Giáo án Lớp 5 tuần 24 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Giáo án Lớp 5 tuần 24 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Tiết 2: Tập đọc

LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê- ĐÊ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc đúng các tiếng khó: một song, chuyện lớn, lấy cắp, xử phạt, giữ được, khoanh, của cải, quạ mổ, . . .Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.Đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch trang trọng.

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: luật tục, song, co, tang chứng, nhân chứng, . . .

- Hiểu nội dung bài

- HS có ý thức học tốt phân môn tập đọc.

 

doc 25 trang Người đăng nkhien Lượt xem 968Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 24 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
27/02/2010
+Thứ 2 ngày 01 tháng 3 năm 2010
 Tiết 1: CHÀO CỜ
Sinh hoạt ngoài trời.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: Tập đọc
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê- ĐÊ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Đọc đúng các tiếng khó: một song, chuyện lớn, lấy cắp, xử phạt, giữ được, khoanh, của cải, quạ mổ, . . .Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.Đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch trang trọng.
Hiểu các từ ngữ khó trong bài: luật tục, song, co, tang chứng, nhân chứng, . . . 
Hiểu nội dung bài
HS có ý thức học tốt phân môn tập đọc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Tranh minh hoạ bài trang 56.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn đọc diễn cảm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc nối tiếp bài thơ Cao Bằng và trả lời câu hỏi trong nội dung bài đọc.
	B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh giới thiệu bài.
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc:
 - HS khá đọc bài.
 - HS đọc nối tiếp bài theo 3 đoạn (theo SGK) kết hợp phát hiện từ khó và luyện đọc.
HS đọc nối tiếp bài và đọc chú giải SGK.
HS luyện đọc theo cặp.
GV đọc mẫu bài.
Tìm hiểu bài:
HS đọc thầm bài, trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi cuối bài.
GV nêu câu hỏi cho HS trả lời và chốt lại ý đúng.
Câu 1: SGK
Câu 2: SGK
+ . . .để phạt những người có tội, bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
+ Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến làng mình.
GV: Luật tục là những quy định phép tắc phải tuân theo trong buôn làng, bộ tộc. Người xưa đặt ra luật tục buộc mọi người tuân theo nhằm bảo đảm cuộc sống an toàn, bình ổn cho mọi người. Các loại tội mà người Ê – đê nêu ra rất cụ thể, dứt khoát, rõ ràng theo từng khoản mục.
Câu 3: SGK
+ Các mức xử phạt công bằng: Chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song); chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co); Người phậm tội là người bà con anh em cũng xử như vậy.
+ Tang chứng phải chắc chắn (phải nhìn tận mắt, bắt tận tay; lấy và giữ được gùi, khăn, áo, dao, . . .của kẻ phạm tội; đánh dấu nơi xẩy ra sự việc), mới được kết tội, phải có vài người làm chứng, tai nghe, mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị.
GV: ngay từ ngày xưa, dân tộc Ê – đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng, đã phân định rõ từng loại tội, quy định các hình phạt rất công bằng với từng loại tội. Người Ê – đê đã dùng những luật tục đó để giữ cho buôn làng có cuộc sống trật tự, thanh bình.
Câu 4: SGK
+ VD: Luật giáo Dục, Luật phổ cập Tiểu học; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Giao thông đường bộ, . . . 
Đọc diễn cảm:
Ba em đọc bài nối tiếp, Lớp nhận xét tìm giọng đọc đúng.
GV treo đoạn văn đọc đọc cảm. HS luyện đọc diễn cảm.
HS thi đọc diễn cảm. GV nhận xét và cho điểm HS.
	C. Củng cố: Rút nội dung bài, ghi bảng 
Nội dung: Bài văn nói về những luật tục quy định xử phạt những kẻ có tội của người Ê –đê, nhằm bảo vệ cuộc sống thanh bình cho buôn làng.
	 D. Dặn dò: Về nhà đọc bài, xem trước bài Hộp thư mật.
	E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: Khoa học
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
HS biết lắp một mạch điện thắp sáng đơn giản : sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.
Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin đề phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.
HS có ý thức tốt bảo đảm an toàn khi dùng điện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Mỗi nhóm 1 cục pin, dây đồng có vỏ bọc nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt, . . .)và một số vật khác bằng nhựa, cao su, sứ, . . . 
Bóng đen hỏng.
Hình trang 94, 95, 97 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ:
Nêu tên các vật liệu để thắp sáng bóng đèn bằng dòng điện?
 - Vẽ sơ đồ dòng điện được thắp sáng.
Dạy bài mới: 
 Hoạt động 3: Quan sát tranh và thảo luận
Củng cố cho Hs kiến thức về mạch kín, mạch hở; về dẫn điện, cách điện.
HS hiểu được vai trò của cái ngắt điện.
GV cho HS chỉ ra và quan sát một số cái ngắt điện. HS thảo luận về cái ngắt điện.
HS làm cái ngắt điện cho mạch điện cho mạch điện mới lắp (có thể sử dụng cái gim giấy).
 Hoạt động 4: Trò chơi: Dò tìm mạch điện.
* Chuẩn bị: GV chuẩn bị mỗi nhóm một cái hộp như SGV.
1 3 	5	7	9
*	*	*	*	*
*	*	*	*	*
2	4	6	8	10
1 3 	5	7	9
*	*	*	*	*
*	*	*	*	*
2	4	6	8	10
	Mặt ngoài hộp	Mặt trong hộp
Mỗi nhóm được phát một hộp. GV hướng dẫn cách thực hiện (tìm những cặp khuy được nào được nối với nhau bởi dây dẫn. Từ đó đi đến phương án dùng mạch thử.mỗi nhóm sử dụng mạch thử để đoán xem các cặp khuy nào được nối với nhau và ghi vào giấy)
Sau cùng một thời gian các hộp được mở ra và kiểm tra so sánh với dự đoán. (nhóm nào dự đoán chính xác nhiều thì nhóm đó thắng).
Củng cố: Nhắc lại điều kiện để mạch điện sáng và vật dẫn điện.
Dặn dò: Về nhà xem lại thí nghiệm.
 E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Hệ thống hoá, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.
HS học tốt môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Kẻ sẵn BT2 vào bảng phụ.
Bảng phụ cho HS làm bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: 
Nêu quy tắc và viết công thức tính thể tích hình lập phương.
Tính thể tích của hình lập phương có cạnh 25 cm.25 x 25 x 25 = 15625 (cm3)
Dạy bài mới: 
HS làm bài tập và chữa bài.
Bài 1: HS nhớ lại công thức tính diện 
tích toàn phần và thể tích của hình lập phương để tính.
HS làm bài vào vở làm bài bảng phụ.
Gắn bảng phụ chữa bài.
Bài giải:
Diện tích một mặt:
2,5 x 2,5 = 6,25 (cm3)
Diện tích toàn phần:
2,5 x 2,5 x 6 = 37,5 (cm3)
Thể tích hình lập phương là:
2,5 x 2,5 x 2,5 = 15,625 (cm3)
 Đáp số: 15,625 (cm3)
Bài 2: HS nêu cầu bài.
HS làm bài vào vở em làm bài vào bảng phụ đã kẻ sẵn.
Hình hộp chữ nhật
(1)
(2)
(3)
Chiều dài
11cm
0,4m 
½dm
Chiều rộng
10cm 
0,25m
1/3dm
Chiều cao
6cm
0,9dm 
2/5dm
Diện tích mặt đáy
110cm2
0,1m2
1/6dm2
Diện tích xung quanh
252cm2
1,17m2
2/3 dm2
Thể tích
660cm3
0,09m3
1/15dm3
HS trao đổi bài với bạn kiểm tra kết quả bài làm.
Lớp chữa bài bảng phụ.
Bài 3: HS đọc bài – quan sát hình và nêu cách làm.
HS làm bài vào vở em làm bài bảng phụ.
GV chấm và chữa bài.
Bài giải:
Thể tích cua khối gỗ hình hộp chữ nhật là:
9 x 6 x 5 = 270 (cm3)
Thể tích của khối gỗ hình lập phương cắt đi là:
4 x 4 x 4 = 64 (cm3)
Thể tích phần gỗ còn lại là:
270 - 64 = 206 (cm3)
Đáp số: 206 cm3
Củng cố: GV nhắc lại các kiến thức vừa luyện tập trong bài.
Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: Đạo đức
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (Tiết 2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: HS biết được 
Tổ quốc của em là Việt Nam; Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần XD và bảo vệ quê hương đất nước.
Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về nền văn hoá lịch sử của dân tọc Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Tranh ảnh về đất nước con người Việt Nam và một số nước khác.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 Hoạt động 1: Làm bài tập 1, SGK.
Giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS: Giới thiệu một sự kiện , một bài hát, bài thơ, tranh, ảnh nhân vật lịch sử liên quan đến một mốc thời gian hoặc địa danh của Việt Nam đã nêu trong bài tập 1.
Từng nhóm thảo luận.
Đại diện nhóm lên triình bày về một mốc thời gian hoặc một địa danh.
Các nhóm thảo luận và bổ sung ý kiến.
GV kết luận:
Ngày 2-9- 1945 là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quuảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ đó ngày 2-9 được lấy làm ngày quốc khánh của nước ta.
Ngày 7-5 – 1954 là ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.
Ngày 30 – 4 – 1975 là ngày giải phóng miền Nam.
Bến Nhà Rồng nằm trên sông Sài Gòn là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
Cây đa Tân Trào: nơi xuất phát của một đơn vị giải phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên 16 – 8 – 1945.
 Hoạt động 2: Đóng vai (bài tập 3, SGK)
GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu với khách du lịch về một trong các chủ đề: văn hoá, kinh tế, lịch sử , danh lam thắng cảnh, con người Việt Nam, trẻ em Việt Nam, . . .
Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
đại diện một số nhóm lên đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu trước lớp.
Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
GV nhận xét và khen các nhóm giới thiệu tốt.
 Hoạt động 3: Triễn lãm nhỏ (Bài tập 4, SGK).
GV yêu cầu HS trưng bày tranh vẽ theo nhóm.
HS cả lớp xem tranh và trao đổi.
GV nhận xét về tranh vẽ của HS.
HS hát, đọc thơ, . . . về chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
Ngày soạn
27/02/2010
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ 3 ngày 02 tháng 03 năm 2010
 Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU C ... trong câu ghép.
+ Nếu lược bỏ những từ in đậm ở câu a thì 2 vế câu không có quan hệ chặt chẽ với nhau. Câu b sẽ trở thành câu không hoàn chỉnh.
a) + Buổi chiều, nắng mới nhạt/ sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
Buổi chiều, nắng chưa nhạt/ sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
Buổi chiều, nắng càng nhạt/ sương càng buông nhanh xuống mặt biển.
b)Chúng tôi đi đến chỗ nào/ rừng ào ào chuyển động đến chỗ nấy.
 3. Phần ghi nhơ: HS đọc ghi nhớ SGK.
Phần luyện tập.
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu BT – HS tự làm bài vào vỡ, một em làm bài bảng phụ.
Gọi HS nhận xét bài làm và kết luận lời giải đúng.
Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.
 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng chưa . . . đã . . . 
Chiếc xe ngựa vừa đậu lại, tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.
 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng vừa . . . đã . . .
Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.
 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng càng . . . càng . . .
 Bài 2: Thực hiện như bài tập 1.
Trời mưa càng to, gió càng thổi mạnh.
Trời mới hửng sáng nông dân đã ra đồng.
Trời chưa hửng sáng nông dân đã ra đồng.
Trời vừa hửng sáng nông dân đã ra đồng.
Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.
	C. Củng cố: HS nhắc lại ghi nhớ.
Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: Kĩ thuật
LẮP XE BEN (tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Chọn đúng các chi tiết để lắp xe cần cẩu.
Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
Dạy bài mới: Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1. Quan sát,nhận xét mẫu
Cho HS quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn.
HS nêu các bộ phận của xe ben (khung sàn, các giá đỡ sàn ca bin và các thanh đỡ; hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau; trục bánh xe trước, ca bin
 Hoạt động 2: Hướng dẫn các thao tác kĩ thuật.
a. Hướng dẫn chọn các chi tiết
GV cùng HS chọn đúng, đủ các chi tiết theo bảng trong SGK.
Xếp các chi tiết vào nắp hộp theo từng loại.
b. Lắp từng bộ phận:
* Lắp khung sàn xevà các giá đỡ (H2 – SGK)
HS quan sát kĩ hình 2 để trả lời câu hỏi và chọn các chi tiết.
Gọi 1 HS lên lắp khung sàn xe.
Tiếp tục tiến hành lắp giá đỡ theo thou tự như SGK.
* Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ (H3 – SGK)
* Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe (H4 – SGK)
* Lắp trục bánh xe trước (H5a – SGK)
* Lắp ca bin (H5b – SGK)
c) Lắp ráp xe ben: (H 1 – SGK)
GV tiến hành lắp xe ben theo các bước trong SGK.
Kiểm tra sản phẩm: Kiểm tra mức độ nâng lean, hạ xuống của thùng xe.
d) Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết cất vào hộp 
	C. Củng cố: HS nhắc lại chi tiết lắp xe can cẩu
	D.Dặn dò: Về nhà xem lại cách lắp xe can cẩu
 E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: HÁT NHẠC
Giáo viên chuyên giảng dạy.
Ngày soạn
28/02/2010
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ 6 ngày 05 tháng 03 năm 2010
 Tiết 1: THỂ DỤC
Giáo viên chuyên giảng dạy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 02: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Giúp HS ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích, thể tích của hình hộp chhữ nhật và hình lập phương.
Biết vận dụng công thức để giải các bài tập có liên quan.
HS có ý thưcứ học tốt môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Hình vẽ cú các bài tập SGK.
Bảng phụ cho HS làm bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra BT của một số em tiết trước 
Dạy bài mới: GV hướng dẫn HS làm bài và chữa bài.
Bài 1: HS đocï yêu cầu BT – Một số em tự nêu lại yêu cầu.
HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình hộp chữ nhật.
HS tự làm bài vào vở, một em làm bài vào bảng phụ.
Bài giải:
Đổi: 1m = 10dm; 50cm = 5dm; 60cm = 6dm
a) Diện tích xung quanh của bể kính là:
(10 + 5) x 2 x 6 = 180 (dm2)
Diện tích đáy của bể kính là:
10 x 5 = 50 (dm2)
Diện tích kính dùng làm bể cá là:
180 + 50 = 230 (dm2)
b) Thể tích trong lòng bể là:
10 x 5 x 6 = 300 (dm3)
c) Thể tích nước có trong bể kính là:
300 : 4 x 3 = 225 (dm3)
Đáp số: a)230 dm2; b) 300dm3; c) 225dm3
	60 cm
 1m
Bài 2: Quy trình thực hiện như bài 1.
HS nhắc lại cách tính diện tích và thể tích hình lập phương.
Bài giải:
a) Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
1,5 x 1,5 x 4 = 9 (m2)
b) Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 (m2)
c) Thể tích của của hình lập phương là:
1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375 (m3)
Đáp số: a) 9m2 ; b) 13,5 m2; c) 3,375m3
 1,5m
 1,5m
 1,5m
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập, nêu cách giải.
a) Diện tích toàn phần của:
Hình N là: a x a x 6
Hình M sẽ là: (a x 3) x (a x 3) x 6 = (a x a x 6) x (3 x 3) = (a x a x 6) x 9
Vậy: Diện tích toàn phần của hình M sẽgấp 9 lần diện tích toàn phần của hình N.
b) Thể tích của:
Hình N :là a x a x a.
 Hình M là: 
(a x 3) x (a x 3) x (a x 3) = (a x a x a) x (3 x 3 x 3) = (a x a x a) x 27
Vậy: Thể tích của hình M se õgấp 27 lần thể tích của hình N.
Củng cố: HS nhắc lại cách tính diện tích và thể tích hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Ôân tập củng cố kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật. 
Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật.
HS có ý thức học tốt tập làm văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
HS chuẩn bị đồ vật thật để tả.
Bảng phụ và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra đoạn văn HS viết BT 2, tiết 47
Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
1. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1: Chọn đề bài: 
+ HS đọc đề bài SGK , gợi ý cho HS chọ đề bài phù hợp.
+ HS nêu đề bài mình đã chọn.
- Lập dàn ý
+ Một HS đọc gợi ý SGK (tìm ý cho bài văn)
+ HS lập dàn ý cho bài văn, Chọn 5 em làm đề khác nhau lập dàn ý vào bảng phụ.
+ Gắn bảng phụ lên bảng, đọc và nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
+ Mỗi HS tự bổ sung cho bài của mình chỉ cần đủ ý không bắt chước bài của bạn.
Bài tập 2: Một HS đọc bài tập 2 và gợi ý.
Từng HS dựa vào dàn ý đã lập để trìmh bày miệng bài văn tả đồ vật của mình cho các bạn trong nhóm cùng nghe và trao đổi về nội dung. 
Đại diện nhóm trình bày bài miệng trước lớp.
Lớp bình chọn bạn trình bày đầy đủ ý nhất và hay nhất.
Ví dụ về một dàn ý
Mở bài: Em tả cái đồng hồ báo thức nhân ngày sinh nhật.
Thân bài:
Đồng hồ xinh xẻo: hình tròn, vỏ nhựa màu đỏ tươi, hai tai nấm màu vàng nhạt, vòng nhỏ để cầm cũng màu vàng.
Đồng hồ có 3 kim: kim giờ to màu đỏ, kim phút gầy, màu xanh, kim giây mảnh, dài màu tím.
Một góc nhỏ trong mặt đồng hồ gắn hình một chú gấu bé xíu, rất ngộ.
Đồng hồ chạy bằng pin. Nút điều khiển ở phía sau dễ sử dụng.
Tiếng chạy rất êm, tiếng báo thức giòn giã. Đồng hồ giúp em không bao giờ đi học muộn .
Kết bài: Em rất thích chiếc đồng hồ này và cảm thấy không thể thiếu người bạn luôn nhắc nhở em không bỏ phí thời gian.
Củng cố: HS đọc lại ghi nhớ về cấu tạo của một bài văn tả đồ vật.
Dặn dò: Về nhà xem lại bài bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: Địa lí
ÔN TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của châu Á, châu Âu.
Biết hệ thống hoá các kiến thức cơ bản đã học về châu Á, châu Âu.
Biết so sánh ở mức độ đơn giản để thấy được sự khác biệt giữa hai châu lục.
Điền đúng tên, vị trí (hoặc đọc đúng tên và chỉ đúng vị trí) của 4 dãy núi Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An- pơ trên lược đồ.
HS có ý thức tìm hiểu về địa lí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bản đồ thế giới. Bản đồ trống châu Âu và châu Á.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: 
Nêu vị trí , đặc điểm tự nhiên và kinh tế LB Nga?
Nêu vị trí , đặc điểm tự nhiên và kinh tế của Pháp?
Dạy bài mới: 
 Hoạt động 1: (làm việc cá nhân)
HS làm bài tập 1 trong vở BT.
HS lên bảng chỉ phần điền trong vở BT trên lược đồ.
Cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
 Hoạt động 2: ( Tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”)
Bước 1: Chia nhóm chơi và hướng dẫn chơi 
Bước 2: Tiến hành chơi:
GV đọc câu hỏi – HS rung chuông trả lời, (nhóm nào có tín hiệu trước thì được trả lời trước nếu đúng được ghi 10 điểm, nếu sai nhóm khác được trả lời và chỉ được 5 điểm).
Tiếp tục trò chơi cho đến khi GV đọc hết câu hỏi.
Tiêu chí
Châu Á
Châu Aâu
Diện tích
b)
a)
Khí hậu
c)
d)
Địa hình
e)
g)
Chủng tộc
I)
H)
Hoạt động kinh tế
k)
l)
Bước 3: Tổng kết điểm của từng đội, tuyên dương.
C.Củng cố: HS đọc bài học SGK.
D. Dặn dò: Dặn dò: Về nhà học bài và tìm hiểu thêm về Nga và Pháp.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: SINH HOẠT LỚP
Nhận xét tuần học 24 – Đưa ra kế hoạch tuần 25.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tài liệu đính kèm:

  • doc24.doc