quan sát hình 3 để nhận biết nét khác biệt của người dân châu Âu với người dân châu á.
 Bước 2: GV yêu cầu HS nêu kết quả làm việc, nhận xét về dân số nhóm đứng thứ 4 trong số các châu lục trên thế giới và gần bằng 1/5 dân số châu á; dân cư châu Âu thuộc chủng tộc da trắng, mũi cao, tóc vàng hoặc nâu. GV mô tả thêm người dân châu Âu thường có cặp mắt sáng màu (xanh, nâu)
 Bước 3: GV cho HS cả lớp quan sát hình 4 và gọi một số em, yêu cầu kể tên những hoạt động sản xuất được phản ánh một phần qua các ảnh trong SGK, qua đó HS nhận biết cư dân châu Âu cũng có những hoạt động sản xuất như ở các châu lục khác. Ví dụ: trồng cây lương thực (lúa mì, người nông dân làm việc với máy móc hiện đại; máy giặt đập loại lớn); sản xuất các hoá chất, sản xuất ô tôGV yêu cầu HS đọc SGK và kể tên các sản phẩm công nghiệp khác mà các em biết (dược phẩm, mĩ phẩm, thực phẩm..)
 Bước 4: GV bổ sung về cách thức tổ chức sản xuất công nghiệp của các nước châu Âu: Có sự liên kết của nhiều nước để sản xuất ra các mặt hàng ô tô, máy bay, hàng điện tử..
 Kết luận: Đa số dân châu Âu là người da trắng, nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
Hoạt động nối tiếp:
 GV nhận xét giờ học
Chiều thứ sáu:
Luyện toán:
Luyện tập về tính dt xq và dt tp của hình hộp chữ nhật 
và hình lập phương
i. mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố cho HS về cỏch tớnh DT xq và DT tp của hỡnh hộp chữ nhật và hỡnh lập phương.
- Rốn kĩ năng trỡnh bày bài.
- Giỳp HS cú ý thức học tốt.
ii. chuẩn bị: Hệ thống bài tập.
iii. hướng dẫn hs luyện tập:
Hoạt động 1 : ễn cỏch tớnh DTxq, DTtp hỡnh hộp chữ nhật và hỡnh lập phương
- Cho HS nờu cỏch tớnh
+ DTxq hỡnh hộp CN, hỡnh lập phương.
+ DTtp hỡnh hộp CN, hỡnh lập phương.
Cho HS lờn bảng viết cụng thức.
- HS lờn bảng viết cụng thức tớnh DTxq, DTtp hỡnh hộp chữ nhật và hỡnh lập phương.
* Sxq = chu vi đỏy x chiều cao
* Stp = Sxq + S2 đỏy
Hỡnh lập phương : Sxq = S1mặt x 4
 Stp = S1mặt x 6.
Hoạt động 2 : Thực hành.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lờn chữa bài 
- GV giỳp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xột.
Bài tập1: Hỡnh lập phương thứ nhất cú cạnh 8 cm, Hỡnh lập phương thứ hai cú cạnh 6 cm. Tớnh diện tớch xung quanh và diện tớch toàn phần của mỗi hỡnh lập phương đú?
Lời giải :
Diện tớch xung quanh hỡnh lập phương thứ nhất là: 8 x 8 x 4 = 256 (cm2)
Diện tớch toàn phần hỡnh lập phương thứ nhất là: 8 x 8 x 6 = 384 (cm2)
Diện tớch xung quanh hỡnh lập phương thứ hai là: 6 x 6 x 4 = 144 (cm2)
Diện tớch toàn phần hỡnh lập phương thứ hai là: 6 x 6 x 6 = 216 (cm2)
Đỏp số: 256 cm2, 384 cm2
	144 cm2, 216 cm2
Bài tập 2: Một cỏi thựng khụng nắp cú dạng hỡnh lập phương cú cạnh 7,5 dm. Người ta quột sơn toàn bộ mặt trong và ngoài của thựng dú. Tớnh diện tớch quột sơn?
Lời giải:
Diện tớch toàn phần của cỏi thựng hỡnh lập phương là: 7,5 x 7,5 x 5 = 281,25 (dm2)
Diện tớch quột sơn của cỏi thựng hỡnh lập phương là: 281,25 x 2 = 562,5 (dm2)
Đỏp số: 562,5 dm2
Bài tập3: (HSKG)
 Người ta đúng một thựng gỗ hỡnh lập phương cú cạnh 4,5dm.
a)Tớnh diện tớch gỗ để đúng chiếc thựng đú?
b) Tớnh tiền mua gỗ, biết cứ 10 dm2cú giỏ 45000 đồng. 
Lời giải:
Diện tớch gỗ để đúng chiếc thựng đú là:
4,5 x 4,5 x 6 = 121,5 (dm2)
Số tiền mua gỗ hết là:
45000 x (121,5 : 10) = 546750 (đồng)
Đỏp số: 546750 đồng.
Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xột giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Luyện tiếng việt:
LUYỆN TẬP VỀ NỐI CÁC VẾ CÂU GHẫP
 BẰNG QUAN HỆ TỪ.
i. mục tiêu:
- Củng cố cho HS những kiến thức về nối cỏc vế cõu ghộp bằng quan hệ từ.
- Rốn cho học sinh kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giỏo dục học sinh ý thức ham học bộ mụn.
ii. chuẩn bị: Nội dung ụn tập.
iii. hướng dẫn học sinh luyện tập:
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lờn chữa bài 
- GV giỳp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xột.
Bài tập 1 : Học sinh làm bài vào vở.
a/ Đặt một cõu. trong đú cú cặp quan hệ từ khụng những..mà cũn.
b/ Đặt một cõu. trong đú cú cặp quan hệ từ chẳng những..mà cũn.
Vớ dụ:
a) Khụng những bạn Hoa giỏi toỏn mà bạn Hoa cũn giỏi cả tiếng Việt.
b) Chẳng những Dũng thớch đỏ búng mà Dũng cũn rất thớch bơi lội.
Bài tập 2: Phõn tớch cấu tạo của cõu ghộp chỉ quan hệ tăng tiến trong cỏc vớ dụ sau :
a/ Bạn Lan khụng chỉ học giỏi tiếng Việt mà bạn cũn học giỏi cả toỏn nữa.
b/ Chẳng những cõy tre được dựng làm đồ dựng mà cõy tre cũn tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
Bài làm:
a) Chủ ngữ ở vế 1 : Bạn Lan ; 
 Vị ngữ ở vế 1 : học giỏi tiếng Việt.
 - Chủ ngữ ở vế 2 : bạn ; 
 Vị ngữ ở vế 2 : giỏi cả toỏn nữa.
b) Chủ ngữ ở vế 1 : Cõy tre ;
 Vị ngữ ở vế 1 : được dựng làm đồ dựng.
 - Chủ ngữ ở vế 2 : cõy tre; 
 Vị ngữ ở vế 2 : tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
Bài tập 3: Viết một đoạn văn, trong đú cú một cõu em đó đặt ở bài tập 1.
Vớ dụ: Trong lớp em, ban Lan là một học sinh ngoan, gương mẫu. Bạn rất lễ phộp với thấy cụ và người lớn tuổi. Bạn học rất giỏi. Khụng những bạn Lan học giỏi toỏn mà bạn Lan cũn học giỏi tiếng Việt. 
- HS viết và sau đú trỡnh bày.
Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xột giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 5 Tuan 22 CKTKNS ngang.doc