Giáo án Lớp 5 tuần 25 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Giáo án Lớp 5 tuần 25 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Tiết 49: Tập đọc

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc đúng các tiếng khó: dập dờn, xoè hoa, sừng sững, Sóc Sơn, lưng chừng, Nghĩa Lĩnh, mãi miết, khoảng, . . .Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả.Đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch trang trọng.

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngã Ba Hạc, ngọc phả, chi, đất tổ, . .

- HS có ý thức học tốt phân môn tập đọc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Tranh minh hoạ bài trang 67, 68.

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn đọc diễn cảm

 

doc 21 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1685Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 25 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 3 tháng 3 năm 2008
Tiết 49: Tập đọc
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Đọc đúng các tiếng khó: dập dờn, xoè hoa, sừng sững, Sóc Sơn, lưng chừng, Nghĩa Lĩnh, mãi miết, khoảng, . . .Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả.Đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch trang trọng.
Hiểu các từ ngữ khó trong bài: đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngã Ba Hạc, ngọc phả, chi, đất tổ, . .
HS có ý thức học tốt phân môn tập đọc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Tranh minh hoạ bài trang 67, 68.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn đọc diễn cảm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc nối tiếp bài Hộp thư mật và trả lời câu hỏi trong nội dung bài đọc.
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh mô tả cảnh trong tranh để giới thiệu bài.
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc:
 - HS khá đọc bài. HS đọc nối tiếp bài theo 3 đoạn ( đoạn 1: Đền Thượng . . . . chính giữa; đoạn 2: tiếp đến đồng bằng xanh mát; đoạn 3: còn lại), kết hợp luyện đọc từ khó. HS đọc nối tiếp bài và đọc chú giải SGK. HS luyện đọc theo cặp.
GV đọc mẫu bài.
Tìm hiểu bài:
HS đọc thầm bài, trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi cuối bài.
+ Bài văn viết về cảnh vật gì? ở đâu?
+ Câu 1: SGK
+ Bài văn tả cảnh đền Hùng, tả cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Linh, huyện Lâm thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thở các vua Hùng tổ tiên của dân tộc ta.
+Các vua Hùng là những người đầu tiên lập ra nhà nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ cách đây khoảng 4000 năm. Vua Hùng Vương thứ 18 có người con gái tên là Mị Nương.
GV: Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng làm vua nước Văn Lang xưng là Hùng Vương. Đóng đô ở thành Phong Châu ( từ ngã ba sông Bạch Hạc về tới các vùng đất quanh núi Nghĩa Lĩnh nơi có thành phố Việt Trì và các vùng đất thuộc các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ ngày nay) Hùng Vương truyền được 18 đời, trị vì 2621 năm (từ năm 2879 TCN đến năm258 TCN).
+ Câu 2 SGK
+ có những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm, những cánh bướm dập dờn bay lượn, bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc , những cây đại, cây thông già, giếng ngọc trong xanh.
GV: Những từ ngữ này cho thấy cảnh thiên nhiên ở đền Hùng thật là tráng le, hùng vĩ.
+ Câu 3: SGK
+ Cảnh núi Ba Vì vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh – một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước; / . . . . .
GV: Mỗi ngọn núi, con suối, dòng sông, mái đền ở vùng đất Tổ đều gợi nhớ về thời xa xưa, về cội nguồn dân tộc.
+ Câu 4: SGK
+ Câu ca dao ngợi ca một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam: thuỷ chung, luôn nhớ về cội nguồn dân tộc; / . . . . 
HS tìm nội dung của bài – phát biểu – GV chọn ý đúng, bổ sung và ghi bảng
 Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
 c) Đọc diễn cảm:
Ba em đọc bài nối tiếp. Lớp nhận xét tìm giọng đọc đúng.
GV treo đoạn văn đọc đọc cảm.(đoạn 2) nhấn giọng các từ : kề bên, ẩn, thật là đẹp, vòi vọi, trấn giữ, sừng sững, đỡ, in dấu chân, đánh thắng mãi miết, xanh mát,
 HS luyện đọc diễn cảm.HS thi đọc diễn cảm.
GV nhận xét và cho điểm HS.
C. Củng cố: HS nêu lại nội dung.
D. Dặn dò: Về nhà đọc bài, xem trước bài Hộp thư mật.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 49: Khoa học
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Ôn tập và cũng cố kiến thức về vật chất và năng lượng.
Rèn kĩ năng quan sát và tự làm thí nghiệm, kĩ năng bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
Luôn yêu thiên nhiên, có thái độ trân trọng những thành tựu khoa học, có lòng ham tìm tòi, khám phá thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Hình minh hoạ 1 trang 101, SGK. Vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ:
Chúng ta phải làm gì để phòng tránh bị điện giật?
Vì sao cần sử dụng điện một cách hợp lí?
Em và gia đình đã làm gì để tiết kiệm điện ?
Dạy bài mới: 
 Hoạt động 1: Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
GV phổ biến trò chơi như ở bài 8. Mỗi HS chuẩn bị 4 thẻ ghi chũa cái a,b, c, d)
Bước 2: Tiến hành chơi:
GV lần lượt đọc câu hỏi trang 100, 101 SGK.
Trọng tài quan sát nhóm giơ nhiều đấp anù đúng và nhanh để ghi lại. Kết thúc cuộc chơi, nhóm nào có nhiều câu đúng và trả lời nhanh.
Đáp án: 
Chọn câu trả lời đúng, (từ câu 1 đến câu 6).
 1 – d ; 2 – b ; 3 – c ; 4 – b ; 5 – b ; 6 - c.
Điều kiện xẩy ra sự biến đổ hoác học (câu 7)
Nhiệt độ bình thường.
Nhiệt độ cao.
Nhiệt độ bình thường.
Nhiệt độ bình thường.
 Hoạt động 2: Quan sát và trả lời câu hỏi.
HS quan sát hình và trả lời các câu hỏi trang 101 SGK
Các phương tiện trong các hình dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?
a) Xe đạp
Năng lương cơ bắp của người
b) Máy bay
Năng lương chất đốt từ xăng
c) Thuyền buồm
Năng lương gió
d) Ô –tô 
Năng lương chất đốt từ xăng
e) Guồng đạp nước
Năng lương nước
g) Tàu hoả
Năng lương chất đốt từ than đá
h) Nạp pin măït trời
Năng lương mặt trời
 C. Củng cố: HS nhắc lại một kết quả của bài tập
D Dặn dò: Về nhà xem bài.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 121 : Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (giữa kì II)
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 25: Đạo đức
THỰC HÀNH GIỮA KÌ II
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
 Giúp HS củng cố kiến thức đã học từ đầu kì II tới nay.
Nắm vững các hành vi đạo đức đã học để thực hiện trong cuộc sống.
HS có ý thức thực hành tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Hệ thống câu hỏi và bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 Hoạt động 1 : Trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng”
1. GV hướng dẫn chơi (chia lớp thành 4 nhóm - GV nêu câu hỏi các nhóm thi trả lời nhanh và chính xác thì được ghi điểm)
Tiến hành chơi: GV đọc câu hỏi – HS giơ tay trả lời hoặc ghi ý chọ vào bảng con) 
+ Chọn ý đúng nghĩa của từ quê hương:
Nơi ta sinh sống.
Nơi bố, mẹ sinh sống.
Là nơi tổ tiên, ông bà ta sinh sống từ nhiều đời.
+ Chọn những ý đúng cho chức năng của xã phường:
 a) Là nơi đăng kí tạm trú cho khách ở lại nhà qua đêm.
Cấp giấy khai sinh cho em bé.
Xác nhận hộ khẩu để đi học, đi làm.
Tổ chức khám và chữa bệnh cho nhân dân
Mừng thọ người già.
Tổ chức các hoạt động khuyến học.
Tổng kết trò chơi tuyên dương đội thắng.
 Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 
1. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm (Ghi nhanh những hiểu biết của em về đất nước như (hình dạng, diện tích, thủ đô, cảnh đẹp, . . .))
2. HS hội ý ghi vào bảng phụ.
3. Các nhóm gắn bài lên bảng.
4. đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm.
 Hoạt động 3: Xử lí tình huống.
	1. GV giao tình huống cho từng nhóm:
	+ Nhóm 1: Một số bạn không coi trọng nơi đình chùa vẽ bậy, bôi bẩn lên đó, em sẽ làm gì?
	+ Nhóm 2: Em cùng các bạn được đến UBNN xã để tham gia hội diễn văn nghệ. Một số bạn chạy lung tung ở các phòng làm việc, hò hét, cười nói lớn.
	+ Nhóm 3: Một nhóm bạn đi chơi gặp khách du lịch muốn tìm hiểu về đất nước con người VN, các em sẽ . . .
C. Củng cố: GV tổng hợp lại nội dung vừa thực hành.
D. Dặn dò: Thực hiện tốt những kiến thức đã được thực hành.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ 3 ngày 4 tháng 3 năm 2008
Tiết 122: Toán
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Giúp HS ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng . quan hệ giữa thế kỉ và năm, năm và tháng, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây
Thành thạo cách tính thời gian.
HS có ý thức học tốt môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bảng đơn vị đo thời gian phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét bài kiểm tra giữa kì.
B. Dạy bài mới:
1. Ôn tập các đơn vị đo hời gian .
Các đơn vị đo thời gian.
GV cho HS nhắc lại đơn vị đo thời gian đã học và nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian.
GV gắn bảng đơn vị đo thời gian đã ghi sẵn – HS đọc lại.
Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian:
Cho HS đổi đơn vị đo thời gian
+ Đổi từ năm ra tháng:
	5 năm = 12 tháng x 5 = 60 tháng
	một năm rưỡi = 1,5 năm = 12 tháng x 1,5 = 18 tháng
+ Đổi từ giờ ra phút:
	3 giờ = 60 phút x 3 = 180 phút
	2/3 giờ = 60 phút x 2/3 = 40 phút
	0,5 giờ = 60 phút x 0,5 = 30 phút
+ Đổi từ phút ra giờ:
180 phút = 3 giờ 
216 phút = 3 giờ 36 phút 
216 phút = 3,6 giờ 	
Cách làm : 180 : 60 = 3 (giờ)
Cách làm : 216: 60 = 3 (giờ)dư 36 phút
 Cách làm : 216 : 60 = 3 (giờ) dư 36 phút thêm 0 và chia tiếp .
2. Luyện tập:
Bài 1: ôn tập về thế kỉ, nhắc lại các sự kiện lịch sử
HS đọc bài tập – GV nêu từng sự sự kiện yêu cầu HS trả lời.
Kính viễn vọng 1671
Thế kỉ 17
Đầu máy xe lửa 1804
Thế kỉ 19
Oâ tô 1886
Thế kỉ 19
Máy tính điện tử 1946
Thế kỉ 20
Bút chì 1794
Thế kỉ 18
Xe đạp 1869
Thế kỉ 19
Máy bay 1903
Thế kỉ 20
Vệ tinh nhâ ... ớ SGK.
Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình trong SGK.
Lắp ráp xe ben (H1- SGK).
HS lắp ráp theo các bước như SGK.
GV nhắc HS chú ý độ chặt của các múi ghép, quay tay quay để kiểm tra giây tời. Kiểm tra can cẩu có quay được không, có nâng và hạ hàng xuống được không.
 Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm 
HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
GV nêu tiêu chuẩn đánh giá mục III (SGK)
Cử 2 – 3 em đánh gia sản phẩm của bạn.
GV đánh giá sản của HS theo 2 mức hoàn thành (A), chưa hoàn thành (B), hoàn thành trước thời gian (A+).
Nhắc HS tháo rời các chi tiết cất vào hộp.
Củng cố: HS nhắc lại chi tiết lắp xe ben
Dặn dò: Về nhà xem lại cách lắp xe ben
Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết: 25 Địa lí:
CHÂU PHI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi.
Nêu được một số đặc điểm về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của châu Phi.
Thấy được mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu; giữa khí hậu với động vật, thực vật của châu Phi.
HS có ý thức tìm hiểu địa lí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bản đồ tự nhiên châu Phi.
Quả địa cầu.
Tranh ảnh: hoang mạc, rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa van ở châu Phi.
Sơ đồ vẽ mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu; giữa khí hậu với động vật, thực vật của châu Phi.giữa vị trí địa lí với khí hậu; giữa khí hậu với động vật, thực vật của châu Phi.
Hoang mạc
Xa – ha - ra
Thực vật và động vật nghèo nàn
Khí hậu nóng, khô bậc nhất thế giới.
Sông, hồ rất ít và hiếm nước.
Xa - van
Nhiều động vật ăn cỏ và ăn thịt như hươu cao cổ, ngựa vằn, voi, sư tử, báo, . . .
Thực vật chủ yếu là cỏ
Khí hậu có một mùa mưa và một mùa mưa sâu sắc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Vị trí địa lí và giới hạn:
 Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
Bước 1: HS dựa vào bản đồ và thông tin SGK trả lời các câu hỏi mục 1 SGK.
Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ về vị trí và giới hạn của châu Phi.
+ Châu Phi giấp với châu lục, biển và Đại dương nào?
+ Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của châu Phi?
+ Châu Phi đứng thứ mấy về diện tích trong các châu lục trên thế giới? (Bảng số liệu bài 17)
+ Đại Tây Dương, Aán Độ Dương, Biển Địa Trung Hải, châu Aâu.
+ Bồn địa Côn – gô, hồ Vích- to – ri- a.
+ Đứng thứ 3 . . .
GV chỉ lại vị trí giới hạn châu Phi đường xích đạo (đại bộ phận lãnh thổ nằm trong vùng giữa hai chí tuyến).
GV KL: Châu Phi có diện tích lớn thứ ba trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ.
Đặc điểm tự nhiên:
 Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm).
Bước 1: Dựa vào SGK, lược đồ châu Phi trả lời câu hỏi
- Địa hình châu Phi có đặc điểm gì?
- Khí hậu châu Phi có gì khác vớic các châu lục đã học? Vì sao?
- Động vật và thực vật ở châu Phi như thế nào?
Bước 2: HS trình bày kết quả(mối nhóm trình bày một câu), các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GVKL: 
Địa hình châu Phi tường đối cao, được coi như một cao nguyên khổng lồ.
Khí hậu nóng và hô bậc nhất thế giới.
Châu Phi có quang cảnh tự nhiên: rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa- van và hoang mạc.
GV đưa ra sơ đồ đã chuẩn bị cho HS nối. Lớp nhận xét về mối quan hệ trên sơ đồ.
C. Củng cố: HS đọc bài học SGK.
D. Dặn dò: Về nhà học bài.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 23: Chính tả
AI LÀ THUỶ TỔ LOÀI NGƯỜI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Nghe – viết đúng, đẹp bài Ai là thuỷ tổ loài người.
Viết đúng các từ khó: truyền thuyết, chúa trời, A –đam, Ê – va, Trung Quốc, Nữ Oa, Aán Độ, Bra-hma, Sác – lơ Đác –uyn, . . . .
Tìm ,viết đúng các tên người, tên địa lí Việt nam.
HS có ý thức rèn chữ viết và giữ vỡ sạch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Giấy khổ to viết sẵn quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ:HS viết các từ sau vào bảng con: Hoàng Liên Sơn, Phan - xi – păng, trường Sơn, A –ma Dơ – hao, . . .
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn nghe– viết chính tả.
Trao đổi về nội dung đoạn văn
Gọi HS đọc đoạn viết.
+ Bài văn nói về điều gì?
+ Bài văn nói về truyền thống của một số dân tộc trên thế giới, về thuỷ tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này
 b) Hướng dẫn viết từ khó.
HS nêu các từ khó khi viết dễ lẫn lộn.
HS viết các từ khó vào bảng con, gọi hai em lên viết trên bảng lớp.
GV hướng dẫn cách trình bày bài viết.
Viết chính tả.
HS nêu những chữ trong bài cần viết hoa (tên riêng)
GV đọc cho HS chép bài.
GV đọc cho HS soát lỗi, HS đổi vỡ cho nhau soát lại lỗi
GV chấm một số bài.
Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: Gọi HS đọc mẫu chuyện Dân chơi đồ cổ và chú giải SGK.
Giải thích Cửu phủ là tên một loại tiền cổ của Trung Quốc thời xưa.
HS làm bài vào vỡ bài tập (gạch chân những danh từ riêng trong bài) Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công.
Nhận xét: Những tên riêng này được viết hoa như tiếng Việt, vì những tiếng này được đọc theo âm Hán Việt.
HS nhận xét về tính cách của anh chàng mê đồ cổ. (lá kể gàn giở mù quáng, hấp tấp nên không đắn đo xem đồ thật hay đồ giả nên dẫn đến phải bán nhà để đi ăn xin . . .
C. Củng cố: HS nhắc lại cách trình bày bài, viết hoa trong bài.
Dặn dò: Về nhà luyện viết và xem lại bài tập.
 E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ 6 ngày 7 tháng 3năm 2008
Tiết 125: Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Rèn kĩ năng cộng và trừ số đo thời gian.
Vận dụng giải các bài toán trong thực tiễn.
HS học tốt môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ cho HS làm bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại cách cộng và trừ số đo thời gian.
Dạy bài mới: GV hướng dẫn HS làm bài tập và chữa bài.
Bài 1: HS làm bài vào vỡ, hai em làm bài vào bảng phụ.(GV giúp một số HS yếu làm bài)
Gắn bảng phụ cùng chữa bài 
Bài 2: (Trình tự thực hiện như bài 1)
Bài 3: (Trình tự thực hiện như bài 1)
Bài 4: HS đọc bài tập - nêu tóm tắt và cách tính.
HS làm bài vào vỡ, một em làm bài vào bảng phụ.
Gắn bảng phụ chữa bài.
a) 12 ngày = 288 giờ (12 x 24)
 3,4 ngày = 81,6 giờ (3,4 x 24)
 4 ngày 12 giờ = 108 giờ (4 x 24 + 12)
 ½ giờ = 30 phút (½ x 60)
b) 1,6 giờ = 96 phút (1,6 x 60)
 2 giờ 15 phút = 135 phút (2 x 60 + 15)
 2,5 phút = 150 giây. (2,5 x 60)
 4 phút 25 giây = 265 giây (4 x 60 + 25)
a) 15 năm 11 tháng
b ) 9 ngày 36 giờ = 10 ngày 12 giờ
c) 19 giờ 69 phút = 20 giơg 9 phút
a) 1năm 7 tháng
b) 4 ngày 18 giờ
c) 7 giờ 38 phút
Bài giải:
Thời gian cách nhau giữa hai sự kiện là:
1961 – 1492 = 469 (năm)
Đáp số: 469 năm
Củng cố: HS nhác lại cách cộng và trừ số đo thời gian.
Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Tiết 50: Tập làm văn
TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
MỤC TIÊU:
HS biết viết tiếp các lời đối thoại theo gợi ý để hồn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch. 
Biết phân vai đọc lại hoặc diẽn thử màn kịch.
HS cĩ ý thức học tốt phân mơn tập làm văn.
ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:Bảng nhĩm, bút dạ.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Giới thiệu bài: HS nêu tên các bài tập đọc dạng kịch để giới thiệu 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
+ Các nhân vật trong đoạn trích là ai?
+ Thái sư Trần thủ Độ, cháu của Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ơng.
+ Nội dung của đoạn trích là gì?
+ Dáng điệu, vẻ mặt, thái độ của họ lúc đĩ như thế nào?
+ Thái sư nĩi với kẻ muốn xin làm chức câu đương rằng anh ta được Linh Từ Quốc Mẫu xin cho chức câu đương thì phải chặt một ngĩn chân để phân biệt với những người câu đương khác. Ng ười ấy sợ hãi rối rít xin tha.
+ Trần Thủ Độ nét mặt nghiêm nghị,giọng nĩi sang sảng. cháu của Linh Từ Quốc Mẫu: vẻ mặt run sợ, lấm let nhìn. 
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.
HS làm bài tập theo nhóm (làm bài vào bảng nhóm – gắn bảng lớp ,HS nhận xét và bổ sung).
Ví dụ: 	XIN THÁI SƯ THA CHO
Trần Thủ Độ: - Ngươi có phải là Đặng Văn Sửu không?
Phú nông : (ấp úng, mắt lấm lét nhìn) – Dạ, bẩm đúng ạ!
Trần Thủ Đo:ä - Ngươi đang làm nghề gì?
Phú nông: (chắp tay trước ngực) – Dạ, bẩm, con là phú nông ạ!
Trần Thủ Độ: - Ngươi muốn xin ta làm chức gì?
Phú nông: Thưa, con xin nhận chức câu đương.
Trần Thủ Độ: Người có biết câu đương là làm gì không?
Phú nông (ấp úng) – Dạ, là đi bắt những kẻ có tội về tra xét ạ !
Trần Thủ Độ: Người có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu dương khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt.
Phú nông (hoảng sợ chắp tay lạy rối rít): - Bâûm quan lớn xin ngài tha cho con ạ! Con không dám xin làm câu đương nữa, xin cho con được làm phú nông thôi ạ!
Trần Thủ Độ: Lúc nãy ngươi nằng nặc xin làm câu đương cơ mà?
Phú nông: - Da,ï bẩm, bẩm . . .xin quan lớn tha tội.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài tập.
HS trong nhóm trao đổi phân vai để diễn kịch
HS thực hiện diễn kịch trước lớp.
GV nhận xét khen ngợi những nhóm diễn tốt.
C. Củng cố: GV nhắc lại cách viết đoạn đối thoại.
D. Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tài liệu đính kèm:

  • doc25.doc