Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2010 - 2011

Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2010 - 2011

Mục đích yêu cầu:

- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

- Hiểu nội dung của bài: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

* GDHS:Giáo dục thái độ tôn trọng pháp luật.

II. Đồ dùng dạy-học :

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên.

 

doc 22 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 953Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 24
***********
T/N
M«n Häc
Tªn bµi häc
 2
14/2/2011
TËp ®äc
 To¸n
LuËt tôc x­a cña ng­êi £-®ª
LuyÖn tËp chung 
 3
15/2/2011
LÞch sö
To¸n
LTVC
§­êng Tr­êng S¬n
LuyÖn tËp chung
MRVT: TrËt tù - An ninh
4
16/2/2011
TËp ®äc 
To¸n
KÓ chuyÖn
Hép th­ mËt
Giíi thiÖu h×nh trô. Giíi thiÖu h×nh cÇu 
KÓ chuyÖn ®­îc chøng kiÕn hoÆc tham gia
 5
17/2/2011
Lµm v¨n
To¸n
LTVC
¤n tËp vÒ t¶ ®å vËt
LuyÖn tËp chung
Nèi c¸c vÕ c©u ghÐp b»ng cÆp tõ h« øng
6
18/2/2011
Khoa häc
Lµm v¨n
To¸n
ChÝnh t¶
An toµn vµ tr¸nh l·ng phÝ khi sö dông ®iÖn
¤n tËp vÒ t¶ ®å vËt
LuyÖn tËp chung
Nói non hïng vÜ (Nghe - viÕt)
Thứ 2 ngày 14 tháng 2 năm 2011
TẬP ĐỌC
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê- ĐÊ
I. Mục đích yêu cầu: 
- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
- Hiểu nội dung của bài: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
* GDHS:Giáo dục thái độ tôn trọng pháp luật.
II. Đồ dùng dạy-học :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 3HS đọc thuộc lòng bài thơ: Chú đi tuần? Nêu nội dung của bài?
 + Nêu những từ ngữ, chi tiết nói lên tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu.
- Gv nhận xét, cho điểm
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài 
b) Hướng dẫn HS luyện đọc:
- GV đọc bài văn : giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục.
-Gọi HS khá, giỏi đọc bài
-Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ?
- Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc bài. 
- Hướng dẫn học sinh phát âm đúng các từ khó.
- Gọi 3HS đọc nối tiếp lần 2 và giúp hs hiểu nghĩa một số từ khó trong SGK.
- Cho HS luyện đọc theo cặp .
- Mời 1 HS đọc cả bài.
-GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu bài văn.
c) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 
- Cho HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi 
+ Người xưa đặt ra tục lệ để làm gì ?
+Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội?
+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng ?
GV: Ngay từ ngày xưa, dân tộc Ê-đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng, đã phân định rõ từng loại tội, quy định các hình phạt rất công bằng với từng loại tội. Người Ê-đê đã dùng những luật tục đó để giữ cho buôn làng có cuộc sống thật sự, thanh bình.
+ Hãy kể tên của một số luật của nước ta hiện nay mà em biết ?
- GV tiểu kêt và nêu 1 số luật cho HS rõ 
- Gọi 1 hs đọc lại bài.
-Bài văn muốn nói lên điều gì ?
d) Luyện đọc diễn cảm:
- Mời 3 HS nối tiếp nhau luyện đọc lại 3 đoạn của bài tìm giọng đọc. 
-GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc một đoạn 1:
+ GV đọc mẫu 
- YC HS luyện đọc theo cặp, thi đọc.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố - dặn dò: 
+ Học qua bài này em biết được điều gì ? 
+ Giáo dục hs: Từ bài văn trên cho ta thấy xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp. 
- VN đọc lại bài, học thuộc nội dung bài.
- 2HS đọc bài, trả lời.
(Dũng, Liên.)
- Lớp nhận xét
- HS lắng nghe.
- 1 hs khá, giỏi đọc bài
- Bài văn có thể chia 3 đoạn
+ Đoạn 1: Về cách xử phạt. 
+ Đoạn 2: Về tang chứng và nhân chứng.
+ Đoạn 3: Về các tội.
- 3 học sinh đọc nối tiếp. 
- HS luyện đọc các từ: luật tục, tang chứng, nhân chứng, dứt khoát  
-1 em đọc chú giải sgk.
- HS luyện đọc theo cặp .
-1 HS đọc cả bài.
- HS lắng nghe
+ Người xưa đặt ra tục lệ để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng. 
+Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.
+ Các mức xử phạt rất công bằng: Chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song); chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co); người phạm tội là người anh em bà con cũng xử vậy.
- Tang chứng phải chắc chắn: phải nhìn tận mặt bắt tận tay; lấy và giữ được gùi; khăn, áo, dao,  của kẻ phạm tội;. 
+ Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật thương mại, Luật dầu khí, Luật tài nguyên nước, Luật Giáo dục, luật giao thông đường bộ, Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.. 
-1 HS đọc lại
*ND: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa. 
- 3 học sinh đọc, mỗi em một đoạn, tìm giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc theo cặp, thi đọc.
- 2 em nêu
- Hs lắng nghe
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết vận dụng công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài tập có liên quan đến yêu cầu tổng hợp.
II. Các hoạt động dạy-học:
 HOẠT ĐỘNG GV
 HOẠT ĐỘNG HS
1. Kiểm tra bài cũ:
+Muốn tính thể tích hình lập phương ta làm thế nào?
- Chữa BT2- VBTNC
- GV nhận xét, cho điểm
 2.Hướng dẫn HS luyện tập: 
Bài 1: - HS đọc đề 
- GV yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán, cho HS làm vào vở
- GV chấm chữa bài
Bài 2: - HS đọc đề .
- GV yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh, thể tích của hình hộp chữ nhật.
- HS giải vào vở
- GV yêu cầu một số HS nêu kết quả. GV đánh giá bài làm của HS.
 Bài 3: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, đọc kĩ yêu cầu đề toán và nêu hướng giải bài toán.
- HS tự làm vào vở
- GV chấm, chữa bài
- Nhận xét, ghi điểm.
 * HS làm thêm BT1-VBTNC (nếu còn TG)
3. Củng cố- dặn dò
- Nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương? 
- Học bài và làm bài ở vở BTT + VBTNC (2, 3)
 - 2 em lên bảng
(Quỳnh., Linh.)
* 1 em đọc
- HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm. Cả lớp nhận xét, chữa bài:
- Hs đọc đề bài, tìm hiểu đề.
- 2 em nêu
- HS tự giải bài toán vào vở
- 3-5 HS trình bày bài giải.
- HS nhận xét 
- HS quan sát, nêu hướng giải
- HS làm vào vở
Bài giải:
Thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật là:
9 × 6 × 5 = 270 (cm3).
Thể tích của khối gỗ hình lập phương cắt đi là: 
4 × 4 × 4 = 64 (cm3).
Thể tích phần gỗ còn lại là:
 270 - 64 = 206 (cm3).
Đáp số : 206 cm3.
* HS làm bài và chữa bài
- 4 em nhắc lại
*******************************************
Thứ 3 ngày 15 tháng 2 năm 2011
LỊCH SỬ
ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
I. Mục đích yêu cầu :
Biết đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,  của miền Bắc cho Cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của Cách mạng miền Nam;
- Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19-5-1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh)
- Qua đường Trường Sơn, miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
* GDHS: Giáo dục lòng yêu nước, hiểu biết lịch sử dân tộc.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam. Các hình minh họa trong SGK.
- Tranh, ảnh về đường Trường Sơn.
III. Các hoạt động dạy -học:	
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ Nhà máy Cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
- GV nhận xét, cho điểm
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài 
b) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
Hoạt đông 1: Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.
- GV treo bản đồ Việt Nam, cho hs quan sát chỉ vị trí dãy núi Trường Sơn, đường Trường Sơn 
- GV nêu: đường Trường Sơn bắt đầu từ hữu ngạn sông Mã- Thanh Hóa, qua miền Tây Nghệ An đến miền đông Nam Bộ. Đường Trường Sơn thực chất là một hệ thống bao gồm nhiều con đường trên cả hai tuyến Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.
+ Đường Trường Sơn có vị trí thế nào với hai miền Bắc – Nam của nước ta?
+ Vì sao trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn?
+Tại sao ta lại chọn mở đường qua dãy núi Trường Sơn ?
Hoạt động 2: Những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn.
 GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 
- Tìm hiểu và kể lại câu chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh?
-Tổ chức cho hs thi kể chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh : 
- GV nhận xét và cho hs bình chọn bạn kể hay nhất.
* GV kết luận: Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, đường Trường Sơn từng diễn ra nhiều cuộc chiến công, thấm đượm biết bao mồ hôi, máu và nước mắt của bộ đội và thanh niên xung phong.
Hoạt đông 3: Tầm quan trọng của đường Trường Sơn.
- Cho HS thảo luận theo nhóm đôi. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi :
+ Tuyến đường Trường Sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta?
- Cho đại diện nhóm nêu ý kiến, cả lớp nhận xét, bổ sung và thống nhất ý kiến:	
3. Củng cố - dặn dò:
- Cho hs đọc mục ghi nhớ trong SGK và trả lời câu hỏi cuối bài.
-Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài “Sấm sét đêm giao thừa”.
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
(Xoan., An.)
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe
- Hs quan sát chỉ vị trí dãy núi Trường Sơn, đường Trường Sơn trên bản đồ Việt Nam
+ Đường Trường Sơn là đường nối liền hai miền Bắc – Nam của nước ta.
+ Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho các miền Nam kháng chiến, ngày 19 - 5 - 1959 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.
+ Vì đường đi giữa rừng khó bị địch phát hiện, quân ta dựa vào rừng để che mắt kẻ thù 
- Lần lượt HS dựa vào SGK và tập kể lại câu chuyện của anh Nguyễn Viết Sinh.
- 3 HS thi kể trước lớp.
- Hs nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.
- HS thảo luận theo nhóm đôi. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi :
+Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đường Trường Sơn là con đường huyết mạch nối hai miền Nam Bắc, trên con đường này biết bao người con miền Bắc đã vào miền Nam chiến đấu, đã chuyển cho miền Nam hàng triệu tấn lương thực, tực phẩm, đạn dược, vũ khí,để miền Nam đánh thắng kẻ thù.
- Vài hs nêu lại bài học 
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán. 
- Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.
II. Đồ dùng: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy-học:	 
 HOẠT ĐỘNG GV
 HOẠT ĐỘNG HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS chữa BT2, 3- VBTNC
- GV nhận xét, cho điểm
2.Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc đề bài 
- GV hướng dẫn HS tự tính nhẩm 15% của 120 theo cách tính nhẩm của bạn Dung (như trong SGK) 
- Yêu cầu hs nêu cách tính nhẩm và viêt vào vở
- GV nhận xét chốt lại.
Bài 2: Gọi hs đọc đề bài.
- Hướng dẫn, gợi ý:
- Muốn tính tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?
- Muốn tính thể tích của hình lập phương ta làm thế nào ?
-Cho cả lớp làm bài vào vở.
- GV chấm, chữa bài
Bài 3: 
- GV cho HS nêu bài toán rồi quan sát hình vẽ 
- Cho cả ... ặt biển .
Câu ghép 2
Vế1: Chúng tôi đi đến đâu,
 C V
 Vế 2: rừng rào rào chuyển động đến đấy. 
 C V
* 1 em đọc
- Lớp làm vào VBT in, chữa bài
+ Ýa: Các từ vừa  đã, đâu đấy trong hai câu ghép trên dùng để nối vế câu1 với vế câu 2.
+ Ý b: Nếu lược bỏ các từ vừa  đã đâu  đấy, thì:
- Quan hệ giữa các vế câu không còn chặt chẽ như trước. 
- Câu văn có thể không hoàn chỉnh (câu b).
* 1 em đọc
- HS đọc yêu cầu, làm bài
- Hs nối tiếp nêu bài làm của mình
Ngoài 2 cặp từ hô ứng vừađã, đâu đấy dùng để nối các câu ghép biểu thị quan hệ hô ứng, ta còn có thể sử dụng các cặp từ hô ứng như :
+ Với câu a: chưa đã, mới đã, càng càng
+ Với câu b: chỗ nào chỗ nấy.
- HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK.
*HS đọc yêu cầu của BT1, làm bài cá nhân – các em gạch 1 gạch chéo phân cách 2 vế câu, gạch 1 gạch dưới cặp từ hô ứng nối 2 vế câu.
Ngày chưa tắt hẳn,/ trăng đã lên rồi.
Chiếc xe ngựa vừa đậu lại,/ tôi đã nghe tiếng ông vọng ra.
Trời càng nắng gắt,/ hoa giấy càng bừng lên rực rỡ.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
* 1 học sinh đọc yêu cầu.
- HS làm bài tập. Chữa bài
a) Mưa càng to, gió càng mạnh.
b) Trời mới hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
Trời vừa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
c) Thuỷ Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh cũng làm núi cao lên bấy nhiêu.
- 2 em nhắc lại
- HS đặt câu
************************************************************
Thứ 6 ngày 18 tháng 2 năm 2011
KHOA HỌC
AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I. Mục đích yêu cầu:
 - Nêu được một số qui taéc cô baûn söû duïng an toaøn,tieát kieäm ñieän.
- Coùyù thöùc tiết kiệm năng lượng điện .
* GDKNS: Kó naêng öùng phoù xöû lí tình huoáng ñaët ra. Kó naêng bình luaän ñaùnh giaù veà vieäc söû duïng ñieän. Kĩ naêng ra quyeát ñònh vaø ñaûm nhaän traùch nhieäm veà vieäc söû duïng tieát kieäm ñieän.
II. Đồ dùng dạy –học :
- Một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin: đèn pin, đồng hồ, đồ chơi  pin.
- Hình và thông tin trong SGK trang 98, 99.
- GV: Các hình ảnh phòng tránh bị điện giật (Có trong bộ ĐDDH)
III.Các hoạt động dạy -học :	
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1. Kiểm tra bài cũ: 	
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
 + Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì? Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua.
 + Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì? Kể tên một sốvật liệu không cho dòng điện chạy qua.
- GV nhận xét, cho điểm
2. Dạy bài mới:
 HĐ1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật 
- Cho HS làm việc theo nhóm: Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp để phòng điện giật.
- Đại diện các nhóm trả lời
- Liên hệ thực tế: Khi ở nhà và ở trường, bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác ?
- GV chốt lại 
HĐ2: Thực hành 
- Cho HS thực hành theo nhóm: Đọc thông tin trong SGK trang 99 và trả lời câu hỏi:
+ Điều gì có thể xảy ra nếu nếu sử dụng nguồn điện 12V cho dụng cụ điện có số vôn qui định là 6V? 
+ Nêu vai trò của cầu chì, của công tơ điện ?
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV cho HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện có ghi số vôn.
- GV cho HS quan sát cầu chì và giới thiệu thêm: Khi dây chì bị chảy, phải mở cầu giao điện, tìm xem có chỗ nào bị chập, sửa chỗ chập rồi thay cầu giao khác. Tuyệt đối không được thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng.
 HĐ3: Thảo luận về việc tiết kiệm điện 
- ChoHS thảo luận theo cặp các câu hỏi:
+ Tại sao ta phải sử dụng tiết kiệm điện ? 
+ Nêu các biện pháp để tánh lãng phí năng lượng điện?
 - Gọi HS nối tiếp nhau trình bày kết quả thảo luận. Gọi các HS khác nhận xét, bổ sung. 
- HS liên hệ với việc sử dụng điện ở nhà và nêu:
3. Củng cố - dặn dò:
- 2HS đọc lại mục Bạn cần biết.
- Giáo dục hs luôn có ý thức tiết kiệm điện, nước.
-Về nhà học bài và áp dụng bài học vào thức tế, chuẩn bị bài: Vật chất và năng lượng.
- 2 HS trả lời
(Phương., Sỹ..)
- Lớp nhận xét
- Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp để phòng điện giật.
- Đại diện nhóm trả lời:
+ Cầm phích cắm điện bị ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị điện giật .
+ Nghịch ổ lấy điện hoặc dây điện, như cắm các vật vào ổ điện cũng có thể bị điện giật .
* Các biện pháp để phòng điện giật:
+Tuyệt đối không chạm tay vào chỗ hở của đường dây hoặc các bộ phận kim loại nghi là có điện. không cầm các vật bằng kim loại cắm vào ổ lấy điện.
+ Khi phát hiện thấy dây điện bị đứt hoặc bị hở, cần tránh xa và báo cho người lớn biết.
+ Khi nhìn thấy người bị điện giật phải lập tức cắt nguồn điện bằng mọi cách như cắt cầu giao, cầu chì hoặc dùng vật khô không dẫn điện như gậy gỗ, gậy tre, que nhựa,  gạt dây điện ra khỏi người bị nạn.
- HS liên hệ
- HS thực hành theo nhóm: Đọc thông tin trong SGK trang 99 và trả lời câu hỏi:
+ Nếu sử dụng nguồn điện 12Vcho dụng cụ điện có số vôn qui định là 6Vthì có thể làm hỏng dụng cụ đó.
+ Cầu chì dùng để đóng và mở điện. Công tơ điện dùng để đo số điện đã dùng (đã tiêu thụ)
- HS nối tiếp trả lời
- HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện có ghi số vôn, quan sát cầu chì.
- HS thảo luận theo cặp các câu hỏi:
+Vì năng lượng điện có hạn, nếu dùng quá tải sẽ không đủ.
+ Không dùng điện bừa bãi. Tắt đèn khi không sử dụng nữa.Tắt quạt khi không sử dụng nữa.
- HS trả lời 
- HS liên hệ
- 2 em đọc
- HS lắng nghe và thực hiện
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I.Mục đích – yêu cầu: 
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
- Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Ảnh chụp một số đồ vật 
III. Các hoạt động dạy -học:
HOẠT ĐỘNG GV
 HOẠT ĐỘNG HS
1. KT bài cũ
- Mời học sinh đọc đoạn văn tả hình dáng, công dụng của một đồ vật gần gũi.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài
b)Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài tập 1:
a) Chọn đề bài:
- Mời học sinh đọc 5 đề bài trong SGK.
- GV gợi ý: Các em cần chọn trong 5 đề văn đã cho 1 đề phù hợp với 
b) Lập dàn ý: 
- Mời học sinh đọc gợi ý 1 trong SGK.
- Mời học sinh nói đề bài mình chọn.
- YC học sinh dựa vào gợi ý 1 viết dàn ý ra giấy nháp. 
- YC học sinh làm bài vào VBT in
- Mời học sinh đọc dàn ý của mình.
- GV nhận xét, bổ sung
Bài tập 2:Mời học sinh đọc yêu cầu bài và gợi ý 2.
- YC học sinh dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình trong nhóm, trước lớp
- Gv nhận xét về cách chọn đồ vật để tả, cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày. Chọn người trình bày hay nhất. 
3. Củng cố: 
- Gọi hs có dàn ý hay đọc cho cả lớp nghe.
- Dặn học sinh hoàn chỉnh dàn ý để giờ sau kiểm tra.
- 2 HS đọc. (Hoàng., Linh.)
- Lớp nhận xét
* 2 em nối tiếp đọc
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc gợi ý 1 trong SGK.
- Học sinh nối tiếp nói đề bài mình chọn.
- HS làm bài
- 4-6 em đọc dàn ý của mình, lớp nhận xét
* 1 em đọc
- HS tập nói trong nhóm.
- Đại diện nhóm nói trước lớp theo dàn ý đã lập
- Cả lớp cùng GV nhận xét, chọn người trình bày hay nhất.
- HS đọc
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 
*GDHS yêu thích môn học.
II.Các hoạt động dạy-học
HOẠT ĐỘNG GV
 HOẠT ĐỘNG HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- GV nhận xét, cho điểm
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài 
b) HDHS luyện tập 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài. 
- Cho hs làm bài vào vở, gọi 1 HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét	 Bài 2, 3: - HS tự đọc đề
- HS tự suy nghĩ làm bài vào vở
- GV chấm, chữa bài
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng và ghi điểm.
* HS làm thêm BT1-VBTNC (nếu còn TG)
3. Củng cố - dặn dò:
- Muốn tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương ta làm thế nào ?
- Về nhà làm trong VBT toán + VBTNC (2, 3)
- Chuẩn bị bài sau kiểm tra 1 tiết.
- 2 em nêu (Quỳnh., Hằng)
- Lớp nhận xét
* 1 em đọc
- Một HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. Chữa bài
 * HS tự đọc đề .
- Cả lớp làm vào vở. Chữa bài
( Đáp số bài 3: Diện tích toàn phần của hình M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình N. Thể tích của hình M gấp 27 lần thể tích của hình N)	 
* HS làm bài và chữa bài
- 2 em nhắc lại
 CHÍNH TẢ (Nghe - viết)
NÚI NON HÙNG VĨ
I. Mục đích yêu cầu
- Nghe-viết đúng chính tả bài: Núi non hùng vĩ. 
- Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ (BT )
*HS khá giỏi: Giải được các câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử (BT )
* GDHS: Rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.	
II.Đồ dùng dạy-học
 Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy-học: 
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho HS viết lại những tên riêng trong đoạn thơ Cửa gió Tùng Chinh
- GV nhận xét, cho điểm
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài 
b) Hướng dẫn HS nghe-viế
- GV đọc bài chính tả Núi non hùng vĩ. 
- GV: Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc ta, nơi giáp giới giữa nước ta và Trung Quốc. 
- Gọi 2 HS lên bảng viết, dưới lớp luyện viết vào giấy nháp. 
*- GV đọc cho HS viết bài. 
- GV đọc bài cho HS soát lỗi. 	
- GV thu khoảng 10 bài để chấm, chữa bài, nêu nhận xét. 
c) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2 : 
- Gọi một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm đoạn thơ, tìm các tên riêng trong đoạn thơ. 
- GV kết luận bằng cách viết lại các tên riêng
 Bài tập 3 : Gọi hs đọc đề bài. 
 - HS tự suy nghĩ, làm bài vào vở
- GV chấm chữa bài
- GV nhận xét chung
- GV cho HS thi đọc thuộc lòng các câu đố.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Gọi hs nêu cách viết hoa tên người (tên người dân tộc), tên địa lí.
-Dặn HS về nhà viết lại tên 5 vị vua, HTL các câu đố ở BT3, đố lại người thân.
- 2 em viết ở bảng (Sỹ. Đức..)
Cả lớp viết vào giấy nháp
-HS theo dõi trong SGK.
- HS luyện viết những từ dễ viết sai: Tày đình, hiểm trở, lồ lộ. Các tên địa lí: Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai.
- HS viết bài. 
- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi .
* Một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm đoạn thơ, tìm các tên riêng trong đoạn thơ. 
* Tên người, tên dân tộc: Đăm Săn, Y Sun, Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ-hao, Mơ nông.
* Tên địa lí: Tây Nguyên, sông Ba.
- HS lắng nghe
* Một HS đọc nội dung BT3:
- HS làm vào vở (Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo, Vua Quang Trung,Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Lê Thánh Tông).
- HS cả lớp nhẩm thuộc lòng các câu đố.
- 3 HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện
***************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGALop 5Tuan 24CKTKNGDKNS.doc