1. Kĩ năng:
- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nghệ sỹ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc 2. Kĩ năng:
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng vui tươi, rành mạch thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ.
3. Thái độ:
- Nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.
Tuần 27 Thứ hai ngày 13 tháng 3 năm 2010 Tập đọc Tranh làng Hồ I- Mục tiêu: 1. Kĩ năng: - Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nghệ sỹ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc 2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng vui tươi, rành mạch thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ.. 3. Thái độ: - Nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc. II- Đồ dùng: - Tranh SGK III- Các hoạt động dạy - học. 1. ổn định: Sĩ số, hát 2. Kiểm tra bài cũ: - 4 học sinh đọc bài - trả lời câu hỏi cuối bài - Giáo viên nhận xét đánh giá. - 1 học sinh nêu nội dung chính của bài 3. Dạy bài mới. 3.1. Giới thiệu bài. 3.2. Luyện đọc . - Tóm tắt nội dung, hướng dẫn giọng đọc chung. - 1 HS khá đọc - 3 HS đọc bài (lần 1) - GV kết hợp sửa phát âm và ngắt nghỉ cho HS. - Đoạn 1: Từ đầu -> tươi vui - Đoạn 2: Tiếp -> gà mái mẹ - Đoạn 3: Còn lại - Kết hợp giải nghĩa từ chú giải. + 3 HS tiếp nối đọc bài lần 2 + HS luyện đọc trong cặp cho nhau nghe + 1 HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu: Giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh dân gian làng Hồ. - Cần nhấn giọng ở các từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của những bức tranh. 3.3.Tìm hiểu bài. - Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam. - Tranh vẽ: Lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ. - Kỹ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ? - Những nét đặc biệt trong tạo màu: Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp "Nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn" - Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ. + Tranh lợn ráy có khoáy âm dương. - Rất có duyên. + Tranh vẽ đàn gà con. - Tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ. + Kỹ thuật tranh. - Đã đạt tới sự trang trí tinh tế. + Màu trắng điệp. - Là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ. + Vì sao tác giải biết ơn những nghệ sỹ dân gian làng Hồ? + Vì họ đã sáng tạo nên kỹ thuật vẽ tranh và pha màu tinh tế đặc sắc. + Vì họ đã vẽ nên bức tranh rất đẹp rất sinh động. + Vì họ đã đem vào tranh những cảnh vật "càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh hóm hỉnh và vui tươi" - GV giảng và chốt lại nội dung bài: + Bài văn có ý nghĩa gì? - Ca ngợi nghệ sỹ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng giữ gìn những nét cổ truyền của văn hoá dân tộc. * Đọc diễn cảm. - 3 HS luyện đọc trong cặp - 3 Hs thi đọc diễn cảm đoạn 1 - 2 HS thi đọc diễn cảm toàn bài. - GV nhận xét đánh giá - Dưới lớp theo dõi bình chọn 4. Củng cố. - GV nhận xét giờ học 5. Dặn dò: - Về nhà đọc bài, chuẩn bị bài Đất nước. ______________________________________________________ Toán Luyện tập I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Củng cố cách tính vận tốc. 2. Kĩ năng: - Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau. 3. Thái độ: - Giáo dục HS tính cần cù, cẩn thận trong khi tính toán. II. đồ dùng: - Không III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: - Cho HS hát 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu quy tắc và cách tính vận tóc trong chuyển động. - 1 HS thực hiện dưới lớp viết công tác ra nháp: Công thức: V = S : t V: là vận tốc S: là quãng đường t: là thời gian + Nhắc lại một số đơn vị đo vận tốc. - Nhận xét đanh giá. 3. Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 1. + Hs nêu đề bài- phân tích đề toán - tự làm bài - 1 HS lên bảng chữa bài . Bài giải Vận tốc chạy của đà điểu là: - Giải thích các thực hiện 5250 : 5 = 1050 (m/phút) - GV nhận xét chốt lại kết quả đúng Đáp số: 1050 m/phút + Ta có thể tính vận tốc của con đà điểu với đơn vị đo là m/giây không? + 2 HS làm bài theo 2 cách vào bảng phụ gắn bảng nhận xét. - GV cho HS làm. Cách 1: Vận tốc chạy của con đà điểu với đơn vị đo m/phút là: 5250 : 5 = 1050 (m/phút) Vận tốc chạy của con đà điểu với đơn vị đo m/giây là: 1050 : 60 = 17,5 (m/giây) Cách 2: Đổi 5 phút = 300 giây Vận tốc chạy của con đà điểu là: 5250 : 60 = 17,5 (m/giây) - GV chốt lại kết quả đúng. Đáp số: 17,5 m/giây Bài tập 2. + 1 Hs nêu yêu cầu - đọch phần mẫu- Hs + 3 Hs lên điền vào bảng phụ. - GV hướng dẫn cách trình bày trong vở: Với s = 130 km, t = 4 giờ thì: V = 130 : 4 = 32,5 (km/giờ) Dưới lớp theo dõi nhận xét. S 130 km 147 km 210 km 1014 m t 4 giờ 3 giờ 6 giây 13 phút V 32,5 km/giờ 49 km/giờ 35 m/giây 78 m/phút - GV nhận xét chốt lại kết quả đúng. Bài tập 3. - Muốn tìm vận tốc của ô tô ta làm như thế nào? - 2 Hs đọc đề bài - tự phân tích đề - tự làm bài - 1 HS lên bảng chữa bài. + Tìm S đi bằng ô tô Bài giải + Tìm thời gian đi bằng ô tô Quãng đường người đó đi bằng ô tô là: => Tìm Vận tốc của ô tô 25 - 5 = 20 (km) 1 2 - GV yêu cầu HS tự làm bài. Thời gian người đó đi bằng ô tô là: 0,5 giờ hay 1/2 giờ. Vận tốc của ô tô là: 20 : 0,5 = 40 (km/giờ) 1 2 Hay: 20 : = 40 (km/giờ) Đáp số: 40 km/giờ Bài tập 4. - Giải thích các thực hiện Bài giải - GV nhận xét chốt lại kết quả đúng Cách 1: Thời gian người đó đi bằng ca nô là: 7 giờ 45 phút - 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ Vận tốc của ca nô là: 30 : 1,25 = 24 (km/giờ) Cách 2: Đổi: 1 giờ 15 phút = 75 phút Vận tốc của ca nô là: 30 : 75 = 0,4 (km/phút) 0,4 km/phút = 24 km/giờ (vì 60 phút = 1 giờ) Đáp số: 24 km/giờ 4. Củng cố: - GV nhận xét giờ học 5. Dặn dò: -VN học bài + chuẩn bị bài tiếp theo. ______________________________________________________ Lịch sử Lễ ký hiệp định Pa-ri. I- Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Sau những thất bại nặng nề ở hai miền Nam, Bắc ngày 27/1/1973 Mĩ phải ký hiệp định Pa-ri. 2. Kĩ năng: - Nêu được những điều khoản quan trọng nhất của hiệp định Pa - ri. 3. Thái độ: - Giáo dục HS thêm yêu quý, tự hào về lịch sử dân tộc. II- Đồ dùng: - ảnh tư liệu về lễ ký hiệp định Pa-ri. III- Các hoạt động dạy - học 1. ổn định: - Hát 2- Kiểm tra bài cũ: - 3 học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi. + Mĩ có âm mưu gì khi ném bom huỷ diệt Hà Nội và các vùng phụ cận? + Thuật lại trận chiến ngày 26/12/1972 của nhân dân Hà Nội. - GV nhận xét đánh giá cho điểm. + Tại sao gày 30/12/1972 tổng thống Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc. 3- Dạy bài mới. 3.1. Giới thiệu bài. 3.2. Hướng dẫn bài mới. Hoạt động 1: Vì sao Mĩ buộc phải ký hiệp định Pa - Ri - GV yêu cầu HS đọc thông tin trả lời câu hỏi. + Hiệp định Pa - Ri được ký ở đâu? vào ngày nào? + hiệp định Pa - Ri được ký tại Pa - Ri thủ đô nước Pháp vào ngày 27/1/1973 + Vì sao từ thế lật lọng không muốn hiệp định Pa - ri, nay Mĩ lại buộc phải ký hiệp định Pa - ri về việc chấm dứt chiến tranh + Vì Mĩ vất phải những thất bại nặng nề trên chiến trường cả 2 miền Nam, Bắc âm mưu kéo dài chiến tranh xâm lược của lập lại hoà bình ở Việt Nam. chúng bị ta đập tan nên Mĩ buộc phải ký hiệp định Pa - Ri. + Em hãy mô tả sơ lược khung cảnh lễ ký hiệp định Pa - ri. - 2 học sinh mô tả. + Hoàn cảnh củaMĩ năm 1973 giống gì với hoàn cảnh của Pháp năm 1954. - Thực dân pháp và đế quốc Mĩ đều bị thất bại nặng nề trên chiến trường Việt Nam. - GV nhận xét chốt lại hoạt động 1. Hoạt động 2: Nội dung cơ bản và ý nghĩa của hiệp định Pa - Ri. - GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trả lời câu hỏi. + HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi. * Thốngnhất trước lớp. + Đại diện các nhóm báo cáo kết quả + Trình bày nội dung chủ yếu nhất của hiệp định Pa - Ri. - Hiệp định Pa - Ri quy định: +Mỹ phải tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. + Phải rút toàn bộ quân Mỹ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam. + Phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam. - Nội dung hiệp định Pa - Ri cho ta thấy Mĩ đã thừa nhận điều quan trọng gì? - Thừa nhận sự thát bại của chúng trongchiến tranh ở Việt Nam, công nhận hoà bình và độc lập dân tộc toàn vẹn lãnh thể của Việt Nam. + Hiệp định Pa - ri có ý nghĩa thế nào với lịch sử dân tộc ta. + Đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi nước ta, lực lượng cách mạng miền Nam chắc chắn mạnh hơn kẻ thù đó là thuận lợi rất lớn để nhân dân ta tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh tiến tới giành thắng lời hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. - GV nhận xét chốt lại hoạt động 2. 4. Củng cố: - Nhận xét giờ học 5. Dặn dò: VN học bài + Chuẩn bị bài 26. __________________________________________________ Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2011 Thể dục Môn thể thao tự chọn Trò chơi "Chuyền và bắt bóng tiếp sức" I- Mục tiêu. 1. Kiến tức: - Ôn một số nội dung thể thao tự chọn, học mới tâng càu bằng mu bàn chân. 2. Kĩ năng: - yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác. - Trò chơi "Chuyền và bắt bóng tiếp sức" 3. Thái độ: - Yêu cầu HS có thái độ tập nghiêm túc. II- Địa điểm phương tiện. - Địa điểm: Sân trường - Phương tiện: Cầu, bóng. III- Nội dung và phương pháp lên lớp. Nội dung Phương pháp 1. Phần mở đầu. x x x x x x x x - GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học x x x x x x x x x x x x x x x x - Xoay các khớp: cổ tay, cổ chân... - Ôn tập động tác tây, chân, vặn mình và động tác toàn thân bài TDPTC - KTBC: Kiểm tra 4 động tác vừa ôn - GV kiểm tra tổ 1 - Trò chơi: Kết bạn 2. Phần cơ bản. a. Môn thể thao tự chọn. - Đá cầu: Học tâng cầu bằng mu bàn chân + GV làm mẫu, giải thích động tác. + Chia tổ cho học sinh tự quản luyện tập. + GV quan sát giúp đỡ học sinh. + Tổ chức kiểm tra 1 số học sinh. - Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân ĐHLT: - GV nêu tên động tác - Cho 1 cá nhân ra làm mẫu - GV nhắc lại những điểm cơ bản của động tác. - Chia tổ luyện tập b. Trò chơi: "Chuyền và bắt bóng tiếp sức" + Thực hiện như ở tiết 51. 3. Phần kết thúc - GV cùng học sinh hệ thống nội dung bài. - Đi thường 1 vòng + GV nhận xét đánh giá và giao bài về nhà. ____________________________________________________ Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ : Truyền thống I- Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm "Nhớ nguồn" 2. Kĩ năng: - Làm được các bàt tập trong sgk 3. Thái độ: - Giáo dục HS biết giữ truyề thống dân tộc. II- Đồ dùng dạy học. 1. GV: - Bảng phụ BT2 2. HS:VBT III- Các hoạt động dạy học. 1 ổn định: Hát 2 Kiểm tra bài cũ - GV đưa ra 2 câu ghép yêu cầu HS: + 2 HS thực hiện - Đọc lại đoạn văn ngắn viết về tâm gương hiếu học ... ần 28 Kĩ thuật Lắp máy bay trực thăng ( tiết 1) I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng, biết cách lắp máy bay trực thăng. 2. Kĩ năng: - Lắp từng bộ phận và lắp ráp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng qui trình 3. Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực thăng. II/ Đồ dùng dạy học: -Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III/ Các hoạt động dạy-học 1. ổn định: hát 2-Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. -Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước. 3-Bài mới: 3.1-Giới thiệu bài: Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học. 3.2-Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu - GV cho HS quan sát mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn và đặt câu hỏi: +Để lắp đợc máy bay trực thăng, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? + Hãy kể tên các bộ phận đó? +Cần lắp 5 bộ phận: thân và đuôi máy bay ; sàn ca bin và giá đỡ ; ca bin ; cánh quạt ; càng máy bay. 3.3-Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. a) Chọn các chi tiết: -Yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 (SGK). -Gọi 1 HS đọc tên các chi tiết theo bảng trong SGK. -Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. b) Lắp từng bộ phận: *Lắp thân và đuôi máy bay(H. 2-SGK) -Để lắp được thân đuôi máy bay cần phải chọn những chi tiết nào và số lượng bao nhiêu? -GV hướng dẫn lắp thân và đuôi máy bay. *Lắp sàn ca bin và giá đỡ (H. 3-SGK) -Để lắp đợc sàn ca bin và giá đỡ cần phải chọn những chi tiết nào và số lượng bao nhiêu? -HS lên bảng trả lời câu hỏi và thực hiện lắp. *Các phần khác thực hiện tương tự. c) Lắp ráp máy bay trực thăng: -Gv hướng dẫn lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK. -GV nhắc nhở HS. d) Tháo các chi tiết, xếp gọn gàng vào hộp. 4. Củng cố -GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Lắp máy bay trực thăng” (tiết 2). ________________________________ Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2011 Tập làm văn Cây cối (kiểm tra viết) I- Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về văn tả cây cối. 2. Kĩ năng: - Học sinh viết được 1 bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ , thể hiện được những quan sát riêng,dùng từ đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ cây cối. II- Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh chụp môt số loài cây trái theo đề văn. III- Các hoạt động dạy học. 1. ổn định: 2. Giới thiệu bài: - Sĩ số, hát. 3. Hướng dẫn HS làm bài: - GV gọi HS nêu đề bài. - 2 HS tiếp nối nhau độc đề bài và gợi ý của tiết viết bài văn tả cây cối. - Cả lớp đọc thầm lại các đề văn. - GV họi 1 vài học sinh nêu đề bài mà mình lựa chọn - 5-7 HS nêu 3. Học sinh làm bài: + HS suy nghĩ tìm ý, sắp xếp ý để thành dàn ý. Dựa vào dàn ý đã xây dựng được viết hoàn chỉnh bài văn tả người. - GV quan sát đôn đốc học sinh suy nghĩ viết bài. 4. GV thu bài chấm 5. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn dò: VN đọc trước bài TLV lập chương trình hoạt động. Toán Luyện tập I- Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Củng cố mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường. 2. Kĩ năng: - Làm được các bài tập trong SGK 3. Thái độ: - Giáo dục HS biết quý trong tghời gian. II. Đồ dùng: - Không III- Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - hát - Em hãy nêu quy tắc và viết công tác tính thời gian của chuyển động. - Nêu quy tắc và viết công thức tính quãng đường của chuyển động. - GV tóm tắt bằng sơ đồ: v = S : t - Nêu quy tắc và viết công thức tính vận tốc của chuyển động. S = v x t t = S : v 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài tập 1 + Học sinh nêu yêu cầu - tự thực hiện ra nháp điền kết quả vào vở - đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau. - GV gọi 4 HS lên bảng chữ bài dưới dạng bài giải. S (km) 261 78 165 96 v (km/giờ) 60 39 27,5 40 t (giờ) 4,35 2 6 2,4 Bài tập 2: - HS đọc đề bài - tự phân tích đề bài - Tự làm bài chữa bài. Bài giải Đổi: 1,08 m = 108 cm Thời gian để ốc sên bò hết quãng đường là: 12 x 108 = 1296 (phút) - GV nhận xét chốt lại kết quả đúng. Đáp số: 1296 phút Bài tập 3: - HS nêu yêu cầu - Tự làm bài chữa bài. Bài giải Thời gian để đại âfng bay được hết quãng đường là: 72 : 96 = 0,75 (giờ) - GV nhận xét chốt lại kết quả đúng. Đáp số: 0,75 giờ Bài tập 4: - HS đọc đề bài - tự phân tích đề bài - Tự làm bài chữa bài. Bài giải Đổi: 1,05 km = 10500 (km) Thời gian để rái cá bơi hết quãng đường là: 10500 : 420 = 25 (phút) - GV nhận xét chốt lại kết quả đúng. Đáp số: 25 phút 4. Củng cố : - Nhắc lại cách tính thời gian của chuyển động - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - VN học bài + Chuẩn bị bài tiếp theo __________________________________________ Địa lí Châu đại dương và châu Nam Cực I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết những đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, kinh tế của châu Đại Dương và châu Nam Cực. 2. Kĩ năng: - Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương và châu Nam Cực. 3. Thái độ: - Gộn dục HS có ý thức tioết kiệm năng lượng. II/ Đồ dùng dạy học: - Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương và châu Nam Cực. - Tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực. III/ Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: hát 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ? Nêu phần ghi nhớ. 3.Bài mới: 3.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 3.2. Châu Đại Dương: a) Vị trí địa lí và giới hạn: 2.2-Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân) -HS dựa vào bản đồ, lược đồ và kênh chữ trong SGK, trả lời câu hỏi: +Châu Đại Dương gồm những phần đất nào? +Cho biết lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu Nam hay bán cầu Bắc? +Đọc tên và chỉ vị trí một số đảo, quần đảo thuộc châu Đại Dương? -HS trả lời và chỉ vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương trên bản đồ. -GV giới thiệu vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương trên quả Địa cầu b) Đặc điểm tự nhiên: 2.3-Hoạt động 2: (Làm việc nhóm 7) -GV phát phiếu học tập, HS dựa vào tranh ảnh, SGK để hoàn thành bảng trong phiếu. -Mời đại diện một số nhóm trình bày KQ thảo luận. -Cả lớp và GV nhận xét. c) Dân cư và hoạt động kinh tế: 2.4-Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp) -GV hỏi: +Về số dân, châu Đại Dương có gì khác các châu lục đã học? +Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau? +Trình bày đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây-li-a? 3.3.Châu Nam Cực: 2.5-Hoạt động 4: (Làm việc theo nhóm) -HS thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi: +Cho biết vị trí địa lí của châu Nam Cực? +Nêu đặc điểm tự nhiên tiêu biểu của châu NC? +Vì sao CNC không có dân cư sinh sống TX? -HS trình bày, GV nhận xét, kết luận (SGV-144). - Mặc dù Châu Nam Cực không có dân cư nhưng đây là châu lục có nguồn dầu lửa lớn, nhiều nước đang khẳng định chủ quyền để khai thắc nguồn năng lượng này do trên thế giới hiện đâng thiếu năng lượng. Vởy chúng ta cần có thới quen tiết kiệm năng lượng như điện, nước..... +Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu -HS thảo luận nhóm 7 theo hướng dẫn của giáo viên. -Đại diện các nhóm trình bày. -HS nhận xét. + Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a chủ yếu là người da trắng, còn trên các đảo thì +Ô-xtrây-li-a là nước có nềnKT phát triển 4. Củng cố: - Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài sau. _________________________________________ Đạo đức Em yêu hoà bình (Tiết 2) I- Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Biết được các hoạt động để bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới. 2. Kĩ năng: - Củng cố lại nhận thức về giá trị của hoà bình và những việc làm bảo vệ cho học sinh. 3. Thái độ: - Giáo dục HS thêm yêu quý hào baình. II- Các hoạt động dạy học. 1- Kiểm tra bài cũ. -Nêu lại nội dung bào học + 2 HS nêu - Giáo viên nhận xét đánh giá 2- Bài mới. 2.1.Giới thiệu bài: 2.2.Hoạt động 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm *Mục tiêu: HS biết được các hoạt động để bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới. - GV cho HS giới thiệu tranh ảnh,bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình trong nhóm. - Hs hoạt động giới thiệu từng nhóm - Đại diện các nhóm lên giới thiệu tranh ảnh,bài báo về cáh hoạt động bảo vệ hoà bình của nhóm trước lớp. - 3+4 nhóm giới thiệu. - GV nhận xét chốt lại: Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động bảo vệ hoà bình chống chiến tranh. Chúng ta tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình chống chiến tranh do nhà trường địa phương tổ chức. 2.3.Hoạt động 2: Vẽ cây hoà bình *Mục tiêu: Củng cố lại nhận thức về giá trị của hoà bình và những việc làm để bảo vệ hoà hình cho HS. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm vẽ. "Cây hoà bình" ra giấy khổ to + HS thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai. - Rễ là các hoạt động bảo vệ hoà bình chống chiến tranh là các viện, các cách ứng xử thể hiện tình yêu hoà bình trong sinh hoạt hàng ngày. - Hs hoạt động nhóm vẽ. - 3 -5 nhóm giới thiệu về tranh của nhóm mình. các nhóm khác nhận xét. - Hoa, quả và lá cây: là những điều tốt đẹp mà hoà bình mang lại cho trẻ em nói riêng và cho mọi người nói chung. - GV khen ngợi các HS có bài vẽ đẹp - GV chốt lại hoạt động 2. 2..4. Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ về chủ đề "Em yêu hoà bình" *Mục tiêu: Củng cố bài - GV gọi 1 số HS treo tranh và giới thiệu tranh vẽ theo chủ đề: Em yêu hoà bình của mình trước lớp. - Cả lớp theo dõi bình chọn - GV nhận xét dặn dò: Chuẩn bị bài 13. __________________________________________________ Tiết 4: Sinh hoạt lớp 1. Nhận xét chung hoạt động tuần 27 - Lớp trường, tổ trưởng, chi đội trưởng nhận xét. - Lớp bổ sung. - GV nhận xét Ưu điểm: - Lớp duy trì được mọi nề nếp trong học tập, xếp hàng ra về - HS tích cực học tập - Trong lớp trật tự chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài - Học bài và làm bài đầy đủ, đã tập trung vào việc chuẩn bị bài tốt - Không có hiện tượng đánh chửi nhau. - HS có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập, mọi hoạt động khác Khen: .......................................................................................................................... Nhược: Còn một số HS hay quên đồ dùng học tập, chuẩn bị bài chưa đầy đủ, chu đáo, còn lười học, trong lớp ít phát biểu xây dựng bài Cụ thể em .................................................................................................................... 2. Kế hoạch tuần 28 - Thực hiện tốt mọi kế hoạch nhà trường, đội đề ra - Duy trì mọi nề nếp. - Tăng cường giúp đỡ HS yếu bằng nhiều biện pháp ________________________________________________
Tài liệu đính kèm: