Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 (tiết 16)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 (tiết 16)

.MỤC TIÊU: - Biết:

+ Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt.

+ Tính diện tích xung quanh v diện tích tồn phn của hình lập phương.

- BT cần lm : Bi 1 ; Bi 2.

II.CHUẨN BỊ: Bộ ĐDDH Toán 5.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

doc 11 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1362Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 (tiết 16)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ 2 ngày 7 tháng 2 năm 2011
Nghỉ
Thứ 3 ngày 8 tháng 2 năm 2011
TOÁN:
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN
CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG.
I.MỤC TIÊU: - Biết:
+ Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt.
+ Tính diện tích xung quanh và diện tích tồn phàn của hình lập phương.
- BT cần làm : Bài 1 ; Bài 2.
II.CHUẨN BỊ: Bộ ĐDDH Toán 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ
-Hãy nêu một số đồ vật dạng hình lập phương và cho biết hình lập phương có đặc điểm gì?
-Nêu công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật?
-Nhận xét chung và cho điểm
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài.
HĐ 1: Hình thành công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương.
Cho HS quan sát mô hình.
-Hình lập phương có đặc điểm giống và khác hình hộp chữ nhật?
-Nhận xét về 3 kích thước của hình lập phương?
-Hình lập phương có đủ đặc điểm của hình hộp chữ nhật không?
-Dựa vào công thức đã học nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương?
-Ví dụ:
-Gọi HS đọc ví dụ:
Gọi HS lên bảng làm bài.
HĐ2 Luyện tập
Bài 1: Gọi HS đọc đề bài.
-Gọi HS lên bảng làm bài.
-Hãy nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương?
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Tổ chức như bài 1.
-Yêu cầu HS giải thích cách làm.
-Nhận xét cho điểm.
3. Củng cố dặn dò.
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà làm bài tập.
-Nga, Hằng nêu
-Dương, Nhật nêu
-Quan sát mô hình và nhận xét.
-Có 6 mặt, 8 đỉnh và 12 cạnh.
-Một số HS nêu, lớp nhận xét bổ sung.
-Chiều dài = chiều rộng = chiều cao.
-Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có chiều dài = chiều rộng = chiều cao.
Sxq = a x a x 4
Stp = a x a x 6
-Hoài đọc ví dụ.
-M Ánh lên bảng làm bài.
Bài giải
Diện tích xung quanh của hình lập phương là (5 × 5 ) × 4 = 100 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương là
 (5 × 5) × 6 = 150 (cm2)
 Đáp số: 150 cm2 
-Lan đọc đề bài.
-Diệu lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
Đáp số: Sxq = 9 m2 
 Stp = 13,5 m2 
-Nhận xét chữa bài trên bảng.
-Nga nêu lại quy tắc tính.
Lan đọc bài tập 2.
-HS tự làm bài vào vở. Đ Bảo lên bảng giải.
Đáp số: 31,25 dm2 
-Vì hộp không có nắp nên chỉ tính diện 5 mặt.
KĨ THUẬT
LẮP XE CẦN CẨU. (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU 
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe cần cẩu.
- Biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và cĩ thể chuyển động được.
* HS khéo tay: lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng; tay quay, dây tời quấn vào và nhả ra được.
II. CHUẨN BỊ: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật L5.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.KT bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2.Bài mới:
HĐ1: H.dẫn quan sát, nhận xét.
GV cho HS quan sát mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn
H.dẫn để HS nêu được 5 bộ phận của xe cần cẩu
HĐ2: H.dẫn thao tác kĩ thuật.
a) Chọn chi tiết.
GV h.dẫn để HS chọn đúng, đủ các chi tiết theo bảng h.dẫn trong SGK.
b) H.dẫn lắp từng bộ phận.
-Lắp giá đỡ: GV nêu câu hỏi: Để lắp giá đỡ cẩu em phải chọn những chi tiết nào?
-Lắp cần cẩu:
GV nhận xét và bổ sung cho hoàn thiện
-Lắp các bộ phận khác:
GV nhận xét, giúp đỡ HS hoàn thiện.
c) Lắp ráp xe cần cẩu.
GV lắp ráp xe cần cẩu theo các bước trong SGK
d) H.dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3.Củng cố:
4. Dặn dò:
-Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
-Nhận xét tiết học.
Tổ trưởng KT và báo cáo.
HS quan sát kĩ từng bộ phận và TLCH: Để lắp được xe cần cẩu, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy nêu tên các bộ phận đó.
HS chọn chi tiết, xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
-HS quan sát hình 2, TLCH và chọn chi tiết để lắp giá đỡ cẩu.
-HS thực hiện lắp giá đỡ cẩu theo nd ở SGK.
-HS lắp cần cẩu theo hình 3 ở SGK
-HS quan sát hình 4, TLCH ở SGK.
-HS tiến hành lắp theo gợi ý ở SGK.
-HS theo dõi.
-HS thực hiện tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
HS nhắc lại các bước lắp ráp xe cần cẩu.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ.
I.MỤC TIÊU: 
- Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện-kết quả, giả thiết-kết quả (ND ghi nhớ)
- Biết tìm các vế câu và quan hệ từ trong câu ghép (BT1); tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo câu ghép (BT2); biết thêm vế câu để tạo thành câu ghép (BT3).
- Có ý thức dùng đúng câu ghép.
II. CHUẨN BỊ : Bảng phụ viết sẵn câu văn của bài.
 	 Các tờ phiểu khổ to photo nội dung bài tập 1, 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
	  Em hãy nêu cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ chỉ nguyên nhân – kết quả? Cho ví dụ?
2.Bài mới: 
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
Hoạt động 1: Phần nhận xét.
	Bài 1
Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Giáo viên hỏi lại học sinh ghi nhớ về
 câu ghép.
	  Em hãy nêu những đặc điểm cơ bản
 của câu ghép?
Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn câu
 văn mời 1 học sinh lên bảng phân tích
 câu văn.
Giáo viên chốt lại: câu văn trên sử dụng
 cặp quan hệ từ. Nếu thì thể hiện
 quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả.
	Bài 2
Yêu cầu cả lớp viết nhanh ra nháp
 những cặp quan hệ từ nối các vế câu
 thể hiện quan hệ điều kiện, giả thiết –
 kết quả.
Yêu cầu học sinh nêu ví dụ minh hoạ
 cho các cặp quan hệ từ đó.
Hoạt động 2: Rút ghi nhớ.
Yêu cầu học sinh đọc nội dung ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập.
 Bài 1
Cho học sinh làm việc cá nhân.
Giáo viên dán các tờ phiếu đã viết sẵn
 nội dung bài tập 1 gọi 3 – 4 học sinh
 lên bảng làm bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh : Tìm câu
 ghép trong đoạn văn và xác định về câu của từng câu ghép.
Giáo viên phát giấy bút cho học sinh lên
 bảng làm bài.
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải
 đúng.
 Bài 2
Giáo viên nhắc học sinh: các em có 
thể thêm hoặc bớt từ khi thay đổi vị
 trí các vế câu để tập câu ghép mới.
Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp.
Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
	Bài 3
Yêu cầu học sinh đọc đề bài và điền các
 quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống.
Giáo viên dán các tờ phiếu đã viết sẵn
 nội dung bài tập 3 gọi khoảng 3 – 4 
học sinh lên bảng thi đua làm đúng
 và nhanh.
Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố.
4. Dặn dò: - Chuẩn bị: “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (tt)”.
- Nhận xét tiết học
-Ngọc , Phong, Dương nêu.
Lan đọc yêu cầu đề bài, cả lớp đọc
 thầm.
Học sinh nêu câu trả lời.
Cả lớp đọc thầm lại câu ghép đề bài
 cho, suy nghĩ và phân tích cấu tạo của
 câu ghép.
Học sinh phát biểu ý kiến.
Học sinh làm bài trên bảng và trình
 bày kết quả.
VD: câu ghép.
Nếu tôi / thả một con cá vàng vào bình nước thì nước / sẽ như thế nào? (2 vế – sử dụng cặp quan hệ từ. Nếu  thì 
Lan đọc yêu cầu đề bài.
Cả lớp đọc lại yêu cầu và suy nghĩ 
làm bài và phát biểu ý kiến.
VD:	Các cặp quan hệ từ:
	+ Nếu  thì 
	+ Nếu như  thì 
	+ Hễ... thì  ; Hễ mà  thì 
	+ Giá  thì... ; Giá mà  thì 
	Ví dụ minh hoạ
	+ Nếu như tôi thả một con cá vàng vào nước thì nước sẽ như thế nào?
	+ Giả sử tôi thả một con cá vàng vào nước thì sẽ như thế nào.
Nhiều học sinh đọc nội dung ghi nhớ, cả lớp đọc thầm theo.
M Ánh đọc yêu cầu bài.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh suy nghĩ và đánh dấu bằng
 nút chỉ vào các yêu cầu trong SGK.
3 – 4 học sinh lên bảng làm: gạch
 dưới các vế câu chỉ điều kiện (giả
 thiết) vế câu chỉ kết quả, khoanh tròn
 các quan hệ từ nối chúng lại với nhau.
VD:
	a. Nếu bệ hạ muốn hàng, trước hết hãy chém đầu thần đi đã.
	b. Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.
c. Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng.
 Nếu là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương.
 Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây trắng.
Cả lớp nhận xét.
1 học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc.
Học sinh trao đổi theo cặp, các 
em viết nhanh ra nháp những 
câu ghép mới.
Đại diện từng cặp phát biểu ý kiến.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề bài, suy nghĩ rồi 
điền quan hệ từ thích hợp bằng 
bút chì vào chỗ trống.
3 – 4 học sinh lên bảng thi đua 
làm nhanh. Em nào làm xong đọc
 kết quả bài làm của mình.
Cả lớp nhận xét.
Đọc ghi nhớ.
THỂ DỤC
GV chuyên trách dạy.
LỊCH SỬ
BẾN TRE ĐỒNG KHỞI.
I.MỤC TIÊU: 
- Biết cuối năm 1959 – đầu năm 1960, phong trào “ Đồng khởi” nổ ra thắng lợi ở nhiều vùng nơng thơn miền Nam ( Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”)
- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện.
- Yêu nước, tự hào dân tộc.
II.CHUẨN BỊ: Ảnh SGK, bản đồ hành chính Việt Nam .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Nước nhà bị chia cắt.
Vì sao đất nước ta bị chia cắt?
Âm mưu phá hoạt hiệp định Giơ-ne-vơ
 của Mĩ – Diệm như thế nào?
Giáo viên nhận xét bài cũ.
2.Bài mới: Bến Tre Đồng Khởi.
Hoạt động 1: Tạo biểu tượng về phong
 trào đồng khởi Bến Tre.
Giáo viên cho học sinh đọc SGK, đoạn
 “Từ đầu  đồng chí miền Nam.”
Giáo viên tổ chức học sinh trao đổi theo
 nhóm đôi về nguyên nhân bùng nổ
 phong trào Đồng Khởi.
Giáo viên nhận xét và xác định vị trí
 Bến Tre trên bản đồ. 
® Nêu rõ: Bến Tre là điển hình của phong trào Đồng Khởi.
Tổ chức hoạt động nhóm bàn tường thuật
 lại cuộc khởi nghĩa ở Bến Tre.
® Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi.
Hãy nêu ý nghĩa của phong trào Đồng
 Khởi?
® Giáo viên nhận xét + chốt.
Phong trào đồng khởi đã mở ra thời kì
 mới: nhân dân miền Nam cầm vũ khí
 chiến đấu chống quân thù.
3. Củng cố. 
Vì sao nhân dân ta đứng lên đồng khởi?
Ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng
 Khởi?
4.Dặn dò: - Chuẩn bị: “Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta”.
Học sinh trả lời.
Học sinh đọc.
Học sinh trao đổi theo nhóm.
® 1 số nhóm phát biểu.
Học sinh thảo luận nhóm bàn.
® Bắt thăm thuật lại phong trào ở Bến Tre.
Học sinh nêu.
Học sinh đọc lại (3 em).
Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Nhận xét tiết học 
Thứ 4 ngày 9 tháng 2 năm 2011
ĐỊA LÍ
CHÂU ÂU.
I.MỤC TIÊU 
- Mơ tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu: Nằm ở phía tây châu Á, cĩ ba phía giáp biển và đại dương.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu: 
+ 2/3 diện tích là đồng bằng, 1/3 diện tích là đồi núi.
+ Châu Âu cĩ khí hậu ơn hịa.
+ Dân cư chủ yếu là người da trắng.
+ Nhiều nước cĩ nền kinh tế phát triển.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu.
- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sơng lớn của châu Âu trên bản đồ (lược đồ)
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu.
* : Giáo dục ý thức xử lí chất thải cơng nghiệp nhằm bảo vệ MT.
II.CHUẨN BỊ: Bản đồ thế giới, quả địa cầu, bản đồ tự nhiên Châu Âu, bản đồ các nước Châu Âu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: “Một số nước ở Châu Á”.
Đánh giá, nhận xét.
2. Bài mới: Châu Âu.
Hoạt động 1: Vị trí, giới hạn Châu Âu.
Bổ sung so sánh với Châu Á.
Hoạt động 2: Thiên nhiên Châu Âu có gì đặc biệt?
Bổ sung: Mùa đông tuyết phủ tạo nên 
nhiều khu thể thao mùa đông trên
 các dãy núi của Châu Âu.
Hoạt động 3: Cư dân và hoạt động kinh tế Châu Âu.
Thông báo đặc điểm dân cư Châu Âu.
Bổ sung: 
	  Điều kiện thuận lợi cho sản xuất.
	  Các sản phẩm nổi tiếng.
Liên hệ GDBVMT.
3. Củng cố. Nhận xét, sửa sai.
4. Dặn dò:
Chuẩn bị: “Một số nước ở Châu Âu”. 
Nhận xét tiết học. 
Trả lời các câu hỏi trong SGK.
Nhận xét.
Làm việc với hình 1 và câu hỏi gợi
 ý để trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả làm việc.
	  Vị trí, giới hạn Châu Âu
	  Khí hậu Châu Âu
	  Dân số Châu Âu
	  Diện tích Châu Âu
Quan sát hình 1. trong nhóm đọc 
tên dãy núi, đồng bằng, sông lớn 
và vị trí của chúng.
Nêu đặc điểm các yếu tố tự nhiên đó.
Trình bày kết quả thảo luận nhóm.
Nhắc lại ý chính.
Quan sát hình 3.
Quan sát hình 4 và kể tên những
 hoạt động và sản xuất Þ Hoạt động 
sản xuất chủ yếu.
Thi trả lời các câu hỏi trong SGK.
LUYỆN TIẾNG VIỆT 
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI 
I. MỤC TIÊU
 Thực hành viết bài văn tả người và sử dụng theo cách mở bài đá tiếp và kết bài mở rộng.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết .
 Yêu cầu HS nhắc lại 2 cách mở bài và hai cách kết bài .
 GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Thực hành 
 GV ghi đề bài lên bảng .
 Với mỗi đề văn dưới đây em hãy chọn một đề và viết bài theo cách mở bài và kết bài theo kiểu gián tiếp . 
 1. Hãy tả cậu bé mừng( Chiến sĩ Vệ quốc quân, truyện “ Về thăm mạ” theo tưởng tượng của em.
 2. Tả một bác đưa thư hoặc người hàng xóm .
 3. Quan sát ảnh , tả vua hề Sác - lô.
Cho HS làm bài , gọi HS đọc bài làm .
 GV nhận xét.
HS nhắc lại.
HS đọc đề .
HS nói đề mình chọn.
HS làm bài vào vở .
HS đọc bài làm .
HS khác nhận xét bài làm của bạn.
THỂ DỤC
NHẢY DÂY- DI CHUYỂN TUNG BẮT BÓNG
I.MỤC TIÊU:
-Ôn di chuyển tung và bắt bóng, ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
-Ôn bật cao, tập phối hợp chạy- nhảy- mang vác.YC thực hiện động tác cơ bản đúng.
-Chơi trò chơi " Trồng nụ, trồng hoa". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN.
-Vệ sinh an toàn sân trường.-Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ số lượng bóng để HS tập luỵên. Chuẩn bị dụng cụ cho bài tập chạy- nhảy-mang vác.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
-Cả lớp chạy chậm trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập.
-Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
-Chơi trò chơi " Con cóc là cậu Ông trời" hoặc trò chơi do GV chọn.
B.Phần cơ bản.
-Ôn di chuyển tung và bắt bóng. Tập di chuyển ngang không bóng trước, sau đó mới tập di chuyển và tung bắt bóng theo nhóm 2 người. Các tổ có thể tập dưới sự chỉ huy của tổ trưởng, tập di chuyển tung bắt bóng theo nhóm 2 người, phương pháp tổ chức tương tự như bài 42.
-Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Các tổ tập theo khu vực đã quy định. Lần cuối có thể tổ chức thi nhảy vừa tính số lần, vừa tính thời gian xem ai nhảy được nhiều lần hơn.
-Tập bật cao, chạy, mang vác. Các tổ tập theo khu vực đã quy định phương pháp tổ chức tập luyện như bài 43.
*Thi bật nhảy cao theo cách với tay lên cao chạm vật chuẩn.
C.Phần kết thúc.
-Đi lại thả lỏng hiét thở sâu tích cực.
-GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét và đánh giá kết quả bài học.
-GV giao bài tập về nhà: Nhảy dây kiểu chần trước, chân sau.
HS tập hợp 4 hàng dọc.
HS chậm thành vòng tròn xung quanh sân tập.
HS khởi động các khớp
Chơi trò chơi “Con cóc là cậu Ông trời”
HS theo dõi.
HS tập theo tổ .
HS thi đua.
- HS ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
HS theo dõi.
Tập thử 1 lần.
HS Thi bật nhảy cao theo cách với tay lên cao chạm vật chuẩn.
HS thả lỏng 
Hệ thống bài học.
TIN HỌC 
GV chuyên trách dạy
TIẾNG ANH
GV chuyên trách dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docChieu T22 KNS.doc