Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Lê Thị Lan Hương - Trường Tiểu học Gio Sơn

Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Lê Thị Lan Hương - Trường Tiểu học Gio Sơn

Mục tiêu: Giúp H :

- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

- Biết đổi đơn vị đo thời gian.

- Giáo dục H tính cẩn thận, tự giác, có ý thức vươn lên.

II.Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ ghi bài tập 1.

 

doc 13 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 984Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Lê Thị Lan Hương - Trường Tiểu học Gio Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 28
Thứ hai
Ngày soạn: 17 / 3 / 2011
Ngày dạy: 21 / 3 / 2011
Toán
Luyện tập chung
I.Mục tiêu: Giúp H :
- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Biết đổi đơn vị đo thời gian.
- Giáo dục H tính cẩn thận, tự giác, có ý thức vươn lên.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi bài tập 1.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ: 
? H nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động . Viết công thức tính: v, s, t ?
+ H nhận xét
* GV nhận xét đánh giá 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Luyện tập chung
2. Thực hành - Luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu H đọc đề bài
? Đề bài yêu cầu gì?
+ 1 H làm bảng, H dưới lớp làm vở. 
+ H đọc bài làm 
+ H nhận xét
* GV nhận xét đánh giá: Trên cùng 1 quãng đường thì vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. 
Bài 2: Yêu cầu H đọc đề bài: 
? Bài toán thuộc dạng nào? (dùng công thức nào?)
? Đơn vị vận tốc cần tìm là gì?
+ H ở lớp làm vở, 1 H làm bảng
+ H nhận xét, chữa bài
* GV đánh giá: 
? Vận tốc của xe máy là 37,5km/giờ cho ta biết điều gì?
Bài 4: Yêu cầu H khá, giỏi tự làm bài rồi nêu kết quả. 
* GV đánh giá.
 3. Nhận xét - dặn dò:
? Nêu lại cách tính và công thức tính s, v, t ?
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Về nhà xem lại bài .
- 2 H
- 1 H đọc
- Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy bao nhiêu km.
- H làm bài
- 1 học sinh làm bảng lớp làm vở:
Bài giải
4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
Mỗi giờ ô tô đi được là:
135 : 3 = 45 (km)
Mỗi giờ xe máy đi được là:
135 : 4,5 = 30 (km)
Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy
là: 45 30 = 15 (km)
- H đọc
- 1 H
- Tính vận tốc. v = s : t
- km/giờ
Bài giải
1250 : 2 = 625 (m/phút)
1 giờ = 60 phút
Một giờ xe máy đi được là:
625 x 60 = 37500 (m)
37500 m = 37,5 km
Vận tốc của xe máy là: 37,5 km/giờ
 Đáp số: 37,5 km/giờ
- H làm bài
- 1 giờ xe máy đi được 37,5km
- H làm bài
- H nêu
Chính tả:
Ôn tập giữa học kì II (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
 - Nghe - viết đúng CT bài Bà cụ bán hàng nước chè, tốc độ viết khoảng 100 chữ/ 15 phút.
 - Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình cụ già; biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả. 
 - H cẩn thận, chịu khó, thẩm mĩ.
II. Đồ dùng dạy học: Một số tranh, ảnh về các cụ già.
III. Các hoạt động dạy học: 	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả Bà cụ bán hàng nước chè - giọng thong thả, rõ ràng. 
- H đọc thầm lại bài chính tả, tóm tắt nội dung bài. GV nhắc H chú ý các tiếng, từ dễ viết sai: tuổi giời, tuồng chèo
- GV yêu cầu H gấp SGK. GV đọc cho H viết.
- GV đọc lại bài chính tả cho H rà soát lại bài. GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét chung.
Bài 2:
- GV cho một H đọc yêu cầu của bài.
- GV hỏi :
? Đoạn văn các em vừa viết tả ngoại hình hay tính cách của bà cụ bán hàng nước chè ?
? Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình ? 
? Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào ? 
- GV hướng dẫn H:
+ Miêu tả ngoại hình nhân vật không nhất thiết phải tả đầy đủ tất cả các đặc điểm mà chỉ tả những đặc điểm tiêu biểu.
+ Trong bài văn miêu tả, có thể có 1 hoặc 2, 3 đoạn văn tả ngoại hình nhân vật. VD: Bài Bà tôi (Tiếng Việt 5, tập một) có đoạn tả mái tóc của bà; có đoạn tả giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt của bà.
+ Bài tập yêu cầu các em viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình của một cụ già mà em biết (một cụ ông hoặc cụ bà) em nên viết đoạn văn tả một vài đặc điểm tiêu biểu của nhân vật.
- GV cho một vài H phát biểu ý kiến cho biết các em chọn tả một cụ ông hay cụ bà, người đó quan hệ với các em như thế nào.
- GV yêu cầu H làm bài vào vở.
- GV cho H tiếp nối nhau đọc bài viết của mình. GV nhận xét. GV chấm điểm một số đoạn viết hay.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những H viết đoạn văn chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn viết.
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- H đọc và tóm tắt: Tả gốc cây bàng cổ thụ và tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc bàng.
- H viết bài, soát lỗi và nộp tập.
- 1 H đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- H trả lời:
+ Tả ngoại hình.
+ Tả tuổi của bà.
+ Bằng cách so sánh với cây bàng già; đặc tả mái tóc bạc trắng.
- H lắng nghe.
- Một vài H phát biểu.
- H làm bài.
- H tiếp nối nhau đọc.
Thứ ba
Ngày soạn: 19 / 3 / 2011
Ngày dạy: 22 / 3 / 2011
Toán
Luyện tập chung
I.Mục tiêu: Giúp H :
- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
- H tích cực, chủ động trong tính toán.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ bài 1.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ:
- Kiểm tra bài tập ở nhà.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Thực hành:
Bài 1: Yêu cầu H đọc đề bài:
a) + H gạch 1 gạch dưới đề bài cho biết, 2 gạch dưới đề bài yêu cầu, tóm tắt.
+ H quan sát trên bảng phụ (GV treo) và thảo luận nhóm cách giải.
? Có mấy chuyển động đồng thời cùng xe máy?
? Hướng chuyển động của ô tô và xe máy như thế nào?
? Khi ô tô và xe máy gặp nhau tại điểm C thì tổng quãng đường ô tô và xe máy đi được là bao nhiêu km?
? Sau mỗi giờ, cả ô tô và xe máy đi được quãng đường bao nhiêu?
* GV nhận xét: Như vậy sau mỗi giờ khoảng cách giữa ô tô và xe máy giảm đi 90km.
+ 1 H làm bảng, lớp làm vở .
+ H nhận xét
* GV nhận xét: Bài này có thể trình bày giải bằng cách gộp, lấy quãng đường chia tổng vận tốc 2 chuyển động.
b) Tương tự như bài 1a)
+ Yêu cầu H trình bày giải bằng cách tính gộp.
***Lưu ý: 2 chuyển động phải khởi hành cùng một lúc mới được tính cách này.
Bài 2: Yêu cầu H đọc đề bài 
+ 1 H nêu cách làm
+ H ở lớp làm vở, 1 H làm bảng
+ H nhận xét, chữa bài
? Hãy giải thích cách tính thời gian đi của ca- nô?
? Bài toán thuộc dạng nào? Dùng công thức nào để tính?
* GV đánh giá: 
Bài 4: Yêu cầu H khá, giỏi tự làm bài rồi nêu kết quả.
+ H làm bài vào vở
* GV nhận xét.
3. Nhận xét - dặn dò:
? Muốn tính thời gian gặp nhau của 2 chuyển động ngược chiều và cùng lúc ta làm thế nào ?
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Về nhà xem lại bài .
- 1 H
- H thao tác
- Thảo luận nhóm
- 2 chuyển động: ô tô, xe máy
- Ngược chiều nhau.
- 180km hay cả quãng đường AB
- 54 + 36 = 90 (km)
- H làm bài
- H nghe
- H làm bài b)
- 1 H
- H nêu
- H làm bài
- Tìm s, biết v & t
- H làm bài
Bài giải
Thời gian đi của ca nô là:
11 giờ 15 phút 7 giờ 30 phút =
3 giờ 45 phút = 3,75 giờ
Quãng đường đi được của ca nô là:
12 x 3,75 = 45 (km)
 Đáp số: 45 km
- Lấy quãng đường chia cho tổng vận tốc của 2 chuyển động.
Thứ tư
Ngày soạn: 19 / 3 / 2011
Ngày dạy: 23 / 3 / 2011
Toán
Luyện tập chung
I.Mục tiêu: Giúp H :
- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Biết giải bài toán chuyển động cùng chiều đuổi kịp
- Giáo dục H tính cẩn thận, tự giác, có ý thức vươn lên.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ vẽ sơ đồ bài tập 1.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ
- Kiểm tra bài tập ở nhà
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Luyện tập chung
2. Thực hành - Luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu H đọc đề bài câu a)
? Có mấy chuyển động đồng thời?
? Nhận xét về hướng chuyển động của hai người?
* GV vẽ sơ đồ lên bảng, H quan sát
 Xe máy Xe đạp
 A 48 km B C
* GV: vừa chỉ sơ đồ, vừa giải thích: Xe máy đi nhanh hơn xe đạp. Xe đạp đi trước, xe máy đuổi theo thì đến lúc nào đó xe máy đuổi kịp xe đạp.
? Quãng đường xe máy cách xe đạp lúc khởi hành?
? Khi xe máy đuổi kịp xe đạp tại C thì khoảng cách giữa xe máy và xe đạp là bao nhiêu?
***Như vậy theo thời gian từ lúc khởi hành, khoảng cách giữa hai xe ngày càng giảm đi.
? Sau mỗi giờ xe máy đến gần xe đạp bao nhiêu km?
? Thời gian đi để xe máy đuổi kịp xe đạp tính thế nào?
+ H ở lớp làm vở , 1 H làm bảng
+ H nhận xét
* GV nhận xét đánh giá: Bài toán này có thể trình bày gộp bằng 1 bước : 
 48 : (36 - 12) = 2 (giờ) 
 s ( v2 - v1 ) = t
*** Muốn tính thời gian gặp nhau của 2 chuyển động cùng chiều đuổi kịp ta lấy khoảng cách ban đầu chia cho hiệu hai vận tốc.
b) Tương tự bài a)
* GV gợi ý:
? Muốn biết xe máy cách xe đạp bao nhiêu km, ta làm thế nào?
Bài 2: Yêu cầu H đọc đề bài 
? Bài toán thuộc dạng nào? Sử dụng công thức nào đã có?
? Nêu quy tắc nhân phân số?
+ H ở lớp làm vở, 1 H làm bảng
+ H nhận xét, chữa bài
* GV đánh giá 
Bài 3: Yêu cầu H khá, giỏi tự làm bài. 
3. Nhận xét - dặn dò:
+ Hãy nhắc lại 5 bài toán về chuyển động đều đã học.
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Về nhà xem lại bài .
- 1H
- 2 chuyển động
- Cùng chiều nhau
- H nghe
- 48km
- 0km
- 36 - 12 = 24 (km)
- Lấy 48 chia cho 24
- H làm bài
- H theo dõi
- H nhắc lại
- H tự làm bài
- Khoảng cách đó bằng quãng đường xe đạp đi trước trong 3 giờ
- 1 H
- Tính quãng đường, s = v x t
- H nêu
- H làm bài
- H làm bài
Bài giải
Thời gian xe máy đi trước ô tô là:
11 giờ 7 phút - 8 giờ 37 phút = 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ 
Đến 11 giờ 7 phút xe máy đã đi được quãng
đường AB là:
36 x 2,5 = 90 (km)
Sau mỗi giờ ô tô đến gần xe máy: 54 - 36 =18 (km)
Thời gian đi để ô tô đuổi kịp xe máy là:
90 : 18 = 5 (giờ)
Ô tô đuổi kịp xe máy lúc:
11 giờ 7 phút + 5 giờ = 16 giờ 7 phút.
 Đáp số: 16 giờ 7 phút- H nêu
Đạo đức:
Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc
I. Mục tiêu: 
 - Có hiểu biết ban đầu, đơn giản vể tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ hệ của nước ta với tở chức quốc tế này.
 - Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại Việt Nam.
II. Chuẩn bị:	 Sưu tầm tranh, ảnh, bài báo về các hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan của Liên Hợp Quốc ở địa phương và ở Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra nhận thức của H về giá trị của hòa bình và những việc làm để bảo vệ hòa bình. 
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 40 - 41, SGK).
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu H đọc các thông tin trang 40 - 41 và hỏi: Ngoài những thông tin trong SGK, em còn biết thêm gì về tổ chức Liên Hợp Quốc?
- GV giới thiệu thêm một số tranh, ảnh về các hoạt động của Liên Hợp Quốc ở các nước, ở Việt Nam và địa phương. Sau đó, cho H thảo luận hai câu hỏi ở trang 41, SGK.
- GV kết luận: 
+ Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay.
+ Từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động vì hòa bình, công bằng và tiến bộ xã hội.
+ Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc.
 Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (bài tập 1, SGK).
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong bài tập 1.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận - H đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà tìm hiểu về tên một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam.
- Hát.
H trình bày: Hòa bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và mọi người. 
- H quan sát tranh, ảnh và thảo luận.
- H lắng nghe.
- Các nhóm H thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày về một ý kiến, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
+ Các ý kiến (c), (d) là đúng.
+ Các ý kiến (a), (b), (đ) là sai.
- 1 H đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
Kể chuyện:
Ôn tập giữa học kì (Tiết 4)
I. Mục tiêu: 
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết .
 - Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu HKII (BT2).
II. Chuẩn bị: 
 - Bút dạ và 5 - 6 bảng nhóm để H làm BT2.
 - Ba bảng phụ - mỗi bảng viết sẵn dàn ý của 1 trong 3 bài văn miêu tả: Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài: 
 b/ Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 1/5 số H trong lớp).
- GV gọi từng H lên bốc thăm chọn bài. 
- GV yêu cầu H đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc; cho điểm.
c/ Bài 2:
- GV cho H đọc yêu cầu của bài; mở Mục lục sách tìm nhanh tên các bài đọc là văn miêu tả từ tuần 19 27.
- GV cho H phát biểu. 
- GV kết luận. 
d/ Bài 3:
- GV cho H đọc yêu cầu của bài.
- GV mời một số H tiếp nối nhau cho biết các em chọn viết dàn ý cho bài văn miêu tả nào (bài Phong cảnh đền Hùng hoặc Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ).
- GV yêu cầu H viết dàn ý của bài văn vào vở. GV phát riêng bút dạ và giấy cho 5 6 H - chọn những H viết dàn ý cho những bài văn miêu tả khác nhau.
- GV cho H đọc dàn ý bài văn; nêu chi tiết hoặc câu văn mình thích; giải thích lí do. GV nhận xét.
- GV mời 3 H làm bài trên giấy có dàn ý tốt dán bài lên bảng lớp, trình bày; sau đó trả lời miệng về chi tiết hoặc câu văn các em thích. GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh dàn ý của từng bài văn; bình chọn bạn làm bài tốt nhất. 
- GV dán lên bảng lần lượt dàn ý của ba bài văn; mời 3 H đọc lại.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn H về nhà viết lại hoàn chỉnh dàn ý của bài văn miêu tả đã chọn.
- H bốc thăm và thực hiện theo yêu cầu. 
- H trả lời.
- Cá nhân.
- H phát biểu: Có 3 bài tập đọc là văn miêu tả trong 9 tuần đầu của học kì II: Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ.
- H đọc.
- Một số H tiếp nối nhau trả lời.
- H viết dàn ý vào vở.
- H trình bày.
- 3 H thực hiện yêu cầu.
- 3 H lần lượt đọc từng dàn ý của 3 bài văn.
Thứ năm
Ngày soạn: 19 / 3 / 2011
Ngày dạy: 24 / 3 / 2011
Toán
Ôn tập về số tự nhiên
I.Mục tiêu: Giúp H :
- Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- H yêu thích môn học.
II.Đồ dùng dạy học: 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ:
- Kiểm tra bài tập ở nhà
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Ôn tập về số tự nhiên
2. Thực hành:
Bài 1a): Yêu cầu H đọc đề bài :
+ Gọi H yếu đọc lần lượt các số
+ Hãy nêu cách đọc số tự nhiên
+ H nhận xét
* GV nhận xét 
b) + H trả lời miệng
? Nêu cách xác định giá trị của chữ số trong cách viết?
* GV chốt kiến thức: Số tự nhiên có hàng và lớp. Để đọc đúng ta tách lớp từ phải sang trái, mỗi lớp có 3 hàng; đọc từ trái sang phải, hết mỗi lớp kèm theo tên lớp. Để xác định giá trị của mỗi chữ số cần xác định hàng mà nó đứng trong cách ghi số..
Bài 2: Yêu cầu H đọc đề bài 
+ H ở lớp làm vở, H yếu làm bảng
? Hai số tự nhiên liên tiếp có đặc điểm gì ?
? Hai số lẻ liên tiếp có đặc điểm gì ?
? Hai số chẵn liên tiếp có đặc điểm gì ?
+ H nhận xét, chữa bài
* GV đánh giá. 
Bài 3 (cột 1): Yêu cầu H đọc đề bài. 
+ 1 H lên bảng, H ở lớp làm vở 
? Muốn điền đúng dấu , = ta phải làm gì?
? Khi so sánh các số tự nhiên ta dựa vào quy tắc nào?
+ Gv chấm bài 1 tổ - H đọc kết quả.
+ H nhận xét.
* GV đánh giá.
Bài 4: Yêu cầu H đọc đề bài. 
+ H làm bài vào vở.
+ H đọc kết quả bài làm.
+ Hãy giải thích cách làm.
+ H nhận xét.
* GV đánh giá 
 3. Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Về nhà xem lại bài .
- 1 H
- H đọc, lớp theo dõi và nhận xét.
- Tách lớp trước khi đọc; mỗi lớp đọc như đọc số có 1,2,3 chữ số, kết thúc mỗi lớp kèm theo tên lớp.
- Cần xác định hàng mà chữ số đó đang đứng.
- H nghe
- 1 H
- H làm bài
- Hơn kém nhau 1 đơn vị
- Hơn kém nhau 2 đơn vị
- Hơn kém nhau 2 đơn vị
- 1H
- H làm bài
- Phải so sánh các số đã cho
- Căn cứ vào số chữ số
- 1 H
- H làm bài
- H đọc kết quả
- H giải thích
Thứ sáu
Ngày soạn: 19 / 3 / 2011
Ngày dạy: 25 / 3 / 2011
Toán
Ôn tập về phân số
I.Mục tiêu: Giúp H :
 - Biết xác định phân số bằng trực giác;biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số.
 - Giáo dục H tính cẩn thận, tự giác, có ý thức vươn lên.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi bài tập 1.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ	
- Kiểm tra bài tập ở nhà
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Thực hành:
Bài 1: GV treo tranh vẽ, yêu cầu H viết rồi đọc phân số hoặc hỗn số chỉ phần đã tô màu.
? Phân số gồm mấy phần?
? Trong các phân số viết được thì mẫu số cho biết gì? Tử số cho biết gì?
? Hỗn số gồm mấy phần là những phần nào?
? Phân số kèm theo trong hỗn số cần thoả mãn điều kiện gì? Nêu cách đọc
+ H nhận xét
* GV nhận xét đánh giá 
Bài 2: Yêu cầu H đọc đề bài : 
? Rút gọn phân số là làm như thế nào?
? Sử dụng tính chất nào để rút gọn phân số?
+ H ở lớp làm vở, 1 H làm bảng.
+ H giải thích cách làm.
+ Hãy chỉ ra phân số tối giản
? Phân số tối giản có đặc điểm gì?
+ H nhận xét, chữa bài
* GV đánh giá 
Bài 3(a,b): Yêu cầu H đọc đề bài. 
? Quy đồng mẫu số 2 phân số là làm gì?
+ Nêu các bước quy đồng mẫu số.
+ 1 H lên bảng, H ở lớp làm vở 
+ H nhận xét
* GV đánh giá
Bài 4: Yêu cầu H đọc đề bài.
? Để điền đúng dấu ta phải làm gì?
? Có mấy quy tắc để so sánh phân số ?
+ H làm bài vào vở, 1 H làm bảng – Gv chấm bài 1 tổ – Nhận xét.
+ H nhận xét
* GV đánh giá 
 3. Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Về nhà xem lại bài .
- H thực hiện
a) ; ; ; 
b) 1; 2; 3; 4
- 1 H
- H làm bài
- Tử và mẫu không chia cho cùng 1 số tự nhiên nào khác 1.
- 1 H
- H nêu
- H làm bài
- 1 H
- So sánh các phân số đã cho
- H làm bài
_________________________________________________________________
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
_________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 28 CKTKN moi.doc