Giáo án Lớp 5 tuần 27 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Giáo án Lớp 5 tuần 27 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Tiết 2: Tập đọc

TRANH LÀNG HỒ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

· Đọc đúng các tiếng khó: tranh, lành mạnh, trồng trọt, chăn nuôi, đen lĩnh, luyện, ếch, hóm hỉnh, khoáy, nhấp nháy, . . .Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả độc đáo của những bức tranh. Đọc diễn cảm toàn bài.

· Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp, . . .

· Giáo dục: HS có ý thức học tốt phân môn tập đọc.

 

doc 24 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 27 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
20/03/2010
 	Thứ 2 ngày 22 tháng 3 năm 2010
 Tiết 1: CHÀO CỜ
Sinh hoạt ngồi trời.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: Tập đọc
TRANH LÀNG HỒ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Đọc đúng các tiếng khó: tranh, lành mạnh, trồng trọt, chăn nuôi, đen lĩnh, luyện, ếch, hóm hỉnh, khoáy, nhấp nháy, . . .Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả độc đáo của những bức tranh. Đọc diễn cảm toàn bài. 
Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp, . . .
Giáo dục: HS có ý thức học tốt phân môn tập đọc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Tranh minh hoạ bài trang 88.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn đọc diễn cảm (Đoạn 1)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: HS đọc nối tiếp bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân 
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh mô tả cảnh trong tranh 
Luyện đọc: HS khá đọc bài.
 - HS đọc nối tiếp bài theo 3 đoạn (đoạn 1: từ đầu . . .tười vui; đoạn 2: tiếp . . gà mái mẹ; đoạn 3: còn lại) kết hợp phát hiện từ khó và luyện đọc.
HS đọc nối tiếp bài và đọc chú giải SGK. HS luyện đọc theo cặp.
GV đọc mẫu bài.
Tìm hiểu bài:
HS đọc thầm bài, trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi cuối bài.
GV nêu câu hỏi cho HS trả lời và chốt lại ý đúng.
Câu 1: SGK
+ Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tố nữ.
GV: Làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên khắc, vẽ tranh dân gian. Những nghệ sĩ làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy nghề truyền thống của làng, thiết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ sống động, vui tươi, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.
Câu 2: SGK 
+ Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ rất đặc biệt: Màu đen không phải pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm nếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp “ nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn”.
GV: Những nguồn gốc của màu sắc tạo nên tranh làng Hồ.
Câu 3 SGK 
+ phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm, rất có duyên, kĩ thuật đạt tời sự trang trí tinh tế, là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ
 GV: Khi ngắm những bức tranh làng Hồ tác giả đã thần suy nghĩ và cảm phục những người nghệ sĩ tạo tranh của làng Hồ đã cho người xem cảm nhận được cuộc đích thực của làng quê Việt Nam.
HS tìm nội dung bài, phát biểu, lớp nhận xét, GV chốt ý đúng.
Nội dung: Bài văn ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra và lưu truyền những bức tranh làng Hồ, một nét văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Đọc diễn cảm:
Ba em đọc bài nối tiếp. Lớp nhận xét tìm giọng đọc đúng.
GV treo đoạn văn đọc đọc cảm. Hướng dẫn HS đọc nhấn giọng ở những từ (đã thích, thấm thía, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh, tươi vui).
- HS luyện đọc diễn cảm. HS thi đọc diễn cảm. GV nhận xét và cho điểm HS.
C. Củng cố: HS nêu lại nội dung.
D. Dặn dò: Về nhà đọc bài, xem trước bài Đất Nước.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: Khoa học
CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Quan sát, mô tả, cấu tạo của hạt.
Nêu được điều kiện nảy mầm và quá trình phát triển thành cây của hạt.
Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt ở nhà.
Nắm vững các kiến thức đã học, biết thực hành ươm hạt.
HS có ý thức học tốt khoa học, thích tìm hiểu, nghiên cứu thực vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Hình 108, 109 SGK.
Ươm một số hạt (các loại hạt đậu vào bông hoặc giấy thấm, hoặc đất ẩm).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: GV gắn sơ đồ hoa, gọi HS lên chỉ các bộ phận của nhị và nhuỵ?
Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài ghi bảng.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
 Hoạt động 1: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Các nhóm tách hạt đã ươm ra và chỉ cho nhau đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng.
GV kiểm tra ở từng nhóm.
Tiếp theo, quan sát hình 2, 3, 4, 5, 6 và đọc thông tin các khung chữ trang 108, 109 SGK để làm bài tập. 
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV yêu cầđại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trước lớp, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 Hoạt động 2: Thảo luận
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo gợi ý sau:
Từng HS giới thiệu kết quả gieo hạt của mình. Trao đổi kinh nghiệm.
Nêu điều kiện để hạt nảy mầm.
Chọn hạt nảy mầm tốt để giới thiệu với bạn.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận và gieo hạt cho hạt nảy mầm của nhóm mình.
GV truyên dương nhóm có nhiều hạt gieo thành công.
Kết luận: Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp (không quá nóng, không quá lạnh)
 Hoạt động 3: Quan sát
Bước 1: Làm việc theo cặp 
Hai HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát hình 7 trang 109 SGK chỉ vào từng hình và mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt đến khi ra hoa kết quả và cho hạt mới.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Gọi một số HS trình bày trước lớp.
Củng cố: Về nhà thực hành theo mục thực hành.
Dặn dò: Học bài ở nhà, chuẩn bị một số cây mọc lên từ cây mẹ.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Củng cố cách tính vận tốc.
Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
HS học tốt môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ cho HS làm bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: 
Nêu quy tắc và viết công thức tính vận tốc.
HS làm lại bài tập 3 tiết 130.
Dạy bài mới: 
Bài 1: HS đọc đề bài, nêu cách tính và làm bài vào vở, một em làm bài vào bảng phụ.
 Gắn bảng phụ chữa bài và hướng dẫn HS có thể tính vận tốc của đà điểu bằng mét trên giây.
Bài giải:
Vận tốc chạy của đà điểu là:
5250 : 5 = 1050 (m/phút)
Đáp số: 1050 m/phút
Hoặc : 1050 : 60 = (17.5 m/giây)
Cách 2: đổi 5 phút = 300 giây.
Vận tốc chạy của đà điểu là:
5250 : 300 = 17,5 (m/giây)
Bài 2: HS đọc yêu câu bài tập và nêu lại tên gọi kí hiệu của v,s t.
HS làm bài vào vở, một em làm bài vào bảng kẻ sẵn.
s
130km
147 km
210 m
1014m
t
4 giờ
3 giờ
6 giây
13 phút
v
32,5 km/giờ
49 km/giờ
35 m/giây
78 m/phút
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài, nêu tóm tắt
 + Bài toán cho bết gì? 
 + Bài toán hỏi gì?
HS nêu cách làm bài và làm bài vào vở một em làm bài vào bảng phụ.
Gắn bảng phụ chữa bài. 
Bài 4: Thực hiện như bài 3 
Tóm tắt:
Quảng đường đi ô tô: 25 – 5
Thời gian : nữa giờ = 0,5 giờ = ½ giờ
Vận tốc ô tô : . . . . km/giờ
Bài giải:
Quãng đường người đó đi bằng ôt tô là:
25 – 5 = 20 km
Vận tốc của ô tô là:
20 : 0,5 = 40 (km/giờ )
hay: 20 : ½ = 40 (km/giờ)
Đáp số: 40 km/giờ
Tóm tắt
Thời gian: 6 giờ 30phút đến 7 giờ 45 phút
Quảng đường: 30 km
Vận tốc : . . . . km/giờ
Bài giải:
Thời gian ca nô đã đi là:
7 giờ 45 phút - 6 giờ 30phút = 1giờ 15phút
1giờ 15phút = 1.25 giờ.
Vận tốc của ca nô là:
30 : 1,25 = 24 (km/giờ)
Đáp số: 24 km/ giờ
Củng cố: Hỏi: muốn tính được vận tốc ta cần phải có những đơn vị nào? Và làm như thế nào?
Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: Đạo đức
EM YÊU HOÀ BÌNH (tiết 2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: HS biết được 
Giá trị của hoà bình; trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo về hoà bình.
Tích cực tham gia các hoạt động bảo về hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức.
Yêu hoà bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân những nơi có chiến tranh.
Giấy khổ to, bút màu.
Điều 38, Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại bài học (ghi nhớ)
B. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm (BT4)
HS giới thiệu trước lớp tranh, ảnh, bai báo về các hoạt động bảo về hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được. (giới thiệu theo nhóm)
GV nhận xét và giới thiệu thêm mộ số tranh ảnh và kết luận:
Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động bảo về hoà bình. Chống chiến tranh.
Cchúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường tổ chức.
 Hoạt động 2: Vẽ cây hoà bình
Chia lớp thành 8 nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ”Cây hoà bình” ra giấy khổ to.
+ Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
+ Hoa, quả, lá cây là những điều tốt đẹp mà hoà bình mang lại cho trẻ em nói riêng và mọi người nói chung
Các nhóm vẽ tranh.
Đại diện từng nhóm giới thiệu tranh của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét.
GV khen tranh đẹp và kết luận:
Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và mọi người. Song để có được hoà bình, mọi người chúng ta cần phải thể hiện tinh thần hoà bình trong cách sống và ứng xử hằng ngày; đồng thời cần tích cực tham ... nhận xét.
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn Qua những mùa hoa (trên hai bảng; bảng 7 câu, bảng 8 câu).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc thuộc những câu ca dao, tục ngữ ở bài tập 2 trang 91,92.
Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1: Yêu cầu HS đọc yêu câud của bài tập 1.
HS làm bài theo cặp
+ Mối từ ngữ in đậm trong đoạn văn có tác dụng gì?
+ Từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với chú méo trong câu 1.
+ cụm từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2.
GV: Cụm từ vì vậy ở ví dụ nêu trên có tác dụng liên kết các câu trong đoạn văn với nhau. Nó được gọi là từ nối.
Bài 2: 
+ Em hãy tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng như cụm từ vì vậy ở đoạn văn trên
+ HS nối tiếp nhau trả lời: tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, đồng thời.
GV kết luận, rút ghi nhớ.
Ghi nhớ: SGK (HS đọc ghi nhớ).
Luyện tập:
Bài 1:
GV gắn bảng đoạn văn đã chép sẵn.
Hai HS nối tiếp nhau đọ bài tập.
HS làm bài tập, hai em làm bài trên bảng phụ (gạch chân từ nối)
Cả lớp chữa bài trên bảng phụ.
+ Đoạn 1: từ nhưng nối câu 3 với câu 2.
+ Đoạn 2: từ vì thế nối câu 4 với câu 3, nối đoạn 2 với đoạn 1, từ rồi nối câu 5 với câu 4.
+ Đoạn 3: từ nhưng nối câu 6 với câu 5 nối đoạn 3 với đoạn 2, từ rồi nối câu 7 với câu 6.
+ Đoạn 4: từ đến nối câu 8 với câu 7 nối đoạn 4 với đoạn 3.
+ Đoạn 5: từ đến nối câu 11 với câu 9,10 ; từ sang đến nối câu 12 với câu 9 , 10, 11.
+ Đoạn 6 : từ mãi đến nối câu 14 với câu 13.
+ Đoạn 7: từ đếnkhi nối câu 15 với câu 16 nối đoạn 7 với đoạn 6, từ rồi nối câu 16 với câu 15.
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài và mẫu chuyện.
HS tự làm bài.
HS nối tiếp nhau nêu từ dùng sai và từ thay thế (GV ghi bảng)
+ Từ nhưng là từ dùng sai
+ Từ thay thế: vậy, vậy thì, thế thì, nếu thế, nếu thế thì.
Gọi HS đọc lại mẫu chuyện vui sau khi đã thay thế từ.
+ Em biết cậu bé trong bài là người như thế nào?
+ Sổ liên lạc của cậu bé chắc chắn là cô giáo phê không hay cho câu bé, câu bé không muốn bố đọc được.
 C . Củng cố: GV nêu lại ghi nhớ.
D. Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: Kĩ thuật
LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Chọn đúng các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
Lắp được máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
Dạy bài mới: Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1 Quan sát, nhận xét mẫu
Cho HS quan sát mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
HS nêu các bộ phận của máy bay trực thăng 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn các thao tác kĩ thuật.
a. Hướng dẫn chọn các chi tiết
GV cùng HS chọn đúng, đủ các chi tiết theo bảng trong SGK.
Xếp các chi tiết vào nắp hộp theo từng loại.
b. Lắp từng bộ phận:
* Lắp thân và đươi máy bay. (H2 – SGK)
HS quan sát kĩ hình 2 để trả lời câu hỏi và chọn các chi tiết.
Gọi 1 HS lên lắp khung sàn xe.
Tiếp tục tiến hành lắp giá đỡ theo thứ như SGK.
* Lắp sàn ca bin và các giá đỡ (H3 – SGK)
* Lắp ca bin (H4– SGK)
* Lắp cánh quạt. (H5– SGK)
* Lắp càng máy bay. (H6– SGK)
c) Lắp ráp máy bay trực thăng: (H 1 – SGK)
GV tiến hành lắp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK.
Kiểm tra các mối ghép.
d) Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết cất vào hộp 
C. Củng cố: HS nhắc lại chi tiết lắp xe can cẩu
D.Dặn dò: Về nhà xem lại cách lắp xe can cẩu
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: HÁT NHẠC
Giáo viên chuyên giảng dạy.
Ngày soạn
21/03/2010
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ 6 ngày 26 tháng 3 năm 2010
 Tiết 1: THỂ DỤC
Giáo viên chuyên giảng dạy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Củng cố cách tính thời gian của chuyển động.
Củng cố mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường.
HS có ý thức học tốt môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng phụ cho HS làm bài.
Chép sẵn bài tập 1 vào bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm lại BT 1, tiết 134.
Dạy bài mới: 
- HS nêu lại cách tính quãng đường, vận tốc và thời gian.
- GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 1: GV gắn bài tập lên bảng.
HS làm bài và một em làm bài vào bảng phụ.
S (km)
261
78
165
96
V(km/giờ)
60
39
27,5
40
T (giờ)
4,35
2
6
2,4
Bài 2: 
HS đọc bài, nêu yêu cầu và làm bài vào vỡ, một em làm bài bảng phụ.
Bài 3: (thực hiện như bài 1)
Bài 4: (thực hiện như bài 1)
Bài giải:
Đổi : 1,08m = 108cm
Thời gian ốc sên bò 108 m là:
108 : 20 = 5,4 (phút)
 Đáp số: 5,4 phút= 5 phút 24 giây
Bài giải:
Thời gian đại bàng bay 72 km là:
72 : 96 = 0.75 giờ = 45 phút
Đáp số: 45 phút
Bài giải:
10,5 km = 10500
Thời gian cá rái bơi 10500 m là:
10500 : 420 = 25 phút phút
Đáp số: 25 phút
Củng cố: HS nhắc lại quy tắc và công thức tính V, Q, T
Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: Tập làm văn
TẢ CÂY CỐI (KIỂM TRA VIẾT)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Thực hành viết bài văn tả cây cối.
Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài có đủ 3 phần: MB, TB, KB
Lời văn tự nhiên chân thật, biết cách dùng các từ ngữ miêu tả hình ảnh so sánh để miêu tả cây. Diễn đạt sáng sủa, mạch lạc.
HS có ý thức làm bài tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng lớp viết đề bài cho HS lựa chọn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra dụng cụ, đồ dùng của HS 
 - HS nêu cấu tạo của bài văn tả cây cối.
Thực hành viết HS đọc đề bài trên bảng.
GV nhắc HS : Em hãy quan sát, viết đoạn văn tả một bộ phận của cây. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành bài văn tả cây cối hoàn chỉnh.
HS viết bài.
GV thu bài viết.
 C.Củng cố: HS đọc lại ghi nhớ về cấu tạo của một bài văn tả cây cối.
 D. Dặn dò: ôn tập tốt đẻ làm bài kiểm tra giữa kì II.
 E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: Địa lí
CHÂU MĨ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Xác định và mô tả sơ lược vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên quả Địa cầu hoặc trên Bản đồ Thế giới.
Có một số hiểu biết về thiên nhiên của châu Mĩ, và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của châu Mĩ (Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ).
Nêu và chỉ lược đồ vị trí một số dãy núi và đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ (lược đồ).
Nắm vững các kiến thức được học.
HS có ý thức tìm hiểu địa lí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Tranh ảnh SGK và ảnh rững A – ma – dôn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: 
Nêu đặc điểm dân cư và kinh tế châu Mĩ?
Nêu tên một số nước phát triển của châu Mĩ?
Dạy bài mới: 
Vị trí địa lí và giới hạn:
Bước 1:- GV chỉ cho HS thấy đường phân chia của bán cầu Đông, Tây.
HS quan sát và cho biết : Những châu lục nào nằm ở bán cầu Đông và những châu lục nào nằm ở bán cầu Tây.
Bước 2: HS trả lời câu hỏi mục 1, SGK: (HS quan sát tìm câu trả lời theo nhóm)
+ Cho biết châu Mĩ giáp với những đại dương nào?
+ Dựa vào bảng số liệu bài 17, cho biết châu Mĩ đứng thứ mấy về diện tích trong số các châu lục trên thế giới?
Bước 3: Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung.
GV kết luận: Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây; bao gồm: Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. Châu Mĩ có diện tích đứng thứ 2 trong các châu lục trên thế giới.
Đặc điểm tự nhiên:
Bước 1: HS quan sát hình 1,2, đọc SGK và thảo luận theo câu hỏi sau:
Quan sát hình 2, rồi tìm trên hình 1 cácchữ cái a,b,c,d, đ, e, và cho biết các 
ảnh đó được chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ.
Nhận xét về địa hình châu Mĩ.
Nêu tên và chỉ trên hình 1:
+ Các dãy núi cao ở phía Tây châu Mĩ.
+ Hai đồng bằng lớn của châu Mĩ.
+ Các dãy núi thấp và cao nguyên ở châu Mĩ.
+ Hai con sông lớn ở châu Mĩ.
Bước 2: - Đại diêïn các nhóm trình bày câu hỏi trước lớp, các nhóm khác bổ sung.
HS chỉ trên bản đồ vị trí núi, sông và đồng bằng của châu Mĩ đã nêu trong bài.
GV sửa chữa và kết luận:
KL: Địa hình châu Mĩ thay đổi từ đông sang tây, dọc bờ biển phía tây là hai dãy núi cao đồ sộ Coóc – đi – e và An – đét; ở giữa là những đồng bằng lớn : đồng bằng trung tâm và đồng bằng A – ma- dôn; phía đông là các núi thấp và cao nguyên :A-pa- lát và Bra-xin.
 3. Khí hậu
+ Châu Mĩ có những đới khí hậu nào?
+ Tại sao châu Mĩ có nhiều đới khí hậu?
+ Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma- dôn? (Cho HS quan sát tranh rừng rậm A – ma – dôn.
KL: Châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả hai bán cầu Bắc và Nam, vì thế châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới đến ôn đới, hàn đới. Rừng rậm A – ma – dôn là vùng rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới.
C. Củng cố: HS đọc bài học SGK.
D. Dặn dò: Về nhà học bài.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: SINH HOẠT LỚP
Nhận xét tuần học 27 – Đưa ra kế hoạch tuần 28.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tài liệu đính kèm:

  • doc27.doc