Giáo án Lớp 5 - Tuần 23 - Phạm Văn Hùng - Tiểu học Trà Bui

Giáo án Lớp 5 - Tuần 23 - Phạm Văn Hùng - Tiểu học Trà Bui

GV hướng dẫn lớp trưởng tổ chức lễ chào cờ ,hô khẩu hiệu Đội

GV nhận xét tuần qua về “

- Công tác trực nhật ,vệ sinh

- Học tạp ở lớp ,ở nhà

- Rèn luyện Đội viên

- Giữ vệ sinh môi trường .

 

doc 24 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1071Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 23 - Phạm Văn Hùng - Tiểu học Trà Bui", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Thứ 2 ngày 14 tháng 02 năm 2011
T1 ; Chào cờ 
GV hướng dẫn lớp trưởng tổ chức lễ chào cờ ,hô khẩu hiệu Đội 
GV nhận xét tuần qua về “
- Công tác trực nhật ,vệ sinh 
Học tạp ở lớp ,ở nhà 
Rèn luyện Đội viên 
Giữ vệ sinh môi trường ...
	T2- Tập đọc
Phân xử tài tình
I-Mục đích, yêu cầu
1- Biết đọcdiễn cảm bài văn ,giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật 
2- Hiểu được quan án là người thông minh ,có tài xử kiện ( Trả lời được các câu hỏi ở SGK ) 
II-Đồ dùng dạy- học.
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.	
III-Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A-Kiểm tra bài cũ
-2 HS đọc thuộc lòng và trả lời nội dung câu hỏi bài Cao Bằng.
B-Dạy bài mới
*Giới thiệu
*Luyện đọc:
-Lắng nghe.
-Phân đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến Bà này lấy trộm
-Lắng nghe.
Đoạn 2: Tiếp theo đến cúi đầu nhận tội.
Đoạn 3: Phần còn lại
*Tìm hiểu bài:
+Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ?
-Mình bị mất cắp vải, người nọ tố người kia lấy cắp vải của mình và nhờ quan phân xử.
+Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp ?
-Cho đòi người làm chứng (không có)- Cho lính về nhà hai người để xem xét, cũng không tìm được chứng cứ -Sai xé tấm vải làm đôi...trói người kia lại.
+Vì sao quan cho rằng người không khóc là người lấy cắp ?
-Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hy vọng bán được tấm vải để kiếm được ít tiền lại bỗng nhiên mất một nửa tấm vải nên bật khóc vì đau khổ.
+Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa ?
-Giao cho tất cả những người trong chùa mỗi người ...đứng quan sát mọi người.
+Vì sao quan án lại dùng cách trên ?
-Nắm đặc điểm tâm lí của kẻ trộm.
+Câu chuyện nói lên điều gì ?
-Ca ngợi trí thông minh tài xử kiện của vị quan án.
*Đọc diễn cảm
-HS đọc theo cách phân vai.
-Thi đọc diĩen cảm.
*Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
T3 ; Toán
Xăng-ti-mét khối - Đề-xi-mét khối
A-Mục đích, yêu cầu
Giúp HS:
-Có biểu tượng về đề-ci-mét khối và xen-ti-mét khối, đọc và viết đúng các số đo.
- Biết kí hiệu ,tên gọi ‘ độ lớn ; của đơn vị đo thể tích : xăng ti mét khối ; đề xi mét khối .
- Biết mối quan hệ giữa xăng ti mét khối ; đề - xi - mét khối 
- Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng - ti- mét khối ; đề - xi - mét khối .
B-Đồ dùng dạy - học
Bộ đồ dùng dạy học Toán 5.	
C-Các hoạt động dạy - học 
hoạt động dạy
hoạt động học
I-Kiểm tra bài cũ
-Trả lời miệng bài tập 1 và 2 SGK, trang 115.
II-Dạy bài mới
1-Hình thành biểu tượng xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
-GV giới thiệu lần lượt từng hình lập phương cạnh 1dm và 1cm để HS quan sát nhận xét. Từ đó GV giới thiệu về đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.
-Một số HS nhắc lại.
-GV cho HS quan sát hình vẽ và Đ D D H .
 -HS quan sát nhận xét và rút ra được mối quan hệ giữa đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.
-GV kết luận về đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối và mối quan hệ giữa hai đơn vị nầy.
-Lắng nghe.
2-Thực hành: 
Bài 1: Rèn kĩ năng đọc, viết đúng các số đo.
-Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi bài làm cho bạn kiểm tra và HS tự nhận xét.
-Làm bài và kiểm tra bài chéo.
-GV đánh giá bài làm của HS.
-Một HS nêu kết quả.
Bài 2( a ): Củng cố quan hệ giữa đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.
-HS làm tương tự như bài tập 1.
3-Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
T4 ; Lịch sử
Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta.
I-Mục tiêu
- Biết hoàn cảnh ra đời của nhà máy cơ khí Hà Nội ; tháng 12 năm 1955 ,với sự giúp đỡ của Liên Xô nhà máy được khởi công xây dựng và tháng 4 năm 1958 thì hoàn thành 
- Biết những đón góp của nmhà máy cơ khí Hà Nội trong coong cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước : góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc ,vũ khí cho bộ đội .
II-Đồ dùng dạy - học
-Một số ảnh tư liệu về Nhà máy Cơ khí Hà Nội - Phiếu học tập.
III-Các hoạt động dạy - học
hoạt động dạy
hoạt động học
A-Kiểm tra bài cũ
-Hỏi nội dung bài Bến Tre đồng khởi.
B-Dạy bài mới
1-Đảng và chính phủ quyết định xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà nội.
*Hoạt động 1: Làm việc cả lớp:
-Đọc SGK, trả lời câu hỏi:
+Em hiểu thế nào là cơ khí ?
-Ngành chế tạo và sửa chữa máy móc.
+Hãy nêu tình hình nước ta sau chiến thứng Điện Biên Phủ và Hiệp Định Giơ-ne-vơ ?
-Miền Bắc nước ta bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương lớn cho CM miền Nam. 
+Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, muốn gình được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, nhân dân ta phải làm gì ?
-Tăng năng suất lao động. Do đó phải trang bị máy móc thay cho công cụ sản xuất thô sơ...
+Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời sẽ tác động sao đến sự nghiệp cách mạng của nước ta ?
-Đảng và chính phủ quyết định xây dựng một Nhà máy hiện đại, làm nòng cốt cho ngành công nghiệp của nước ta.
-GV viên chốt lại ý trên.
2-Xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội
*Hoạt động 2: Làm việc nhóm
-Thảo luận,trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
+Trình bày thời gian khởi công, địa điểm, diện tích và quy mô xây dựng của Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
-Khởi công: Tháng 12- 1955. Diện tích: hơn 10 vạn m2.Địa điểm: Phía tây Thủ đô Hà Nội. Quy mô: lớn nhất khu vực Đông Nam á lúc bấy giờ.
+Trình bày thời gian lễ khánh thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội
-Khánh thành: 4 - 1958.
-Lễ khánh thành diễn ra trong niềm hân hoan phấn khởi.
+Nhà máy Cơ khí Hà Nội được ra đời với sự giúp đỡ của nước nào ?
-Với sự giúp đỡ của Liên Xô. Liên Xô là nước XHCN đầu tiên...
+Đặt trong bối cảnh nước ta trong những năm sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, em có suy nghĩ gì ?
-Nhà máy ra đời đánh giá một bước phát triển mới...làm nòng cốt cho ngành công nghiệp nước ta.
-GV chốt lại ý bên.
3-Thành tích tiêu biểu của Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
*Hoạt động 3: Làm việc nhóm 2.
-Đọc sách, thảo luận câu hỏi:
+Hãy kể tên các sản phẩm của Nhà máy Cơ khí Hà Nội?
-Máy phay, máy tiện, máy khoan, ...tên lửa A12
+Hiện nay Nhà máy cơ khí Hà Nội được đổi tên là gì ?
-Công ty cơ khí Hà Nội.
*Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
T5 ; Đạo đức
Em yêu tổ quốc việt nam
Tiết 1
I-Mục đích, yêu cầu
Học xong bài nầy HS biết:
-Tổ quốc của em là Việt Nam.; Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử ,văm hoávà kinh tế của Tổ quốc Việt Nam 
- Có ý thức học tập ,rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước 
Yêu Tổ quốc Việt Nam .
II-Tài liệu và phương tiện 
Tranh ảnh về đất nước và con người Việt Nam và một số nước khác.
III-các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trang 34 SGK.-
-GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm nghiên cứu chuẩn bị giới thiệu một nội dung của thông tin trong SGK
-Các nhóm chuẩm bị.
-Đại diện từng nhóm lên trình bày
-Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
-GV kết luận: Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào.Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày
-Lắng nghe.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
-Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi:
+Em biết thêm những gì về đất nước Việt Nam ?
-Các nhóm làm việc. 
+Em nghĩ gì vè đất nước, con người Việt Nam ?
+Nước ta còn có những khó khăn gì ?
+Chúng ta cần phải làm gì để xây dựng đất nước ?
-Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp.
-GV kết luận:-Tổ quốc chúng ta là Việt Nam, chúng ta rất yêu quý và tự hào về Tổ quốc mình, tự hào mình là người Việt Nam - Đất nước ta còn nghèo, còn nhiều khó khăn, vì vậy chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để xây dựng Tổ quốc.
-Hai HS lần lượt đọc phần ghi nhớ trong SGK.
*Hoạt động 3: Làm bài tập 2, SGK.
-GV nêu yêu cầu của bài tập 2
-HS làm bài cá nhận hoặc trao đổi nhóm đôi - Một số HS trình bày trước lớp.
-GV kết luận :
-Quốc kì Việt Nam...-Bác Hồ là vị lãnh tụ...-Văn miếu...-áo dài Việt Nam...
-Lắng nghe.
*Hoạt động nối tiếp
-Sưu tầm các bài thơ, bài hát,...-Vẽ tranh...
-Lắng nghe.
Thứ 3 ngày 15 thỏng 02 năm 2011
T1 : Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Trật tự - An ninh
I-Mục đích, yêu cầu.
- Hiểu được các từ :trật tự, an ninh.
- Làm được bài tập 1,2 ,3 .
II-Đồ dùng dạy - học
Phiếu học tập - Tự điển Tiếng Việt.
III-Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A-Kiểm tra bài cũ
-Kiểm tra 2 HS làm BT2 phần luyện tập.
B-Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài
-Lắng nghe.
2-HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1.
-Đọc yêu cầu của bài tập
-Làm bài - Một số HS phát biểu ý kiến.
-GV chốt lại ý c đúng.
-Lắng nghe.
*HĐ 2 ;: Hướng dẫn HSlàm BT2 (12 phút).
-HS đọc yêu cầu - Các nhóm làm bài.
-Một số HS phát biểu.
-Cả lớp nhận xét .
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
+Cảnh sát giao thông + Tai nạn gaio thông...+Vi phạm quy định về tốc độ...
-Lắng nghe.
*HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT 3 (11ph)
-Tiến hành tương tự như BT2.
-GV chốt lại kết qủa đúng.
*Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
T2 - Mĩ thuật
Vẽ tranh
Đề tài tự chọn
I-mục tiêu 
-HS nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn.
-HS tự chọn được chủ đề và vẽ dược tranh theo ý thích.
-HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh
II-Chuẩn bị
SGK - Tranh vẽ mẫu - Bút vẽ - Màu và giấy vẽ.
III-các hoạt động dạy - học
hoạt động dạy
hoạt động học
Giới thiệu: Miêu tả đôi nét về vẻ đẹp của con người, phong cảnh, ...
-Lắng nghe.
*Hoạt động 1: Tìm., chọn nội dung đề tài.
-GV cho HS xem một số bức tranh về những đề tài khác nhau và đặt câu hỏi để các em tìm hiểu:
+Các bức tranh đó vẽ đề tài gì ?
+Trong tranh có những hình ảnh nào ?...
-Nghe GV giới thiệu.
-Trả lời các câu hỏi.
-GV kết luận:Đề tài tự chọn rất phong phú, cần suy nghĩ, tìm được những nội dung yêu thích và phù hợp để vẽ tranh.
-Lắng nghe.
-Tự chọn đề tài.
*Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
GV gợi ý HS cách vẽ tranh:
-Vẽ hình ảnh chính làm rõ trọng tâm bức tranh - Vẽ các hình ảnh phụ sao cho sinh động, phù hợp với chủ đề đã chọn - Vẽ màu theo cảm nhận riêng của mỗi HS.
*Hoạt động 3: Thực hành.
-Lắng nghe.
-HS thực hành vẽ tranh như các tiết trước.
*Hoạt động 4:
Nhận xét, đánh giá.
-Thực hành tương tự như những tiết trước.
*Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
T3 ; Toán
Mét khối
A-Mục đích, yêu cầu
- Biết tên gọi ,kí hiệu ‘ độ lớn’ của đơn vị đo thể tích : mét khối 
- Biết mối quan hệ giữa mét khối ,đề xi mét khối ,xăng ti mét khối .
B-Đồ dùng dạy-học
Tranh vẽ mét khối và mối qaun hệ giữa mét khối , đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối.
C-Các hoạt động dạy  ... ành:
Bài 1: Vận dụng trực tiếp công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật trên giấy nháp.
-GV gọi 3 HS đọc kết quả .
-Tất cả HS tự làm bài vào vở tập.
-Các HS khác nhận xét 
-GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 2:
Yêu cầu HS quan sát hình vẽ khối gỗ, tự nhận xét.
-Quan sát, nhận xét.
+Muốn tính được thể tích khối gỗ chúng ta có thể làm như thế nào ?
-Chia khối gỗ thành hai hình hộp chữ nhật.
-Tính tổng thể tích của hai hình hộp chữ nhật 
-HS nêu kết quả.
-GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 3: Vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải toán.
-HS quan sát bể nước trước và sau khi bỏ hòn đá vào và nhận xét.
-GV nhận xét ý kiến của HS. GV kết luận: Lượng nước dâng cao hơn là thể tích của hòn đá.
-HS nêu hướng giải và giải bài toán.
 Đáp số: Thể tích hòn đá: 200cm3
3-Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
T3 ; Địa lí
Một số nước ở châu Âu
I .Mục đích, yêu cầu
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Pháp và Liên bang Nga 
+ Liên Bang Nga nằm ở cả châu á và châu Âu , có diện tích lớn nhất thế giới và dân số khá đong .Tài nguyên thiên nhiên giàu có ,tạo điều kiện thuận lợi để Nga phát triển kinh tế .
+ Nước Pháp nằm ở Tây Âu ,là nước phát triển công nghiệp ,nông nghiệp và du lịch 
- Chỉ vị trí và thủ đô Nga , Pháp trên bản đồ .
II-Đồ dùng dạy - học
-Bản đồ các nước châu Âu, lược đồ các nước phóng to.
-Một số tranh ảnh vè Liên bang Nga và Pháp.
-Phiếu học tập.	
III-Hoạt động dạy - học
hoạt động dạy
hoạt động học
A-Kiểm tra bài cũ
-Kiểm tra bài châu Âu.
B-Dạy bài mới:
1-Giới thiệu:
Treo lược đồ, yêu cầu HS xác định trên lược đồ vị trí Liên bang Nga và Pháp.
-HS thực hành.
2-Liên bang Nga
*Hoạt động 1: Treo lược đồ.
-HS quan sát lược đồ, thảo luận, ghi vào phiếu học tập.
-Trình bày kết quả thảo luận .
-GV kết luận:Liên Bang Nga nằm ở Đông Âu, Bắc á, có diện tích lớn nhất thế giới , nhiều tài nguyên thiên nhiên và phát triển nhiều ngành kinh tế.
-Lắng nghe.
 3-Pháp:
*Hoạt động 2:
Yêu cầu HS dựa vào bản đồ các nước Châu Âu để trả lời câu hỏi:
-Trả lời các câu hỏi:
+Nước Pháp nằm ở phía nào của châu Âu ?
-Nước Pháp nằm ở phía Tây của Châu Âu.
+Nước Pháp tiếp giáp với những nước nào, đại dương nào ?
-Bỉ, Đức, Thuỵ Sĩ, I-ta-li-a, Tây Ban Nha.; Đại Tây Dương, biển Địa Trung Hải.
+So sánh vị trí địa lí, và khí hậu của Liên bang Nga với Pháp
-Nga ở Đông Âu, phía Bắc giáp Bắc Băng Dương nên khí hậu lạnh hơn.
+Nêu những sản phẩm của ngành công nghiệp nước Pháp ?
-Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, vải, quần áo, mĩ phẩm, thực phẩm.
+Nêu những sản phẩm ngành nông nghiệp Pháp ?
-Khoai tây, củ cải đường, lúa mì, nho, chăn nuôi gia súc lớn.
-GV kết luận.
4-Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị bài sau.
-Lắng nghe.
T4 -Khoa học
Sử dụng năng lượng điện
I . Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
-Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện. 
II . Đồ dùng dạy - học
-Tranh ảnh về đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
-Một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện. 
-Hình trang 92, 93 SGK.
III . Các hoạt động dạy - học
hoạt động dạy
hoạt động học
I-Kiểm tra bài cũ
-Sử dụng năng lượng gió, nước chảy.
II-Dạy bài mới
*Hoạt động 1: Thảo luận
-Thảo luận các câu hỏi sau:
+Kể tên một số đồ dùng điện mà em biết
-Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+Năng lượng mà các đồ dùng trên được lấy ở đâu ?
-GV giảng: Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện.
-Láng nghe.
*Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
-Thảo luận nhóm các cau sau:
+Kể tên của chúng.
+Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng
+Nêu tác dụng của dòng điện
-Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
*Hoạt động 3: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng
-Chia lớp thành hai đội thanm gia chơi
-GV nêu các lĩnh vực: Sinh hoạt hằng ngày, giao thông, học tập, thông tin, giao thông, nông nghiệp, giải trtí, thể thao.
-HS tìm các dụng cụ ,máy móc có sử dụng điện phục vụ cho mỗi lĩnh vực.
*Củng cố,dặn dò
Nhận xét tiết học - Dặn chuản bị tiết sau.
-Láng nghe.
T5; Thể dục; Bài 46 
Di chuyển tung ,bắt bóng 
Nhảy dây kiểu chân trước chân sau ; Bật cao 
Trò chơi - Qua cầu tiếp sức-
I . Mục tiêu :
- Thực hiện được động tác di chuyển tung và bắt bóng .
- Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước chân sau .
- Thực hiện được động tcác bật cao .
- Biết cách chơi và tham gia chơi được .
II . Địa điểm ,phương tiện 
Vệ sinh sân tập – An toàn 
III. PP lên lớp 
Hạot động của GV
Hoạt động của HS
1 . Phần mở đầu 6-10 p
- Gv phổ biến nhiệm vụ yeu cầu bài học 1-2 p
- Chạy 1 p
- Xoay các khớp : 1-2 p 
- Trò chơi ‘ Lăn bóng’ 
- Nghe gv phổ biến nội dung bài học , khởi động ..
2. Phần cơ bản :18 – 22 p 
- ôn di chuyển tung và bắt bóng 
GV yêu cầu tổ trưởng điều khiển các tổ tập theo tổ .
- ÔN nhảy dây kiểu chân trươc, chân sau :
HS tập theo tổ dưới sự ddieeuf khiển cuẩ tổ trưởng .
Gv cho các tổ tập luyện theo khu vực quy định 
- Tập theo tổ 
Tập bật cao :
Cho các tổ tập luyện theo khu vực đã quy đinh
- Tập theo khu vực đã quy định 
Làm quen trò chơi ‘ Qua cầu tiếp sức’ 
GV nêu tên trò chơi , luật chơi và điều khiển trò chơi 1-2 lần 
Tham gia trò chơi dưới sự điều khiển của Gv .
3. Phần kết thúc 4-6 p 
- Cho lớp chạy chậm ,hít thở sâu 
- Gv hệ thống bài ,đánh giá kết quả bài baikf học 
- GV giao bài tập về nhà .
- Thự hiện các động tác điều hoà ,nghe nhận xet baikf học .
Thứ 6 ngày18 tháng 02 năm 2011
T1;Khoa học
Lắp mạch điện đơn giản
I . Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
-Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.
II . Đồ dùng dạy - học	
Pin cục - Dây đồng có vỏ bọc - Bóng đèn - Một số miếng kim loại và nhựa, cao su...ấCc III . Hoạt động dạy - học
hoạt động dạy
hoạt động học
I-Kiểm tra bài cũ
II-Dạy bài mới
*Hoạt động 1: Thực hành lắp mạch điện
-Sử dụng năng lượng điện 
-Các nhóm HS làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục Thực hành trang 94 SGK
-HS lắp mạch đèn sáng và vẽ lại cách mắc vào giấy.
-GV cho từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình.
-HS trình bày.
+Phải lắp mạch như thế nào để đèn sáng ?
-Mạch kín...
-GV cho HS đọc mục bạn cần biết trang 94, 95 SGK.
-HS đọc và chỉ cực dương, cực âm của pin
-HS chỉ mạch kín cho dòng điện chạy qua.
-Cho HS làm thí nghiệm
-HS làm thí nghiệm theo nhóm.
-Giải thích kết qiủa.
*Hoạt động 2:Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện.
-Cho HS làm việc theo nhóm
-Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục Thực hành trang 96 SGK.
-Trình bày kết quả.
GV kết luận:
-Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua nên mạch đang hở thành mạch kín, vì vậyđèn sáng.
-Các vật bằng cao su, sứ, nhựa, ...không cho dòng điện chạy qua nên mạch vẫn bị hở, vì vậy đèn không sáng. 
-Lắng nghe.
III-Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
T2 ; Tập làm văn
Trả bài văn kể chuyện
I-Mục đích yêu cầu
 - Nhận biết và tự sửa được lỗi của mình và sửa lỗi chung ;viết lịa một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại doạn văn cho hay hơn .
II-Đồ dùng dạy - học
Bảng phụ ghi 3 đề bài + ghi loại lỗi HS mắc phải.
III-các hoạt động dạy - học
hoạt động dạy
hoạt động học
A-Kiểm tra bài cũ
-2 HS lần lượt đọc chương trình hoạt động đã lập trong tiết Tập làm văn trước.
B-Dạy bài mới:
1-Giới thiệu bài: ...sửa lỗi để làm bài lần sau tôt hơn...
-Lắng nghe.
2-Nhận xét chung:
*HĐ1: GV nhận xét về kết quả làm bài
-HS lắng nghe.
GV nhận xét chung về mặt ưu điểm, khuyết điểm
-Lắng nghe.
*HĐ2: GV thônhg báo điểm số cụ thể.
-Lắng nghe.
3-Chữa bài:
HĐ1: Hướng dẫn HS chữa lỗi chung.
-GV cho HS lên chữa lỗi trên bảng phụ
-HS lần lượt lên chữa bài.
HĐ2: Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài
-HS đọc lại nhận xét của thầy cô, sửa lỗi
HĐ3: Hướng dẫn HS học tập những đoạn văieọt nam hay.
-GV đọc những đoạn văieọt nam hay,
Hđ4: Hướng dẫn Hs chọn viết lại đoạn văieọt nam cho hay hơn.
-HS lắng nghe.
-HS chọn đoạn, viết lại.
-GV chấm một số đoạn viết của HS.
4-Củng cos, dặn dò
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị bài sau
-Lắng nghe.
T3 ;Toán
Thể tích hình lập phương
A- Mục tiêu
-Biết công thức tính thể tích hình lập phương. 
-Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải các bài tập có liên quan.
B-Đồ dùng dạy - học
Mô hình trực quan về hình lập phương có số đo độ dài cạnh là số tự nhiên và một số hình lập phương có cạnh 1cm, hình vẽ hình lập phương.
C-Các hoạt động dạy - học
hoạt động dạy
hoạt động học
I-Kiểm tra bài cũ
II-Dạy bài mới: 
1-Hình thành công thức tính thể tích hình lập phương .
-GV tổ chức cho HS :HS tự tìm ra được cách tính và công thức tính thể tích của hìnhlập phương như là một trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật.
-HS làm bài tập số 3 dã giải ở tiết trước.
-HS tự tìm theo yêu cầu của GV.
-GV nhận xét và đánh giá.
-Lắng nghe.
2-Thực hành
Bài 1: Vân dụng trực tiếp công thức tính thể tích hình lập phương.
-HS tự làm vào vở.
-GV yêu cầu HS trao đổi bài làm.
-HS trao đổi bài làm cho bạn kiểm tra và nhận xét bài làm của bạn.
-HS nêu kết quả. 
-GV đánh gía bài làm của HS.
-Gọi một số HS nêu kết quả, các HS khác nhận xét. GV kết luận.
Bài 3: GV tổ chức cho HS hoạt động như bài tập 2 rồi chữa bài.
-HS giải bài tập .
Đáp số: a) 504cm3 ; b) 512cm3
3-Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
T 4 ; Kĩ thuật
Lắp xe cần cẩu
I-Mục tiêu
-Chọn đứng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu 
- Biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu . Xe lắp tương đối chắc chắn ,có thể chuyển động được .
II- Đồ dùng dạy - học
-Mẫu xe cần cẩu đã lắp - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III-Các hoạt đông dạy - học 
Tiết 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
-Giới thiệu bài: Giới thiệu và nêu mục đích bài học
-Lắng nghe.
*HĐ1: Quan sát, nhận xét vật mẫu
-HS qaun sát mẫu xe đã lắp sẵn...
-GV hướng dẫn các em quan sát kĩ từng bộ phận.
*HĐ2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a)Hướng dẫn các chi tiết.
b)Lắp từng bộ phận:
+Lắp giá đỡ cầu (H2 SGK).
-Lắng nghe.
-Lắng nghe.
+Lắp cần cẩu (H3 SGK).
+Lắp các bộ phận khác ( H4 SGK).
c)Lắp ráp xe cần cẩu (H5 SGK).
d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
-Lắng nghe.
-Lắng nghe.
*Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
T 5 : Sinh hoạt cuối tuần
GV nhận xét đánh giá tuần qua : 
+ Công tác trực nhât của lớp 
+ Vệ sinh môi trường xung quanh .
+ Học tập ở lớp , ở nhà .
+ Tập Nghi thức Đội và múa hát tập thể .
Tiếp theo GV triễn khai nhiệm vụ tuần tới . .

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 23.doc