Giáo án Lớp 5 - Tuần 23 (tiết 63)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 23 (tiết 63)

/ Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Hiểu ý nghĩa của bài: Người ê-đe từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê-đê, HS hiểu: XH nào cũng có luật pháp và mọi người đều phải sống, làm việc theo pháp luật.

2. Kĩ năng:

- Đọc trôi chảy toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch , trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

 

doc 28 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1064Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 23 (tiết 63)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011
	Tiết 2: Tập đọc 
$47: luật tục xưa của người ê-đê
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Hiểu ý nghĩa của bài: Người ê-đe từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê-đê, HS hiểu: XH nào cũng có luật pháp và mọi người đều phải sống, làm việc theo pháp luật.
2. Kĩ năng:
- Đọc trôi chảy toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch , trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức sôngs theo luật pháp.
II. Đồ dùng:
- Tranh SGK
II/ Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần và trả lời các câu hỏi về bài .
3. Dạy bài mới:
3.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
3.2 Luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc.
-Chia đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
3.3.Tìm hiểu bài:
+Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?
-Cho HS đọc đoạn Về các tội:
+Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội?
-Cho HS đọc đoạn Về cách xử phạt, về tang chứng và nhân chứng:
+Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng?
-GV cho HS thảo luận nhóm 7 và ghi kết quả vào bảng nhóm theo câu hỏi:
+Hãy kể tên một số luật của nước ta mà em biết?
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
3.4. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn từ Tội khôngđến là có tội trong nhóm
-Thi đọc diễn cảm.
-Đoạn 1: Về cách xử phạt.
-Đoạn 2: Về tang chứng và nhân chứng.
-Đoạn 3: Về các tội.
+Để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng
+Tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.
+Các mức xử phạt rất công bằng: chuyện nhỏ thì xử nhẹ, chuyện lớn thì xử phạt nặng
+Luật Giáo dục, Luật Phổ cập tiểu học, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, 
-HS nêu.
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
 4.-Củng cố
GV nhận xét giờ học. 
5. dặn dò: 
- Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
________________________________________________________
	Tiết 3: Toán
$116: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Hệ thống và củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích HHCN và HLP.
2. Kĩ năng:
-Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS thêm yêu quý môn học.
II. đồ dùng
- Thước kẻ dùng để kẻ hình.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định:
2-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương và HHCN.
3-Bài mới:
3.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
3.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (123): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (123): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài. 
-Cho HS làm vào SGK bằng bút chì, sau đó mời một số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (123): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho thi tìm kết quả nhanh, đúng theo nhóm 7 và phải giải thích tại sao.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài giải:
Diện tích một mặt của HLP đó là:
 2,5 x 2,5 = 6,25 ( cm2)
Diện tích toàn phần của HLP đó là:
 6,25 x 6 = 37,5 ( cm2)
Thể tích của HLP đó là:
 2,5 x 2,5 x 2,5 = 15,625 ( cm3)
 Đáp số: S1m: 6,25 cm2
 Stp: 37,5 cm2
 V: 15,625 cm3
-HS làm bằng bút chì vào SGK.
*Bài giải:
Thể tích của khối gỗ HHCN là:
 9 x 6 x 5 = 270 (cm3)
Thể tích của khối gỗ HLP cắt đi là:
 4 x 4 x 4 = 64 (cm3)
Thể tích phần gỗ còn lại là:
 270 – 64 = 206 (cm3)
 Đáp số: 206 cm3.
4-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
____________________________________________
	Tiết 4: Lịch sử 
$24: Đường trường sơn
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
HS biết:
- Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta.
2. Kĩ năng:
- Nêu được vai trò của đường Trường Sơn.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có lòng yêu nước, tự hào về lịch sử dân tộc.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 -Bản đồ Hành chính Việt Nam
 -Sưu tầm tranh, ảnh tư liệu về bộ đội Trường Sơn, đồng bào TN tham gia vận chuyển ,...
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: 
-Tại sao Đảng và Chính phủ ta quyết định xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội?
-Nêu ý nghĩa của sự kiện Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời?
2-Bài mới:
2.1. Giới thiuêụ bài:
2.2-Hoạt động 1( làm việc cả lớp )
-GV giới thiệu nhiệm vụ của 2 miền Nam Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
-Nêu nhiệm vụ học tập.
2.3-Hoạt động 2 (làm việc cả lớp)
-Cho HS đọc SGK và trình bày những nét chính về đường Trường Sơn.
-GV giới thiệu Vị trí đường Trường Sơn trên bản đồ
+Mục đích mở đường Trường Sơn là gì?
-GV chốt ý đúng ghi bảng.
2.4-Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm)
-GV chia lớp thành 4 nhóm và cho các nhóm tìm hiểu
về những tấm gương tiêu biểu của bộ đội và thanh
niên xung phong trên đường Trường Sơn. 
-Mời đại diện các nhóm HS trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, khen những nhóm thảo luận tốt.
2.5-Hoạt động 4 (làm việc theo nhóm)
-GV cho HS thảo luận nhóm 4 câu hỏi:
+Nêu ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn đối với sự
nghiệp chống Mĩ cứu nước?
+So sánh hai bức ảnh trong SGK, nhận xét về đường
Trường Sơn qua hai thời kì lịch sử.
-Mời đại diện một số nhóm trả lời.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt ý đúng rồi ghi bảng.
2.6-Hoạt động 5 (làm việc cả lớp)
-GV nhấn mạnh ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn.
-GV chốt lại: Ngày nay đường Trường Sơn đã được mở rộng - đường Hồ Chí Minh.
*Mục đích:
Chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước
*Y nghĩa:
Đường Trường Sơn đã góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
3-Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài.
_______________________________________________
	Tiết 5: Khoa học
$48: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Biết một số biện pháp phòng tránh bị điện giật ; tránh gây hỏng đồ điện ; đề phòng điện quá mạnh gây chập và cháy đường dây, cháy nhà.
2. Kĩ năng:
-Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng an toàn, tiết kiệm điện.
II/ Đồ dùng dạy học:
*. GV + HS
- Chuẩn bị theo nhóm: một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin ; tranh ảnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện và an toàn.
- Chuẩn bị chung: cầu chì. Hình trang 98, 99-SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
2-Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật
*Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật.
*Cách tiến hành:
-Bước 1: Làm việc theo nhóm.
-GV cho HS làm việc theo nhóm 7:
+Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng điện giật.
+Khi ở trường và ở nhà bạn cần làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác.
-Bước 2:Làm việc cả lớp
+Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+GV nhận xét, bổ sung: SGV – Trang 159.
-HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
-HS trình bày.
3-Hoạt động 2: Thực hành
*Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện và đề phòng điện quá mạnh gây hoả hoạn, nêu được vai trò của công tơ điện.
 *Cách tiến hành:
-Bước 1: Làm việc theo nhóm.
HS làm việc theo nhóm: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trang 99 SGK. 
-Bước 2: Làm việc cả lớp
+Mời 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+GV cho HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện (có ghi số vôn).
+GV cho HS quan sát cầu chì và giới thiệu thêm: SGV – trang 159.
4-Hoạt động 3: Thảo luận về tiết kiệm điện.
*Mục tiêu: HS giải thích được lí do phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
*Cách tiến hành: 
- HS thảo luận theo cặp các câu hỏi :
+Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm?
+Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện.
-Mời một số HS trình bày về việc sử dụng điện an toàn và tránh lãng phí.
-HS liên với việc sử dụng điện ở nhà.
5-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS học bài và chuẩn bị bài sau.
______________________________________
Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2011
Tiết 1: Thể dục
 $47 : phối hợp chạy mang vác và bật cao
 Trò chơi “qua cầu tiếp sức”
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Tiếp tục ôn phối hợp chạy-mang vác, bật cao. Học mới phối hợp chạy và bật nhảy. - Chơi trò chơi “Qua cầu tiếp sức”. 
2. Kĩ năng:
- Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác .
- Yêu cầu chơi tương đối chủ động.
3. Thái độ:
- Giáo dục hs có thoi quen rèn luyện thân thể.
II/ Địa điểm-Phương tiện.
 -Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
 -Chuẩn bị dụng cụ để tổ chức chơi trò chơi. 
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp
 Nội dung
1.Phần mở đầu.
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học
-Chạy chậm thành vòng tròn quanh sân tập
-Ôn bài thể dục một lần.
*Chơi trò chơi khởi động 
2.Phần cơ bản.
*Ôn phối hợp chạy mang vác .
- Chia tổ tập luyện.
-Ôn bật cao 
-Học phối hợp chạy và bật nhảy
-Chơi trò chơi “qua cầu tiếp sức”
 -GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cho học sinh chơi
-GV tổ chức cho HS chơi thử sau đó chơi thật.
 3 Phần kết thúc.
-Đứng theo hàng ngang vỗ tay và hát.
 -GV cùng học sinh hệ thống bài
-GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
Phương pháp tổ chức
-ĐHNL.
GV @ * * * * * * *
 * * * * * * * 
-ĐHTL
ĐHTL: GV
 Tổ 1 Tổ 2
* * * * * * * * * * * * * * 
* * * * * * * * * * * * * *
-ĐHTL: GV
 * * * *
 * * * *
-ĐHKT:
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
___________________________________________
Luyện từ và câu
$47: Mở rộng vốn từ: Trật tự - an ninh
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trật tự, an ninh.
2. Kĩ năng:
- Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu.
3. Thái độ:
- Có ý thức dìng từ, đặt câu đúng.
 ... .
 - GV hướng dẫn học sinh tháo rời các chi tiết 	
3-Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nêu lại các bước lắp xe ben.
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Lắp xe ben ” tiếp theo
___________________________________________
Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2011
 Tiết 1: Tập làm văn 
$48: ôn tập về tả đồ vật
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức văn tả đồ vật.	
2. Kĩ năng:
- Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của của bài văn tả đồ vật.
-Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật – Trình bày rõ rang, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
3. Thái độ:
- Giáo dục Hs biết yêu quý các đồ vật.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Tranh ảnh một số vật dụng.
-Bút dạ, bảng nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
GV cho HS đọc lại đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật quen thuộc
3. Dạy bài mới:
3.1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-GV gợi ý: Các em cần chọn 1 đề phù hợp với mình. Có thể chọn tả quyển sách TV 5 tập hai
-Mời 1 HS đọc gợi ý 1 trong SGK
-HS dựa theo gợi ý 1, viết nhanh dàn ý bài văn. 5 HS làm 5 đề khác nhau vào bảng nhóm.
-Mời 5 HS làm vào bảng nhóm treo bảng nhóm và trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
-Mỗi HS tự sửa dàn ý của mình. 
*Bài tập 2:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2 và gợi ý 2. 
-Từng HS dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình trong nhóm 4.
-GV tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn HS.
-Đại diện các nhóm lên thi trình bày.
-HS nối tiếp đọc đoạn văn
-Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người trình bày dàn ý hay nhất.
-HS đọc.
-HS lắng nghe.
-HS lập dàn ý vào nháp và bảng nhóm.
-HS trình bày.
-HS đọc yêu cầu và gợi ý.
-HS trình bày dàn ý trong nhóm 4.
-HS thi trình bày dàn ý.
4. Củng cố
- GV nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò: 
 - Dặn HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý ; cả lớp chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật trong tiết TLV tới.
____________________________________________
Tiết 2: Toán
$120: Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- ôn tập kiến thức tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
3. Thái độ:
- Giáo dục Hs thêm yêu quý môn toán.
II. Đồ dùn:
- Thước để vẽ hình.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (128): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (128): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài. 
-Cho HS làm vào vở. Một HS làm vào bảng nhóm.
-Mời HS treo bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét
*Bài tập 3 (128): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm lời giải.
-Mời đại diện 2 nhóm lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài giải:
 1m = 10dm ; 50cm = 5dm ; 60cm = 6dm
a) Diện tích xung quanh của bể kính là:
 (10 + 5) x 2 x 6 = 180 (dm2)
 Diện tích đáy của bể cá là:
 10 x 5 = 50 (dm2)
 Diện tích kính dùng làm bể cá là:
 180 + 50 = 230 (dm2)
b) Thể tích trong lòng bể kính là:
 10 x 5 x 6 = 300 (dm3)
c) Thể tích nước trong bể kính là:
 300 : 4 x 3 = 225 (dm3)
 Đáp số: a) 230 dm2 ; b) 300 dm3 ; c) 225 dm3.
*Bài giải:
a) Diện tích xung quanh của HLP là:
 1,5 x 1,5 x 4 = 9 (m2)
b) Diện tích toàn phần của HLP là:
 1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 (m2)
c) Thể tích của HLP là:
 1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375 (m3)
 Đáp số: a) 9 m2 ; b) 13,5 m2 ; c) 3,375 m3.
*Bài giải:
a) Diện tích toàn phần của:
Hình N là: a x a x 6 
Hình M là: (a x 3) x (a x 3) x 6 
= (a x a x 6) x (3 x 3) = (a x a x 6) x 9
Vậy Stp của hình M gấp 9 lần Stp của hình N.
b) Thể tích của:
Hình N là: a x a x a
Hình M là: (a x 3) x(a x 3) x (a x 3) 
= (a x a x a) x (3 x 3 x 3) = (a x a x a) x 27
Vậy thể tích của hình M gấp 27 lần thể tích của hình N
3-Củng cố, 
GV nhận xét giờ học,
4. dặn dò: 
- nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
_______________________________________
Tiết 3
Địa lý
Bài tuần 26
Đ 26:
Châu Phi
Tiếp.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Biết đa số dân cư Châu Phi là người da đen
2. Kĩ năng:
- Nêu được một số đặc điểm chính của kinh tế Châu Phi, một số nét tiêu biểu về Ai Cập 
3. Thái độ:
- Giáo dục HS thêm yêu quý môn học.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bản đồ kinh tế Châu Phi 
- Một số tranh ảnh về dân cư, hoạt động sản xuất của người Châu Phi 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu vị trí của Châu Phi 
- HS nêu 
- Nêu các con sông lớn của Châu Phi 
- 1 HS nêu 
2. Bài mới 
2.1. Giới thiệu: Châu Phi (tiếp theo)
2.2. Tiến hành 
Hoạt động 3: Dân c Châu Phi 
Làm việc cá nhân 
- GV yêu cầu HS đọc thông 
- 2 HS đọc thông tin và quan sát các bảng số liệu 
- So sánh dân số Châu Phi với các Châu Lục khác 
- Châu Phi có dân số chưa bằng 1/5 số dân Châu á
- Quan sát và mô tả những nét tiêu biểu bên ngoài của người dân Châu Phi 
- Người dân Châu Phi có nước da đen, tóc xoăn, ăn mặc quần áo nhiều màu sắc sặc sỡ 
- Cuộc sống của người dân Châu Phi như thế nào ? Chủ yếu sống ở vùng nào?
- Cuộc sống của ngời dân Châu Phi đa số là khó khăn vất vả. Người dân Châu Phi sống chủ yếu ở ven biển, thung lũng, sông 
GV kết luận: Năm 2004 dân số Châu Phi là 884 triệu người. Trong đó 2/3 là người da đen.
Hoạt động 4: Kinh tế Châu Phi 
- Làm việc cả lớp 
- GV cho HS làm việc theo cặp 
- Cặp đôi 
- HS đọc thông tin 
- Yêu cầu HS thảo luận 
- HS thảo luận nhóm 2
- Tổ chức cho HS báo cáo 
- Các nhóm báo cáo 
+ Kinh tế Châu Phi có đặc điểm gì khác các Châu Lục đã học 
- Kinh tế Châu Phi chậm phát triển hơn các Châu lục khác, chỉ tập trung vào trồng cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu
- Đời sống dân cư Châu Phi có những khó khăn gì ?
- Khó khăn, thiếu ăn, thiếu mặc, nhiều bệnh nguy hiểm - nguyên nhân do kinh tế chậm phát triển 
- ở Châu Phi có những quốc gia nào có nền kinh tế phát triển hơn cả 
- Các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở Châu Phi là: Ai Cập, Cộng hoà dân chủ Nam Phi, An giê ri
GV chốt lại: Hầu hết các nước ở Châu Phi đều có nền kinh tế chậm phát triển đời sống nhân dân khó khăn thiếu thốn
Hoạt động 5: Ai Cập 
Làm việc theo nhóm 
Bước 1: HS đọc thông tin SGK 
- HS đọc thông tin 
Bước 2: HS trình bày kết quả 
- Vị trí địa lý của Ai Cập ?
- HS nêu 
- Giới hạn của Ai Cập ? 
* HS nhắc lại: Ai Cập nằm ở Bắc Phi, cầu nối giữa ba Châu Lục, á, Âu, Phi
- Có đồng bằng Châu thổ màu mỡ, có sông Nin chảy qua, là nguồn cung cấp nước quan trọng 
- Kinh tế XH của Châu Phi từ cổ xưa đã có nền văn minh sông Nin, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ, là một trong các nước có nền kinh tế phát triển nhất Châu Phi
* Học sinh đọc ghi nhớ SGK 
3. Củng cố 
- Hớng dẫn HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ 
- GV nhận xét giờ học 
4. dặn dò 
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau
Tiết 4: Đạo đức
$24: Em yêu tổ quốc việt nam 
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS biết:
-Tổ quốc của em là Việt Nam ; Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện được theo ywu cầu các bài tập trong bài.
3. Thái đọ:
-Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
-Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về nền văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam.
II/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 10.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Hoạt động 1: Làm BT1 - SGK
*Mục tiêu: 
Củng cố các kiến thức về đất nước Việt Nam. 
*Cách tiến hành:
-GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS (6 nhóm): Giới thiệu một sự kiện, một bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, nhân vật lịch sử liên quan đến một mốc thời gian hoặc một địa danh của VN đã nêu trong BT 1.
-Từng nhóm thảo luận.
-Mời đại diện các nhóm trình bày về một mốc thời gian hoặc một địa danh.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: SGV-Tr. 50, 51.
-HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét.
2.3-Hoạt động 2: Đóng vai ( BT 3, SGK)
*Mục tiêu: HS biết thể hiện tình yêu quê hương, đất nước trong vai một hướng dẫn viên du lịch.
*Cách tiến hành: 
-Cho HS thảo luận nhóm 7 theo yêu cầu: đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với khách du lịch về một trong các chủ đề: văn hoá, KT, LS, danh lam thắng cảnh,
-Mời đại diện các nhóm HS lên đóng vai. 
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, khen các nhóm đóng vai tốt.
2.4-Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ, bài tập 4 - SGK
*Mục tiêu: HS thể hiện sự hiểu biết và tình yêu quê hương, đất nước của mình qua tranh vẽ.
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS trưng bày theo tổ.
- Cả lớp xem tranh và trao đổi.
- GV nhận xét về tranh vẽ của HS.
- HS hát, đọc thơ,  về chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam
3. Củng cố	
- Cho HS nối tiếp nêu phâng ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học.
4. dặn dò: 
- nhắc HS về học bài và thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của mình qua những việc làm cụ thể.
________________________________________________
Tiết 5
Sinh hoạt lớp
1. Nhận xét chung hoạt động tuần 24
 Lớp trưởng, tổ trưởng, chi đội trưởng nhận xét 
 Lớp bổ sung 
GV nhận xét:
*Ưu điểm:
 - Lớp duy trì được mọi nền nếp trong học tập, xếp hàng ra về ...
 - HS tích cực trong học tập
 - Trong lớp trật tự ,chú ý nghe giảng ,hăng hái phát biểu xây dựng bài .
 - Học bài và làm bài đầy đủ, đã tập trung vào việc chuẩn bị bài tốt .
 - Không có hiện tượng đánh chửi nhau, nói bậy ... 
 - HS có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập, mọi hoạt động khác
 - Khen: .......................................................................................................................
*Nhược điểm: 
 - Còn một số HS hay quên đồ dùng học tập, chuẩn bị bài chưa đầy đủ, chu đáo...lười học, trong lớp ít phát biểu xây dựng bài .
 Cụ thể là em .............................................................................................................. 
2. Kế hoạch tuần 25
 -Thực hiện tốt mọi kế hoạch nhà trường, đội đề ra
 - Duy trì mọi nền nếp.
 - Tăng cường giúp đỡ HS yếu bằng nhiều biện pháp 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24.doc