Giáo án Lớp 5 - Tuần 23 - Trường tiểu học Cát Lâm

Giáo án Lớp 5 - Tuần 23 - Trường tiểu học Cát Lâm

 Dặn dò HS công tác sau tết.

  Dặn dò công tác học tập, bảo vệ tài sản của nhà trường, chăm sóc cây xanh,

  Giáo dục HS về An toàn giao thông-phòng bệnh dịch cúm A HINI –Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp.

  Triển khai công tác trong tâm trong tuần 23.

 

doc 35 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1157Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 23 - Trường tiểu học Cát Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
`	`
NỘI DUNG GIẢNG DẠY TRONG TUẦN
Thứ
Môn học
Tên bài dạy
2
7 -2
HĐTT
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Đạo đức
Chào cờ
Phân xử tài tình.
Xăng-ti-mét khối; Đề-xi-mét khối.
Nhà máy hiện đại đầu tiên ở nước ta.
Em yêu Tổ quốc Việt Nam. ( tiết 1)
3
8 – 2
Chính tả
L.t và câu
Mĩ thuật
Toán 
Khoa học
Nhớ – viết: Cao Bằng.
Mở rộng vốn từ: Trật tự – An ninh.
Vẽ tranh: Đề tài tự chọn.
Mét khối.
Sử dụng năng lượng điện.
4
9 – 2
Tập đọc
Tập L văn
Toán 
Kĩ thuật
Nhạc
Chú đi tuần.
Lập chương trình hoạt động.
Luyện tập.
Lắp xe cần cẩu.
Ôn tập 2 bài hát:Hát mừng; Tre ngà bên lăng Bác.Ôn TĐN số 6.
5
10 – 2
Thể dục
Thể dục
Toán
LT&C
Kể chuyện
Nhảy dây- Bật cao - T/c: “ Qua cầu tiếp sức”
Nhảy dây- Trò chơi: “ Qua cầu tiếp sức”
Thể tích hình hộp chữ nhật.
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
6
11 – 2
Địa lí
Tập l. văn
Toán
Khoa học HĐTT
Một số nước Châu Âu.
Trả bài văn kể chuyện.
Thể tích hình lập phương.
Lắp mạch điện đơn giảng.
Sinh hoạt lớp.
 Thứ 2 ngày 7 tháng 2 năm 2011
I/ Mục tiêu:
Dặn dò HS công tác sau tết.
Dặn dò công tác học tập, bảo vệ tài sản của nhà trường, chăm sóc cây xanh,
Giáo dục HS về An toàn giao thông-phòng bệnh dịch cúm A HINI –Thực hiện tốùt vệ sinh trường lớp.
Triển khai công tác trong tâm trong tuần 23.
 II/ Tiến hành:
Tiến hành nghi thức lễ chào cờ.
Giáo viên triển khai công tác trọng tâm trong tuần: Vệ sinh trường lớp, vệ sinh trong vui chơi và bảo đảm an toàn trong vui chơi. Cần chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp, thực hiện tốt phong trào xanh, sạch đẹp để thật xứng đáng là trường học thân thiện, học sinh tích cực. 
Giáo dục học sinh thực hiện tốt an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ. Không được tham gia đánh bạc ( dưới bất cứ hình thức nào). Không mua, bán, vận chuyển, đốt pháo trước trong và sau tết.
Giáo dục HS an toàn giao thông bài 4.
Dặn dò học sinh công tác chăm sóc và bảo vệ cây xanh.Tiếp tục triển khai dạy bồi dưỡng học sinh khá giỏi, sau khi tuyển chọn vòng 1 các em học tăng buổi lên thành 5- 6 buổi mỗi tuần. Học sinh yếu mỗi tuần học 2 buổi.
Kiểm tra việc HS thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường.
Tổ chức HS kí cam kết về không đốt pháo, không đánh bạc, . . .
---------------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC:
PHÂN XỬ TÀI TÌNH 
I.MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài văn ; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.
- Hiểu được quan án là người thông minh, có tài sử kiện. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa). 
- Giáo dục lòng ham học để giúp ích cho đời, học tập gương các danh nhân.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh ảnh minh hoạ bài học.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
1’
10’
11’
10’
4’
A. Ổn định tổ chức:
B.Kiểm tra:
- Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng ?
- Nêu nội dung chính của bài thơ ?
C.Bài mới:
1.Giới thiệu:
 Hôm nay chúng ta cùng biết thêm về tài xử án của một vị quan toà thông minh, chính trực.
2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
-GV Hướng dẫn HS đọc.
-Chia đoạn :3 đoạn.
 ØĐoạn 1 : Từ đầu đến lấy trộm.
-Luyện đọc các tiếng khó :phân xử công bằng.
 ØĐoạn 2 : Tiếp theo .đến nhận tội.
-Luyện đọc các tiếng khó :bật khóc.
 ØĐoạn 3 :Phần còn lại.
-Luyện đọc các tiếng khó:gian, tiểu, đàn, vãn cảnh 
- Giải nghĩa từ: công đường, khung cửi, niệm Phật.
-Gv đọc mẫu toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài:
GV Hướng dẫn HS đọc.
 ØĐoạn 1:
H:Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ?
Giải nghĩa từ :công đường 
Ý 1:Giới thiệu quan án.
 ØĐoạn 2 : 
H:Quan án đã dùng biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp vải 
-Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp ? 
Giải nghĩa từ : biện pháp, bật khóc.
Ý 2: Tài xử án của quan.
 Ø Đoạn 3:
H:Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa.
Giải nghĩa từ :thỉnh thoảng.
Ý 3:Quan tìm ra kẻ lấy trộm tiền nhà chùa 
c/Đọc diễn cảm:
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn “ Quan nói sư cụ  nhận tội “ . Chú ý nhấn mạnh : biện lễ, gọi hết, nắm thóc, bảo, chưa rõ, chạy đàn, niệm phật, nảy mầm, ngay gian, hé bàn tay, lập tức, có tật, giật mìn
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm đoạn:
"Quan nói sư cụ Chú tiểu đành nhận tội.
C. Củng cố, dặn dò :
-GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục tìm đọc các truyện về xử kiện của truyện cổ Việt Nam - Chuẩn bị tiết sau : Chú đi tuần 
- HS hát
-2HS học thuộc lòng bài thơ Cao Bằng , trả lời câu hỏi.
-HS lắng nghe.
-1HS đọc toàn bài.
-HS đọc thành tiếng nối tiếp.
-Đọc chú giải + Giải nghĩa từ :
-HS lắng nghe.
-1HS đọc đoạn + câu hỏi 
-Việc mình bị mất cắp vải.
-1HS đọc lướt + câu hỏi.
-Nhiều cách. Cuối cùng là cách xé đôi tấm vải mới tìm được kẻ phạm tội.
-Vì người làm ra tấm vải rất quý vải đó chính là người bị mất cắp.
-1HS đọc đoạn + câu hỏi
-Đánh vào tâm lí lo lắng, sợ sệt của kẻ ăn cắp.
-HS lắng nghe.
-HS đọc từng đoạn nối tiếp 
HS đọc cho nhau nghe theo cặp.
-HS luyệïn đọc cá nhân, cặp, nhóm, phân vai: người dẫn chuyện, hai người đàn bà bán vải ,quan án.
-HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
-Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
-HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
-------------------------------------------------------------------------------
TOÁN -TIẾT 111:
XĂNG-TI -MÉT KHỐI .ĐỀ-XI-MÉT KHỐI
I/ MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối.
- Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích : xăng-ti-mét khối và Đề-xi-mét khối.
- Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và Đề-xi-mét khối.
- Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng-ti-mét khối và Đề-xi-mét khối.
- HS làm bài tập 1, 2a – Các bài còn lại HS khá giỏi làm.
II/ CHUẨN BỊ:
Bộ đồ dùng toán 5
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HOC :
T.g
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1’
4’
1’
5’
5’
15’
3’
2’
1/Ổn định tổ chức :
2/Kiểm tra bài cũ :
 - Để đo thể tích một hình người ta dùng đại lượng nào để đo ?
 - Gv nhận xét 
3/Bài mới :
 a)Giới thiệu bài: Xăng-ti-mét khối Đề –xi –mét khối 
 b)Hình thành biểu tượng xăng-ti-mét khối và đề –xi –mét khối 
a/ Xăng ti mét khối:
GV giới thiệu hình lập phương cạnh 1 cm, gọi hS xác định kích thước của vật thể 
Thể tích của hình lập phương này là 1 xăng –ti –mét khối.
Em hiểu xăng –ti –mét khối là gì?
Xăng- ti –mét khối viết tắt là cm3
b/ Đề –xi mét khối 
Gv trình bày vật mẫu khối lập phương cạnh 1 dm, HS xác định kích thước 
Hình lập phương này thể tích là 1 đề xi mét khối. Vậy đề xi mét khối là gì ?
Đề xi mét khối viết tắt là : dm 3
Quan hệ giữa xăng ti mét khối và đề xi mét khối:
- Gv hướng dẫn HS nhận biết mối quan hệ 
Kết luận: 
1 dm3 = 1000 cm3 hay 1000cm3 = 1 dm3 
Thực hành 
FBài 1:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
- Gv treo bảng phụ vẽ bảng như SGK 
- Yêu cầu HS làm vào vở 
- Gv nhận xét, sửa chữa 
 FBài 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
- Cho Hs làm bài 
- Gv nhận xét, sửa chữa 
 4/Củng cố:
 Xăng-ti mét khối là gì ? Đề –xi –mét khối là gì ?
Mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo thể tích 
 5/ Dăn dò :Về nhà hoàn chỉnh các bài tập đã làm vào vở 
Chuẩn bị: Mét khối 
Nhận xét 
- HS hát.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và nhận xét. 
- Xăng ti mét khối là thể tích hình lập phương có cạnh là 1 cm 
- Đề xi mét khối là thể tích của hình lập phương co cạnh là 1 dm 
- Hoạt động nhóm, từng nhóm trình bày 
- Hs đọc và làm 
- Hs lần lượt lên bảng trình bày 
- Lớp nhận xét 
- HS đọc 
- HS làm bài và trình bày trên bảng 
a/ 1 dm3 = 1000 cm3
375 dm3 = 375000 cm3
5,8 dm3 = 5800 cm3
b/ 2000 cm3= 2 dm3 
154000 cm3 =154 dm3
490000 cm3 =490 dm3
5100 cm3 = 5,1 dm3
- HS nêu 
Rút kinh nghiệm:
---------------------------------------------------------------------
LỊCH SỬ:
 NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA
I/ MỤC TIÊU:
- Biết hoàn cảnh ra đời của Nhà máy cơ khí Hà Nội : tháng 12 năm 1955 với sự giúp đỡ của Liên Xô nhà máy được khởi công và tháng 4 năm 1958 thì hoàn thành.
- Biết những đóng góp của Nhà máy cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước : góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc, vũ khí cho bộ đội.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Một số ảnh tư liệu về nhà máy Cơ khí hà Nội.
HS : SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1’
3’
1’
5’
12’
11’
2’
1/ Ổn định lớp : 
2/ Kiểm tra bài cũ : 
“ Bến Tre Đồng khởi”
 Nguyên nhân bùng nổ phong trào “Đồng khởi”?
Nêu ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”?
- Nhận xét, ghi điểm 
3/ Bài mới : 
 Giới thiệu bài : “ Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta”
Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : Làm việc cả lớp 
GV đọc kết hợp với giải nghĩa từ khó SGK.
-Gọi 1 HS đọc
 b) HĐ 2 : Làm việc theo nhóm.
 Nhóm 1 : Tại sao Đảng và Chính phủ nước ta quyết định xây dựng nhà máy Cơ khí Hà Nội?
 Nhóm2 : Thời gian khởi công địa điểm xây dựng và thời gian khánh thành Nhà máy Cơ khí Hà Hội. Sự ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội có ý nghĩa như thế nào?
Nhóm 3 : Nêu thành tích tiêu biểu của Nhà máy Cơ khí Hà Nội?
c)HĐ3: làm việc cả lớp.
- Những  ... ûi, quần áo, mĩ phẩm, thực phẩm .
- Nông phẩm : khoai tây, củ cải đường, lùa mì, nho, chăn nuôi gia súc lớn.
- HS theo dõi.
- Các nhóm cử đại diện trình bày lại1 trong 2 ý của bài tập.
- HS thi kể.
-HS nêu.
Rút kinh nghiệm:..................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN:
TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I/ MỤC TIÊU:
- Nhận biết và tự sửa được lỗi trong bài của mình vàáiưả được lỗi chung; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
II/ CHUẨN BỊ :
Bảng phụ ghi lại đề bài, ghi các lỗi sai
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HOC :
T.g
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1’
4’
1’
29’
4’
1’
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ: Gọi Hs đọc lại chương trình hoạt động đã làm ở tiết trước 
 GV nhận xét ghi điểm 
3/Bài mới :
 a)Giới thiệu bài:Tiết trả bài, các em đọc kĩ bài làm của mình để xem những lỗi của mình ,và chú ý sửa lỗi.
 b)Nhận xét chung bài làm của HS:
-Gv nhận xét về kết quả làm bài 
 + Ưu điểm : HS hiểu bài, viết đúng yêu cầu của bài 
 Bố cục bài văn nhìn chung chặt chẽ đúng thể loại văn kể chuyện.
 Thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng từ để gợi lên cho người đocï về nội dung câu chuyện ( Trang , Liêm )
 Hình thức trình bày bài văn : Sạch sẽ, rõ ràng đúng 
 + Nhược điểm: 
 Một số bàiviết còn dùng từ chưa chính xác, còn mắc nhiều lỗi chính tả, . Nhiều câu chưa đúng ngữ pháp, câu cụt, câu quá dài.
- Gv chép 3 đề bài và các lỗi điển hình 
- Gv nhận xét 
-Thông báo điểm 
- Chữa bài 
- Hướng dẫn sửa lỗi chung 
 + Gv ghi trước những lỗi chính. HS sửa lỗi, + GV chốt lại bằng phấn màu 
 + GV hướng dẫn Hs sửa lỗi trong bài 
 + Gv theo dõi, kiểm tra HS làm việc 
- Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay
- Gv chọn bài văn hay đọc cho HS
- Cho HS chọn 1 đoạn văn viết lại hay hơn : 
GV gợi ý: Những đoạn viết nhiều lỗi chính tả; đoạn văn diễn đạt chưa tốt; Mở bài, kết luận đơn giản 
- Gv chấm một số đoạn văn 
 4/Củng cố :
- Đọc một số bài văn hay 
- Hs đọc lại cấu trúc một bài làm văn kể chuyện 
 5/ Dăn dò :
- Những hS làm chưa đạt về nhà viết lại bài văn.
- Chuẩn bị: Ôn tập về tả đồ vật 
- Nhận xét 
- HS đọc 
- Hs quan sát, chú ý lắng nghe 
- Hs chữa lỗi vào vở.
- Hs chú nghe và trao đổi thao luận để thấy cái hay cái đẹp của bài văn 
-HS chọn đoạn văn viết lại 
- HS đọc. Lớp nhận xét 
- HS đọc 
Rút kinh nghiệm:
-----------------------------------------------------------------------------
TOÁN - TIẾT 115:
THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG
I/ MỤC TIÊU:
- Học sinh biết công thức tính tính thể tích hình lập phương.
- Học sinh biết vận dụng công thức để giải một số bài tập có liên quan đến thể tích hình lập phương.
- HS cần làm BT 1 và 3 - Bài2: HS khá giỏi
- Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
II/ CHUẨN BỊ:
Bộ đồ dùng dạy toán lớp 5.
Kẽ trước bài tập 1 trên bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HOC :
T.g
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1’
4’
1’
10’
20’
2’
2’
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ:
- Nêu quy tắc, công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật 
 -GV nhận xét ghi điểm 
3/Bài mới :
a)Giới thiệu bài:Thể tích hình lập phương 
b)Hình thành công thức tính thể tích hình lập phương: 
-Gv đưa hình lập phương với kích thước 3cm.
-Hs thảo luận tìm ra được cách tính thể tích bằng cách dựa trên công thứctính thể tích hình hợp chữ nhật ( Trường hợp đặc biệt các kích thước đều bằng nhau )
Gv nhận xét, kết luận 
c)Thực hành :
 FBài 1:
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
-HS làm việc cá nhân 
-Cho HS nêu công thức tính diện tích xung quanh, DT toàn phần, thể tích hình lập phương 
Gv nhận xét, sửa chữa 
 FBài 2:
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
-Muốn tính được khối lượng kim loại ta cần biết gì ?
-Hs làm bài vào vở 
-Gv nhận xét, sửa chữa 
 FBài 3:
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
Tìm số trung bình công của 3 số ta làm như thế nào ? Nêu công thức tính thể tích hình hộpchữ nhật ? Hình lập phương 
 4/Củng cố : Nêu công thức tính thể tích hình lập phương 
 5/ Dăn dò :Về nhà hoàn chỉnh các bài tập đã làm vào vở 
Chuẩn bị : Luyện tập chung 
Nhận xét 
- HS hát.
- Hs nêu
-HS quan sát và thảo luận 
Trình bày cách tìm:
Thể tích hình lập phương bằng cạnh nhân cạnh, nhân cạnh.
V = a x a x a 
V : là thể tích hình lập phương 
a : độ dài cạnh hình lập phương 
-HS nêu
DT xung quanh = DT 1mặt x 4 
DT toàn phần = DT 1 mặt x 6 
Thể tích = a x a x a
HS giải :
Hình lập phương 
(1)
(2)
(3)
(4)
Độ dài cạnh 
1,5m
dm
6m
10dm
Smột mặt
2.25m2
dm2
36m2
100dm2
Stp
13,5m2
216m2
600dm2
Thể tích 
3,375m3
dm3
216m3
1000dm3
Giải :
Thể tích khối kim loại hình lập phương: 
0,75 x 0,75 x 0,75 = 0,421875 (m3)
0,421876 m3 =421,875 dm 3
Khối kim loại năng:
15 x 421,875 = 6328,125 (kg )
Lớp nhận xét 
-HS đọc 
 Giải :
Thể tíchhình hộp chữ nhật:
8 x 7 x 9 =504 ( cm3)
Cạnh của hình lập phương 
(8+7+9 ):3 = 8 (cm )
Thể tích của hình lập phương:
8 x 8 x 8 = 512 ( cm 3)
HS nêu 
Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------
KHOA HỌC:
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN 
I/ MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS biết :
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.
- Giáo dục học sinh ham học, ham tìm hiểu khoa học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV : Bóng đèn điện hỏng có tháo đuôi ( có thể nhìn thấy rõ hai đầu dây ).Hình trang 94, 95, 97 SGK.
HS : Chuẩn bị theo nhóm: Một cục pin, dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số đò vạt bằng kim loại & một số đồ vật khác bằng nhựa, cao su, sứ.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1’
3’
1’
27’
2’
1’
1/Ổn định lớp : 
2/Kiểm tra bài cũ :“ Sử dụng năng lượng điện”
- Kể tên một số đò dùng, máy móc sử dụng điện.
- Nêu tác dụng của dòng điện.
- Nhận xét, ghi điểm 
3/ Bài mới: 
 Giới thiệu bài : “ Lắp mạch điện đơn giản” 
 Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : - Thực hành lắp mạch điện.
 @Mục tiêu: HS lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản : sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.
 @Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm viêïc theo nhóm.
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
 GV đặt vấn đề: Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng? 
 Bước 3:Làm việc theo cặp.
 Bước 4 : HS làm thí nghiệm theo nhóm.
 + Cho HS quan sát hình 5 trang 95 SGK và dự đoán mạch điện ở hình nào thì đèn sáng .Giải thích tại sao ?
 + Lắp mạch điện để kiểm tra .So sánh với kết quả dự đoán ban đầu. Giải thích kết quả thí nghiệm.
4 Củng cố : 
 +Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì ?
 + Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì ?
5/ Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Bài sau “ An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện”
- HS hát.
- HS trả lời.
- HS nghe.
- Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục thực hành trang 94 SGK.
- HS lắp mạch để đèn sáng và vẽ lại cách mắc vào giấy.
- Từng nhóm giới thiệu hình ve õvà mạch điện của nhóm mình. 
- Dòng điện chạy qua một mạch kín từ cực dương của pin, qua bóng đèn đến cực âm của pin thì đèn sáng 
- HS đọc mục Bạn cần biết ở trang 94 , 95 SGK và chỉ cho bạn xem: Cực dương ( + ) , cực âm (_) của pin ; chỉ hai đầu của dây tóc bóng đèn & nơi hai đầu này được đưa ra ngoài.
- HS chỉ mạch kín cho dòng điện chạy qua (hình 4 trang 95 SGK 
-H.a ; H.d - Dòng điện chạy qua một mạch kín từ cực dương của pin, qua bóng đèn đến cực âm của pin thì đèn sáng.
+ HS thực hành kiểm tra thấy đúng với kết quả dự đoán ban đầu. 
- HS trả lời.
Rút kinh nghiệm:
---------------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ:
Sinh hoạt cuối tuần 23
I- MỤC TIÊU:
- Đánh giá hoạt động của tuần 23 và đề ra kế hoạch hoạt động trong tuần đến.
- Giáo dục các em tình hình trước, trong và sau tết.
- Giáo dục học sinh biết lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo và người lớn.
- Giữ gìn trật tự trong trường lớp. Giữ gìn vệ sinh trong trường lớp và vệ sinh thân thể.
- Giáo dục an toàn giao thông. Phòng chống dịch cúm A HINI.
II- CHUẨN BỊ: Sổ tay giáo viên, Sổ tay học sinh.
III- SINH HOẠT LỚP:
1. Ổn định tổ chức : ( 1 phút )
2. Sinh hoạt lớp: ( 29 phút)
* GV hướng dẫn cho lớp trưởng lên tổ chức cho lớp sinh hoạt.
a/ Đánh giá tình hình hoạt động của tổ, của lớp qua các mặt đạo đức, học tập, lao động, văn thể mỹ trong tuần 23.
- Các tổ trưởng lần lượt lên báo cáo tình hình hoạt động của tổ trong tuần vừa qua. Nêu tên cụ thể những bạn có hoạt động tốt qua các mặt đạo đức, học tập, lao động, văn thể mĩ và các bạn chưa hoạt động tốt.
- Lớp phó văn thể mĩ lên nhận xét về mặt VTM của cả lớp.
- Lớp phó lao động lên nhận xét về mặt trực nhâït vệ sinh.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- Lớp trưởng tổ chức cho các bạn bình bầu bạn, tổ xuất sắc nhất trong tuần.
* GV nêu nhận xét chung về hoạt động của lớp qua tuần 23.
b/Nêu kế hoạch hoạt động tuần 24:
- Nghiêm túc thực hiện nội quy của trường, nhiệm vụ của HS.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, không được mua bán và đốt pháo. Phòng kẻ gian trộm cắp, về nhà đón tết vui vẻ, lành mạnh, tiết kiệm, an toàn. Tuyệt đối không làm bất cứ việc gì trái với quy định.
- Duy trì phong trào Đôi bạn cùng tiến.
- Giáo dục công tác phòng chống dịch cúm A HINI.
- Thực hiện tốt các hoạt động của trường của Đội phát động.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 5 TUAN 23CKTKNKNSBVMT.doc