Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 (tiết 13)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 (tiết 13)

I. Mục tiêu: - Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả cây cối.

- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.

- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.

II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập.

III.Hoạt động dạy học:

 

doc 12 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 966Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 (tiết 13)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ ba ngày 22 tháng 3 năm 2011.
Tiếng việt: LUYỆN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu: - Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả cây cối.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả người?
2.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài – ghi đề:
b. Tìm hiểu bài:
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:
Cây bàng
 Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy, trông như ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu vàng lúc ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa lá bàng rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy, sự biến đổi kì ảo trong “gam” đỏ của nó, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có nó gợi chất liệu gì không? Chất “sơn mài”
a) Cây bàng trong bài văn được tả theo trình tự nào? 
b) Tác giả quan sát bằng giác quan nào?
 c) Tìm hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng để tả cây bàng.
Bài tập 2: Viết đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây: lá, hoa, quả, rễ hoặc thân có sử dụng hình ảnh nhân hóa.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau, về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh. 
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Bài làm:
 a) Cây bàng trong bài văn được tả theo trình tự : Thời gian như:
- Mùa xuân: lá bàng mới nảy, trông như ngọn lửa xanh.
- Mùa hè: lá trên cây thật dày.
- Mùa thu: lá bàng ngả sang màu vàng đục.
- Mùa đông: lá bàng rụng
 b) Tác giả quan sát cây bàng bằng các giác quan: Thị giác.
 c) Tác giả ssử dụng hình ảnh: Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy.
Ví dụ:
 Cây bàng trước cửa lớp được cô giáo chủ nhiệm lớp 1 của em trồng cách đây mấy năm. Bây giờ đã cao, có tới bốn tầng tán lá. Những tán lá bàng xòe rộng như chiếc ô khổng lồ tỏa mát cả góc sân trường. Những chiếc lá bàng to, khẽ đưa trong gió như bàn tay vẫy vẫy.
- HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:...............................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiếng việt: Viết chính tả: NGHĨA THẦY TRÒ
I. Mục tiêu: - Nghe viết đúng, đẹp đoạn 2 bài Nghĩa thầy trò.
- Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: Nội dung bài, bảng con, vở.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra: Nêu một số yêu cầu cần viết hoa
2.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài – ghi đề:
b. Tìm hiểu bài:
* HD tìm hiểu bài và cách viết.
- Gọi Hs đọc đoạn văn.
+ Từ ngữ nào cho thấy cụ giáo Chu rất biết ơn thầy giáo của mình?
- Nhận xét đánh giá.
- Cho đọc thầm, tìm tiếng, từ viết dễ lẫn.
* HD viết tiếng, từ khó, câu khó, dài.
- Gv đọc một số từ, cụm từ có chứa r, d, gi, ch, tr yêu cầu Hs viết ra bảng con.
- Nhận xét sửa.
*Viết bài.
- Đọc bài cho Hs viết.
- Đọc bài cho Hs soát lỗi.
- Thu bài chấm - nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học.
- Dặn Hs tích cực rèn chữ.
- học sinh nêu
* 2 Hs đọc.
- Trao đổi nhóm đôi, nêu miệng.
- Nhận xét bổ sung.
- Đọc thầm, tìm tiếng, từ viết dễ lẫn
( các tiếng, từ r, d, gi, ch, tr )
* Luyện viết tiếng, từ khó, câu dài ra bảng con, 2Hs viết bảng lớp.
- Nhận xét bổ sung.
*Viết bài vào vở.
- Đổi bài soát lỗi.
Rút kinh nghiệm:...............................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố cho HS về cách tính số đo thời gian
- Củng cố cho HS về cách tính quãng đường và thời gian.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra: 
2.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài – ghi đề:
b. Tìm hiểu bài:
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1:
 Bác Hà đi xe máy từ quê ra phố với vận tốc 40 km/giờ và đến thành phố sau 3 giờ. Hỏi nếu bác đi bằng ô tô với vận tốc 50 km/giờ thì sau bao lâu ra tới thành phố?
Bài tập 2: 
 Một người đi xe đạp với quãng đường dài 36,6 km hết 3 giờ. Hỏi với vận tốc như vậy, người đó đi quãng đường dài 61 km hết bao nhiêu thời gian?
Bài tập3: Một người đi bộ được 14,8 km trong 3 giờ 20 phút. Tính vận tốc của người đó bằng m /phút?
Bài tập4: (HSKG)
 Một xe máy đi một đoạn đường dài 250 m hết 20 giây. Hỏi với vận tốc đó, xe máy đi quãng đường dài 117 km hết bao nhiêu thời gian?
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Giải:
Quãng đường từ quê ra thành phố dài là:
 40 3 = 120 (km)
Thời gian bác đi bằng ô tô hết là:
 120 : 50 = 2,4 (giờ)
 = 2 giờ 24 phút.
 Đáp số: 2 giờ 24 phút
Giải:
Vận tốc của người đi xe đạp là:
 36,6 : 3 = 12,2 (km/giờ)
 Thời gian để đi hết quãng đường dài 61 km là: 61 : 12,2 = 5 (giờ) 
 Đáp số: 5 giờ.
Giải:
 Đổi: 14, 8 km = 14 800 m
 3 giờ 20 phút = 200 phút.
 Vận tốc của người đó là:
 14800 : 200 = 74 (m/phút)
 Đáp số: 74 m/phút.
Giải:
Đổi: 117 km = 117000m
117000 m gấp 250 m số lần là:
 117000 : 250 = 468 (lần)
Thời gian ô tô đi hết là:
 20 468 = 9360 (giây) = 156 phút 
 = 2,6 giờ = 2 giờ 36 phút. 
 Đáp số: 2 giờ 36 phút. 
- HS chuẩn bị bài sau.	
Rút kinh nghiệm:....................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 24 tháng 3 năm 2011.
Tiếng việt: LUYỆN TẬP VỀ CÂU.
I.Mục tiêu: - Củng cố cho HS những kiến thức về phân môn luyện từ và câu giữa học kì hai.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. Chuẩn bị: Nội dung ôn tập.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài – ghi đề:
b. Tìm hiểu bài:
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: 
 Đặt 3 câu ghép không có từ nối?
Bài tập 2:
 Đặt 3 câu ghép dùng quan hệ từ.
Bài tập 3: 
Đặt 3 câu ghép dùng cặp từ hô ứng.
Bài tập 4: Thêm vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép trong các ví dụ sau :
 a/ Tuy trời mưa to nhưng ...
 b/ Nếu bạn không chép bài thì ...
 c/ ...nên bố em rất buồn.
3. Củng cố dặn dò.- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Ví dụ:
Câu 1 : Gió thổi, mây bay
Câu 2 : Mặt trời lên, những tia nắng ấm áp chiếu xuống xóm làng.
Câu 3: Lòng sông rộng, nước trong xanh.
Ví dụ:
Câu 1 : Trời mưa to nhưng đường không ngập nước.
Câu 2 : Nếu bạn không cố gắng thì bạn sẽ không đạt học sinh giỏi.
Câu 3 : Vì nhà nghèo quá nên em phải đi bán rau phụ giúp mẹ.
 Ví dụ:
Câu 1 : Trời vừa hửng sáng, bố em đã đi làm.
Câu 2 : Mặt trời chưa lặn, gà đã lên chuồng.
Câu 3 : Tiếng trống vừa vang lên, các bạn đã có mặt đầy đủ.
Ví dụ:
a/ Tuy trời mưa to nhưng Lan đi học vẫn đúng giờ.
b/ Nếu bạn không chép bài thì cô giáo sẽ phê bình đấy.
c/ Vì em lười học nên bố em rất buồn.
- HS chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:....................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố cho HS về cách vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Củng cố cho HS về phân số và số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra: 
2.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài – ghi đề:
b. Tìm hiểu bài:
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Khoanh vào phương án đúng:
a) 72 km/giờ = ...m/phút
A. 1200 B. 120
C. 200 D. 250.
b) 18 km/giờ = ...m/giây
A. 5 B. 50
C. 3 D. 30
c) 20 m/giây = ... m/phút
A. 12 B. 120
C. 1200 D. 200
Bài tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
...34 chia hết cho 3?
4...6 chia hết cho 9?
37... chia hết cho cả 2 và 5?
28... chia hết cho cả 3 và 5?
Bài tập 3:
 Một ô tô di từ A đến B với vận tốc 48 km/giờ. Cùng lúc đó một ô tô khác đi từ B
 về A với vận tốc 54 m/giờ, sau 2 giờ hai xe gặp nhau. Tính quãng đường AB?
Bài tập 4: (HSKG)
 Một xe máy đi từ B đến C với vận tốc 36 km/giờ. Cùng lúc đó một ô tô đi từ A cách B 45 km đuổi theo xe máy với vận tốc 51 km/giờ. Hỏi sau bao lâu ô tô đuổi kịp xe máy?
3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
a) Khoanh vào A
b) Khoanh vào A
c) Khoanh vào C
Đáp án:
a) 2; 5 hoặc 8
b) 8
c) 0
d)  ... ò: Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau, về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh. 
- HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:...............................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiếng việt: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
I. Mục đích yêu cầu: - Hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu chấm, dấu hỏi, chấm than.
- Nâng cao kĩ năng sử dụng 3 loại dấu câu trên.
- Học sinh làm được các bài tập trong vở BT tiếng việt
II. Đồ dùng dạy học: 
Bút dạ, bảng nhóm. Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học: 	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong giờ 
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1: Vở BT tiếng việt trang 72
- Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- GV hướng dẫn: Các em đọc từng câu văn: nếu đó là câu kể thì điền dấu chấm; câu hỏi thì điền dấu chấm hỏi; câu cảm, câu khiến thì điền dấu chấm than.
- Cho HS làm việc cá nhân.
- Mời một số học sinh trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 2: (Vở BT tiếng việt trang 72):
- Mời 1 HS đọc nội dung BT 2, cả lớp theo dõi.
- GV gợi ý: Các em đọc từng câu văn xem đó là câu kể, câu hỏi , câu cảm, câu khiến. Trên cơ sở đó, em phát hiện lỗi rồi sửa lại, nói rõ vì sao em sửa như vậy.
- GV cho HS trao đổi nhóm hai. GV phát phiếu cho 3 nhóm.
- Các nhóm làm vào phiếu dán lên bảng lớp và trình bày kết quả. 
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3: (Vở BT tiếng việt trang 73):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hỏi: Theo nội dung được nêu trong các ý a, b, c, d em cần đặt kiểu câu với những dấu câu nào?
- Cho HS làm bài vào vở, 3 HS làm vào bảng nhóm.
- Mời một số HS trình bày. 3 HS treo bảng nhóm
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.tuyên đương em tích cực.
- Dặn HS về nhà học bài và ôn lại các loại dấu câu đã học.
- Học sinh nghe
Giải:
Các dấu cần điền lần lượt là: 
(!) , (?), (!), (!), (.), (!), (.), (?), (!), (!), (!), (?), (!), (.), (.)
Giải:
- Câu 1, 2, 3 dùng đúng các dấu câu.
- Câu 4: Chà!
- Câu 5: Cậu tự giặt lấy cơ à?
- Câu 6: Giỏi thật đấy!
- Câu 7: Không!
- Câu 8: Tớ không có ..anh tớ giặt giúp.
- Ba dấu chấm than được sử dụng hợp lí – thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờ của Nam.
VD về lời giải:
a) Chị mở cửa sổ giúp em với!
b) Bố ơi, mấy giờ thì hai bố con mình đi thăm ông bà?
c) Cậu đã đạt được thành tích thật tuyệt vời!
d) Ôi, búp bê đẹp quá!
Rút kinh nghiệm:...............................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố cho HS về cách vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Củng cố cho HS về phân số và số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra: 
2.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài – ghi đề:
b. Tìm hiểu bài:
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Khoanh vào phương án đúng:
Có 20 viên bi xanh, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Loại bi nào chiếm tổng số bi?
A. Nâu B. Xanh
C. Vàng D. Đỏ
Bài tập 2: Tìm phân số, biết tổng của tử số và mẫu số là số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số và hiệu của mẫu số và tử số là 11.
Bài tập 3: Tìm x:
x + 3,5 = 4,72 + 2,28
x – 7,2 = 3,9 + 2,5
Bài tập 4: (HSKG)
Cho hai số 0 và 4. Hãy tìm chữ số thích hợp để lập số gồm 3 chữ số chẵn khác nhau và là số chia hết cho 3?
3. Củng cố dặn dò. GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Đáp án:
 Khoanh vào B
Giải:
Số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số là: 99.
11
 Ta có sơ đồ:
99
Tử số
Mẫu số 
Tử số của phân số phải tìm là:
 (99 – 11) : 2 = 44
Mẫu số của phân số phải tìm là:
 44 + 11 = 55
Phân số phải tìm là: 
 Đáp số: 
Giải:
x + 3,5 = 4,72 + 2,28
x + 3,5 = 7
x = 7 – 3,5 
x = 3,5
x – 7,2 = 3,9 + 2,5
x – 7,2 = 6,4
x = 6,4 + 7,2 
x = 13,6 
Giải:
Ta thấy: 0 + 4 = 4. 
Để chia hết cho 3 thì các chữ số cần tìm là: 2; 5; và 8. Nhưng 5 là số lẻ 9 loại).
Vậy ta có 8 số sau:
 402 240 840
 420 204 804
 480
 408
 Đáp số: có 8 số.
- HS chuẩn bị bài sau.	
Rút kinh nghiệm:...............................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 01 tháng 04 năm 2011.
Tiếng việt: LUYỆN TẬP VỀ CÂU.
I. Mục tiêu: - Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về viết đoạn đối thoại.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. Chuẩn bị: Nội dung ôn tập.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra: 
2.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài – ghi đề:
b. Tìm hiểu bài:
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: GV nêu yêu cầu bài tập. Gia đình em treo đổi với nhau về việc anh (chị) của em sẽ học thêm môn thể thao nào. Em hãy ghi lại cuộc trao đổi đó bằng một đoạn văn đối thoại.
Bài tập 2 : Viết một đoạn văn đối thoại do em tự chọn.
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn 
bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Ví dụ: Buổi tối chủ nhật vừa qua, sau khi ăn cơm xong, cả nhà quây quần bên nhau. Anh Hùng hỏi ý kiến bố mẹ cho anh đi học thêm thể thao. Bố nói :
- Bố: Thể thao là môn học rất có ích đó. Con nên chọn môn nào phù hợp với sức khỏe của con.
- Anh Hùng: Con muốn hỏi ý kiến bố mẹ?
- Bố: Đấy là bố nói thế, chứ bố có bảo là không cho con đi học đâu.
- Anh Hùng : Con muốn học thêm môn cầu lông, bô mẹ thấy có được không ạ?
- Bố: Đánh cầu lông được đấy con ạ!
- Mẹ: Mẹ cũng thấy đánh cầu lông rất tốt đấy con ạ!
- Anh Hùng: Thế là cả bố và mẹ cùng đồng ý cho con đi học rồi đấy nhé! Con cảm ơn bố mẹ!
 Ví dụ: Cá sấu sợ cá mập
 Một khu du lịch ven biển mới mở khá đông khách. Khách sạn nào cũng hết sạch cả phòng. Bỗng xuất hiện một tin đồn làm cho mọi người sợ hết hồn : hình như ở bãi tắm có cá sấu!
 Một số khách đem ngay chuyện này ra hỏi chủ khách sạn :
- Ông chủ ơi! Chúng tôi nghe nói bãi tắm này có cá sấu. Có phải vậy không ông?
 Chủ khách sạn quả quyết :
- Không! Ở đây làm gì có cá sấu!
- Vì sao vậy?
- Vì những vùng biển sâu như thế này nhiều các mập lắm. Mà cá sấu thì rất sợ các mập.
Các vị khách nghe xong, khiếp đảm, mặt cắt không còn giọt máu.
- HS chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:...............................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố cho HS về cách vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Củng cố cho HS về phân số và số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra: 
2.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài – ghi đề:
b. Tìm hiểu bài:
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Khoanh vào phương án đúng:
a) của 5 tạ = ...kg
A. 345 B. 400
C. 375 D. 435
b) Tìm chữ số x thích hợp:
 X4,156 < 24,156
A. 0 B. 1
C. 3 D. 0 và 1
c) 237% = ...
A. 2,37 B. 0,237
C. 237 D. 2,037
Bài tập 2: 
 Tìm phân số có tổng của tử số và mẫu số là số lẻ bé nhất có 3 chữ số, hiệu của mẫu số và tử số là 13.
Bài tập 3:
 Một gia đình nuôi 36 con gia súc gồm 3 con trâu, 10 con bò, 12 con thỏ, 6 con lợn và 5 con dê. Trong tổng số gia súc: trâu và lợn chiếm bao nhiêu phần trăm?
Bài tập 4: (HSKG)
 Một mảnh đất hình thang có đáy bé bằng 75 m, đáy lớn bằng đáy bé, chiều cao bằng đáy lớn.Tính diện tích mảnh đất là ha?
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
a) Khoanh vào C
b) Khoanh vào A
c) Khoanh vào A
Giải:
Số lẻ bé nhất có ba chữ số là: 100.
13
 Ta có sơ đồ:
100
Tử số
Mẫu số 
Tử số của phân số phải tìm là:
(101 – 13) : 2 = 44
Mẫu số của phân số phải tìm là:
44 + 13 = 57
Phân số phải tìm là: 
Đáp số: 
Giải:
Tổng số trâu và lợn có là:
3 + 6 = 9 (con)
Trong tổng số gia súc: trâu và lợn chiếm
bao nhiêu phần trăm là:
9 : 36 = 0,25 = 25%.
Đáp số: 25%.
Giải:
Đáy lớn của mảnh đất là:
75 : 3 5 = 125 (m)
Chiều cao của mảnh đất là:
125 : 5 2 = 50 (m)
Diện tích của mảnh đất là:
(125 + 75) 50 : 2 = 5000 (m2) = 0,5 ha
Đáp số: 0,5 ha
 - HS chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:...............................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL5 BUOI CHIEU TUAN 2829 CHUAN.doc