Giáo án Lớp 5 - Tuần 23 (tiết 31)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 23 (tiết 31)

Biết tổ quốc em l Việt Nam ,tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế .

Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử ,văn hóa và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam .

 - Yêu Tổ quốc Việt Nam .Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước .

 - Cĩ ý thức học tập ,rn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước .

II. Chuẩn bị:

 - Gv : tranh minh họa về đất nước Việt Nam

 - HS :SGK Đạo Đức 5

 

doc 31 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1305Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 23 (tiết 31)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch báo giảng Tuần 23
1/02 " 5/02/2010
Thứ _ ngày
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Hai
1-2-10
CC
ĐĐ
TĐ
T
LS
23
23
45
111
23
Chào cờ
Em yêu Tổ quốc Việt Nam ( t 1 ) 
Phân xử tài tình 
Xăng – ti – mét khối . Đề xi – ti – mét khối 
Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta 
Ba
2-2-10
CT
T
LTVC
KH
KT
23
112
45
45
23
Nhớ – viết : Cao Bằng 
Mét khối 
Mở rộng vốn từ : Trật tự – An ninh
Sử dụng năng luợng điện
Lấp xe cần cẩu ( t 2 )
Tư
3-2-10
TD
TĐ
T
MT
TLV
45
46
113
45
Nhảy dây – Bật cao – Trò chơi “ Qua cầu tiếp sức ”
Chú đi tuần 
Luyện tập
Lập chương trình hoạt động
Năm
 4-2-10
TD
T
ĐL
LTVC
ÂN
46
114
23
46
23
Nhảy dây – Trò chơi “ Qua cầu tiếp sức ”
Luyện tập chung 
Một số nước ở châu Âu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Ôn tập 2 bài hát : Hát mừng , Tre ngà bên lăng Bác 
Sáu
5-2-10
T
KC
TLV
KH
SHL
115
23
46
46
23
Thể tích hình lập phương
Kể chuyện đã nghe , đã đọc 
Trả bài văn kể chuyển 
Lắp mạch điện đơn giản 
Sinh hoạt lớp
Thứ hai ngày 1 tháng 02 năm 2010
Tiết 2: 	 Môn : Đạo đức ( tiết 23 )
Bài : Em yêu Tổ quốc Việt Nam ( t 1 )
Ngày dạy: 1/02/2010
I. Mục tiêu: 
 - Biết tổ quốc em là Việt Nam ,tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế .
Cĩ một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử ,văn hĩa và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam .
 - Yêu Tổ quốc Việt Nam .Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước .
 - Cĩ ý thức học tập ,rèn luyện để gĩp phần xây dựng và bảo vệ đất nước .
II. Chuẩn bị: 
 - Gv : tranh minh họa về đất nước Việt Nam
 - HS :SGK Đạo Đức 5	
 - DKPP : đàm thoại ,quan sát ,thực hành	
III. Các hoạt động:
TIẾN TRÌNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định : 
2. KTBC :
3. DBM :
a. GTB :
b. Các hoạt động :
v Hoạt động 1:
Thông tin
v Hoạt động 2:
Bài tập
4. Củng cố 
5. Dặn dò :
- Gọi hs đọc thuộc ghi nhớ tiết trước 
- Nhận xét
- Em yêu Tổ quốc Việt Nam (t1)
- Gọi hs đọc thông tin và quan sát hình SGK
- Từ các thông tin đó , em suy nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam ?
- Em còn biết gì về Tổ quốc của chúng ta qua các vấn đề sau :
+ Về điện tích , vị trí địa lí ?
+ Kể tên danh lam thắng cảnh ?
+ Kể thêm công trình xây dựng lớn của đất nước ?
+ Kể thêm truyền thống dựng nước và giữ nước ?
+ Kể thêm thành tựu khoa học kĩ thuật , chăn nuôi , trồng trọt ?
- Nhận xét 
- Gọi hs đọc ghi nhớ 
Bài 1 : Gọi hs đọc yêu cầu 
- Yêu cầu hs suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau :
a. Ngày 2/9/1945
b. Ngày 7/5/1954. 
c. Ngày 30/4/1975 . 
d. Sông Bạch Đằng 
đ. Bến Nhà Rồng 
e. Cây đa Tân Trào 
- Nhận xét
Bài 2 : gọi hs đọc yêu cầu 
- Yêu cầu hs làm bài 
- Nhận xét
- Gọi hs đọc lại ghi nhớ 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem bài và chuan bị bài “ Em yêu Tổ quốc Việt Nam (t2)”
- Hát 
- 2 hs đọc
- Lắng nghe
- 1 hs đọc
- Đất nước Việt Nam đang phát triển . Đất nước Việt Nam có những truyền thống quý báo .
- Hs trả lời :
+ Diện tích vùng đất liền là 33 nghìn km2 , nằm ở bán đảo Đông Dương .
+ Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như : Vịnh Hạ Long , Chùa Một Cột, Hồ Gươm ,..
+ Những công trình xây dựng lớn : Thuỷ điện Sơn La , đường mòn Hồ Chí Minh .
+ Về truyền thống : Các cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng , Bà Triệu , 3 lần đánh tan quân Nguyên – Mông , đánh tan thực dân Pháp , đế quốc Mĩ 
+ Về thành tựu khoa học kĩ thuật : Sản xuất được nhiều lúa gạo , cà phê , bông , mía .
- 2 hs đọc
- 1 hs đọc 
- HS suy nghĩ trả lời :
a. Ngày 2/9/1945 là ngày Quốc khánh của đất nước Việt Nam .
b. ngày 7/5/1954 : chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ , dân tộc Việt Nam chiến thắng thực dân Pháp .
c. Ngày 30/4/1975 : ngày giải phóng Miền Nam , thống nhất đất nước .
d. Sông Bạch Đằng : nơi Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán , nhà Trần chiến thắng quân Nguyên – Mông 
đ. Bến nhà Rồng : nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước .
e. Cây đa Tân Trào : nơi xuất phát của một đơn vị giải phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên ngày 16/8/1945 .
- 1 hs đọc 
- HS làm bài và trình bày :
+ Cờ đỏ sao vàng ; Bác Hồ , bản đồ Việt Nam , văn miếu Quốc Tử Giám 
- 3 hs đọc
- Lắng nghe
.
Tiết 3: 	 	 Môn : Tập đọc ( tiết 45 )
 Bài : Phân xử tài tình 
 Ngày dạy: 1/02/2010
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc diễn cảm bài văn ;giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật .
 - Hiểu được quan án là người thơng minh ,cĩ tài sử kiện .(Trả lời được các câu hỏi sgk) .
 - Giáo dục ý thức học sinh phải luôn làm việc tốt .
II. Chuẩn bị:
 - GV :Bảng phụ ghi nội dung bài 
 - HS : SGK Tiếng việt 5
 - DKPP : đàm thoại ,thảo luận ,quan sát 
III. Các bước lên lớp :
TIẾN TRÌNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KTBC
2. DBM :
a. GTB :
b. Các hoạt động 
vHoạt động 1:
Luyện đọc
vHoạt động 2:
Tìm hiểu bài 
vHoạt động 2 :
Đọc diễn cảm 
3: Củng cố.
4. Dặn dò :
- Gọi hs đọc bài Cao Bằng và trả lời câu hỏi 
- Nhận xét _ cho điểm 
 - Phân xử tài tình 
- Gọi hs đọc bài 
- Chia đoạn
- Gọi lần lượt 3 hs đọc đoạn
- Gọi hs đọc chú giải
- Cho hs luyện đọc
- Gọi 3 hs lần lượt đọc đoạn
- Đọc mẫu 
- Cho hs đọc thầm ,thảo luận và trả lời câu hỏi ở SGK
- Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ?
- Quan án đã dùng biện pháp gì để tìm ra người lấy cắp tắm vải 
- Vì sao quan cho rằng người khóc chính là người lấy cắp ?
- Kể lại cách quan án tìm ra người lấy cắp tiền nhà chùa 
- Vì sao quan án lại dùng cách trên ?
- Nội dung của bài là gì ? 
- Nhận xét
Tổ chức hs đọc diễn cảm đoạn 3
Đọc mẫu 
Cho hs luyện đọc 
Tổ chức hs thi đọc
Nhận xét _ tuyên dương 
Yêu cầu hs nêu lại nội dung bài 
Nhận xét tiết học
Về nhà đọc bài và chuẩn bị: “ Chú đi tuần ”.
- 2 hs đọc và trả lời 
- Lắng nghe
- 1 hs đọc
- 3 hs lần lượt đọc đoạn
1 học sinh đọc từ chú giải.
Luyện đọc nhóm đôi
- 3 hs đọc đoạn
Học sinh đọc thầm thảo luận để trả lời.
- Người nọ tố cáo người kia lấy vải của mình và nhờ quan xét xử .
- Quan đã dùng nhiều cách khác nhau : Cho đòi người làm chứng ; cho lính về nhà hai người xem xét ; sai xé tấm vải .
- Vì quan biểu phải tự tay mình làm ra tâm vải , mang bán tấm vải để lấy tiền mới thấy đau xót , tiếc khi công sức lao động của mình bị phá bỏ nên bật khóc .
- HS kể 
- Vì biết kẻ quan thường lo lắng nên sẽ lộ mặt .
- Quan án là người thơng minh ,cĩ tài sử kiện.
- Lắng nghe
- HS đọc theo nhóm đôi
- Thi đọc
- HS nêu
- Lắng nghe
Tiết 4: 	 Môn : Toán ( tiết 111 )
 Bài : Xăng-ti-mét khối . Đề-xi-mét khối 
 Ngày dạy: 1/02/2010
I. Mục tiêu:
 - Biết tên gọi ,kí hiệu , “độ lớn” của đơn vị đo thể tích : Xăng-ti-mét khối ,đề Xi-mét khối.
 - Biết mối quan hệ giữa Xăng-ti-mét khối ,đề Xi-mét khối .
 - Biết giải một số bài tốn liên quan đến Xăng-ti-mét khối ,đề Xi-mét khối .Làm bài tập 1 ,2 (a) .
II. Chuẩn bị:
 - GV :Bộ đồ dùng toán ,bảng phụ 
 - HS : SGK Toán 5
 - DKPP : đàm thoại ,thực hành ,quan sát 
III. Các bước lên lớp:
TIẾN TRÌNH
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KTBC :
2. DBM :
a.GTB :
b. Các hoạt động
vHoạt động 1 :
Xăng – ti – mét khối và đề – xi – mét khối 
vHoạt động 2 :
Bài tập
3. Củng cố.
4. Dặn dò
- Gọi hs lên làm bài 1 .
- Nhận xét _ cho điểm 
- Xăng – ti – mét khối . Đề – xi – mét khối
- GV đưa ra hình lập phương có cạnh 1 dm và 1 cm cho hs quan sát 
- Xăng – ti – mét khối là thể tích của hình lập phương cạnh 1cm . Xăng – ti – mét khối viết là 1cm3
- Đề – xi – mét khối là thể tích của hình lặp phương cạnh 1dm . Đề – xi – mét khối viết tắc là 1 dm3
- GV đưa ra mô hình quan hệ giữa xăng – ti – mét khối và đề – xi – mét khối 
- Xếp các hình lập phương có thể tích 1cm3 đầy kín trong hình lập phương có thể tích 1dm3 . Cho biết lớp này xếp được bao nhiêu hình lập phương có thể tích 1cm3 .
- Xếp được bao nhiêu lớp như vậy ?
- Như vậy hình lập phương thể tích 1dm3
- Hình lập phương cạnh 1 dm gồm 10 x 10 x 10 = 1000 hình lập phương cạnh 1cm 
Ta có : 1dm3 = 1000 cm3
Bài 1 : Gọi hs đọc yêu cầu 
- Yêu cầu hs tự làm bài 
- Gọi hs đọc
- Nhận xét 
Bài 2 : Gọi hs đọc yêu cầu 
- Yêu cầu hs làm bài 
- Nhận xét
- Đọc cho hs viết số liên quan đến hai đơn vị vừa học
- Nhận xét tiết học
Về nhà làm bài và chuẩn bị bài “ Mét khối ” 
2 hs lên bảng làm , cả làm vào nháp .
- Lắng nghe
- Quan sát 
- HS nghe và nhắc lại
- Lắng nghe 
- HS quan sát 
- Lớp xếp đầu tiên có 10 hàng , mỗi hàng có 10 hình . Vậy có 10 x 10 = 100 hình .
- Xếp được 10 lớp như thế 
- Hình lập phương thể tích 1dm3 gồm 1000 hình lập phương có cạnh 1 cm3
- HS nhắc lại : 1 dm3 = 1000 cm3
- 1 hs đọc
- HS làm bài 
- HS đọc
- 1 hs đọc 
- 2 hs làm bài bảng phụ , cả lớp làm bài vào vở .
a. 1dm3 = 1000 cm3 ; 3,8 dm3 = 3800 cm3 ; 375 dm3 = 375000 cm3 ; 
dm3 = 800 cm3
- HS viết 
- Lắng nghe
.
Tiết 5: 	 Môn : Lịch sử ( tiết 23 )
 Bài :Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta
 Ngày dạy: 1/02/2010
I. Mục tiêu:
 - Biết hồn cảnh ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội :tháng 12 năm 1955 với sự giúp đỡ của Liên Xơ nhà máy được khởi cơng xây dựng và tháng 4 – 1958 thì hồn thành .
 - Biết những đĩng gĩp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước :gĩp phần trang bị máy mĩc cho sản xuất ở miền Bắc ,vũ khí cho bộ đội .
 - HS hiểu thêm về lịch sử nước nhà 
II. Chuẩn bị:
 - GV : phiếu ghi câu hỏi
 - HS :SGK Lịch sử – Địa lí 5. 
 - DKPP : đàm thoại ,quan sát ,thảo luận
III. Các bước lên lớp :
T ... Bác ; Ôn tập TĐN số 6
- Ôn tập bài Hát mừng 
+ Điều khiển hs hát 2 lần 
+ Cho hs hát lại 
+ Cho hs tập theo tổ 
+ Cho các tổ thi đua 
- Nhận xét
- Ôn tập bài Tre ngà bên lăng Bác 
+ Điều khiển hs hát 2 lần 
+ Cho hs hát lại 
+ Cho hs tập theo tổ 
+ Cho các tổ thi đua 
- Nhận xét
- Điều khiển hs hát kết hợp gõ đệm
+ Cho hs thực hiện lại
+ Cho hs tập hát kết hợp gõ đệm
+ Cho các tổ thi đua 
- Nhận xét
- Ôn tập TĐN số 6 
- Gọi hs đọc
- Cho hs đọc cao đôï của bài tập đọc nhạc 
 - Cho hs luyện đọc cao độ và ghép lời ca 
- Gọi hs trình bày 
- Nhận xét
- Cho hs hát lại bài Hát mừng 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem bài và chuẩn bị bài “ Học hát : Bài Màu xanh quê hương ”
- 3 hs hát 
- Lắng nghe
- HS thực hiện
- HS hát lại
- HS tập theo tổ 
- Các tổ thi đua 
- HS thực hiện
- HS hát lại
- HS tập theo tổ 
- Các tổ thi đua 
- HS thực hiện
- HS tập lại
- HS tập theo tổ 
- Các tổ thi đua 
- 1 hs đọc
- HS đọc
- HS luyện đọc cao độ và ghép lời ca 
- HS trình bày bài TĐN số 6 
- Cả lớp hát lại bài 
- Lắng nghe
Thứ sáu ngày 5 tháng 2 năm 2010
Tiết 1: 	 Môn : Toán (Tiết 115) 	 
 Bài : Thể tích hình lập phương 
 Ngày dạy: 5/02/2010
I. Mục tiêu:
 - Biết cơng thức tính thể tích hình lập phương .
 - Biết vận dụng cơng thức tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tốn liên quan . Làm bài tập 1 ,3 
 - Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
II. Chuẩn bị:
 - GV :Bảng phụ, hình lập phương
 - HS : SGK Toán 5
 - DKPP : đàm thoại ,quan sát ,thực hành
III. Các bước lên lớp :
TIẾN TRÌNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ôn định : 
2. KTBC
3. DBM :
a. GTB :
b. Các hoạt động 
vHoạt động 1:
Các ví dụ 
vHoạt động 2 :
Bài tập
4: Củng cố.
5. Dặn dò :
- Gọi hs lên bảng làm lại bài tập 1
- Nhận xét _ cho điểm 
- Thể tích hình lập phương 
- GV nêu bài toán như SGK
- Yêu cầu hs làm bài 
- Nhận xét
- 3 cm là gì của hình lập phương ?
- Trong bài toán trên để tính thể tích của hình lập phương chúng ta đã làm như thế nào ?
- Yêu cầu hs dựa vào quy tắc rút ra công thức tính thể tích hình lập phương 
- Gọi hs đọc quy tắc 
Bài 1 : gọi hs đọc yêu cầu 
- Yêu cầu hs làm bài 
- Nhận xét
Bài 3 : Gọi hs đọc yêu cầu 
- Yều hs làm bài 
- Nhận xét
- Yêu cầu hs nêu lại quy tắc 
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà vẽ lại và chuẩn bị bài “ luyện tập ”
- Hát
- 2 hs lên bảng làm bài , cả lớp làm vào nháp 
- Lắng nghe
- Lắng nghe 
- HS làm bài nhóm đôi và trình bày :
+ Coi hình lập phương như hình hộp chữ nhật thì ta có thể tính thể tích của hình lập phương là :
 3 x 3 x 3 = 27 ( cm 3 )
- 3 cm là cạnh của hình lập phương 
- Chúng ta đã lấy cạnh nhân cạnh rồi nhân với cạnh
- Thể tích hình lập phương có cạnh a là : V = a x a x a
- 2 hs đọc
- 1 hs đọc 
- Hs làm bài vào sách , 1 hs làm bài bảng phụ
- 1 hs đọc 
- 1 hs làm bài bảng phụ , cả lớp làm bài vào vở 
a. Thể tích của hình hộp chữ nhật :
 8 x 7 x9 = 504 ( cm3 )
b. số đo của cạnh hình lập phương là 
 ( 8 + 9 + 7 ) : 3 = 8 ( cm )
Thể tích của hình lập phương :
 8 x 8 x 8 = 512 ( cm 3 )
- 2 hs nêu
- Lắng nghe
Tiết 2 : 	 Môn : Kể chuyện (Tiết 23 ) 	 
 Bài : Kể chuyện đã nghe , đã đọc
 Ngày dạy: 5/01/2010
I. Mục tiêu:
 - Kể lại được câu chuyện đã nghe ,đã đọc về những người bảo vệ trật tự ,an ninh ;sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí ,kể rõ ý ;biết và biết trao đổi nội dung câu chuyện .
 - Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn .
 - Hiểu ý nghĩa truyện của bạn kể .
 II. Chuẩn bị:
 - HS :SGK Tiếng Việt 5
 - DKPP : đàm thoại ,quan sát ,thực hành
II. Các bước lên lớp:
TIẾN TRÌNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KTBC
2. DBM :
a. GTB :
b. Các hoạt động
vHoạt động :
Kể chuyện
3. Củng cố. 
4. Dặn dò :
- Gọi hs kể lại câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng
- Nhận xét _ cho điểm 
- Kể chuyện đã nghe , đã đọc
- Gọi hs đọc đè bài 
- Gọi hs đọc gợi ý 
- Gọi hs giới thiệu câu chuyện của mình 
- Chia lớp thành 3 nhóm , yêu cầu từng em kể câu chuyện của mình cho các bạn trong nhóm nghe 
- GV giúp đỡ những người gặp lúng túng 
+ Giới thiệu tên truyện 
+ Mình đọc nghe , nghe chuyện như thế nào ?
+ Nội dung chính mà câu chuyện đề cập đến là gì ?
+ Tại sao em lại chọn câu chuyện đó để kể ?
+ Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện nhất ?
- Tổ chức hs thi kể 
- Nhận xét _ tuyên dương 
-Yêu cầu hs nêu lại ý nghĩa 1 câu chuyện vừa kể 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà kể lại và chuẩn bị bài “ Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia ”
- 2 hs kể 
- Lắng nghe
- 1 hs đọc
- 1 hs đọc
- HS giới thiệu
- Lớp chia thành 3 nhóm , hs kể chuyện trong nhóm 
- Lắng nghe
- 4 hs thi kể 
- HS nêu lại 
- Lắng nghe
Tiết 3 : 	 Môn : Tập làm văn (Tiết 46) 	
Bài : Trả bài văn kể chuyện
 Ngày dạy: 5/02/2010
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết và tự sửa được lỗi trong bài văn của mình và sửa lỗi chung ;viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại đoạn văn cho hay hơn .
 - Tự sữa lỗi của mình trong bài văn .
 - Hiểu và học cái hay của những đoạn văn , bài văn hay của bạn .
II. Chuẩn bị:
 - GV :Bảng phụ ghi sẵn 1 số lỗi chính tả của hs 
 - HS : SGK Tiếng việt 5
 - DKPP : đàm thoại ,quan sát ,thực hành 
III. Các bước lên lớp :
TIẾN TRÌNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KTBC
2. DBM :
a. GTB :
b. Các hoạt động 
vHoạt động :
Trả bài kiểm tra 
3: Củng cố.
4. Dặn dò :
- Gọi hs đọc lại CTHĐ của mình 
- Nhận xét – cho điểm 
- Trả bài văn kể chuyện 
- Gọi hs đọc lại đề bài 
- Đây là bài văn kể chuyện . Trong bài văn các em cần làm rõ hoạt động của nhân vật .
- Nhận xét chung bài làm của hs 
+ Ưu điểm : HS hiểu được đề bài , viết đúng yêu cầu ; đi đúng trình tự bài văn kể chuyện
+ Hạn chế : Còn sai nhiều lỗi chính tả , bố cục bài văn chưa rõ ; diễn đạt câu , ý chưa được
- Trả bài kiểm tra cho hs 
- Gọi hs đọc yêu cầu bài 2 
- Cho hs sữa lỗi chính tả 
- Đọc đoạn văn hay , bài văn hay cho hs nghe 
- Em chọn đoạn nào để viết lại 
- yêu cầu hs viết lại
- Gọi hs đọc đoạn văn mình viết lại 
- Nhận xét
- Gọi hs đọc lại bài văn hay
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem bài và chuẩn bị bài “ Ôn tập về tả đồ vật ”
- 2 hs đọc 
- Lắng nghe
- 1 hs đoc 
- Lắng nghe 
- Lắng nghe
- HS nhận bài và xem lại bài của mình 
- 1 hs đọc
- HS sữ lỗi chính tả 
- Lắng nghe 
- HS chọn đoạn văn viết lại 
- HS viết lại
- HS đọc 
- HS đọc
- Lắng nghe
.
Tiết 4 : 	 Môn : Khoa học( Tiết 46 )
 Bài : Lắp mạch điện đơn giản 
 Ngày dạy: 5/02/2010
I. Mục tiêu:
 - Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin ,bĩng đèn ,dây dẫn .
 - Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.
 - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học
II. Chuẩn bị:
 - GV : pin ,dây điện ,bóng đèn 
 - HS :SGK Khoa học 5
 - DKPP : thí nghiệm ,quan sát ,thảo luận nhóm 
III. Các bước lên lớp:
TIẾN TRÌNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KTBC
2. DBM :
a. GTB :
b. Các hoạt động
vHoạt động :
Thực hành lắp mạch điện 
3. Củng cố. 
4. Dặn dò :
- Kể tên 1 số dụng cụ sử dụng điện?
- Nhận xét _ cho điểm 
- Lắp mạch điện đơn giản 
- Yêu cầu hs làm việc theo nhóm , thực hành thí nghiệm như hướng dẫn ở mục thực hành trang 94
- Yêu cầu hs làm thí nghiệm xong phải vẽ lại mạch điện mình lắp 
- Yêu cầu hs giới thiệu cách lắp mạch điện qua hình vẽ 
- Phải lắp mạch điện như thế nào thì đèn mới sáng ?
- Nhận xét
- Gọi hs đọc mục bạn cần biết 
- Yêu cầu hs chỉ cực dương , cực âm của pin 
- Yêu cầu hs quan sát hình 4 và nêu dòng điện chạy qua đèn như thế nào ?
- Yêu cầu hs làm thí nghiệm như hình 5 trang 95 . Cho biết bóng đèn nào có thể sáng 
- Nhận xét
- Gọi hs đọc mục bạn cần biết 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem bài và chuẩn bị bài “ Lắp mạch điện đơn giản ( tt )”
- 2 hs nêu
- Lắng nghe
- HS làm thí nghiệm theo nhóm : các vật liệu dùng làm thí nghiệm là 1 cục pin , 1 bóng điện , 2 sợi dây điện 
- HS thực hành lắp mạch điện để đèn sáng và vẽ lại cách mắc vào giấy 
- HS trình bày 
- Phải lắp mạch điện như sau : cực dương của pin phải nối với núm thích của bóng đèn , cực âm nối với phần giữa của bóng đèn 
- 2 hs đọc
- HS nêu : cực dương (+) , cực âm (-) 
- Pin đã tạo ra trong mạch điện kín 1 dòng điện . Dòng điện này chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc nóng tới mức phát ra ánh sáng 
- HS làm thí nghiệm và nêu : chỉ có mạch điện ở hình a đèn mới sáng được.
- 3 hs đọc
- Lắng nghe
 Tiết 5 Sinh hoạt lớp 
 Ngày dạy :5/02/2010
I. Các tổ báo cáo kết quả :
 - Tổ 1 , 2 ,3 ; Tổ trưởng báo cá kết quả học tập , vệ sinh của tổ mình trong tuần qua 
 - Lớp phó lao động báo cáo 
 - Lớp phó học tập báo cáo 
 - HS có ý kiến 
 - Lớp trưởng nhận xét _ đánh giá lại kết quả của lớp .
II. Nhận xét _ đánh giá :
 - GV nhận xét kết quả thực của lớp trong tuần qua .
 - GV đánh giá kết quả của lớp .
 - Đưa ra các biện pháp khắc phục khó khăn
III. Phương hướng hoạt động của Tuần 24 :
 - Tổ chức các tổ thi đua học tập 
 - Tổ chức các cá nhân hs thi đua 
 - Giáo dục hs giữ gìn vệ sinh cá nhân , vệ sinh trường lớp
 - Nhắc hs ham chơi về nhà học bài trước khi vào lớp
 - Không được làm việc riêng trong giờ học
 - Ôn tập cho hs các kiến thức về tính diện tích xung quan và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật và hình lập phương

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tuan 23.doc