Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 (tiết 16)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 (tiết 16)

*Lớp trưởng điều khiển lớp tổ chức sinh hoạt.

Các tổ trưởng điều khiển tổ mình sinh hoạt

 * GV đánh giá lại tuần qua

Ưu điểm:

Vệ sinh sạch sẽ.

Đi học chuyên cần, đúng giờ.

Đã ổn định được nề nếp lớp học.

Đầy đủ dụng cụ học tập.

Sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giữa giờ nghiêm túc.

 

doc 36 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1849Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 (tiết 16)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
THỰC HIỆN TỪ 22-26/02/2011
Thứ 
Tiết
Môn
PPCT
 Tên bài học
Thứ 2
22.02
1
2
3
4
5
Chào cờ
Đạo đức
Tập đọc
Toán
Mĩ thuật
24
47
116
24
Em yêu Tổ quốc Việt nam 
Luật tục xưa của người Ê - đê
Luyện tập chung
Thứ 3
23.02
1
2
3
4
5
Toán
Chính tả
LT VC
Lịch sử
Thể dục
117
24
47
24
47
Luyện tập chung
Nghe – viết: Núi non hùng vĩ
Mở rộng vốn từ: Trật tự - An ninh
Đường Trường Sơn
Thứ 4
24.02
1
2
3
4
5
Tập đọc
Toán
Kể chuyện Khoa học
Thể dục
48
118
24
47
48
Hộp thư mật
Giới thiệu hình trụ - Giới thiệu hình cầu
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Lắp mạch điện đơn giản (tt)
Thứ 5
25.02
1
2
3
4
5
Toán
Tập làmvăn
LTVC
Địa lí
Kĩ thuật
119
48
48
24
24
Luyện tập chung
Ôn tập về tả đồ vật
Nối các vế câu ghép bằng QH từ hô ứng
Ôn tập
Lắp xe ben 
Thứ 6
26.02
1
2
3
4
5
SHTT
Toán
Tập làmvăn
Khoa học Âm nhạc
120
48
48
Luyện tập chung
Ôn tập về tả đồ vật
An toàn và phòng tránh lãng phí khi
Học hát : bài Màu xanh quê hương
Ngày soạn 20/02/2011
Ngày dạy Thứ hai 22/02/2011
Tiết 1: SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU 
 Đánh giá lại tình hình học tập trong tuần .Triển khai kế hoạch tuần 24
 Giáo dục HS biết đoàn kết, thơng yêu và giúp đỡ bạn bè. Biết vâng lời thầy cô giáo.
II. lên lớp
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Nhận xét tình hình tuần qua
*Lớp trởng điều khiển lớp tổ chức sinh hoạt.
 Các tổ trởng, tổ chức sinh hoạt bình xét thi đua trong tuần.
Các tổ trởng điều khiển tổ mình sinh hoạt
Các tổ trưởng lên nhận xét về hai mặt (ưu điểm, tồn tại và biện pháp khắc phục) của tổ mình.
 * GV đánh giá lại tuần qua
Ưu điểm: 
Vệ sinh sạch sẽ.
Đi học chuyên cần, đúng giờ.
Đã ổn định đợc nề nếp lớp học.
Đầy đủ dụng cụ học tập.
Sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giữa giờ nghiêm túc.
2. Kế hoạch tuần 24
* Về học tập:
Thi đua học tốt. Đẩy mạnh phong trào vở sạch chữ đẹp.
 Thi đua đôi bạn cùng tiến bộ.
* Về nề nếp và hoạt động khác:
Đến lớp chuyên cần, đúng giờ.
Mặc đồng phục khi đến lớp.
Thực hiện tốt các nề nếp quy định của Đội. Học bài và xây dựng bài tốt.
Sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giữa giờ nghiêm túc.
Tồn tại: Chưa chịu khó học bài ở nhà.
Vệ sinh lớp học, khuôn viên sạch sẽ.
Một số em làm toán còn yếu,.
Tham gia tốt các hoạt động do Đội và nhà trờng đề ra.
Thực hiện tốt ATGT khi đến lớp.
Tiết 2 : Đạo đức:
Em yêu tổ quốc việt nam ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức.
	- Tổ quốc em là Việt Nam, Việt Nam là một đất nước xinh đẹp, hiếu khách và có truyền thống văn hoá lâu đời. Việt Nam đang thay đổi và phát triển từng ngày.
- Cần hiểu biết về lịch sử dân tộc Việt Nam.
- Em cần phải học tập tốt để sau này góp sức xây dựng tổ quốc Việt Nam.
- Em cần gìn gữ truyền thống, nét văn hoá của đất nước mình, trân trọng yêu quý mọi con người,sản vật của quê hương Việt Nam.
	2. Thái độ
- Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
- Có thái độ học tập tốt, có ý thức xây dựng Tổ quốc.
- Quan tâm đến sự phát triển của đất nước. Có ý thức bảo vệ, gìn giữ nền văn hoá, lịch sử của dân tộc.
	3. Hành vi
- Học tập tôt, lao động tích cực để đóng góp cho quê hương.
- Nhắc nhở bạn bè cùng học tập và xây dựng đất nước.
II. Đồ dùng học tập
- Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp ở Việt Nam.
- Bảng nhóm, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy và học ( 40 Phút)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 3 em
Em yeõu toồ quoỏc VN tieỏt 1
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Giải ô chữ
- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ:
+)Phổ biến luật chơi: Mỗi ô chữ hàng ngang là một địa danh hoặc công trình nỗi tiếng của Việt Nam. Nếu giải được ô chữ hàng ngang thì được 10 điểm, ghép được các con chữ đặc biệt ở mỗi hàng ở mỗi hàng thành từ khoá đúng đáp án thì được 40 điểm.
+) GV đưa ra thông tin các ô hàng ngang từ 1 đến 7 để HS cả lớp ghi kết quả ra nháp.
+) Sau đó chia lớp thành 2 hai đội xanh đỏ, mỗi đội cử 4 bạn đại diện đội lên chơi. GV đọc lại từng hàng, các đội chơi nghe thì bàn nhau và viết vào ô chữ của đội mình. Cụ thể là ô chữ sau khi đã giải xong.
- HS lắng nghe và thực hiện hướng dẫn của giáo viên.
- HS chia làm 2 đội xanh đỏ, chọn 4 bạn sau khi nghe giáo viên đọc các thông tin về ô chữ hàng ngang thì đội chơi bàn nhau ghi kết quả vào ô chữ.
Nội dung ô chữ và những gợi ý:
1. GV đưa hình ảnh Vịnh Hạ Long cho cả lớp xem.
2. Hồ nước này là một biểu tượng của thủ đô Hà Nội.
3. Đây là hồ thuỷ điện của nước ta có tầm cỡ lớn nhất Đông Nam á.
4. Nơi đây có rừng được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
5. Biển ở nơi đây được xếp vào 1 trong 15 bờ biển đẹp nhất thế giới.
6. Một quần thể hang động đẹp ở Quảng Bình được công nhận là di sản văn hoá thế giới.
7. Nơi đây có rất nhiều tháp Chàm đẹp được công nhân là di sản văn hoá thế giới.
(Những chữ trong ô là những từ đặc biệt ghép để thành từ khóa)
đáp án từ khoá là việt nam
- GV giải thích, nhận xét những ý học sinh chưa rõ.
+ Tổ quốc Việt Nam đang thay đổi từng ngày, với nhiều danh lam thắng cảnh nỗi tiếng, đất nước ta có nhiều cơ hội phát triển, mở rộng giao lưu với bạn bè quốc tế.
 + Tổ quốc Việt Nam có hình chữ S với lá cờ đỏ sao vàng là quốc kì, vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta là bác Hồ kính yêu, người đã lãnh đạo đất nước ta đến mọi thắng lợi, giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
Hoạt động 3: triễn lãm “em yêu tổ quốc việt nam”
- Yêu cầu học sinh chia thành các nhóm theo nội dung sau:
Nhóm 1: Nhóm tục ngữ, ca dao
Nhóm 2: Nhóm bài hát, thơ ca
Nhóm 3: Nhóm tranh ảnh
Nhóm 4: Nhóm thông tin.
-
- HS trình bày sản phẩm.
- HS chia về các nhóm, làm việc theo yêu cầu của GV (có thể chọn một góc lớp để trình bày sản phẩm của nhóm).
HS thực hiện.
-Đại diện các nhóm thực hiện yêu cầu:
3.củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu học sinh giữ lại các góp triễn lãm để cả lớp có thể tìm hiểu.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các học sinh tích cực hoạt động xây dựng bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng.
Tiết 3: TẬP ĐỌC	
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Đọc lưu loỏt toàn bài, đọc đỳng từ ngữ, cõu, đoạn, bài. Tiết 3
	- Hiểu từ ngữ, cõu, đoạn trong bài, hiểu nội dung cỏc điều luật xưa của người ấ-đờ.
2. Kĩ năng: 	- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm, rừ ràng, trang trọng, rành mạch thể hiện tớnh nghiờm tỳc văn bản.
3. Thỏi độ:	- Hiểu ý nghĩa của bài: Người ấ-đờ từ xưa đó cú luật tục quy định xử phạt nghiờm minh, cụng bằng để bảo vệ cuộc sống yờn lành.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trang 56 SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. ( 40 Phút)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Dạy - học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài: 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ và lần lượt trả lời câu hỏi theo SGK.
- Nhận xét.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc
- Giải thích: dân tộc Ê-đê là một dân tộc thiểu số sống ở vùng cao Tây Nguyên.
- GV đọc mẫu.
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp hau đọc toàn bài.
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
b) Tìm hiểu bài
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả, thảo luận.
+ Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?
+ Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội.
+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng?
- Lắng nghe.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- 3 HS đọc bài theo đoạn.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS đọc bài theo cặp.
- 1 HS đọc bài trước lớp.
- HS thảo luận theo bàn.
- Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời.
+ Người xưa đặt ra luật tục để phạt những người có tội, bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
+ Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến làng mình.
.
+ Đồng bào Ê-đê quy định các mức xử phạt rất công bằng: chuyện nhỏ thì xử nhẹ ( phạt tiền một song), chuyện lớn thì xử phạt nặng ( phạt tiền một co), người phạm tội là bà con anh em cũng xử như vậy.
+ Tang chứng phải chắc chắn ( phải nhìn tận mắt, bắt tận tay, lấy và giữ được gùi, khăn, áo, dao,.... của kẻ phạm tội, đánh dấu nơi xảy ra sự việc) mới được kết tội, phải có vài ba người làm chứng, tai nghe, mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị.
+ Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- GV giới thiệu một số luật cho HS biết.
+ Qua bài tập đọc " Luật tục xưa của người Ê-đê " em hiểu điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng" 
c) Đọc diễn cảm.
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3.
+ Treo bảng phụ viết sẵn đoạn văn.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
Tỏ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm HS.
+ HS viết tên các luật mà em biết vào bảng nhóm, treo lên bảng.
Ví dụ: Luật giáo dục, Luật đất đai, Luật hôn nhân gia đình.....
- Lắng nghe.
+ Xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo pháp luật.
" NGười Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.
+ Theo dõi GV đọc mẫu.
+ HS đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc, HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất
3. Củng cố, dặn dò.
- Hỏi: Qua bài tập đọc, em hiểu được điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài Hộp th
 Tiết 4 TOÁN 
 Tiết 116 Luyện tập chung
 I. Mục tiêu
	Giúp HS:
- Hệ thống hoá và củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan.
- Hoùc sinh tớnh chớnh xaực ham hoùc Toaựn
II. Đồ dùng dạy học
Bảng số trong bài tập 2 viết sẵn vào bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. ( 40 Phút)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời 1 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV mời 1 HS đứng tại chõ nêu quy tắc tính thể tích hình lập phương và hình hộp chữ hật
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- 1 HS nêu, cả lớp nghe và nhận xét
2. Dạy - học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài
- GV: Trong tiết học toán hôm nay chúng ta cùng làm các bài tập luyện về diện tích và thể tích của hìh hộp chữ nhật và hình lập phương.
2.2. Hướng dẫn là ... 2/2011
Ngày dạy Thứ sáu 26/02/2011
TIẾT 1 SINH HOẠT TẬP THỂ
 Toán
 Tiết 120: Luyện tập chung
I. Mục tiêu
	Giúp HS củng cố về:
- Tính diện tích và thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học
	Các hình minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. ( 40 Phút)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm ttra bài cũ
- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
2. Dạy - học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1SGk trang 
- GV mời 1 HS đọc đề bài, yêu cầu HS quan sát hình bể cá.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề bài và tìm cách giải:
+ Hãy nêu các kích thước của bể cá.
+ Diện tích kính dùng làm bể cá là diện tích của những mặt nào?
+ Hãy nêu công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật.
+ Khi đã tính được thể tích bể cá, làm thế nào để tính được thể tích nước?
- GV yêu cầu HS làm bài, nhắc HS 1dm3 = 1 lít nước.
? Muốn tính thể tích và diện tích của hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào?
- GV chữa bài và cho điểm HS, yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm đề bài và quan sát hình minh họa trong SGK.
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi:
+ Bể cá có chiều dài 1m, chiều rộng 50cm, chiều cao 60 cm.
+ Diện tích kính dung làm bể cá là diện tích xung quanh và diện tích một mặt đáy, vì bể cá không có nắp.
+ 2 HS nêu.
+ Mực nước trogn bể có chiều cao bằng chiều cao của bể nên thể tích nước cũng bằng thể tích của bể.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
1m = 10 dm; 50cm =5 dm; 60cm =6 dm
Diện tích kính xung quanh bể cá là:
(dm2)
Diện tích kính mặt đáy bể cá là:
 (dm2)
Diện tích kính để làm bể cá là:
(dm2)
Thể tích của bể cá là:
(dm3)
300 dm3 = 300 lít
Thể tích nước trong bể là:
 (lít)
Đáp số: a) 230 dm2
 b) 300 dm3; 
 c) 225 lít
Bài 2:SGk trang 
- GV mời 1 HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích cảu hình lập phương.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mời 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài, yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- GV nhận xét cho điểm HS.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 3 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải.
a) Diện tích xung quanh hình lập phương là:
 (m2)
b) Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
(m2)
c) Thể tích cảu hình lập phương là:
 ( m3)
Đáp số: a) 9 m2
 b) 13,5m2 ; c) 3,375 m3
- HS đọc bài làm trước lớp.
Cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài bạn.
Bài 3:Sgk trang 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát hình.
- GV hướng dẫn:
+ Coi cạnh của hình lập phương N là a thì cạnh của hình lập phương M sẽ như thế nào so với a?
+ Viết công thức tính diện tích toàn phần của hai hình lập phương trên?
+ Vậy diện tích toàn phần của hình lập phương M gấp mấy lần diện tích toàn phần của hình lập phương N?
+ Viết công thức tính thể tích của hình lập phương N và thể tích hình lập phương M.
+ Vậy thể tích của hình lập phương M gấp mấy lần thể tích của hình lập phương N?
- Yêu cầu HS trình bày bài làm vào vở bài tập.
- HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm lại đề bài và quan sát hình trong SGK.
+ Cạnh của hình lập phương M gấp 3 lần nên sẽ là .
+ Diện tích toàn phần của hình lập phương N là:
Diện tích toàn phần của hình lập phương M là:
+ Diện tích toàn phần của hình lập phương M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình lập phương N.
+ Thể tích hình lập phương N là:
Thể tích của hình lập phương M là:
+ Thể tích của hình lập phương M gấp 27 lần thể tích của hình lập phương N.
- HS tự làm bài vào vở bài tập.
3. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập luyuện tập thêm, tự ôn luyện về tỉ số phần trăm, đọc và phân tích biểu đồ hình quạt, nhận dạng và tính diện tích, thể tích các hình đã được học
 Tập làm văn:
Tiết 48 ôn tập về tả đồ vật
I. Mục tiêu
	Giúp HS :
- Ôn tập, củng cố kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật.
- Ôn luyện kĩ năng trình bày miện dàn ý bài văn tả đồ vật.
- Học sinh quý trọng đồ vật
II. Đồ dùng dạy học.
- HS chuẩn bị đồ vật thật.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. ( 40 Phút)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Thu, chấm đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em của 3 HS.
3 HS mang bài cho GV chấm.
2. Dạy - học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài Trực tiếp
GV nêu: Tiết học hôm nay các em cùng lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật để chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết.
HS lắng nghe và xác định mục tiêu của giờ học.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: SGk trang 66
- Hỏi: Em chọn đồ vật nào để lập dàn ý? Hãy giới thiệu cho các bạnn được biết.
- Gọi HS đọc gợi ý 1.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Nối tiếp nhau giới thiệu về đồ vật mình lập dàn ý.
- GV cùng HS cả lớp nhận xét để có dàn ý chi tiết, đầy đủ.
- Yêu cầu HS rút kinh nghiệm từ bài của bạn để tự sửa dàn ý của mình theo hướng dẫn của GV vừa chữa.
- Gọi HS đọc dàn ý của mình. GV chú ý sửa chữa cho từng em.
- Cho điểm HS làm bài đạt yêu cầu
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng nhóm.
- Làm việc theo hướng dẫn của GV.
- Sửa bài của mình.
Bài 2: SGk trang 66
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS trình bày dàn ý về văn tả đồ vật của mình trong nhóm.
- Gọi HS trình bày dàn ý của mình trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm HS trình bày dàn ý tốt.
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc gợi ý 2 trước lớp.
- HS thảo luận theo nhóm 4, trình bày dàn ý của mình cho các bạn nghe.
- 3 đến 5 HS trình bày dàn ý cua rmình trước lớp.
3. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn và chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết.
Tieỏt 3 Khoa học:
Tieỏt 48 AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I. Mục tiêu
	Giúp HS:
- Biết được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật.
- Biết một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện, đề phòng điện quá mạnh gây hoả hoạn, vai trò của công tơ điện.
- Biết lý do tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện.
- Biết các biện pháp tiết kiệm điện, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
II. Đồ dùng dạy học.
- Đồng hồ, đèn pin, đồ chơi dùng pin.
- Cầu chì, công tơ điện
III. Các hoạt động dạy và học( 36 Phút)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Hoạt động khởi động
1- Kiểm tra bài cũ:
+ GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 46 - 47.
+ Nhận xét, cho điểm HS.
-2.Giới thiệu bài: 
4 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi:
Hoạt động 1: Các biện pháp phòng tránh bị điện giật
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 1, 2 trang 98 và cho biết:
+ Nội dung tranh vẽ.
+ Làm như vậy có tác hại gì?
- Gọi HS phát biểu.
- Nêu: Trong cuộc sống có rất nhiều tai nạn thương tâm về điện. Vậy chúng ta cùng nghĩ xem có những biện pháp nào để phòng tránh bị điện giật.
- GV chia lớp thành 2 đội, tổ chức cho HS thi tiếp sức tìm các biện pháp để phòng tránh bị điện giật.
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 98 SGK.
- HS quan sát và thảo luận, trả lời câu hỏi của GV.
- 2 HS nối tiếp nhau phát biểu. Mỗi HS chỉ nói về 1 hình.
+ Hình 1: Hai bạn đang thả diều nơi có đường dây điện đi qua. Một bạn đang cố kéo dây khi chiếc diều bị mắc vào đường dây điện. Việc làm như vậy rất nguy hiểm. Vì có thể làm đứt dây điện, dây điện có thể vướgn vào người gây chết người.
+ Hình 2: Một bạn nhỏ đang sờ tay không vào ổ cắm điện và người lớn kịp thời ngăn lại. Việc làm của bạn nhỏ rất nguy hiểm đến tính mạng vì điện có thể truyền qua lỗ cắm trên phích điện, truyền sang người, gây chết người.
- 1 HS đọc lại các biện pháp phòng tránh bị điện giật trên bảng.
2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
Hoạt động 2: Một số biện pháp tránh gây hỏng đồ điện vai trò của cầu chì và công tơ
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn:
+ Đọc các thông tin trang 99 SGK.
+ Trả lời các câu hỏi trang 99 - SGK.
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi HS trình bày, yêu cầu HS khác theo dõi bổ sung.
+ Điều gì có thể xảy ra nếu sử dụng nguồn điện 12 V cho vật dùng điện có số Vôn quy định là 6V?
+ Nếu sử dụng nguồn điện 110V cho vật dụng điện có số vôn là 220V thì sao?
+ Cầu chì có tác dụng gì?
+ Hãy nêu vai trò của công tơ điện?
- 4 HS tạo thành 1 nhóm và hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi:
+ Nếu sử dụng nguồn điện 12V cho vật dùng điện có số vôn quy định là 6V sẽ làm hỏng vật dụng đó.
+ Nếu sử dụng nguồn điện 110 cho vật dùng điện có số vôn là 220 thì vật dụng đó sẽ không hoạt động.
+ Cầu chì có tác dụng là nếu dòng điện qua mạnh, đoạn dây chảy sẽ nóng chảy khiến cho mạch điện bị ngắt, tránh được những sự cố nguy hiểm về điện.
+ Công tơ điện là vật để đo năng lượng điện đã dùng. Căn cứ vào đó người ta tính được số tiền điện phải trả.
- Quan sát, lắng nghe.
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp, trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm điện?
+ Chúng ta phải làm gì để tránh lãng phí điện?
- Gọi HS trả lời câu hỏi. GV ghi nhanh các biện pháp để tránh lãng phí điện mà HS nêu ra.
- Hỏi:
+ Gia đình em có những vật dùng điện nào?
+Mỗi tháng gia đình em phải trả bao nhiêu tiền điện?
+ Em thấy gia đình mình sử dụgn điện như vậy đã hợp lý chưa? Nếu chưa hợp lý cần phải làm gì?
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 99-SGK.
- Kết luận: Chúng ta cần sử dụng điện, tránh lãng phí để tiết kiệm tiền cho gia đình, xã hội và để người khác cũng có điện dùng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.
- Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi:
ÄPhải tiết kiệm điện khi sử dụng điện vì: điện là tài nguyên của quốc gia, năng lượng điện không phải là nguồn năng lượng vô tận....
ÄNhững biện pháp để tránh lãng phí điện: 
- HS tiếp nối nhau trả lời theo thực tế của gia đình mình.
Hoạt động kết thúc
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi:
+ Chúng ta cần phải làm gì để phòng tránh bị điện giật?
+ Vì sao phải tiết kiệm điện khi sử dụng điện?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi vào vở và chuẩn bị cho bài ôn tập.
ÂM NHẠC GV BỘ MÔN THỰC HIỆN

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an du cac mon lop 5tuan 24.doc