Giáo án lớp 5 tuần 24 - Trường TH số 2 Hoài Hảo

Giáo án lớp 5 tuần 24 - Trường TH số 2 Hoài Hảo

Tập đọc

 TẬP TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ

 I. MỤC TIÊU:

 - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ khó. Đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

 - Hiểu các từ ngữ trong truyện, hiểu nội dung truyện: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê-đê, HS hiểu: Xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống làm việc theo luật pháp.

 - GDHS tính quang minh chính trực.

 II.CHUẨN BỊ:

 -GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc cho học sinh.

 -HS: SGK.

 

doc 25 trang Người đăng nkhien Lượt xem 962Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 tuần 24 - Trường TH số 2 Hoài Hảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG
	Học kì: 2	 Châm ngơn: ĂN CĨ NHAI, NĨI CĨ NGHĨ.	
	Tuần: 24 	
	Từ ngày:14 đến ngày 18 tháng 02 năm 2011.
Thứ
Ngày
Mơn học
Tên bài dạy
Đờ dùng
dạy học
Hoạt đợng chuyên mơn
Hai
14
Tập đọc
Luật tục xưa của người Ê-đê
Tranh
Anh văn
Toán
Luyện tập chung
B.nhĩm
Khoa học
Lắp mạch điện đơn giản (T2)
Pin, d.điện
Đạo đức
Em yêu Tổ quốc Việt Nam (T2)
Ba
15
T.L.văn
Ơn tập về tả đồ vật
Thể dục 
Toán
Luyện tập chung
B.nhĩm
Địa lí
Ơn tập
Lịch sử
Đường Trường Sơn
Tư
16
Mĩ thuật
Tập đọc 
Hộp thư mật
Tranh
Toán
Giới thiệu hình trụ, giới thiệ hình cầu
Bộ Đ.D.D.tốn5
Anh văn
LT và câu
Mở rộng vốn từ: Trật tự- An ninh
Năm
17
Toán
Luyện tập chung
LT và câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Chính tả
Nghe- viết: Núi non hùng vĩ
Thể dục
Khoa học
An tồn và tránh lãng phí khi sử dụng điện
Sáu
18
Hát nhạc
T.L.văn
Ơn tập về tả đồ vật
Toán
Luyện tập chung
Kchuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
K.thuật-SH
Lắp xe ben (T1)
Bộ lắp ghép
 Thứ 2 ngày 14 tháng 02 năm 2011
Tập đọc
	 TẬP TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
 I. MỤC TIÊU:	
 - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ khó. Đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
 - Hiểu các từ ngữ trong truyện, hiểu nội dung truyện: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê-đê, HS hiểu: Xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống làm việc theo luật pháp.
 - GDHS tính quang minh chính trực.
 II.CHUẨN BỊ:
 -GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc cho học sinh.
 -HS: SGK.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
4’
1’
14’
10’
8’
2’
1.Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài:Chú đi tuần, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-HS1: Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?
-HS2: +Tình cảm và mong muốn của người chiến sĩ đối với các cháu HS được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào?
-GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đề bài.
*Luyện đọc.
Yêu cầu 1 học sinh đọc bài.
GV treo tranh minh họa.
Giáo viên chia đoạn bài văn để cho học sinh đọc tiếp nối.
Đoạn 1: Về cách sử phạt.
Đoạn 2: Về tang chứng và vật chứng.
Đoạn 3: Về các tội.
Giáo viên kết hợp luyện đọc cho học sinh, phát âm từ khó.
Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải, giáo viên kết hợp giảng từ cho học sinh.
HS luyện đọc theo cặp
Gọi 1cặp HS đọc lại bài, GV nhận xét cách đọc.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
*Tìm hiểu bài.
Yêu cầu học sinh đọc thầm các đoạn văn của bài rồi trả lời câu hỏi.
+Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?
+Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội?
-GV thêm: các loại tội trạng được người Ê-đê nêu ra rất cụ thể, dứt khoát, rõ ràng theo từng khoản mục.
+Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng?
-GV giảng: Ngay từ xưa, dân tộc Ê-đê đã có quan niệm rạch rồi, nghiêm minh về tội trạng, đã phân định rõ ràng từng loại tội, quy định các hình phạt rất công bằng với từng loại tội. Người ê-đê đã dùng những luật tục đó để giữ cho buôn làng có cuộc sống trật tự, thanh bình.
+Kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết?
-Yêu cầu các nhóm trình bày?
-Mở bảng phụ đã viết sẵn tên khoảng 5 luật của nước ta. Gọi 1 em nhìn bảng đọc lại.
+ Nêu nội dung chính của bài.
* Đọc diễn cảm. 
-Gọi 3 HS luyện đọc 3 đoạn của bài văn.
-Chọn đoạn văn tiêu biểu hướng dẫn đọc.
-Tổ chức thi đua theo nhóm.
+Một vài HS thi nhau đọc diễn cảm.
-GV nhận xét, tuyên dương.
 4) Củng cố , dặn dò: 
 - Hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện.
 - GV nhận xét tiết học
 - Về nhà đọc lại bài.
 - Chuẩn bị bài sau.Hộp thư mật
-1 học sinh khá giỏi đọc bài.
HS quan sát.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn và luyện đọc các từ phát âm sai.
-HS đọc.
1 học sinh đọc từ chú giải, học sinh nêu thêm những từ các em chưa hiểu: 
Luật tục, Ê-đê, song, co, tang chứng, nhân chứng.
- HS đọc theo cặp
- 1 cặp HS đọc.
- HS theo dõi.
Học sinh đọc thầm đoạn văn.
Để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
-Tội không hỏi me-cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.
-Các mức xử phạt : chuyện nhỏ thì xử nhẹ(phạt tiền một song); chuyện lớn thì xử nặng( phạt tiền một co); người phạm tội là người bà con cũng xử phạt.
-Tang chứng phải chắc chắn mới được kết tội, phải có vài ba người làm chứng, tai nghe, mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị.
-Từng nhóm trao đổi, thảo luận và trình bày trước lớp.
-Một em nhìn bảng đọc.
-HS nhắc lại.
3 em đọc lại đoạn văn.
cả lớp đọc.
Học sinh thi đua đọc diễn cảm bài văn.
Rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
 I. MỤC TIÊU:
 -Củng cố tính về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình hộp lập phương.
 -Biết vận dụng công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài toán có liên quan,
-Giáo dục học sinh niềm say mê học Toán. Cẩn thận.
 II. CHUẨN BỊ:
 + GV: SGK, chuẩn bị sẵn bảng phụ, hình vẽ BT3/123.
 + HS: SGK, vở bài tập, thước kẻ.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
32’
2’
1-Ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra bài cũ: +HS1: Nêu cách tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình hộp lập phương. Tính diện tích các mặt của hình hộp.
+HS 2: tính thể tích HLP có cạnh bằng 4 dm.
 Cho HS nhận xét, GV kết luận và ghi điểm.
 3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: -GV giới thiệu và ghi đề
*Luyện tập:
Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu BT.
-Cho HS nêu công thức tính diện tích một mặt(là diện tích hình vuông), diện tích toàn phần và thể tích.
 -Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở.
-Gọi 1 HS làm bài trên bảng.
-Theo dõi, chấm bài.
-Nhận xét bài làm trên bảng, chữa bài.
Bài 2:Yêu cầu HS đọc nội dung BT.
-Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào phiếu HT. Tính diện tích mặt đáy(diện tích HCN), diện tích xung quanh( tính chu vi mặt đáy xchiều cao). Tính thể tích(dàixrộngxcao)
-Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
-Nhận xét, đánh giá và bổ sung.
Bài 3:
-Yêu cầu HS nêu nội dung bài tập
-Gợi mở để HS tự tìm cách tính( tính thể tích khối gỗ hình hộp chữ nhật, tính khúc gỗ hình lập phương đã cắt đi, lấy Thể tích khúc gỗ trừ thể tích gỗ cắt đi ra thể tích còn lại).
-Nhận xét, đánh giá và kết luận.
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV cho 1 HS nhắc lại nội dung đã học . Cho HS chơi trò chơi.
- GV dặn HS nắm vững các kiến thức đã học
- Chuẩn bị bài sau:”Luyện tập chung{tt}”
-Một HS đọc yêu cầu BT: Tính diện tích một mặt, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương đó.
 -Phân tích đề, nêu công thức tính.
-1 HS làm bài trên bảng, cả lớp tự làm bài vào vở.
-2 HS đọc kết quả trước lớp, cả lớp cùng theo dõi, nhận xét bài làm của bạn trên bảng, chữa bài và tự chữa bài của mình.
-2 HS khác nêu cách làm và đọc kết quả trước lớp.
-Một HS đọc yêu cầu BT.
-Làm phiếu Học tập.
-Cả lớp nhận xét bài làm trên bảng, bổ sung và tự kiểm tra bài của mình.
-Một HS đọc yêu cầu BT.
- HS tự tìm cách tính. HS làm vào vở.
-Cả lớp nhận xét và bổ sung ý.
Rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Khoa học.
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN.(tt)
 I. MỤC TIÊU: Như tiết 1
 II. CHUẨN BỊ:
 - GV: + Bóng đèn điện hỏng có tháo đuôi. Hình /94,95,97 SGK.
 - HSø:Vở BT, bút, chuẩn bị theo nhóm: một cục pin, dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại và một số vật khác bằng nhựa, cao su, sứ
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC CHỦ YẾU:
TG
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3’
1’
14’
14’
2’
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS trả lời các câu hỏi bài Lắp mạch điện đơn giản.
-HS1: Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng?
-HS2: HS quan sát hình 5 trang 95 SGK, dự đoán mạch điện ở hình nào thì đèn sáng. Giải thích tại sao?-GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: 	
Giới thiệu bài: -GV giới thiệu và ghi đầu bài.
* Vai trò của cái ngắt điện.
v	Hoạt động 3: Quan sát, thảo luận 
-GV chỉ cho HS quan sát một số cái ngắt điện. HS thảo luận về vai trò của cái ngắt điện.
-HS làm cái ngắt điện cho mạch điện mới lắp.
*Hiểu mạch kín, mạch hở; về dẫn điện, cách điện.
vHoạt động 4: Trò chơi”dò tìm mạch điện”
-GV chuẩn bị đồ dùng, cho HS quan sát, nhận xét.
-Phát cho mỗi nhóm đồ chuẩn bị la ...  kỹ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật.
 -Ôn luyện kỹ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật-trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
 -Giúp HS có ý thức ham học môn văn.
 II / CHUẨN BỊ: 
 -GV:Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số dụng cụ. Bút dạ và 5 tờ giấy khổ to cho HS lập dàn ý 5 bài văn.
 -HS: SGK, vở BT.
 III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
T/G
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
10’
20’
2’
1/Ổn định tổ chức (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ :(4’)GV kiểm tra lại 2 HS BT2 viết lại đoạn văn đã cho về nhà viết lại của một số HS làm chưa đạt ở tiết trước. GV nhận xét.
3/ Bài mới :(33’)
*Giới thiệu bài :(1’) Tả người (kiểm tra viết)
*Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1:
-Gọi HS đọc đề bài.
-Gợi ý HS chọn 1 trong 5 đề văn đã cho lập dàn ý.
-Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ để quan sát, miêu tả.
-Gọi HS đọc gợi ý trong SGK.
-Yêu cầu HS lập dàn ý vào vở.
-Hướng dẫn trình bày. GV nhận xét, kết luận.
-GV kết luận.
Bài tập 2:
-Gọi HS đọc bài tập và nêu yêu cầu.
- Gọi HS đọc gợi ý 2 trong SGK.
-Dành 5 phút cho HS nhẩm miệng dàn bài văn.
-Yêu cầu trình bày miệng.
-Yêu cầu lớp nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, đánh giá điểm.
4/Củng cố, dặn dò: 
-Nêu nội dung đã học. Đọc một số bài viết hay cho HS nghe.
-Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn cho hoàn chỉnh. 
-Chuẩn bị bài mới
-HS đọc.
-HS chọn đề bài theo ý thích của mình.
-Trình bày đồ vật chọn miêu tả.
- HS đọc gợi ý. Đọc nội dung yêu cầu đối với dàn bài văn tả đồ vật.
-Lập dàn ý vào vở, 5 HS đại diện 5 tổ trình bày dàn bài của mình trên giấy lớn.
- HS đọc bài tập và nêu yêu cầu.
-Nhẩm miệng.
-Thi trình bày miệng: Đựa vào dàn ý, trình bày thành bài văn hoàn chỉnh.
-Cả lớp nhận xét.
Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG
 I. MỤC TIÊU:
 -Ôn tập và rèn luyện kỹ năng tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
 -Biết vận dụng công thức để giải các BT có liên quan.
 -Giáo dục HS ý thức ham học toán.
 II. CHUẨN BỊ:
 + GV:SGK, bảng phụ ghi các BT và hình vẽ của BT /128.
 + HS:SGK.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
4’
1’
12’
10’
10’
2’
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
HS1: Tìm diện tích hình bình hành có đáy 2,5 cm, chiều cao 1,05 cm.
HS2: Tìm diện tích tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là 4,5 dm và 2,05 dm.
Cho HS nhận xét, GV kết luận và ghi điểm.
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đề
* Luyện tập
 Bài 1: 
-Gọi HS đọc yêu cầu BT.
-Cho HS xác định yêu cầu của BT.
-Giúp HS tự xác định bài tập cho gì? Hỏi gì và nêu cách tìm.
-Cho HS làm vở.
-Gọi vài em nêu nhận xét trước lớp.
-Nhận xét, đánh giá kết quả của HS và kết luận.
* Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu BT.
-Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình lập phương.
-Hướng dẫn HS tự suy nghĩ, làm bài.
-Nhận xét kết quả của HS, bổ sung, kết luận.
* Bài 3:
-Gọi HS dọc yêu cầu bài.
-Cho HS quan sát hình vẽ, làm bài.
-Hướng dẫn HS tìm diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình hộp chữ nhật.
 -Nhận xét kết quả của HS, bổ sung, kết luận.
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV cho 1 HS nhắc lại nội dung đã học .
 - Nhận xét tiết học. GV dặn HS nắm vững các kiến thức đã học
 - Chuẩn bị ôn tập chuẩn bị kiểm tra định kì giữa HK II.
-HS đọc yêu cầu BT.
-Phân tích và xác định yêu cầu bài. Nhắc lại công thức tính diện tích hình tam giác.
- HS làm vở. Tính diện tích xung quanh, diện tích đáy bể, cộng hai kết quả lại ra diẹn tích kính cần làm bể. Tính thể tích bể cá. Tính thể tích nước, ta lấy thể tích bể cá nhân tỉ số ¾.
-Xác định yêu cầu của bài tập.
-Làm vào vở BT.
-Trình bày, tự nhận xét, kiểm tra đánh giá.
-HS dọc yêu cầu bài.
-Trao đổi theo nhóm 2 phút, sau đó hoạt động cá nhân, làm bài vào vở.
-Trình bày, tự nhận xét, đánh giá, sửa sai.
Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
 I. MỤC TIÊU: 
 - Học sinh biết kể một câu chuyện đã chứng kiến hoặc đã làm về một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết.
 - Biết cách sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện có đầu có cuối. Lời kể tự nhiên, chân thực. - nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. Nhớ được truyện.
 - Ham đọc sách, thích kể chuyện và thích nghe kể chuyện.
 II. CHUẨN BỊ: 
 +Giáo viên: Bảng phụ, tranh (ảnh) về bảo vệ an toàn giao thông, đuổi bắt cướp, phòng cháy chữa cháy.
 + Học sinh: SGK. Đọc và tìm hiểu sách báo.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
4’
1’
10’
22’
2’
1.Ổn định tổ chức :
 2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 1 học sinh kể lại câu chuyện em đã nghe hoặc dã đọc nói về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự an ninh.
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về nội dung câu chuyện của giờ học hôm nay.
 GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi đề bài.
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề bài.
-Gọi học sinh đọc phần gợi ý 1 để tìm đề tài cho câu chuyện của mình.
-GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề: Kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết.
-Yêu cầu HS kể: phải là những việc làm tốt mà các em đã biết trong đời thực; cũng có thể là các chuyện em đã thấy trên ti vi.
-Gọi 4 HS đọc nối tiếp các gợi ý1,2,3,4.
-Kiểm tra việc chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện.
-Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
v Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện.
-Tổ chức cho 2 học sinh kể chuyện theo nhóm, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. Sau mỗi câu chuyện, học sinh cả lớp cùng trao đổi, thảo luận về ý nghĩa chuyện, nêu câu hỏi cho người kể.
-GV đến từng nhóm giúp đỡ uốn nắn.
-Thi kể chuyện trước lớp.
-Đại diện nhóm kể. 
-Giáo viên nhận xét, đánh giá biểu dương những học sinh kể hay nhất.
4. Tổng kết - dặn dò: 
-Qua câu chuyện vừa kể, em hiểu được điều gì?
-Nhận xét tiết học
-Học sinh đọc yêu cầu đề bài.
-Lắng nghe.
-4 học sinh tiếp nối nhau đọc gợi ý , cả lớp đọc thầm.
-Học sinh tiếp nối nhau nói tên câu chuyện mình chọn kể.
-Học sinh lập dàn ý cho câu chuyện của mình kể (trên nháp).
-Cùng trao đổi với nhau ý nghĩa của câu chuyện, cử đại diện nhóm thi kể chuyện trước lớp. Cả lớp nhận xét.
-Học tập được gì qua cách kể chuyện của bạn. 
Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Sinh hoạt tập thể
	 SINH HOẠT TUẦN 24
I. MỤC TIÊU:
- Biết nhận ra ưu khuyết điểm trong tuần qua và lập kế hoạch tuần đến.
- Biết nhận biết và tự đánh giá, rút kinh nghiệm..
- Nâng cao ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần đoàn kết.
II. CHUẨN BỊ:
GV: tổng hợp ưu khuyết trong tuần và kế hoạch tuần đến.
HS: Các tổ tổng hợp điểm thi đua cá nhân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN
NỘI DUNG SINH HOẠT 
5’
10’
15’
5’
- Cán sự lớp
- Lớp trưởng
- Lớp trưởng
- GV:
- Lớp trưởng
HĐ1: Khởi động
Cả lớp cùng hát 1 bài tự chọn.
HĐ2: Sinh hoạt theo tổ.
- Các tổ thông qua điểm thi đua cá nhân trong tuần sau đó xếp loại thi đua.
- Tổ viên ý kiến đi đến thống nhất.
HĐ3: Sinh hoạt cả lớp.
- Mời lần lượt từng tổ báo cáo kết quả thi đua của tổ mình. Xếp loại tổ.
- Nhận xét:
+ Ưu điểm: 
- Thực hiện tốt nội quy nhà trường.
- Đi học đều.
+ Khuyết điểm
- Một số em chuẩn bị bài về nhà chưa tốt.
- Vệ sinh lớp còn nhắc nhở nhiều.
* Phổ biến công tác tuần đến
- Học chương trình tuần 25.
- Phát huy ưu điểm tuần qua.
- Khắc phục tồn tại tuần trước.
HĐ4: Kết thúc 
Sinh hoạt văn nghệ, trò chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 24.doc