Giáo án lớp 5 tuần 22 - Trường Tiểu học 2 Hàng Vịnh

Giáo án lớp 5 tuần 22 - Trường Tiểu học 2 Hàng Vịnh

Tiết 1: Chào cờ

Tiết 2 Thể dục

(GV chuyên soạn giảng)

Tiết 3 Đạo đức

Bài : ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ PHƯỜNG EM (Tiết 2)

I.Mục tiêu.

 - Bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân dân ( UBND) xã (phường) đối với cộng đồng.

 - Kể được một số công việc của UBND xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.

 - Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng UBND xã (phường).

- Có ý thức tôn trọng UBND xã (phường).

II. Chuẩn bị:

- Tranh ảnh về UBND phường, xã (của chính UBND nơi trường học đóng tại địa phương đó

- Thẻ màu

- Bảng phụ, bút dạ bảng

 

docx 26 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1130Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 tuần 22 - Trường Tiểu học 2 Hàng Vịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22	Thứ hai, ngày 21 tháng 1 năm 2011
	Tiết 1: Chào cờ
---fe---
Tiết 2 Thể dục 
(GV chuyên soạn giảng)
---***---
Tiết 3 Đạo đức 
Bài : ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ PHƯỜNG EM (Tiết 2)
I.Mục tiêu.
 - Bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân dân ( UBND) xã (phường) đối với cộng đồng.
 - Kể được một số công việc của UBND xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
 - Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng UBND xã (phường).
- Có ý thức tôn trọng UBND xã (phường).
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về UBND phường, xã (của chính UBND nơi trường học đóng tại địa phương đó 
- Thẻ màu	
- Bảng phụ, bút dạ bảng 	
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Bài cũ :
Hoạt động 2 : Những việc làm ở UBND phường, xã :
- 2HS nhắc lại nội dung bài học
- HS đưa ra kết quả đẫ tìm hiểu ở nhà: ;mỗi HS nêu 1 ý kiến, với những ý còn sai ( việc không cần đến UBND nhưng gia định lại đến), 
- HS khác phát biểu nhận xét góp ý.
- GV ghi lại kết quả lên bảng. Với những ý còn sai, tổ chức cho HS phát biểu ý kiến góp ý, sửa chữa.
* HS nhắc lại các công việc đến UBND phường, xã để thực hiện, giải quyết.
Hoạt động 3 :Xử lý tình huống :
- GV treo bảng phụ ghi 3 tình huống trong bài tập 2 trang 33 SGK.
- HS làm việc cặp đôi để thảo luận tìm cách giải quyết các tình huống đó.
- HS đọc các tình huống.
a. Em tích cực tham gia và động viên, nhắc nhở các bạn em cùng tham gia.
b. Em ghi lại lịch, đăng kí tham gia và tham gia đầy đủ.
c. Em tích cực tham gia: hỏi ý kiến bố mẹ để quyên góp những thứ phù hợp.
- 1 HS trình bày cách giải quyết, các HS khác lắng nghe và bổ sung ý kiến phù hợp.
 Đối với những công việc chung, công việc đem lại lợi ích cho cộng đồng do UBND phường, xã em phải có thái độ như thế nào?
* Em cần tích cực tham gia các hoạt động và động viên các bạn cùng tham gia.
Hoạt động 4 : Em bày tỏ mong muốn với UBND phường, xã
- HS tiếp nối nhau nêu các việc UBND làm cho trẻ em mà mình đã tìm hiểu được trong bài tập thực hành
- 1 HS nhắc lại kết quả GV ghi trên bảng.
+ Các HS bạn bạc thảo luận viết ra các mong muốn đề nghị UBND thực hiện để trẻ em ở địa phương học tập và sinh hoạt đạt kết quả tốt hơn.
VD: - Xây dựng khu sân chơi.
- Có thêm nhiều đồ chơi trong khu sân chơi.
- Xây dựng sân bóng đá.
- Xây dựng, mở thư viện cho trẻ em.
- Tổ chức ngày rằm Trung thu
- Khen thưởng HS giỏi.
- Sửa lại đường dây điện dẫn vào trường học.
- Thay bàn ghế cho lớp học
+ Các nhóm dán kết quả làm việc lên trước lớp.
+ Đại diện của mỗi nhóm lên bảng trình bày những mong muốn của nhóm mình
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP :
- Em phải làm gì thể hiện sự tôn trọng với UBND xã ?
* HSKG trình bày 
HS tham gia tích cực các hoạt động phù hợp với khả năng do UBND phường xã tổ chức.
 GV nhận xét giờ học, tuyên dương các HS tích cực hoạt động xây dựng bài
Tiết 4 Toán 
Tiết 106 : LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN
- Vận dụng để giải một số bài tập đơn giản.
- HS yêu thích môn Toán
II.Các hoạt động dạy học.
1.Bài cũ : 
2. Giới thiệu bài : 
3. Thực hành : 
- HS nhắc lại công thức và làm BT 1
Bài 1:
- HS tự làm bài tập theo công thức tính diện tích. 2 HS đọc kết quả, các HS khác nhận xét, sau đó nghe GV kết luận.
a. Đổi 1,5m = 15 dm
Sxq = (25 + 15) x 2 x 18 = 1460 m2
Bài 2: GV lưu ý HS thùng không có nắp nên chỉ cần sơn 5 mặt
Đổi : 1,5m = 15dm
 0,6m = 6dm
- HS đọc đề, nêu cách tính rồi tự làm bài. 
Giải :
Diện tích xung quanh của cái thùng là :
(15 + 6) x 2 x 8 = 336 (dm2)
Diện tích của cái đáy thùng là :
15 x 6 = 90 (dm2)
Diện tích cần quét sơn là :
336 + 90 = 420 (dm2)
Bài 3:- GV tổ chức thi phát hiện nhanh kết quả đúng trong các trường hợp đã cho (a, b, c, d).
Dành cho HSKG
- GV đánh giá bài làm của HS. Kết quả là:
Thực hiện
a) Đ
b) S
c) S
d) Đ
4.Củng cố dặn dò.
Nhận xét tiết học 
Nhắc HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau
Tiết 5 Lịch sử 
Bài : BẾN TRE ĐỒNG KHỞI
I.Mục tiêu.
	-Biết cuối năm 1959 – đầu nam 1960, phong trào "Đồng khởi' nổ ra thắng lợi ở nhiều vùng nông miền Nam (Bến Tre là nơi đi đầu phong trào “Đồng khởi” ). 
	-Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện.
- Khâm phục tinh thần dũng cảm của nhân dân Bến Tre.
II.Chuẩn bị:
 - Ảnh tư liệu về phong trào “ Đồng khởi”.
 - Bản đồ Hành chính Việt Nam ( để xác định vị trí tỉnh Bến Tre).
 - Phiếu học tập của HS.
III.Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Giới thiệu bài: 
- 2 HS trình bày
- HS chú ý lắng nghe.
3.Bài mới
Hoạt động 1 : ( làm việc cả lớp): 
- Chỉ bản đồ tỉnh Bến Tre
- 1, 2 HS đọc bài và chú thích.
Hoạt động 2 : : ( làm việc theo nhóm) :
- GV nêu nhiệm vụ bài học:
- 1HS đọc 3 câu hỏi thảo luận
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
+ Vì sao nhân dân miền Nam lại đồng loạt đứng dậy khởi nghĩa?
* Trước sự tàn sát của Mĩ- Diệm, nhân dân miền Nam không thể chịu đựng mãi, không còn con đường nào khác, buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp.
+ Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre diễn ra như thế nào?
- ... Với vũ khí thô sơ, gậy gộc, giáo mác,... nhân dân nhất loạt vùng dậy. Tiếng trống, tiếng mõ, tiếng súng,... hoà cùng tiếng hò reo vang dội của hàng vạn người đã làm cho quân địch
khiếp đảm.
+ Phong trào “Đồng khởi” có ý nghĩa gì?
* Phong trào “ Đồng khởi” ở Bến tre đã trở thành ngọn cờ tiên phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam ở cả nông thôn và thành thị.
GV theo dõi các nhóm trình bày và nhận xét.
Hoạt động 3 : ( làm việc cả lớp) :
- Nêu ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”.
Nội dung bài học: 
 Cuối năm 1959 - đầu năm 1960, phong trào
* Mở ra thời kì mới: nhân dân miền Nam cầm vũ khí chiến đấu chống quân thù, đẩy quân Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.
 “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam. Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “ Đồng khởi”.
- HS chú ý lắng nghe và nhắc lại.
4. Củng cố dặn dò.
- Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre có tác động như thế nào đối với CM miền Nam?
- Về học bài cũ và chuẩn bị bài học sau.
- GV nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
- HS chú ý lắng nghe.
	Thứ ba, ngày 22 tháng 1 năm 2011
Tiết 1 Mĩ thuật 
VẼ TRANG TRÍ 
TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM
I- Mục tiêu :
 - HS nhận biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
 - HS xác định được vị trí của nét thanh nét đậm và nắm được cách kẻ chữ.
 - HS cảm nhận được vẽ đẹp của kiểu chữ in hoa nết thanh nết đậm .
II- Chuẩn bị:
 GV: - Bảng mẫu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và nét đều
 - Bài vẽ của HS lớp trước.
 HS: - Giấy vẽ hoặc vở thực hành,bút chì, thước kẻ,com pa,tẩy, màu,...
III-Các hoạt động dạy học:
- Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS quan sát,nhận xét:
- GV giới thiệu kiểu chữ khác nhau, đặt câu hỏi: + Đặc điểm riêng của từng kiểu chữ?
+ Dòng chữ nào là kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm?
+ Trong 1 dòng chữ các nét thanh nét đậm được vẽ như thế nào?
- GV tóm tắt:
- GV cho HS xem bài vẽ của HS.
Hoạt động 2:Tìm hiểu cách kẻ chữ:
- GV y/c HS nêu cách kẻ chữ:
- HS quan sát và trả lời:
+ Đặc điểm riêng của từng kiểu chữ,...
+ Các nét thanh vẽ bằng nhau.
+ Các nét đậm vẽ bằng nhau.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và nhận xét.
- HS trả lời:
+ Tìm khuôn khổ của chữ.
+ Xác định nét thanh nét đậm.
+ Kẻ các nét thẳng và kẻ chữ.
+ Vẽ màu.
- HS quan sát và lắng nghe.
- GV vẽ minh hoạ và hướng dẫn:
+Những nét đưa lên, đưa ngang là nét thanh.
+ Nét kéo xuống là nét đậm...
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
- GV nêu y/c vẽ bài.
- GV bao quát lớp,nhắc nhở HS tìm vị trí các nét chữ,...Vẽ màu chữ khác màu nền.
- GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS K,G,...
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: 
- GV chọn 3 đến 4 bài(K,G, Đ,CĐ) để n.xét.
- GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét.
- GV nhận xét bổ sung.
* Dặn dò:
- Sưu tầm tranh ảnh về nhưng nội dung em yêu thích.
- Nhớ đưa giấy hoặc vở,bút chì,tẩy, màu,...
- HS kẻ chữ:A,B,M,N:
- Vẽ màu theo ý thích.
- HS đưa bài lên để nhận xét.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe dặn dò.
Tiết 2 Tập đọc
Bài : LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I.Mục tiêu.
- Đọc lưu loát, rành mạch; biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.
- Hiểu nội dung : Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. (Trả lời dược các câu hỏi 1, 2, 3).
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở HS.
II.Chuẩn bị.
Bảng phụ .
III. Các hoạt động dạy học.
 1.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 2 HS
2.Bài mới
HS đọc + trả lời câu hỏi 
 Giới thiệu bài: nên MĐYC .
HS lắng nghe
 Hoạt động 1: Luyện đọc : 
 2 HS nối tiếp nhau đọc cả bài
GV chia 4 đoạn
- Dùng bút chì đánh dấu
- 4HS đọc nối tiếp ( 2Lần) 
HS luyện đọc từ khó đọc 
+ Đọc đoạn + đọc từ khó :vàng lưới, lưới đáy, dân chài.
+ Đọc chú giải+giải nghĩa từ
- GV đọc diễn cảm bài văn
 - HS đọc theo cặp 
1 ® 2 HS đọc cả bài 
Lắng nghe 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài :
-Đoạn 1: Cho HS đọc to + đọc thầm
+ Bài văn có những nhân vật nào?
+ Bố và ông Nhụ bàn với nhau việc gì?
+ Bố Nhụ nói: “Con sẽ họp làng” chứng tỏ ông là người thế nào?
1 HS đọc to, lớp đọc thầm
*Ba thế hệ: Nhụ, bố bạn, ông bạn.
*Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.
*Bố Nhụ phải là cán bộ lãnh đạo làng xã 
-Đoạn 2: 
+ Theo bố Nhụ, việc lập làng mới có lợi gì? 
*Ngoài đảo có đất rộng, bãi dày, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước của dân chài.
-Đoạn 3 + 4: 
+ Chi tiết nào cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và đồng ý với con trai lập làng giữ biển?
*Ông bước ra võng, ngồi xuống,vặn mình, 2 má phập phồng như người xúc miệng khan.Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy nghĩ...
+ Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
* HSKG trả lời : Nhụ đi, cả nhà sẽ đi.Một làng...Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới.
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm: 
Ghi đoạn 3 và hướng dẫn HS đọc
HS luyện đọc 
Cho HS thi đọc đoạn 
- GV nhận xét + khen những HS đọc tốt 
HS thi đọc
- Lớp nhận xét 
3. Củng cố dặn dò
 Nhận xét tiết học
HS lắng nghe 
 HS nhắc lại ý nghĩa của bài học
Tiết 3 Chính tả
Nghe viết : HÀ NỘI
I.Mục tiêu.
- Nghe –viết đúng bài CT ; trìng bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ thơ . 
 - Tìm dược danh từ riêng là tên người , tên địa lí Việt Nam (BT2) ; Viết dược 3 đến 5 tên người , tên dịa lí theo yêu cầu của (BT3). 
 - Nâng cao ý thức BVMT thủ đô.
II. Chuẩn bị.
Bảng phụ.
Bút dạ + một vài tờ phiếu khổ to.
III. Cá ... và HHCN.
HS yêu thích môn Toán
III. Các hoạt động dạy học.
1.Bài cũ :
2. Bài mới
- HS nhắc lại các quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hai hình.
Giới thiệu bài : 
Hướng dẫn học sinh làm bài tập
HS làm các bài tập rồi chữa bài.
Bài 1:
- Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có các số đo không cùng đơn vị đo.
GV yêu cầu tất cả HS tự làm bài, GV gọi một số HS nêu cách tính, đọc kết quả, các HS khác nhận 
-HS tự làm bài tập theo công thức. 2 HS đọc kết quả, các HS khác nhận xét.
xét, GV đánh giá bài làm của HS.
a.Sxq = (2,5 + 1,1) x 2 x 0,5 = 3,6 (m2)
 Stp = 3,6 + 2,5 x 1,1 x 2 = 9,1 (m2)
Đổi : 3m = 30 dm
b. Sxq = (30 + 15) x 2 x 9 = 810 (dm2)
 Stp = 810 + 30 x 15 x 2 = 1710 (dm2)
Bài 3:
-Đọc đề, làm bài theo nhóm 4
- GV có thể tổ chức dạy học theo nhóm, đánh giá kết quả của từng nhóm HS. Tổ chức cuộc thi tìm kết quả nhanh theo nhóm.
Thi tìm kết quả nhanh theo nhóm.
- Đại diên nhóm nêu đáp án :
Nếu gấp cạnh của HLP lên 3 lần thì Sxq và Stp của nó gấp lên 9 lần. Vì:
- a x a
- ( a x 3) x ( a x 3)
 a x a = 3 x 3 = 9 
- GV đánh giá bài làm của HS.
3.Củng số dặn dò
-Xem trước bài Thể tích 1 hình.
Tiết 4 Tập đọc 
CAO BẰNG
I.Mục tiêu.
- Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.
 - Hiểu nội dung : Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 ; thuộc ít nhất được ba khổ thơ)
- Yêu thiên nhiên và cảnh đẹp ở Cao Bằng.
II.Chuẩn bị: 
 Bản đồ Việt Nam để GV chỉ vị trí Cao Bằng cho HS.
III. Các hoạt động dạy học.
 1.Kiểm tra bài cũ :
 - Kiểm tra 2 HS
Nhận xét, cho điểm
2.Bài mới
HS đọc bài Lập làng giữ nước + trả lời câu hỏi 
Giới thiệu bài:
- HS lắng nghe
Hoạt động 1: Luyện đọc :
- 2 HS nối tiếp đọc toàn bài 
- Chỉ bản đồ vị trí Cao Bằng.
- HS đọc đoạn nối tiếp
- Luyện đọc các từ khó đọc 
+Đọc các từ khó đọc: lặng thầm,suối,.
+Đọc chú giải+giải nghĩa từ
HS đọc theo nhóm 2
1 HS đọc cả bài 
 - Lắng nghe 
- Đọc diễn cảm bài thơ 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài :
HS đọc thầm khổ & TLCH
Khổ 1: + Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng?
* Muốn đến Cao Bằng phải vượt qua Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bắc...địa thế rất xa xôi, hiểm trở của Cao Bằng.
Khổ 2 + 3: + Từ ngữ, hình ảnh nào nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng? 
*Khách vừa đến dược mời thứ hoa quả rất đặc trưng của Cao Bằng là mận, mận ngọt đón môi ta dịu dàng; người trẻ thì rất thương, rất thảo, người già thì lành như hạt như suối trong.
Khổ 4 + 5: + Những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng ?
*Tình yêu đất nước của người cao Bằng cao như núi ,không đo hết được; trong trẻo và sâu sắc như suối.
Khổ 6: 
+ Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói điều gì?
Dành cho HSKG
*Cao Bằng có vị trí rất quan trọng/Người Cao Bằng vì cả nước mà giữ biên cương.
Hoạt động 3 :Đọc diễn cảm + học thuộc lòng:
- GV ghi lên bảng 3 khổ thơ đầu và hướng dẫn cho HS luyện đọc 
3 HS đọc nối tiếp 
HS luyện đọc diễn cảm.
- Cho HS thi đọc
 - HS học thuộc 2-3 khổ thơ. HSKG thuộc cả bài.
HS thi đọc 
3.Củng cố dặn dò
 Nhận xét tiết học
Dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc bài thơ 
2 HS nhắc lại nội dung của bài. 
Tiết 5 Tập làm văn
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I.Mục tiêu.
- Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong truyện và ý nghĩa câu chuyện.
- Thái độ bình tĩnh, tự nhiên khi kể chuyện.
II.Chuẩn bị: 
Bảng phụ viết sẵn nội dung tổng kết ở BT1.
Một vài tờ phiếu khổ to viết các câu hỏi trắc nghiệm.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : 
Chấm đoạn văn HS viết lại trong tiết trước 
Nhận xét + cho điểm 
2.Bài mới 
3 HS nộp vở để GV chấm 
Giới thiệu bài: nêu MĐYC...
HS lắng nghe
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT1 : 
Nhắc lại yêu cầu
HS đọc yêu cầu của BT1
- HS làm bài theo nhóm 4 + trình bày
- Nhận xét + chốt lại kết quả đúng (đưa bảng phụ đã viết sẵn kết quả đúng)
- Lớp nhận xét
- 2,3 HS đọc bài trên bảng phụ
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT2 : 
HS đọc yêu cầu + câu chuyện
2 HS đọc to: 1HS đọc phần lệnh và 1HS đọc các câu hỏi trắc nghiệm
Cho HS làm việc. Dán 3 phiếu lên bảng
HS làm vào vở BT, 3HS lên làm ở phiếu, thi ai làm đúng, làm nhanh
- Nhận xét + chốt lại kết quả đúng:
 Câu 1, ýa (Bốn).	
 Câu 2, ýb (Cả lời nói và hành động).
 Câu 3, ý c (Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc)
- Đọc lại các ý đúng
3.Củng cố dặn dò
 - Nhận xét tiết học 
 - Dặn HS ghi nhớ những kiến thức về văn kể chuyện; đọc trước các đề văn ở TIẾT tiếp theo 
 - HS lắng nghe 
- Đọc lại bài tập 1
Thứ sáu, ngày 25 tháng 1 năm 2011
Tiết 1 Âm nhạc 
(GV chuyên soạn giảng)
---***---
Tiết 2 Luyện từ và câu
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I.Mục tiêu.
- Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản (ND Ghi nhớ).
- Biết phân tích cấu tạo câu ghép (BT1, mục III) ; thêm được một vế câu ghép để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản ; biết xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẫu chuyện (BT3).
2/ TĐ : Yêu thích sự phong phú của TV.
II.Chuẩn bị: 
Bút dạ + một vài băng giấy.
III. Các hoạt động dạy học.
1.Bài cũ: 
 - Kiểm tra 3 HS
 - Nhận xét, cho điểm
2.Bài mới
- Nhắc lại cách nối câu ghép ĐK – KQ + làm BT 
Giới thiệu bài : 
- HS lắng nghe
Hoạt động1 :Phần Nhận xét : 
Hướng dẫn HS làm BT1:
Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm 
- HS làm bài cá nhân.
Hai vế câu được nối với nhau bằng QHT tuy... nhưng
- Lớp nhận xét
- Nhận xét + chốt lại: có 1 câu ghép
Hướng dẫn HS làm BT2:
- GV giao việc + gợi ý 
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
- Lắng nghe
- Làm bài, nối tiếp nhau đọc câu mình đặt. Lớp nhận xét 
 - Nhận xét + khẳng định những câu HS làm đúng 
Hoạt động 2 : Ghi nhớ : 
- 3 HS đọc + lớp lắng nghe
Hoạt động 3: Luyện tập : 
Hướng dẫn HS Làm BT1:
GV giao việc: phát băng giấy
- HS đoc yêu cầu + đọc 2 câu a, b 
- HS làm bài + dán băng giấy lên bảng .
- Nhận xét + chốt lại kết quả đúng
+Mặc dù giặc Tây / hung tàn nhưng chúng/ không thể ngăn cản các cháu...
+ Tuy rét / vẫn kéo dài, mùa xuân / đã đến bên bờ sông Lương.
Hướng dẫn HS làm BT2:
(Cách tiến hành tương tự BT1)
- HS làm bài:
+ Tuy ... nhưng
+ Tuy ... nhưng
+ Mặc dù... nhưng
+ Tuy ... nhưng
Hướng dẫn HS làm BT3:
(Cách tiến hành tương tự BT1)
- Nhận xét, chốt lại ý đúng
- HS đọc mẩu chuyện vui Chủ ngữ ở..
Mặc dù tên cướp/ rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn/ vẫn đưa tay vào còng.
3.Củng cố dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Dặn HS kể lại mẩu chuyện vui Chủ ngữ ở đâu? Cho người thân nghe.
-HS nhắc lại phần ghi nhớ
TẬP LÀM VĂN
KIỂM TRA VIẾT (Kể chuyện)
I.Mục tiêu.
- Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK. Bài văn rõ cốt chuyện, nhân vật, ý nghĩa, lời kể tự nhiên.
- Cẩn thận, chăm chỉ làm bài. 
II.Chuẩn bị: 
Bảng lớp ghi tên một số truyện đã đọc, một vài truyện cổ tích.
Ghi 3 đề lên bảng:
1.Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.
2.Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những chuyện đã được học.
3.Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.
III. Các hoạt động dạy học.
 1.Giới thiệu bài :
HS lắng nghe
Hoạt động 1. HD HS làm bài :
 - GV ghi 3 đề trong SGK lên bảng
Lưu ý HS
Cho HS tiếp nối nói tên đề bài đã chọn, nói tên câu chuyện sẽ kể.
- Ghi lên bảng lớp tên một vài câu chuyện cổ tích hoặc một vài câu chuyện HS đã được đọc.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
- Lắng nghe + chọn đề 
 - HS lần lượt phát biểu 
 Hoạt động 2.HS làm bài : 
Nhắc HS cách trình bày bài, tư thế ngồi
Thu bài khi hết giờ
HS làm bài
Hs nộp bài 
2.Củng cố, dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học 
 - Dặn HS về nhà đọc trước đề bài, chuẩn bị nội dung cho tiết tập làm văn TUẦN 23. 
- HS lắng nghe 
- HS thực hiện
Tiết 4 Toán 
Tiết 115 THỂ TÍCH MỘT HÌNH
I.Mục tiêu.
Có biểu tượng về thể tích của một hình.
Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số trường họp đơn giản
 HS yêu thích môn Toán
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ :
2.Bài mới
Giới thiệu bài : 
Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình: 9-10'
- GV tổ chức cho HS hoạt động (quan sát,nhận xét).
- HS hoạt động (quan sát, nhận xét) các hình trong SGK.
- HS quan sát và so sánh thể tích của các hình.
Hoạt động 2. Thực hành : 
Bài 1: 
Bài 1: HS quan sát nhận xét các hình trong SGK. Một số HS trả lời : 
+ HHCN A gồm 16 HLP nhỏ
+ HHCN B gồm 18 HLP nhỏ
+Hình B có thể tích lớn hơn hình A
Bài 2: GV hướng dẫn HS làm tương tự 
bài 1.
Bài 2 : HS làm tương tự bài 1.
+ HHCN A gồm 45 HLP nhỏ
+ HHCN B gồm 28 HLP nhỏ
+Hình A có thể tích lớn hơn hình B hay hình B có thể tích nhỏ hơn hình A 
3.Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học 
Chuẩn bị bài sau
- HS về nhà tự tìm ra các cách xếp 6 HLP nhỏ thành HHCN
SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
TUẦN 22
I.Mục tiêu.
 - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 22
 - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
 - GD HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TUẦN 22:
 * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ, duy trì SS lớp tốt. 
-Nề nếp lớp tương đối ổn định.
 * Học tập: - Dạy-học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp.
 - Một số em chưa chịu khó học ở nhà.
 * Văn thể mĩ:- Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc. 
 -Tham gia đầy đủ các buổi thể dục giữa giờ.
 -Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học.
 -Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt.
 * Hoạt động khác:- Sinh hoạt Đội đúng quy định.
III. KẾ HOẠCH TUẦN 23:
 * Nề nếp: - Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định. 
 -Thực hiện nghiêm túc những quy định của địa phương về an toàn trong dịp Tết.
 - Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
 - Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
 * Học tập: - Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 23. 
 -Tích cực tự ôn tập kiến thức đã học.
 - Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp. 
 -Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường.
 - Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS.
 * Vệ sinh:- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
 -Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGA lop 5 tuan22 thanh.docx