MỤC TIÊU:
- Luyện tập củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích : Xăng- ti- mét khối và Đề- xi- mét khối.
- HS giải được các bài toán liên quan đến xăng- ti- mét khối và đề- xi- mét khối.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
GV: Bảng phụ
HS: Vở luyện toán
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tuần 23 Thứ hai ngày 7 tháng 2 năm 2011 Hướng dẫn thực hành kiến thức Toán: Luyện tập về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối I/ Mục tiêu: - Luyện tập củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích : Xăng- ti- mét khối và Đề- xi- mét khối. - HS giải được các bài toán liên quan đến xăng- ti- mét khối và đề- xi- mét khối. II/ Đồ dùng dạy- học: GV: Bảng phụ HS: Vở luyện toán III/ Các hoạt động dạy- học: 1.Giới thiệu bài : 2.Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1( trang24): Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 1 dm3 = ....cm3 1 cm3= dm3 Bài 2( trang 24): Viết vào ô trống? Viết số Đọc số 25 cm3 Hai mươi lăm xăng-ti-mét khối 42 cm3 10,6 cm3 dm3 Ba mươi phấy không trăm linh tám dề-xi-mét khối. 72% dm3 - Yêu cầu HS làm bài trong Vở luyện. - GV treo bảng phụ, gọi HS lên bảng chữa bài. - HS nx. GV chữa . Bài 3( trang 24): Viết số thích hợp vào chỗ chấm: - HS nêu yêu cầu BT - Cả lớp làm bài trong Vở luyện. - Gọi 2 HS chữa bài, nêu cách làm của một số phần. - HS nx, GV chữa chung. 2 dm3 = 2000 cm3 4000 cm3 = 4 dm3 30 dm3 = 30 000 cm3 60 000 cm3 = 60 dm3 14,7 dm3 = 14700 cm3 3500 cm3 = 3,5 dm3 0,08 dm3 = 80 cm3 700 cm3 = 0,7 dm3 dm3 = 750 cm3 9 cm3 = dm3 3. Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống kiến thức . - GV nx giờ học, tuyên dương HS Thứ ba ngày 8 tháng 2 năm 2011 Toán luyện tập về mét khối I/ mục tiêu: - Luyện tập củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích : Mét khối, Xăng- ti- mét khối và Đề- xi- mét khối. II/ Đồ dùng dạy- học: GV: Bảng phụ HS: Vở luyện toán III/ các hoạt động dạy- học: 1.Giới thiệu bài : 2.Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1( trang25): Điền số thích hợp vào chỗ chấm: m3 dm3 cm3 1m3 = ..............dm3 = ..............cm3 1 dm3 = ..............cm3 = m3 1cm3 = .................dm3 = m3 Bài 2( trang 25): Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là đề- xi- mét- khối - Gọi HS nêu yêu cầu BT - HS làm bài. - HS lên bảng chữa bài. GV chấm bài của một số HS - HS nx. GV chữa bài. Bài 3( trang 25): - GV treo bảng phụ vẽ sẵn hình hộp chữ nhật như nội dung BT - Gọi HS nêu yêu cầu BT. - Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi tìm hướng giải BT. - Gọi HS khs nêu hướng giải. - HS trình bày bài giải vào trong Vở luyện - Gọi 1 HS lên bảng chữa bài - HS nx. GV chữa, chốt kết quả của bài: Bài giải Thể tích của hình hộp chữ nhật là: 8 x 6 x 4 = 192 ( dm3) Thể tích của một khối lập phương là: 2 x 2 x 2 = 8 ( dm3) Số khối lập phương cần để xếp đầy cái hộp là: 192 : 8 =24 ( khối LP) Đáp số: 24 khối LP 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. _____________________________________ Hoạt động ngoài giờ lên lớp biểu diễn văn nghệ mừng xuân, ca ngợi Đảng - bác hồ. I/ Mục tiêu: - Tổ chức cho các tổ HS trong lớp biểu diễn các tiết mục văn nghệ chào mừng đón Xuân Tân Mão 2011, ca ngợi Đảng- Bác Hồ. - Lựa chọn 2 tiết mục xuất sắc để tham gia biểu diễn trước toàn trường. II/ Các hoạt động dạy- học 1, HĐ1 : Tổ chức cho HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ : - GV nêu yêu cầu: Các tổ lần lượt biểu diễn, mỗi tổ 2- 3 tiết mục văn nghệ chào mừng đón Xuân Tân Mão 2011, ca ngợi Đảng- Bác Hồ Các tiết mục có thể là : hát, múa, thơ, kịch, - Các tổ lần lượt lên trình diễn trước lớp các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị và luyện tập. 2, HĐ2 : Nhận xét, đánh giá: - GV hoan nghênh, cổ vũ động viên các em tham gia biểu diễn . - GV cùng HS bình chọn 2 tiết mục văn nghệ đặc sắc nhất. * Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét buổi biểu diễn văn nghệ. - Tuyên dương cá nhân, tổ nhóm đã chuẩn bị tốt các tiết mục văn nghệ. Thứ tư ngày 9 tháng 2 năm 2011 Tiếng việt Luyện từ và câu: Luyện tập mở rộng vốn từ :trật tự- an ninh i/ mục tiêu: - Luyện tập củng cố về nghĩa của các từ Trật tự, An ninh - HS làm được các bài tập trong tiết luyện tập. II/ Đồ dùng dạy- học: GV: Bảng phụ HS: Vở luyệnTV III/ các hoạt động dạy- học: 1.Giới thiệu bài : 2.Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1( trang 22): Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ An ninh: Thong thả và được yêu ổn, không phải khó khăn vất vả. Yên ổn, bình thản tự nhiên vẫn thế Yên ổn về mặt chính trị, về trật tự xã hội. - Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài. - Cả lớp suy nghĩ tìm câu nêu đúng nghĩa của từ An ninh - 1 HS nêu ý kiến. - HS khác nx. - GV kết luận. Bài 2( trang 22): Điền các từ thích hợp ( trong ngoặc đơn) vào chỗ trống trong các câu sau: ( trật tự, môi trường, văn minh, vệ sinh, an ninh, tệ nạn xã hội ) - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài. - GV treo bảng phụ. Gọi HS chữa bài - HS nx. - GV chữa chung: a) Các bạn cần giữ trật tự trong lớp học. b) Mỗi người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh chống các tệ nạn xã hội. c) Các chú công an không quản ngày đêm giữ gìn an ninh trong xóm phố. d) Chúng em tích cực lao động để xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp trong nhà trường. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. ___________________________________________________________________ Thứ năm ngày 10 tháng 2 năm 2011 Toán Luyện tập tính thể tích hình hộp chữ nhật i/ mục tiêu: - Luyện tập củng cố cách tính thể tích hình hộp chữ nhật - HS vận dụng tính thể tích hình hộp chữ nhật và giải các bài tập có liên quan. II/ Đồ dùng dạy- học: GV: Bảng phụ HS: Vở luyện toán III/ các hoạt động dạy- học: 1.Giới thiệu bài : 2.Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1( trang26): Tính thể tích hình hộp chữ nhật rồi viết kết quả vàobảng sau: Độ dài ba kích thước 5cm; 4cm; 3cm 1,2dm; 1,3dm; 1,4dm cm;cm;cm Thể tích Bài 2( trang 26): Tính thể tích khối nhựa có dạng như hình bên 3dm * GV gợi ý cho HS hướng làm 1dm 2,4dm - Chia khối nhựa thành 2 phần là 2 HHCN. 1,2dm - Tính thể tích từng phần - Tính thể tích khối nhựa 1,4dm 3. Củng cố, dặn dò: - GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính thể tích HHCN - GV nx giờ học _________________________________ Âm nhạc Luyện hát 2 bài hát : hát mừng và tre ngà bên lăng bác I/ Mục tiêu: - Luyện hát cho HS thuộc lời ca, hát đúng nhạc, giai điệu 2 bài hát. - HS biết biểu diễn bài hát kết hợp gõ đệm theo nhạc. II/ Các hoạt động dạy- học: 1. Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học. 2. Phần hoạt động: a) HĐ1 : Ôn tập 2 bài hát: * Bài Hát mừng:- Cả lớp hát 1-2 lần. -Chia theo 3dãy, từng dãy HS luyện hát, luyện hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu. - Gọi 1 nhóm HS lên hát và gõ đệm. * Bài Tre ngà bên lăng Bác. - Cho 1 HS hát hay nhất hát 1 lần. - Cả lớp hát 1-2 lần. - Từng nhóm hát, nhóm khác gõ đệm theo nhịp 3/8 b) HĐ2 : Biểu diễn trước lớp 2 bài hát : - GV yêu cầu mỗi nhóm lựa chọn biểu diễn trước lớp một bài hát kết hợp với một số động tác vận động đã học theo nhạc. - HS từng nhóm trao đổi và ôn lại các động tác vận động đã học - Từng nhóm cử người lên biểu diễn trước lớp. - GV nhận xét chung. 3. Phần kết thúc: Gọi một số HS thuộc bài hát biểu diễn trước lớp bài Tre ngà bên lăng Bác. GV nx giờ học. _______________________________________ Hướng dẫn thực hành kiến thức Tập làm văn : Luyện tập lập chương trình hoạt động i/ mục tiêu: - Giúp HS lập được một chương trình hoạt động triển lãm tranh về đề tài An toàn giao thông II/ Đồ dùng dạy- học: GV: Bảng phụ ghi các gợi ý về nội dung chính của chương trình. HS: Vở luyệnTV III/ các hoạt động dạy- học: 1.Giới thiệu bài : 2.Hướng dẫn làm bài tập: * GV chép đề bài lên bảng. Đề bài: Để hưởng ứng phong trào " Em là chiến sĩ nhỏ". Ban chỉ huy Liên đội trường em dự kiến tổ chức triển lãm tranh về đề tài An toàn giao thông. Em hãy lập chương trình cho hoạt động này. - Gọi HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài. - Treo bảng phụ, gọi HS đọc lại những gợi ý về nội dung của chương trình cần lập. - GV phân nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm. * Các nhóm làm việc. - Gọi lần lượt các nhóm treo bảng nội dung chương trình hoạt động của nhóm mình, cử đại diện lên trình bày trước lớp. - Tổ chức cho HS cả lớp nhận xét từng chương trình hoạt động của từng nhóm. - GV nx, chọn một chương trình hoạt động đầy đủ nhất, bổ sung cho hoàn thiện. - HS trình bày một chương trình hoạt động vào Vở luyện. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nx giờ học. - Nhắc HS về nhà hoàn thiện chương trình hoạt động trên vào Vở luyện. Thứ sáu ngày 11 tháng 2 năm 2011 Luyện từ và câu Luyện từ và câu: luyện tập Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ i/ mục tiêu: - Luyện tập, giúp HS biết tìm và phân tích cấu tạo của câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến. - Biết tìm các QHT, cặp QHT thể hiện quan hệ tăng tiến trong câu ghép. biết thêm QHT thích hợp để chuyển câu đơn thành câu ghép có quan hệ tăng tiến. II/ Đồ dùng dạy- học: GV: Bảng phụ HS: Vở luyệnTV III/ các hoạt động dạy- học: 1.Giới thiệu bài : 2.Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1( trang 24): Tìm và phân tích cấu tạo của các câu ghép có trong đoạn văn sau: - Gọi HS đọc và nêu yêu cầu BT - Cả lớp làm bài vào Vở luyện. - Gọi HS lên chữa bài. - HS nx - GV chữa chung. Bài 2( trang 25): Tìm và gạch dưới các QHT thể hiện quan hệ tăng tiến trong các câu ghép ở đoạn văn . - HS làm bài . - GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn văn. Gọi HS lên gạch dưới các QHT theo yêu cầu. - HS nx. - GV kết luận các QHT thể hiện quan hệ tăng tiến có trong đoạn văn ( Câu 2: Chẳng những...mà còn... Câu 5: Chẳng những...mà... ) Bài 3( trang 25): Thêm các cặp QHT thích hợp để chuyển câu đơn thành câu ghép có quan hệ tăng tiến. - Gọi HS đọc và nêu yêu cầu BT - Cả lớp làm bài vào Vở luyện. - Gọi HS lên chữa bài. - HS nx - GV chữa chung. a) Chẳng những đèo Pha Đin dài 32 km, dốc đứng mà Đèo Pha Đin còn có tới 60 khúc quanh gấp, đầy bất trắc. b) Không những mũi của chó hết sức nhạy cảm, có thể phân biệt được 15000 mùi khác nhau mà mắt của nó cũng rất tinh, có thể nhìn được trong đêm tối. c) Không những người Dao biết đến món cháo cốm vịt mà nhiều dân tộc khác như Tày, Thái, Kinh cũng biết đến món cháo cốm vịt. 3. Củng cố, dặn dò: - Hệ thống kiến thức . - GV nx giờ học. _____________________________________ Mỹ thuật vẽ tranh : đề tài "ngày tết” I/ Mục tiêu: - HS biết cách tìm và sắp xếp hình ảnh chính phụ trong tranh. - HS biết vẽ và vẽ được tranh theo nhóm trên giấy khổ to. - Giáo dục HS có ý thức tìm hiểu về ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Từ đó giáo dục HS lòng yêu quê hương, đất nước. II/ Đồ dùng dạy- học: HS : Giấy vẽ khổ to( theo nhóm), chì , tẩy, màu vẽ. II/ Các hoạt động dạy- học: * Giới thiệu bài 1, HĐ1 : Tìm chọn nội dung đề tài Ngày Tết - GV phân nhóm ( 4 nhóm: 6 em/ nhóm .) 2, HĐ2 : Cách vẽ: - GV nhắc lại một số lưu ý khi vẽ tranh đề tài. - Cho HS trao đổi theo nhóm để thống nhất cách vẽ. - Gọi đại diện nhóm nêu cách vẽ. - GV nhận xét chung, thống nhất cách vẽ. 3, HĐ3 : Thực hành: Các nhóm thực hành vẽ tranh trên giấy khổ to 4, HĐ4 : Nhận xét đánh giá: - Các nhóm trưng bày bài vẽ. - Gv gợi ý HS cả lớp nhận xét, đánh giá từng bài. - GV nhận xét chung. Ban giám hiệu ký duyệt Tuần 23 Ngày tháng 2 năm 2011
Tài liệu đính kèm: