Giáo án Tuần 4 - Học kỳ 1 Lớp 5

Giáo án Tuần 4 - Học kỳ 1 Lớp 5

Tuần 4 Tập đọc

Những con sếu bằng giấy

 Những mẩu chuyện lịch sử thế giới

 I. Mục tiêu

 - Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài; Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

 - Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)

 - Giáo dục HS ý tức phản đối chiến tranh, yêu chuộng hoà bình .

 II. Đồ dùng dạy - học

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK tranh ảnh về thảm hoạ chiến tranh hạt nhân, về vụ nổ bom nguyên tử nếu có.

 

doc 42 trang Người đăng nkhien Lượt xem 968Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 4 - Học kỳ 1 Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4	Tập đọc 
Những con sếu bằng giấy
 Những mẩu chuyện lịch sử thế giới
 I. Mục tiêu
 - Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài; Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
 - Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
 - Giáo dục HS ý tức phản đối chiến tranh, yêu chuộng hoà bình .
 II. Đồ dùng dạy - học
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK tranh ảnh về thảm hoạ chiến tranh hạt nhân, về vụ nổ bom nguyên tử nếu có.
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ(5phút)
- 2 Nhóm HS phân vai đọc vở kịch Lòng dân.
- Nội dung của vở kịch là gì?
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới(30phút)
 1. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu tranh minh hoạ chủ điểm Cánh chim hoà bình và nội dung các bài học trong chủ điểm: bảo vệ hoà bình, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- Gv cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc 
- Bức tranh vẽ ai? người đó đang làm gì?
GV: Đây là cô bé Xa- da- cô Xa- Xa- ki người nhật. Bạn gấp những con chim làm gì? Các em cùng tìm hiểu để thấy được số phận đáng thương của cô bé và khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.(Ghi bài lên bảng)
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc(10p)
- GV đọc toàn bài (Giọng trầm buồn, to vừa đủ nghe)
 - Chia đoạn: bài chia 4 đoạn
 - HS đọc nối tiếp lần 1
+ GV sửa sai nếu HS đọc phát âm sai
+ Gv ghi từ khó đọc lên bảng 
- HS đọc nối tiếp lần 2
* HD đọc câu văn dài : Nằm trong bệnh viện / nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng/ nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh.
- Kết hợp giải nghĩa từ chú giải
+ GV đọc câu dài mẫu cả lớp theo dõi.
 - HS luyện đọc theo nhóm 4 .
- 1HS đọc toàn bài .
b) Tìm hiểu bài(10p)
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn và đọc câu hỏi1 
H: Xa- da- cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi nào?
H: Em hiểu thế nào là bom nguyên tử?
- GVTK ý 1: Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật bản
- HS đọc đoạn 2 
H: Hậu quả mà 2 quả bom nguyên tử gây ra cho nước Nhật là gì?
H: Phóng xạ là gì?
- KL: Vào lúc chiến tranh thế giới sắp kết thúc. Mĩ quyết định ném cả 2 quả bom nguyên tử mới chế tạo xuống nước Nhật để chứng minh sức mạnh của nước Mĩ, hòng làm cho cả thế giới phải khiếp sợ trước loại vũ khí giết người hàng loạt này. Các em thấy số liệu thống kê những nạn nhân bị chết ngay sau khi 2 quả bom nổ (gần nửa triệu người). Số nạn nhân chết dần chết mòn trong khoảng 6 nămvì bị nhiễm phóng xạ nguyên tử gần 100 000 người, đấy là chưa kể những người phát bệnh sau đó 10 năm như Xa- da- cô. Thảm hoạ do bom nguyên tử gây ra thật khiếp sợ.
GV ghi ý : Hậu quả mà 2 quả bom đã gây ra.
- HS đọc thầm Đ3 
H: Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
H: Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa- da- cô?
GV KL và ghi ý 3: Khát vọng sống của xa- da- cô
- HS đọc đoạn còn lại
H: Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình?
H: Nếu đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa- da- cô?(HS khỏ, giỏi)
H: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
 GVKL ý 4: Ước vọng hoà bình của HS thành phố Hi- rô- xi- ma
H: Nội dung chính của bài là gì?
- GV KL ghi bảng nọi dung bài
 c) Đọc diễn cảm
- Đọc nối tiếp toàn bài
- GV chọn đoạn 3, hướng dẫn HS luyện đọc 
- GV đọc mẫu đoạn: Khi Hi – rô - si – ma bị ném bom.644 con .
- HS luyện đọc theo cặp 
- Tổ trức thi đọc 
- GV nhận xét , cho điểm từng HS .
 3. Củng cố dặn dò(3phút)
- Câu chuyên muốn nói với các em điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài 
- 2 Nhóm HS đọc 
- HS nêu 
- Bức tranh vẽ cảnh một bé gái đang ngồi trên giường bệnh và gấp những con chim bằng giấy. Bức ảnh chụp một tượng đài con chim trắng.
- HS nhắc lại 
- HS nghe
- Cả lớp đọc thầm
Đ1: từ đầu...Nhật Bản.
Đ2: Tiếp đến nguyên tử
Đ3: tiếp đến 644 con.
Đ4: còn lại.
- 4 HS đọc nối tiếp 
- HS đọc từ khó đọc : Hi – rô - si – ma, Na – ga – da – ki, mười năm, lặng lẽ, quyên góp, mãi mãi,
- 4 HS đọc nối tiếp
- HS đọc chú giải
- 3- 4 HS đọc 
- 2 HS đọc chú giải SGK
- HS luyện đoc theo nhóm 4.
- Lớp đọc thầm đoạn 1 HS đọc to câu hỏi 1
- Từ khi Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản
- Là loại bom có sức sát thương và công phá mạnh nhiều lần bom thường.
- HS nhắc lại
- Cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100 000 người chết do nhiễm phóng xạ
- Là chất sinh ra khi nổ bom nguyên tử , rất có hại cho sức khoẻ con người và môi trường.
- HS nhắc lại
- HS đọc thầm đoạn 3, 1 HS đọc câu hỏi 2
- Bằng cách ngày ngày gấp sếu, vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh.
- Các bạn nhỏ đã góp tiền xây tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại.
- HS nhắc lại
- HS đọc đoạn 4 và câu 3 b+ 4 
- Các bạn quyên góp tiền XD tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân đã bị bom nguyên tử sát hại. Chân tượng đài khắc những dòng chữ thể hiện nguyện vọng của các bạn: Mong muốn thế giới này mãi mãi hoà bình
- Chúng tôi căm ghét chiến tranh
- Tôi căm ghét những kẻ đã làm bạn phải chết....
- Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
* ý nghĩa : Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
- 4 HS đọc nối tiếp
- Khi đọc cần nhấn giọng những từ sau: May mắn, phóng xạ, lâm bệnh, nhẩm đếm, một nghìn, lặng lẽ, toàn nước Nhật, chết, 644.
- HS luyện đọc trên bảng phụ đoạn 3
- Vài nhóm đọc nối tiếp 
- 3 nhóm thi đọc 
- Lớp nhận xét chon nhóm đọc hay nhất
Toán 	Tiết 16 
Ôn tập và bổ sung về giải toán
I. Mục tiêu Giúp HS:
 - Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
 - Biết giải toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy – học
- Bảng số trong ví dụ 1 viết sẵn vào bảng phụ hoặc giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động học
Hoạt động dạy
1. Kiểm tra bài cũ(5phút)
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới(30phút)
2.1.Giới thiệu bài
- Trong giờ học toán này các em sẽ làm quen với dạng toán có liên quan hệ tỷ lệ và học cách giải các bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
2.2.Tìm hiểu ví dụ về quan hệ tỉ lệ (thuận)
a) Ví dụ
- GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung của ví dụ và yêu cầu HS đọc.
- GV hỏi: 1 giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
- 2 giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
- 2 giờ gấp mấy lần 1 giờ.
- 8 km gấp mấy 4 km?
- Như vậy khi thời gian đi gấp lên 2 lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy lần?
- 3 giờ người đó đi được bao nhiêu km?
- 3 giờ so với 1 giờ thì gấp mấy lần?
- 12 km so với 4km thì gấp mấy lần?
- Như vậy khi thời gian gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy lần?
- Qua ví dụ trên, bạn nào có thể nêu mối quan hệ giữa thời gian đi và quãng đường đi được?
- GV nhận xét ý kiến của HS, sau đó nêu kết luận : Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần
- GV nêu: Chúng ta sẽ dựa vào mối quan hệ tỉ lệ này để giải toán.
b) Bài toán
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi: Bài toán cho em biết những gì?
- GV: Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV hướng dẫn HS viết tóm tắt đúng như phần bài học SGK đã trình bày.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và tìm cách giải bài toán.
- GV cho một số HS trình bày cách giải của mình trước lớp. Nếu đúng các cách như SGK thì GV khẳng định lại cho HS cả lớp ghi nhớ cách giải. Nếu HS cả lớp chưa tìm được cách giải, GV hướng dẫn theo trình tự sau :
* Giải bằng cách “rút về đơn vị”
- GV hỏi: Biết 2 giờ ô tô đi được 90km, làm thế nào để tính được số ki-lô-mét ô tô đi được trong 1 giờ?
- Biết 1 giờ ô tô đi được 45 km. Tính số km ôtô đi được trong 4 giờ.
- GV hỏi: Như vậy để tính được số km ôtô đi trong 4 giờ chúng ta làm như thế nào?
- Dựa vào mối quan hệ nào chúng ta có thể làm như thế?
- GV nêu: Bước tìm số km đi trong 1 giờ ở bài toán trên gọi là bước rút về đơn vị.
* Giải bằng cách “tìm tỉ số”
- GV hỏi: So với 2 giờ thì 4 giờ gấp mấy lần?
- Như vậy quãng đường 4 giờ đi được gấp mấy lần quãng đường 2 giờ đi được? Vì sao?
- Vậy 4 giờ đi được bao nhiêu km?
- Như vậy chúng ta đã làm như thế nào để tìm được quãng đường ô tô đi trong 4 giờ?
- GV nêu : Bước tìm xem 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần được gọi là bước tìm tỉ số”
2.3.Luyện tập – thực hành
Bài 1 ( Cá nhân)
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi: Bài toán cho em biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- GV hỏi: Theo em, nếu giá vải không đổi, số tiền mua vải gấp lên thì số vải mua được sẽ như thế nào?
- Số tiền mua vải giảm đi thì số vải mua được sẽ như thế nào?
- GV: Em hãy nêu mối quan hệ giữa số tiền và số vải mua được.
- GV yêu cầu dựa vào bài toán ví dụ và làm bài.
Tóm tắt
5m: 80000 đồng
7m: ... đồng?
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2(HS khá, giỏi)
- GV gọi HS đọc đề bài toán trước lớp.
- Bài toán cho em biết gì 
- Bài toán hỏi gì?
- Nếu số người và năng suất trồng cây của đội không đổi thì số cây trồng sẽ như thế nào nếu ta gấp (giảm) số ngày trồng lên đi một số lần ?
- GV yêu cầu HS giải toán.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS: 1 giờ người đó đi được 4km.
- 2 giờ người đó đi được 8 km.
- 2 giờ gấp 1 giờ 2 lần.
- 8km gấp 4km 2 lần.
- Khi thời gian đi gấp lần 2 lần thì quãng đường đi được gấp lên 2 lần.
- 3 giờ người đó đi được 12km.
- 3 giờ so với 1 giờ thì gấp 3 lần.
- 12km so với 4 km thì gấp 3 lần.
- Khi thời gian gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được gấp lên 3 lần.
- HS trao đổi với nhau, sau đó một vài em phát biểu ý kiến trước lớp.
- HS nghe và nêu lại kết luận.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, các HS khác đọc thầm trong SGK.
- HS: Bài toán cho biết 2 giờ ôtô đi được 90km.
- Bài toán hỏi 4 giờ ôtô đi được bao nhiêu ki-lô-mét.
- HS tóm tắt bài toán. 1 HS Tóm tắt trên bảng.
- HS trao đổi để tìm cách giải bài toán.
- HS trình bày cách giải của mình trước lớp, sau đó trình bày Bài giải.
- HS trao đổi và nêu ... ổi bật ở giai đoạn từ 6 tuổi đến 10 tuổi và giai đoạn tuổi dậy thì?
- 6 tuổi đến 10 tuổi: cơ thể hoàn chỉnh, cơ xương phát triển mạnh.
- Tuổi dậy thì: cơ thể phát triển nhanh, cơ quan sinh dục phát triển ...
- HS nhận xét
-Nhận xét, cho điểm
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK 
- Hoạt động nhóm, cả lớp 
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại 
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn
- HS đọc các thông tin và trả lời câu hỏi trong SGK trang 16 , 17 theo nhóm
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Làm việc theo hướng dẫn của GV, cử thư ký ghi biên bản thảo luận như hướng dẫn trên
+ Bước 3: Làm việc cả lớp 
- Yêu cầu các nhóm trình bày
- GV chốt lại nội dung làm việc của HS 
- Mỗi nhóm chỉ trình bày 1 giai đoạn và các nhóm khác bổ sung 
Giai đoạn
Đặc điểm nổi bật 
Tuổi vị thành niên
- Chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn
- Phát triển mạnh về thể chất, tinh thần và mối quan he với bạn bè, xã hội. 
Tuổi trưởng thành
- Trở thành ngưòi lớn, tự chịu trách nhiệm trước bản thân, gia đình và xã hội.
Tuổi trung niên
- Có thời gian và điều kiện tích luỹ kinh nghiệm sống.
Tuổi già
- Vẫn có thể đóng góp cho xã hội, truyền kinh nghiệm cho con, cháu.
* Hoạt động 2: Trò chơi “Ai? Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời”? 
- Hoạt động nhóm, lớp 
+ Bước 1: Tổ chức hướng dẫn 
- Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm từ 3 đến 4 hình. 
- HS xác định xem những người trong ảnh đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời và nêu đặc điểm của giai đoạn đó. 
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm 
- HS làm việc theo nhóm như hướng dẫn. 
+ Bước 3: Làm việc cả lớp 
- Các nhóm cử người lần lượt lên trình bày. 
- Các nhóm khác có thể hỏi và nêu ý kiến khác về phần trình bày của nhóm bạn. 
- GV yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi trong SGK. 
+ Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời? 
- Giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên (tuổi dậy thì). 
+ Biết được chúng ta đang ở giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì? 
- Hình dung sự phát triển của cơ thể về thể chất, tinh thần, mối quan hệ xã hội, giúp ta sẵn sàng đón nhận, tránh được sai lầm có thể xảy ra. 
- GV chốt lại: Các em đang ở giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên, các em cần hiểu rõ mình đang ở giai đoạn nào của cuộc đời để có cách sống phù hợp sự phát triển của cơ thể về thể chất, tinh thần, các mối quan hệ xã hội
* Hoạt động 3: Củng cố
- Giới thiệu với các bạn về những thành viên trong gia đình bạn và cho biết từng thành viên đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời? 
- HS trả lời, chỉ định bất kì 1 bạn tiếp theo.
GV nhận xét, tuyên dương.
4. Tổng kết - dặn dò
- Xem lại bài và học ghi nhớ. 
- Chuẩn bị: “Vệ sinh tuổi dậy thì” 
- Nhận xét tiết học 
TUẦN 4
BÀI 8: VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ
I. Yêu cầu
- Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe tuổi dậy thì
- Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì
II. Chuẩn bị
- GV: Phiếu học tập-Tranh SGK
II. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già. 
- Nêu đặc điểm nổi bật của các giai đoạn từ tuổi vị thành niên đến tuổi già. 
- HS chọn hình và nêu đặc điểm nổi bật ở giai đoạn đó. 
Ÿ GV cho điểm, nhận xét bài cũ. 
- HS nhận xét 
3. Bài mới: “Vệ sinh tuổi dậy thì”
* Hoạt động 1: Đàm thoại
- Hoạt động nhóm đôi, lớp 
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, giảng giải 
+ Bước 1
-GV nêu vấn đề :
+Mồ hôi có thể gây ra mùi gì ?
+Nếu đọng lại lâu trên cơ thể, đặc biệt là ở các chỗ kín sẽ gây ra điều gì ? 
+Vậy ở lứa tuổi này, chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn “trứng cá” ?
+ Bước 2
-GV yêu cầu mỗi HS nêu ra một ý kiến ngắn gọn để trình bày câu hỏi nêu trên 
- HS trình bày ý kiến 
-GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng
- Rửa mặt bằng nước sạch, tắm rửa, gội đầu, thay đổi quần áo thường xuyên , 
+ Nêu tác dụng của từng việc làm đã kể trên
- Tránh mụn trứng cá, giữ cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho
- GV chốt ý: Những việc làm trên là cần thiết để giữ vệ sinh cơ thể nói chung. Ngoài ra ở tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục mới bắt đầu phát triển nên chú ý giữ vệ sinh cơ quan sinh dục.
* Hoạt động 2: Phiếu học tập 
+ Bước 1:
-GV chia lớp thành 2 nhóm nam và nữ, phát phiếu học tập với các nội dung chính:
- Thời gian vệ sinh cơ quan sinh dục
- Những lưu ý khi vệ sinh cơ quan sinh dục
- Những lưu ý khi dùng đồ lót (nam), băng vệ sinh (nữ)
Nhận phiếu, làm bài trắc nghiệm
-Nam phiếu 1:“Vệ sinh cơ quan sinh dục nam”
-Nữ phiếu 2: “Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ 
+ Bước 2: Sửa bài tập theo từng nhóm nam, nhóm nữ riêng 
-Phiếu 1: 1- b ; 2 – a, b. d; 3 – b,d
-Phiếu 2: 1- b, c ; 2 – a, b, d; 3 – a ; 4 - a
- GV chốt ý: Cần vệ sinh cơ thể đúng cách, đặc biệt phải thay quần áo lót, rửa cơ quan sinh dục bằng nước sạch và xà phòng tắm hàng ngày.
* Hoạt động 3: Quan sát tranh-Thảo luận
+ Bước 1 : Quan sát, thảo luận
-Yêu cầu các nhóm quan sát H 4, 5 , 6 , 7 Tr 19 SGK và trả lời câu hỏi 
+Chỉ và nói nội dung từng hình 
+Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì?
- 4 HS tạo thành nhóm trao đổi, trả lời câu hỏi
+ Bước 2: Trình bày
-GV khuyến khích HS đưa thêm ví dụ về những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ
-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
GV chốt: Ở tuổi dậy thì, chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập TDTT, vui chơi giải trí lành mạnh; tuyệt đối không sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu; không xem phim ảnh hoặc sách báo không lành mạnh 
4. Tổng kết - dặn dò
-HS đọc ghi nhớ bài học.
- Chuẩn bị: Thực hành “Nói không ! Đối với các chất gây nghiện “
- Nhận xét tiết học 
Lịch sử
Bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
I.Mục tiêu:
Biết một vài điểm mới ve tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đau thế kỉ XX:
+ Ve kinh tế: xuất hiện nhà máy, ham mỏ, đon đien, đường ô tô, đường sắt.
+ Ve xã hội: xuất hiện các tang lớp mới: chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân.
Hs khá, giỏi: 
+ Biết được nguyên nhân của sự biến đổi kinh tế - xã hội nước ta: do chính sách tăng cường khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
+ Nắm dược mối quan hệ giữa sự xuất hiện những ngành kinh tế mới đã tạo ra các tầng lớp, giai cấp mới trong xã hội.
II. Đồ dùng;
Hình minh hoạ SGK , Phiếu học tập cho hs. Tranh tư liệu. Bảng so sánh kẻ sẵn theo VBT.
III. Hoạt động dạy và học.
Nội dung &TG
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A Kiểm tra.
B. Bài mới.
Hoạt động 1. Tìm hiểu những thay đổi trong nền kinh tế VN cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20.
Hoạt động 2.
Những thay đổi trong xã hội Việt Nam.
C. Củng cố 
 dặn dò.
Nêu các phong trào chống Pháp hưởng ứng chiếu Cần Vương.
Nghe và đánh giá.
Gọi hs đọc đoạn 1. Quan sát ảnh trong sgk và cho hs thảo luận theo cặp các câu hỏi :
- Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế VN có những ngành nào là chủ yếu?
- Nêu những biểu hiện mới về kinh tế VN?
Gọi hs trình bày kết quả.
Nghe và nhận xét:
- Kinh tế VN chủ yếu là nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là nghề gốm và đúc đồng, dệt.
- Khi TDP xâm lược, chúng khai thác khoáng sản như than, sắt, thiếc, vàng, bạc. 
Chúng còn xây dựng nhà máy điện nước, xi măng, dệt để bóc lột sức lao động người dân với đồng lương rẻ mạt. chúng xây dựng đường ô tô , xe lửa để vận chuyển hàng hoá.
Chúng cướp đất của nông dân ta để xây dựng đồn điền cà phê, chè, cao su.
Như vậy, nước ta có nhiều ngành kinh tế chủ yếu để phục vụ người Pháp.
Cho hs đọc tiếp đoạn 2 sgk và trả lời câu hỏi.
- Trước khi thực dân Pháp xâm lược, xã hội nước ta có những tầng lớp nào?
- Sau khi thực dân Pháp xâm lược, xã hội nước ta có những thay đổi nào? có những tầng lớp nào?
- Nêu những nét chính về đời sống công nhân?
Cho các nhóm thảo luận và nêu ý kiến.
Nghe và nhận xét, kết luận.
Trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta chỉ có hai giai cấp : địa chủ và phong kiến.
Sau khi Pháp xâm lược, sự xuất hiện của nhiều ngành kinh tế kéo theo sự xuất hiện của các tầng lớp xã hội. Bộ máy cai trị mới hình thành, thành thị phát triển, buôn bán mở mang làm xuất hiện thêm nhiều tầng lớp mới: Công nhân viên chức, trí thức, nhà buôn chủ xưởng nhỏ,
đặc biệt là giai cấp công nhân.
Nông dân bị mất ruộng vào làm công trong các đồn điền nhà máy hầm mỏ với đồng lương rẻ mạt đời sống vô cùng khổ cực.
Cho hs hoàn thành bảng so sánh trong VBT.
Cho đọc nội dung bài.
Nhận xét tiết học
2 hs trả lời.
Nghe và nhận xét.
Nghe và quan sát.
Thực hiện theo yêu cầu.
Nêu ý kiến.
Nghe và nhận xét , bổ sung.
Đọc SGK.
Làm việc theo nhóm và nêu ý kiến.
Nghe và bổ sung..
Hoàn thành bảng so sánh.
Đọc nội dung bài.
Nghe.
Phòng Giáo dục – Đào tạo quận 3
Trường tiểu học Bắc Mỹ
Sinh hoạt chủ nhiệm
Lớp 4A – tuần 04
Mục tiêu:
Học sinh năm được nội dung chủ đề tuần: Truyền thống nhà trường
Học sinh biết tự nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nội dung thi đua của bản thân, của tổ, của lớp.
Thông qua chủ đề tuần để giáo dục ý thức học tập và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
Học sinh ham thích và tự giác tham gia các hoạt động
Chuẩn bị:
Phiếu tự nhận xét cá nhân
Bảng thi đua các tổ; Bảng đăng kí thi đua; Ngôi sao
Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định: hát tập thể
Hoạt động 1: cá nhân “Nhận xét – đánh giá việc thực hiện nội dung thi đua trong tuần”
Phát phiếu tự nhận xét, đánh giá
Hướng dẫn học sinh thực hiện trên phiếu
Theo dõi học sinh thực hiện
Tổng kết, khen thưởng tổ xuất sắc và cá nhân điển hình
Trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”
Hoạt động 2: hoạt động tập thể
Tổ chức cho học sinh trình bày các nội dung mình đã thực hiện được trong phong trào “Thi đua học tập chăm ngoan và làm nhiều việc tốt” 
Gv chốt, liên hệ thực tế
Giới thiệu một số hình ảnh về những việc tốt của các bạn trong trường và những bạn nhỏ ở các trường khác.
Giáo dục tư tưởng
Văn nghệ
Hoạt động 3: hoạt động nhóm
Phát động phong trào “Truyền thống nhà trường”
Thi đua làm sạch đẹp trường lớp
Giữ vệ sinh răng miệng
Thi đua học tập chăm ngoan và làm việc tốt
Gv chốt
Chúc mừng sinh nhật các bạn trong tuần 4
Lớp chúng mình
Cá nhân thực hiện trên phiếu
Tổ trưởng tóm tắt thành tích của tổ mình, chọn cá nhân điển hình
Lớp trưởng tổng hợp thành tích của cả lớp
Hs tham gia trò chơi
Mỗi hs lên trình bày những việc mình đã thực hiện được
Hs xem hình ảnh
Liên hệ thực tế, nêu gương điển hình của lớp về học tập chăm ngoan và làm được nhiều việc tốt
Hát 
Các nhóm thảo luận và đăng kí thi đua
Các tổ đăng kí cho lớp trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 4.doc