Giáo án Lớp 5 - Tuần 23 (tiết 11)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 23 (tiết 11)

I. MỤC TIÊU:

- Có biểu tượng về xăng- ti- mét khối và đề- xi- mét khối.

- Biết tên gọi kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích : xăng – ti – mét khối, đề –xi – mét khối.

 - Biết mối quan hệ giữa xăng- ti- mét khối và đề- xi- mét khối.

 - Biết giải một số bài toán có liên quan đến xăng- ti- mét khối và đề- xi- mét khối.

II. CHUẨN BỊ:

Bộ dùng dạy học Toán 5.

 

doc 26 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1144Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 23 (tiết 11)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 23:
Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2011.
Toán:
xăng- ti- mét khối. đề- xi- mét khối
I. Mục tiêu: 
- Có biểu tượng về xăng- ti- mét khối và đề- xi- mét khối. 
- Biết tên gọi kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích : xăng – ti – mét khối, đề –xi – mét khối.
 - Biết mối quan hệ giữa xăng- ti- mét khối và đề- xi- mét khối.
 - Biết giải một số bài toán có liên quan đến xăng- ti- mét khối và đề- xi- mét khối.
II. chuẩn bị:
Bộ dùng dạy học Toán 5.
III. Các hoạt động dạy học :
*Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng xăng- ti- mét khối và đề- xi- mét khối
 - GV giới thiệu lần lượt từng hình lập phương cạnh 1dm và 1cm để HS quan sát, nhận xét. Từ đó GV giới thiệu về xăng- ti- mét khối và đề- xi- mét khối. GV yêu cầu một số HS nhắc lại.
 - GV đưa hình vẽ để HS quan sát, nhận xét và tự rút ra được mối quan hệ xăng- ti- mét khối và đề- xi- mét khối.
 - GV kết luận xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối, cách đọc và viết xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối và mối quan hệ giữa hai đơn vị này.
*Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Rèn kĩ năng đọc, viết đúng các số đo. 
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi bài làm cho bạn kiểm tra và HS tự nhận xét.
- GV yêu cầu một số HS nêu kết quả, GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 2a. Củng cố mối quan hệ giữa cm3 và dm3.
 - GV hướng dẫn HS làm như bài tập 1.
- HS đọc thầm đề bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) Học sinh làm cá nhân, chữa bảng.
 1 dm3 = 1000 cm3 	
375 dm3 = 375000 cm3 
 5,8 dm3 = 5800 cm	
 dm3 = 800 cm2 
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
Hoạt động nối tiếp:
 - Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau
Tập đọc
Phân xử tài tình
I- Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.
- Hiểu quan án là người thông minh, có tài xử kiện. (Trả lời được các câu hỏi SGK).
II – chuẩn bị:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
iii- các hoạt động dạy – học
A- Kiểm tra bài cũ	
HS đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng , trả lời câu hỏi về nội dung bài.
B. Bài mới:
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS luyện đọc.
 - Hai HS khá giỏi (nối tiếp nhau) đọc bài văn.
 - Từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài văn (2-3 lượt). chia bài làm 3 đoạn để luyện đọc
GV kết hợp hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài (quan án, vãn cảnh, biện lễ, sư vãi, đàn, chạy đàn,); giải nghĩa thêm từ công đường (nơi làm việc của quan lại), khung cửi(công cụ dệt vải thô sơ, đóng bằn gỗ), niệm Phật(đọc kinh lầm rầm để khấn Phật)
 - HS luyện đọc theo cặp
 - Một, hai HS đọc toàn bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện niềm khâm phục trí thông minh, tài xử kiện của viên quan án; chuyển giọng linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm của từng đoạn: kể, đối thoại. Đọc phân biệt lời các nhân vật:
 + Giọng người dẫn chuyện: rõ ràng, rành mạch, biểu thị cảm xúc khâm phục trân trọng.
 + Lời quan án: ôn tồn mà đĩnh đạc, uy nghiêm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
* Đọc thầm câu chuyện và câu hỏi trong SGK:
 - Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì? (Về việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử.)
 - Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?
 (Quan án đã dùng nhiều cách khác nhau:
+ Cho lính đòi người làm chứng nhưng không có người làm chứng
+ Cho lính về nhà hai người đàn bà thì để xem xét, cũng không tìm được chứng cứ
+ Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai người bật khóc , quan sai lính trả tấm vải cho người nà rồi thét trói người kia.)
 - Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp vải? (Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hi vọng bán tấm vải sẽ kiếm được ít tiền mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé. / Vì quan hiểu người dửng dưng khi tấm vải bị xé đôi không phải là người đổ mồ hôi, công sức dệt nên tấm vải)
 	GV : Quan án thông minh, hiểu tâm lí con người nên đã nghĩ ra một phép thử đặc biệt – xé đôi tấm vải là vật hai người đàn bà cùng tranh chấp để buộc họ bộc lộ thái độ thật, làm cho vụ án tưởng như đi vào ngõ cụt, bất ngờ được phá nhanh chóng.
 -Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa.(Quan án đã thực hiện các việc sau: (1) cho gọi hết sư sãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc đó, vừa chạy vừa niệm Phật. (2) Tiến hành “đánh đòn” tâm lí: “Đức Phật rất thiêng. Ai gian Phật sẽ làm cho thóc trong tay người đó nảy mầm”. (3). Đứng quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem, lập tức quan cho bắt kẻ đó vì chỉ có tật mới hay giật mình.)
 - Vì sao quan án lại dùng cách trên? Chọn ý trả lời đúng ().(Phương án b vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lọ mặt.)
 GV: Quan án thông minh, nắm được đặc điểm, tâm lí của những người ở chùa là tin vào sự linh thiêng của Đức Phật, lại hiểu kẻ có tật hay giật mình nên đã nghĩ ra cách trên để tìm kẻ gian một cách nhanh chóng, không cần tra khảo.
Cuối cùng, GV hỏi: Quan án phá được các vụ án nhờ đâu? (VD: Quan án phá được các vụ án là nhờ thông minh, quyết đoán./ Nắm vững đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội).
- HS nêu ND ,ý nghĩa bài văn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
 - GV hướng dẫn 4 HS đọc diễn cảm truyện theo cách phân vai (người dẫn chuyện, hai người đàn bà bán vải, quan án)
 - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn của câu chuyện theo cách phân vai:
 Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người cầm một nắm thóc và bảo:
- Chùa ta mất tiền, chưa rõ thủ phạm. Mỗi người hãy cầm một nắm thóc đã ngâm nước ròi vừa chạy đàn, vừa niệm Phật. Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sẽ làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm. Như vậy, ngay gian sẽ rõ (Lời quan án: rõ ràng, đĩnh đạc, oai nghiêm)
Mới vài vòng chạy, đã thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem. Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ có tật mới hay giật mình. Chú tiểu kia đánh nhận tội.
Hoạt động nối tiếp:
 - GV nhận xét tiết học 
 - Yêu cầu HS về nhà tìm đọc các truyện về quan án xử kiện (truyện cổ tích Việt Nam ), những câu chuyện phá án của các chú công an, của toà án hiện nay (báo thiếu niên tiền phong, Nhi đồng)
Chính tả:
Nhớ – viết : Cao Bằng
I- Mục tiêu:
- Nhớ – viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài thơ.
- Nắm vững quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam (BT2, BT3).
II – chuẩn bị:- Vở BT. 
iii- các hoạt động dạy – học
*Hoạt động 1. Hướng dẫn HS nhớ viết 
 - Một HS xung phong đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu của bài Cao Bằng . Cả lớp lắng nghe, nêu nhận xét.
 - Cả lớp đọc thầm 4 khổ thơ trong SGK để ghi nhớ. GV nhắc các em chú ý cách trình bày các khổ thơ 5 chữ, chú ý những chữ cần viết hoa, các dấu câu, những chữ viết sai chính tả.
 - HS gấp SGK, nhớ lại 4 khổ thơ, tự viết bài.
 - GV chấm chữa 7-10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi chính tả của nhau. GV nêu nhận xét chung.
*Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2 
 - Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp theo dõi trong SGK.
 - HS làm bài vào VBT.
 - GV mời 3-4 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức - điền đúng, điền nhanh; đại diện nhóm đọc kết quả, nêu lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, kết luận nhóm thắng cuộc.
Lời giải:
a) Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù Côn Đảo là chị Võ Thị Sáu
b) Người lấy thân mình làm giá súng trong chiến dịch Điện Biên Phủ là anh Bế Văn Đàn
c) Người chiến sĩ biệt động Sài Gòn mìn trên cầu Công lý mưu sát Mắc Na-ma-ra là anh Nguyễn Văn Trỗi.
Nhận xét: Các tên riêng đó là tên người, tên địa lí Việt Nam. Các chữ đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó đều viết hoa.
Bài tập 3
- Một HS đọc yêu cầu của bài (Lưu ý HS đọc cả bài Cửa gió Tùng Chinh).
- GV nói về các địa danh trong bài: Tùng Chinh là địa danh thuộc huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá; Pù Mo, Pu Xai là các địa danh thuộc huyện Mai Châu, tình Hoà Bình. Đây là những vùng đất biên cương giáp giới giữa nước ta và nước Lào.
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập:
+ Tìm những tên riêng có trong bài, xác định tên riêng nào viết đúng quy tắc chính tả về viết hoa, tên riêng nào viết sai.
+ Viết lại cho đúng các tên riêng viết sai
- Cả lớp suy nghĩ, làm bài vào VBT. Hai HS làm bài trên bảng
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Viết sai
Hai ngàn
Ngã ba
Pù mo
Pù xai
Sửa lại
Hai Ngàn
Ngã Ba
 Pù Mo
Pù Xai
Hoạt động nối tiếp:
 GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
Khoa học :
sử dụng năng lượng điện
 I. Mục tiêu: 
- Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện. 
II.Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về đồ dùng, máy móc sử dụng điện
- Một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện..
- Hình trang 92, 93 SGK 
III. Hoạt động dạy – học
*Hoạt động 1: thảo luận 
- HS cả lớp TL :Kể tên một số đồ dùng sử dụng điện mà bạn biết:
- Tiếp theo, GV yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi: Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu?(Năng lượng điện do pin, do nhà máy điên,cung cấp)
- GV giảng: tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện.
GV có thể cho HS tìm thêm các loại nguồn điện khác (ắc –quy, đi-na-nô,..).
*Hoạt động 2: quan sát và thảo luận 
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Quan sát các vật thật hay mô hình hoặc tranh ảnh những đồ dùng, máy móc dùng động cơ điện đã sưu tầm được:
 - Kể tên chúng.
 - Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng
 - Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng, máy móc đó.
Bước 2: làm việc cả lớp . Đại diện từng nhóm giới thiệu với cả lớp 
*Hoạt động 3: trò chơi “ ai nhanh, ai đúng?”
GV chia HS thành 2 đội tham gia chơi
Phương án 1: Gv nêu các lĩnh vực: sinh hoạt hàng ngày; học tập; thông tin; giao thông; nông nghiệp; giải trí; thể thao;.HS tìm các dụng cụ, máy móc có sử dụng điện phục vụ cho mỗi lĩnh vực đó.
Phương án 2: Tìm loại hoạt động và các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện và các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện tương ứng cùng thực hiện hoạt động đó. Ví dụ:
Hoạt động
Các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện
Các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện
Thắp sáng
Đèn dầu, nến
Bóng đèn điện, đèn pin,..
Truyền tin
Ngựa, bồ câu truyền tin,
Điện thoại, vệ tinh,
Đội nào tìm được nhiều ví dụ hơn trong cùng Thời gian là thắng.
Qua trò chơi, GV cũng cho HS thảo luận để nhận thấy vai tr ... h hình lập phương. 
- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tập liên quan. 
II. chuẩn bị: 
 GV chuẩn bị mô hình trực quan về hình lập phương có số đo độ dài cạnh là số tự nhiên (đơn vị đo xăng-ti-mét) và một số hình lập phương có cạnh 1cm, hình vẽ hình lập phương. 
III. Các hoạt động dạy học. 
*Hoạt động 1: Tổ chức cho HS tự tìm thể tích hình lập phương. 
 - GV tổ chức để HS tự tìm ra được cách tính và công thức tính thể tích của hình lập phương như là một trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật. 
 - Hình lập phương có phải là hình hộp chữ nhật không? Vì sao?
*Hoạt động 2. Thực hành
 Bài 1: Vận dụng trực tiếp công thức tính thể tích hình lập phương.
- GV tổ chức cho HS tự làm bài vào vở.
- GV yêu cầu hs trao đổi bài làm cho bạn kiểm tra và nhận xét bài làm của bạn.
GV yêu cầu HS nêu kết quả . GV đánh giá bài làm của HS.
 Bài 3: GV tổ chức cho HS hoạt động như bài 2 rồi chữa bài chẳng hạn .
Bài giải:
Thể tích của hình hộp chữ nhật là:
8 x 7 x9 = 504 (cm3)
Độ dài cạnh của hình lập phương là:
( 8 + 7 + 9 ) : 3 = 8(cm)
Thể tích của hình lập phương là:
8 x 8 x 8 = 512( cm3)
 Đáp số: 504cm3; 512 cm3.
Bài 2: ( Nếu còn thời gian cho HS làm thêm). GV đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu hướng giải quyết bài toán (tìm được độ dài cạnh của hình lập phương), GV, kết luận. 
- HS tự làm bài tập 2. GV gọi một số HS nêu kết quả. 
- Các HS khác nhận xét. GV kết luận. 
Hoạt động nối tiếp:
Nhận xét tiết học. 
Làm các BT còn lại, chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Trả bài văn kể chuyện
I- Mục tiêu:
 Nhận biết và tự sửa được lỗi trong bài của mình và sửa lỗi chung ; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại đoạn văn cho hay hơn.
II – chuẩn bị:
 -Vở BT.
iii- các hoạt động dạy – học
A- Kiểm tra bài cũ 
GV mời 2-3 HS đọc trước lớp CTHĐ các em đã lập trong tiết TLV trước, về nhà đã viết lại vào vở; chấm điểm.
B. Bài mới:
 -Giới thiệu bài 
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
*Hoạt động 1. GV nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp. 
 GV viết 3 đề bài của tiết kiểm tra
a) Nhận xét về kết quả làm bài
 - Những ưu điểm chính
 - Những thiếu sót, hạn chế. 
b) Thông báo điểm số cụ thể
*Hoạt động 2. Hướng dẫn HS chữa bài. 
 GV trả bài cho từng HS.
a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
 - GV chỉ các lỗi cần chữa 
 - Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên giấy nháp.
 - HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng bằng phần màu (nếu sai)
b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài.
 - HS đọc lời nhận xét của thầy (cô ) giáo, phát hiện thêm lỗi trong bài làm của mình và sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi.
 - GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc
c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay
 - GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của HS trong lớp 
 - HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn, từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
 - Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt (một đoạn thân bài hoặc đoạn mở bài, kết luận), viết lại cho hay hơn.
 - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn viết lại (có so sánh với đoạn cũ). GV chấm điểm đoạn viết của một số HS.
Hoạt động nối tiếp:
 - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS viết bài đạt điểm cao và những HS đã tham gia chữa bài tốt trong giờ học. Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn.
 - Dặn HS chuẩn bị cho tiết TLV Ôn tập về văn tả đồ vật kế tiếp .
Địa lý:
Một số nước ở châu Âu.
I - Mục tiêu : 
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của hai quốc gia Pháp và Liên bang Nga:
+) Liên bang Nga nằm ở cả châu á và châu Âu, có diện tích lớn nhất thế giới và dân số khá đông. Tài nguyên thiên nhiên giàu có tạo điều kiện thuận lợi để Nga phát triển kinh tế.
+) Nước Pháp nằm ở Tây Âu, là nước phát triển công nghiệp, nông nghiệp và du lịch.
- Chỉ vị trí và thủ đô của Nga, Pháp trên bản đồ.
II.Chuẩn bị:
 - Bản đồ các nước châu Âu.
 - Một số ảnh về LB Nga và Pháp
III. Các hoạt động dạy - học 
 1.Liên bang Nga 
* Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm nhỏ.
 Bước 1: GV cho HS kẻ bảng có 2 cột: 1 cột ghi “các yếu tố”, cột kia ghi “Đặc điểm - sản phẩm chính của ngành sản xuất”.
 Bước 2: GV yêu cầu HS sử dụng tư liệu trong bài để điền vào bảng như mẫu dưới đây. Trước khi HS tự tìm và xử lí thông tin từ SGK, GV giới thiệu lãnh thổ Liên bang Nga trong bản đồ các nước châu Âu. kết quả, HS cần ghi được như sau:
Liên bang Nga 
Các yếu tố
Đặc điểm - sản phẩm chính
của ngành sản xuất
- Vị trí địa lí 
- Diện tích 
- Dân số 
- Khí hậu 
- Tài nguyên, khoáng sản 
- Sản phẩm công nghiệp 
- Sản phẩm nông nghiệp 
- Nằm ở Đông Âu, Bắc á
- Lớn nhất thế giới, 17 triệu km2
- 144,1 triệu người 
- Ôn đới lục địa (chủ yếu thuộc LB. Nga)
- Rừng tai-ga, dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt.
- Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông.
- Lúa mì, ngô, khoai tây, lợn, bò, gia cầm
 Bước 3: GV cho 2 HS lần lượt đọc kết quả, yêu cầu các HS khác lắng nghe và bổ sung. GV có thể đề nghị một số HS báo cáo kết quả, mỗi em nhận xét một yếu tố và HS khác nhận xét, bổ sung ngay. GV cần có ý kiến nhận xét, bổ sung kịp thời hoặc khẳng định kết quả làm việc của HS.
 Kết luận: LB. Nga nằm ở Đông Âu, Bắc á, có diện tích lớn nhất thế giới, có nhiều tài nguyên thiên nhiên và phát triển nhiều ngành kinh tế.
2. Pháp
* Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp.
 Bước 1: HS sử dụng hình 1 để xác định vị trí địa lí nước Pháp: Nước Pháp ở phía nào của châu Âu? Giáp với những nước nào, đại dương nào?
 Bước 2: Sau khi HS biết được vị trí địa lí nước Pháp, có thể cho HS so sánh vị trí địa lí, khí hậu LB. Nga (Đông Âu, phía bắc giáp Bắc Băng Dương nên có khí hậu lạnh hơn) với nước Pháp (Tây Âu, giáp với Đại Tây Dương, biển ấm áp, không đóng băng)
 Kết luận: Nước Pháp nằm ở Tây âu, giáp biển, có khí hậu ôn hoà.
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm nhỏ
 Bước 1: HS đọc SGK rồi trao đổi theo gợi ý của các câu hỏi trong SGK. GV yêu cầu HS nêu tên các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của nước Pháp; so sánh với sản phẩm của nước Nga.
 - Sản phẩm công nghiệp: máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông, vải, quần áo, mĩ phẩm, thực phẩm
 - Nông phẩm: khoai tây, củ cải đường, lúa mì, nho, chăn nuôi gia súc lớn.
 GV cung cấp thêm thông tin: ở châu Âu, Pháp là nước có nông nghiệp phát triển, sản xuất nhiều nông sản đủ cho nhân dân dùng và còn thừa để xuất khẩu. Nước Pháp sản xuất nhiều: vải, quần áo, mĩ phẩm, dược phẩm, thực phẩm.
 - Nông phẩm: khoai tây, củ cải đường, lúa mì, nho, chăn nuôi gia súc lớn.
 GV cung cấp thêm thông tin: ở Châu Âu, Pháp là nước có nông nghiệp phát triển, sản xuất nhiều nông sản đủ cho nhân dân dùng và còn thừa để xuất khẩu. Nước Pháp sản xuất nhiều: vải, quần áo, mĩ phẩm, dược phẩm, thực phẩm.
 Bước 2: Sau khi HS hoàn thành bài tập, GV tổ chức cho các nhóm cử đại diện trình bày lại ý 1 hoặc ý 2 của bài tập.
 - GV tổ chức cho HS thi kể nội dung: Em biết gì về nông nghiệp của nước Pháp và nước Nga?
 Kết luận: Nước Pháp có công nghiệp, nông nghiệp phát triển, có nhiều mặt hàng nổi tiếng, có ngành du lịch rất phát triển.
* Hoạt động nối tiếp : 
- GV nhận xét giờ học
Chiều thứ sáu:
Luyện toán:
LUYỆN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH.
THỂ TÍCH HèNH HỘP CHỮ NHẬT
i. mục tiêu:
- HS nắm vững cỏc đơn vị đo thể tớch ; mối quan hệ giữa chỳng.
- Tớnh thạo thể tớch hỡnh hộp chữ nhật
- Rốn kĩ năng trỡnh bày bài.
- Giỳp HS cú ý thức học tốt.
ii. chuẩn bị: Hệ thống bài tập.
iii. hướng dẫn hs luyện tập:
Hoạt động 1 :
*ễn bảng đơn vị đo thể tớch
- Cho HS nờu tờn cỏc đơn vị đo thể tớch đó học.
- HS nờu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo thể tớch kề nhau.
*ễn cỏch tớnh thể tớch hỡnh hộp chữ nhật
- Cho HS nờu cỏch tớnh thể tớch hỡnh hộp chữ nhật
- HS lờn bảng ghi cụng thức tớnh.
Hoạt động 2 : Thực hành.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lờn chữa bài 
- GV giỳp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xột.
Bài tập1: 1. Điền dấu > , < hoặc = vào chỗ chấm.
a) 3 m3 142 dm3 .... 3,142 m3 ; b) 8 m3 2789cm3 .... 802789cm3
Lời giải : a) 3 m3 142 dm3 = 3,142 m3; b) 8 m3 2789cm3 > 802789cm3
Bài tập 2: Điền số thớch hợp vào chỗ .
a) 21 m3 5dm3 = ...... m3; b) 2,87 m3 =  m3 ..... dm3
c) 17,3m3 =  dm3 .. cm3; d) 82345 cm3 = dm3 cm3
Lời giải: a) 21 m3 5dm3 = 21,005 m3 b) 2,87 m3 = 2 m3 870dm3
 c) 17,3dm3 = 17dm3 300 cm3 d) 82345 cm3 = 82dm3 345cm3
Bài tập3: Tớnh thể tớch 1 hỡnh hộp chữ nhật cú chiều dài là 13dm, chiều rộng là 8,5dm ; chiều cao 1,8m.
Lời giải:
Đổi: 1,8m = 18dm.
Thể tớch 1 hỡnh hộp chữ nhật đú là:
13 x 8,5 x 1,8 = 1989 (dm3)
Đỏp số: 1989 dm3.
Bài tập4: (HSKG)
Một bể nước cú chiều dài 2m, chiều rộng 1,6m; chiều cao 1,2m. Hỏi bể cú thể chứa được bao nhiờu lớt nước ? (1dm3 = 1 lớt)
Lời giải:
Thể tớch của bể nước đú là:
2 x 1,6 x 1,2 = 3,84 (m3)
= 3840dm3.
Bể đú cú thể chứa được số lớt nước là:
3840 x 1 = 3840 (lớt nước).
Đỏp số: 3840 lớt nước.
Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xột giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Luyện tiếng việt:
LUYỆN TẬP VỀ LẬP CHƯƠNG TRèNH HOẠT ĐỘNG.
i. mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh cỏch lập chương trỡnh hoạt động cho buổi thi vẽ tranh và cỏch lập chương trỡnh hoạt động núi chung.
- Rốn cho học sinh cú tỏc phong làm việc khoa học.
- Giỏo dục học sinh ý thức ham học bộ mụn.
ii. chuẩn bị: Nội dung ụn tập.
iii. hướng dẫn học sinh luyện tập:
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lờn chữa bài 
- GV giỳp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xột.
Đề bài : Em hóy lập chương trỡnh hoạt động thi vẽ tranh, sỏng tỏc thơ, truyện về an toàn giao thụng..
Bài làm vớ dụ:
I.Mục đớch :
- Tuyờn truyền, vận động mọi người chấp hành trật tự, an toàn giao thụng.
- Động viờn cỏc đội viờn tham gia hoạt động tập thể.
- Phỏt hiện năng khiếu vẽ, làm thơ, viết truyện.
II.Chuẩn bị:
- Phạm vi tổ chức : Nội bộ lớp 5A
- Ban tổ chức : Lớp trưởng, cỏc tổ trưởng.
- Phõn cụng.
III.Chương trỡnh cụ thể
- Thỏng 3 : Phỏt động cuộc thi + thụng bỏo thể lệ cuộc thi + thời hạn nộp bài.
- Thỏng 4 : Lập cỏc tiểu ban (nhận bài dự thi + chấm sơ khảo):
+ Tiểu ban tranh : Lớp trưởng + tổ trưởng tổ 1.
+ Tiểu ban thơ : Lớp phú học tập + tổ trưởng tổ 2.
+ Tiểu ban truyện : Lớp phú văn thể + tổ trưởng tổ 3.
- Thỏng 5 : chấm tỏc phẩm dự thi (đầu thỏng) ; tổng kết, phỏt phần thưởng.
Củng cố, dặn dũ : 
- Nhận xột giờ học. 
- Dặn dũ học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 5 tuan 23 CKTKNSngang.doc