Giáo án lớp 5 tuần 27 - Trường TH Võ Miếu 2

Giáo án lớp 5 tuần 27 - Trường TH Võ Miếu 2

 TOÁN

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu. Giúp HS:

- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.

- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.

- BT4: HSKG

II. Các hoạt động dạy- học:

1. Kiểm tra bài cũ:

H : Nêu cách tính Vận tốc? Viết công thức tính vận tốc?

 

doc 37 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1154Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 tuần 27 - Trường TH Võ Miếu 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Ngày soạn :2/3
Ngày giảng : Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011
 TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu. Giúp HS:
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
- BT4: HSKG
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
H : Nêu cách tính Vận tốc? Viết công thức tính vận tốc?
2. Bài mới : - Giới thiệu bài : Luyện tập
 GV
HS
Hướng dẫn hs làm bài tập:
Bài 1: GV gọi HS đọc đề bài nêu công thức tính vận tốc.
- Gọi 1 hs lên bảng làm, cho hs làm bài vào vở.
- Nhận xét, ghi điểm.
- GV : ta có thể tính vận tốc của đà điểu với đơn vị là m/giây không?
GV hướng dẫn HS có thể làm theo 2 cách:
Cách 1 : Sau khi tính được vận tốc chạy của đà điểu là 1050 m/ phút (vì 1 phút = 60 giây) ta tính được vận tốc đó với đơn vị đo là m/ giây.
- Gọi hs nêu cách 2.
Bài 2: HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán, nói cách tính vận tốc.
- Hướng dẫn HS cách viết vào ô trống còn lại trong vở:
Với s = 130 km, t = 4 giây, thì v = 130 : 4 = 32,5 (km/ giờ) 
- Gọi 3 HS lên bảng tính và điền kết quả vào bảng.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
H: Bài cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
H: Muốn tìm được vận tốc của ô tô ta làm thế nào?
H: Quãng đường người đó đi bằng ô tô được tính bằng cách nào?
H: Thời gian đi ô tô là bao nhiêu? 	
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài 4:Gọi HS đọc đề bài. 
H: Bài cho biết gì?
H: Bài toán hỏi gì?
-Nhận xét, ghi điểm
3. Củng cố 
H: Muốn tính vận tốc ta làm thế nào?
4.Dặn dò.
-Về nhà làm bài ở vở BTT, chuẩn bị bài sau : Quãng đường.
Bài 1: HS đọc đề bài, tìm hiểu đề
Tóm tắt:
Đà điểu chạy : 5250m
Thời gian : 5 phút
Vận tốc:  m/phút ?
Cả lớp làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét bài trên bảng.
Giải
Vận tốc chạy của đà điểu là:
5250 : 5 = 1050 (m/phút)
 Đáp số: 1050 m/phút
-Hs nêu:1050 : 60 = 17,5 (m/ giây)
Cách 2: 5 phút = 300 giây
5250 : 300 = 17,5 (m/ giây)
Bài 2. Viết vào ô trống (theo mẫu)
- HS tự làm bài vào vở.
s
130km
147km
210m
1014m
t
4 giờ
3 giờ
6giây
13phút
v
32,5 km/h
49 km/h
35 m/s
78 m/phút
Bài 3: HS đọc đề bài.
Quãng đường AB dài : 25 km
Người đi bộ đi : 5km
Đi tiếp bằng ô tô đến B trong : nửa giờ
Vận tốc ô tô: . . . . . .km/giờ ?
- SAB – Sđi bô
- Nửa giờ : 0,5 hay 1/2 giờ
- HS làm bài vào vở.1 HS làm bài vào bảng phụ dán bảng. Lớp nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Quãng đường đi bằng ô tô là:
25 – 5 = 20 (km)
T/g người đó đi bằng ô tô là: 0,5 giờ.
Vận tốc của ô tô là:
20 : 0,5 = 40 (km/ giờ) 
 Đáp số : 40 km/giờ
Bài 4: HS đọc đề bài, tìm hiểu đề.
Ca nô đi từ 6 giờ 30 phút đến 7 giờ 45 phút: 30km.
Vận tốc của ca nô : . . . km/giờ ?
HS tự làm bài, 1 HS lên bảng làm bài. Lớp nhận xét và chữa bài.
Giải
Thời gian đi của ca- nô là:
7giờ45phút – 6giờ 30phút = 1giờ 15phút
1 giờ 15 phút = 1,25 giờ
Vận tốc của ca- nô là:
30 : 1,25 = 24 (km/giờ)
 Đáp số : 24 km/giờ
 ..
TẬP ĐỌC
TRANH LÀNG HỒ
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
II. Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh hoạ bài đọc. Bảng phụ viết đoạn văn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy -học: 
GV
HS
 1.KTBC: Hội thổi cơm thi ở ĐồngVân.
- Mời 2 học sinh đọc nối tiếp 4 đoạn, trả lời câu hỏi : Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được bắt nguồn từ đâu ?
- ND bài này muốn nói lên điều gì?
2. Bài mới: - Giới thiệu bài 
HĐ1: Hướng dẫn hs luyện đọc:
- Mời 1 học sinh đọc bài.
-Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?
- Cho hs nối tiếp nhau đọc đoạn.
- Hướng dẫn hs luyện phát âm đúng.
- Giúp hs hiểu một số từ ngữ khó trong bài.
- Cho hs luyện đọc theo cặp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và đọc diễn cảm : Giọng tươi vui, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh dân gian làng Hồ. Nhấn mạnh những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của những bức tranh : thích, thấm thía, nghệ sĩ tạo hình, thuần phc, đậm đà. 
HĐ2. Hướng dẫn hs tìm hiểu bài.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1+2.
+ Kể tên một số tranh làng Hồ lấy đề tài từ trong cuộc sống hằng ngày của làng quê VN?
GV giới thiệu : Làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên vẽ, khắc tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy truyền thống của làng. Thiết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ sống động, vui tươi, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.
+ Kỹ thuật tạo màu trong tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
- Cho học sinh đọc lại đoạn 2+3.
+ Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ.	
+ Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
* Giáo viên chốt lại : Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui tươi. Kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam. Những người tạo nên các bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng Những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
- Mời 1 học sinh kể tên một số nghề và làng nghề truyền thống mà bạn biết.	
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài và trả lời câu hỏi : Tìm nội dung bài văn.
HĐ3. Hướng dẫn hs luyện đọc diễn cảm:
- Mời 3 học sinh nối tiếp nhau đọc diễn cảm, mỗi em đọc một đoạn.
- Giáo viên đưa bảng phụ đã viết sẵn đoạn 1cần luyện đọc lên và hướng dẫn học sinh luyện đọc (đoạn 1) chú ý nhấn mạnh: thích, thấm thía, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh, tươi vui..
- YC HS luyện đọc theo cặp.
- Cho học sinh thi đọc.
3. Củng cố : 5’
- Mời học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Vì sao các nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo những bức tranh có nội dung sinh động, kỹ thuật tinh tế ?
- Giáo dục hs yêu mến những cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày, yêu mến những người lao động nghẹ thuật vì họ đã lưu lại những cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày để chúng ta được chiêm ngắm.
4.Dặn dò
- Dặn các em cần quý trọng văn hoá truyền thống của dân tộc.
- 2 hs đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 học sinh đọc bài, cả lớp lắng nghe.
- Chia 3 đoạn:
Đoạn 1 : Từ đầu vui tươi.
Đoạn 2 : Yêu mến ... mái mẹ.
Đoạn 3 : Còn lại.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
- Hs luyện phát âm đúng : tranh, lợn, chuột, ếch, thuần phác, lợn ráy, khoáy, 
-1 học sinh đọc từ ngữ chú giải.
- Hs luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe.
- 2 hs đọc, cả lớp đọc thầm.
- Tranh lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.
- HS lắng nghe.
- Kĩ thuật tạo màu rất đặc biệt : Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp 
- Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi.
+ Tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên.
+ Tranh vẽ đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.
+ Kĩ thuật tranh đã đạt tới sự trang trí tinh tế.
+ Màu trắng điệp cũng là một màu sáng tạo, góp phần làm đa dạng kho tàng mu sắc của dân tộc trong làng hội hoạ.
+ Vì những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh, tươi vui.
+ Vì họ đã sáng tạo nên kĩ thuật vẽ tranh và pha màu tinh tế, đặc sắc.
+ Vì họ đã đem vào bức tranh những cảnh vật càng ngắm càng thấy đậm đà, hóm hỉnh, và tươi vui.
- Dệt lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, nước mắm Phú Quốc
- Nội dung : Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống văn hoá đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc
 - 3 học sinh đọc, tìm giọng đọc. 
- HS theo dõi, lắng nghe.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm.
- Học sinh thi đua đọc diễn cảm.
- Vì yêu mến quê hương, nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo những bức tranh có nội dung sinh động, kỹ thuật tinh tế
LỊCH SỬ
LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI
I/ MỤC TIÊU:
 Sau bài học HS nêu được:
- Ngày 27-1-1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam :
+ Những điểm cơ bản của Hiệp định : Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam ; chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt Nam ; có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.
+ ý nghĩa hiệp định Pa-ri : Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
- HS khá giỏi : Biết lí do Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam : thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam - Bắc trong năm 1972.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình minh hoạ SGK.
- Vở bài tập.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A/Bài cũ:
-Kiểm tra 3 em
H: Mĩ có âm mưu gì khi ném bom huỷ diệt Hà Nội và các vùng phụ cận?
H: Thuật lại trận chiến ngày 26-12-1972 của nhân dân HN?
H: Tại sao ngày 30-12-1972 Tổng thống Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc?
B/Bài mới: 
1/Giới thiệu bài: 
2/Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1 : Khung cảnh lễ kí hiệp định Pa-ri
H: Hiệp định Pa-ri được kí ở đâu? Vào ngày nào?
H: Vì sao từ thế lật lọnglập lại hoà bình ở VN?
H: Mô tả sơ lược khung cảnh hiệp địng Pa-ri?
H: Hoàn cảnh của Mĩ năm 1973, giống gì với Pháp năm 1974?
Hoạt động 2: Nội dung cơ bản : Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri?
H: Nội dụng hiệp định Pa-ri cho ta thấy Mĩ đã thừa nhận điều quan trọng gì?
Hoạt động 3: Ý nghĩa của hiệp định Pa-ri
H: Hiệp định Pa-ri có ý nghĩa ntn với dân tộc ta?
- GV nhận xét chốt ý:
3/Củng cố,dặn dò: 
Dặn HS học thuộc bài 
Chuẩn bị bài: Tiến vào Dinh Độc Lập
HS trả lời 
Lớp nhận xét 
-Trả lời.
-  tại Pa-ri thủ đô nước pháp vào ngày 27-1-1973.
- Vì Mĩ thất bại  cúng bị ta đập tan 
- đều bị thất bại nặng nề.
-HS làm việc theo nhóm4.
-Dựa vào SGK trả lời.
+ Hiệp định Pa-ri qui định: 
Mĩ tôn trọng độc lập  rút toàn bộ quânchấm dứt dính liếu quân sự  phải có trách nhiệm.
- thừa nhận sự thất bại  công nhận hoà bình và độc lập VN
-  Đánh dấu bước phát triển  đế quốc Mĩ buộc rút quân khỏi nước ta tiến tới giành thắng lợi  thống nhất đất nước.
- HS đọc lại nội dung ghi nhớ.
- HS làm VBT để kiểm tra kiến thức.
.................................................
Ngày soạn : 2/3
Ngày giảng : Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2011
 TOÁN
QUÃNG ĐƯỜNG.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Học sinh biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
- Thực hành cách tính quãng đường : Làm các bài tập 1 và 2. (BT3: HSKG)
II. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ:-Muốn tính vận tốc ta làm thế nào ? Ghi công thức tính vận tốc ?
2. Bà ... lại các bước lắp máy bay trực thăng.
- Giáo dục hs tính cẩn thận, chính xác từng chi tiết.
4. Dặn dò.
- Chuẩn bị tiết sau học tiếp
- Nhận xét tiết học.
- Hs quan sát mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn
- Cần lắp 5 bộ phận: thân và đuôi máy bay; sàn ca bin và giá đỡ; ca bin; cánh quạt; càng máy bay.
-Toàn lớp quan sát và bổ sung cho bạn.
- Hs quan sát hình 2 (SGK) để trả lời câu hỏi:
- Chọn 4 tấm tam giác; 2 thanh thẳng 11 lỗ; 2 thanh thẳng 5 lỗ; 1 thanh thẳng 3 lỗ; 1 thanh chữ U ngắn.
- Hs quan sát hình và trả lời các câu hỏi trong sgk.
- Chọn tấm nhỏ, tấm chữ L, thanh chữ U dài.
-2 hs lên bảng lắp ca bin
-Lớp quan sát và bổ sung bước lắp của bạn.
-Hs quan sát hình và trả lời câu hỏi trong sgk.
+ Dùng 3 thanh thẳng 9 lỗ và hai bánh đai lắp vào trục ngắn để làm cánh quạt máy bay.
-Dùng 3 vòng hãm.
- Hs quan sát hình và trả lời câu hỏi trong sgk
-1 hs lên trả lời và lắp càng máy bay, cả lớp quan sát và bổ sung bước lắp của bạn..
-Lắp 1 càng máy bay: Lấy 3 thanh chữ L lắp vào hai đầu và lỗ thứ 5 của thanh thẳng 11 lỗ
-Lắp 2 càng máy bay
-Lấy 2 thanh thẳng 6 lỗ lắp vào hai đầu của 2 càng máy bay
-HS theo dõi.
- Lớp quan sát
- HS tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
.....................................................................................................................................
Ngày soạn :5/3
Ngày giảng : Thứ sáu ngày 11tháng 3 năm 2011
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Biết tính thời gian của một chuyển động đều.
- Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.
- Làm các bài tập 1, 2, 3. (BT 4: HSKG)
	II. Đồ dùng dạy- học :
- Bảng phụ ghi bài tập 1.
	III. Các hoạt động dạy- học:
1. KT bài cũ : 
+ HS nhắc lại công thức tính thời gian của 1 chuyển động
+ HS trình bày cách rút ra công thức tính vận tốc, quãng đường từ công thức tính thời gian và giải thích.
2. Bài mới: Giới thiệu bài : Luyện tập 
GV
HS
 Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài
+ Cho 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở 
* GV nhận xt ghi điểm.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài 
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
- Nhận xét, ghi điểm
+ Vì sao phải đổi 1,08m ra 108cm?
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. 
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
* GV hướng dẫn : Khi tính xong, ghi tên đơn vị thời gian chính xác vào kết quả.
+ Gọi HS nu lại cơng thức tính thời gian.
- Nhận xét, ghi điểm
Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài. 
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
* Nhận xét, ghi điểm. 
3. Củng cố.
- Muốn tính thời gian ta làm thế nào?
4. Dặn dò
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài : Luyện tập chung, làm bài ở vở BTT
Bài 1. Viết số thích hợp vào ô trống
+ 1 HS lm bảng, lớp làm vào vở 
+ Yêu cầu HS đổi ra cách gọi thời gian thông thường
+ HS nhận xt
S (km)
261
78
165
96
V(km/giờ)
60
39
27,5
40
T (giờ)
4,35giờ
2giờ
6giờ
2,4 giờ
Bài 2: HS đọc đề bài , tìm hiểu đề.
Con ốc sên bò với vân tốc: 12cm/phút
Quãng đường : 1,08m
Thời gian:. . . . phút ?
+ HS ở lớp lm vở, 1 HS lm bảng
+ HS nhận xét, chữa bi
Bài giải
Đổi 1,08 m = 108 cm
Thời gian con ốc bò đoạn đường đó là:
108 : 12 = 9 ( phút)
 Đáp số: 9 phút
- Vì đơn vị vận tốc là cm/ phút
Bài 3: HS đọc đề bài, tìm hiểu đề.
Đại bàng bay được : 72 km
Vận tốc : 96km/giờ
Thời gian:. . . giờ ?
+ 1 HS ln bảng, HS ở lớp lm vở 
+ HS nhận xét
Giải
Thời gian để đại bàng bay hết quãng đường 72 km là:
72 : 96 = 0,75 (giờ) hay 45 phút
 Đáp số: 0,75 giờ
Bài 4: HS đọc đề bài, tìm hiểu đề.
Con rái cá bơi với vận tốc : 420m/phút
Quãng đường : 10,5km
Thời gian : ... phút ?
+ HS làm bài vào vở 1 cách, 2 HS làm bảng 2 cách
Giải:
Cách 1: 
Đổi 10,5 km = 10500 m
Thời gian để rái cá bơi quãng đường 10,5km là :
10500 : 420 = 25 (phút)
 Đáp số: 25 phút
Cách 2: Giải:
Đổi 420 m/ phút = 0,42 km/ phút
Thời gian để rái cá bơi quãng đường 10,5km là :
10,5 : 0,42 = 25 (phút)
 Đáp số: 25 phút
TẬP LÀM VĂN
TẢ CÂY CỐI
(Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
- Học sinh viết được một bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ đặt câu đúng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy kiểm tra, Tranh ảnh chụp một số loài cây, trái theo đề bài.
III. Các hoạt động dạy-học
GV
HS
1. KTBài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
Ở tiết tập làm văn trước, cô dặn các em về nhà đọc 5 đề bài văn và chọn 1 trong 5 đó.Trong tiết tập làm văn hôm nay,các em sẽ viết 1 bài văn hoàn chỉnh cho đề bài mình chọn 
Hướng dẫn học sinh làm bài
- Cho học sinh đọc đề bài và gợi ý.
- Cả lớp đđọc thầm lại.
- Giáo viên hỏi học sinh về sự chuẩn bị bài của mình.
- Gọi một số học sinh trình bày ý kiến về đề mình chọn.
- Giáo viên treo tranh có số cây cối theo đề bài trên bảng lớp để học sinh dễ quan sát.
-Cho học sinh làm bài
- GV lưu ý cho các em về cách trình bày bài văn, cách dùng từ đặt câu và cần tránh 1 số lỗi chính tả các em còn mắc phải trong bài tập làm văn trước.
-Cho hs làm bài.Giáo viên theo dõi
3.Củng cố:
-Nêu cấu tạo của một bài văn tả cây cối ?
4.Dặn dò
- Dặn học sinh về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc, học thuộc lòng các bài thơ (có yêu cầu thuộc lòng) trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 2(từ tuần 19 đến tuần 27) để kiểm tra lấy điểm trong tuần ôn tập tới.
- Lắng nghe
- Hai học sinh nối tiếp nhau đọc đề bài và gợi ý.
Chọn một trong các đề bài sau:
1.Tả một loài hoa mà em thích.
2. Tả một loại trái cây mà em thích.
3.Tả một giàn cây leo.
4.Tả một cây non mới trồng.
 5.Tả một cây cổ thụ.
- Một số học sinh trình bày ý kiến về đề mình chọn.
- HS quan sát tranh và làm bài 
- Hs nhắc lại
- Lắng nghe
.
KHOA HỌC
CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN
TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
I. Mục tiêu: 
- Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ
II. Đồ dùng dạy- học :
- Hình ảnh và thông tin minh họa trang 110, 111.
- Chuẩn bị theo nhóm:
+ Vài ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, củ riềng, cây hành, củ tỏi
+ Chậu đất để trồng.
III.Các hoạt động dạy học: 
GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
Câu 1: Nêu cấu tạo của hạt.
Câu 2: Nêu cấu tạo phôi của hạt mầm.
2. Bài mới: - Giới thiệu: ghi đầu bài.
Hoạt động 1: Cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ.
- YC học sinh quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau (HS đã chuẩn bị) và quan sát hình sgk:
- Kể tên một số cây mọc ra từ bộ phận của cây mẹ.	
- GV treo ảnh hình 1- 6 lên bảng lớn để HS chỉ hình và trình bày.
- GV chỉ hình hoặc vật thật chốt lại chính xác tên của các loại cây và cách mọc chồi mầm từ những loại cây khác nhau này.
- Một số loại cây được trồng bằng thân hay đoạn thân như hoa hồng, mía, khoai tây
- Một số loại cây được trồng bằng thân rễ như gừng, nghệ; bằng thân giả như hành, tỏi
- Một số ít cây con được mọc ra từ lá như cây bỏng, sống đời
- YC học sinh chỉ vào từng hình ở trang 110 nói về cách trồng mía.
Hoạt động 2: Thực hành cách trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ.
- YC các nhóm sử dụng đồ dùng là ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, riềng, trồng chậu
- GV vừa hướng dẫn vừa làm mẫu:
- Bước 1 : Hãy tạo một cái hom sâu chừng 10 cm và dài khoảng 15- 20 cm.
- Bước 2 : Đặt đoạn thân đã có vỏ hom trong chậu. Chú ý để sao cho chồi cây không bị nằm dưới đất hay phần ngọn mía không sâu hơn hom.
- Bước 3 : Khỏa đất lấp lên trên đoạn thân đó, ấn nhẹ cho chắc gốc rồi tưới nhẹ nước lên.
- YC các nhóm chấm điểm cho nhau.
3. Củng cố 5’
GV hỏi: Cây con có thể mọc ra từ những bộ phận nào của cây mẹ?
4.Dặn dò
-Về nhà, các em làm bài thực hành như sgk hướng dẫn ở trang 111 để có một chậu cây đẹp cho mình.
- Xem trước bài 55: sưu tập ảnh những con vật đẻ trứng, đẻ con.
- Cấu tạo của hạt gồm 3 phần: vỏ; phôi và chất dinh dưỡng dự trữ (để nuôi phôi).
- Cấu tạo phôi của hạt mầm gồm : rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.
- Trong nhóm, HS quan sát hình ảnh và vật thật để chỉ cho bạn mình thấy:
+ Chồi mầm trên vật thật (hoặc hình vẽ): ngọn mía, củ khoai tây, lá cây bỏng, củ hành, tỏi, củ gừng  Từ đó rút ra nhận xét liệu cây đó có thể trồng bằng bộ phận nào của cây mẹ.
- Đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu lên luống. Dùng tro, trấu để lấp một phần ngọn lại, một thời gian sau chồi đâm lên thành khóm mía mới. 
- Các nhóm sử dụng đồ dùng là ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, riềng thực hành trồng cây trong chậu do hs mang đi.
- Các nhóm chấm điểm cho nhau.
- HS nhắc lại nội dung.
..........................................................................
GIÁO DỤC TẬP THỂ
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 
I. Mục tiêu:
-Nhận xét đánh giá việc thực hiện nề nếp và sinh hoạt trong tuần 27.
-Triển khai công việc trong tuần 28.
-Tuyên dương những em luôn phấn đấu vươn lên có tinh thần giúp đỡ bạn bè.
II. Các hoạt động dạy-học
1.Ổn định tổ chức: Cho cả lớp hát một bài.
2. Tiến hành :
* Sơ kết tuần 27
-Cho lớp trưởng báo cáo việc theo dõi nề nếp sinh hoạt của lớp trong tuần. 
-Ban cán sự lớp và tổ trưởng bổ sung.
-GV nhận xét chung, bổ sung.
+ Đạo đức :
-Lớp thực hiện nghiêm túc mọi nề nếp và kế hoạch do nhà trường, Đội phát động. Các em ngoan hơn tuần trước.
-Tồn tại : Vẫn còn một số em ồn ào trong giờ học, chưa có ý thức tự giác học tập, nhất là 15 phút đầu giờ, có em còn nói tục, một số em ý thức chưa cao còn đá bóng trong sân trường.
+Học tập :
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập và sách giáo khoa. Nhiều em có ý thức học bài và làm bài tập ở lớp và ở nhà tương đối đầy đủ. Trong lớp chăm chú nghe cô giáo giảng bài tích cực tham gia các hoạt động học tập. Nhiều em tích cực học tập. 
- Tồn tại : Lớp còn ồn, một số em lười học bài và làm bài ở nhà, chữ viết của một số em còn cẩu thả, xấu.
 + Các hoạt động khác :
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ.
- Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn. 
*Tồn tại: 15’ đầu giờ các em còn ồn, chưa có ý thức tự giác ôn bài, lúc ra chơi vào các em còn chậm chạp. 
*Tuyên dương một số em. Yến, Tuyết
*Phê bình: 
*Kế hoạch tuần 28
-Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần trước.
- Học chương trình tuần 28 theo thời khoá biểu. 
-Vừa học vừa ôn để thi giữa học kì 2, môn tiếng Việt.
-15 phút đầu giờ cần tăng cường hơn việc kiểm tra bài cũ.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông – Giữ vững an ninh học đường.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
- Học tập và rèn luyện nghiêm túc hơn. Vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ. 
...............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 27 CKTKNTTHCM.doc