Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Trường tiểu học Cổ Tiết – Trần Thọ Ngân

Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Trường tiểu học Cổ Tiết – Trần Thọ Ngân

MỤC TIÊU:

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc-hiểu ( HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì 2 của lớp 5 (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút; Biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).

- Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu; tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết.

 

doc 23 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 936Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Trường tiểu học Cổ Tiết – Trần Thọ Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2010
Tiếng việt:
Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc-hiểu ( HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì 2 của lớp 5 (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút; Biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu; tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết.
II/ Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL từ tuần 19 đến tuần 27 để HS bốc thăm.
III/ Các hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
1- Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 28:
- Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết 1.
2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 HS)
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc ĐTL) 1 đoạn (cả bài) theo chỉ định trong phiếu
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm theo quy định. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
*-Bài tập 2: 
- Mời một HS nêu yêu cầu.
-GV dán lên bảng lớp tờ giấy đã viết bảng tổng kết. Hướng dẫn: BT yêu cầu các em phải tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu:
+ Câu đơn: 1 ví dụ
+ Câu ghép: Câu ghép không dùng từ nối (1 VD) ; Câu ghép dùng từ nối: câu ghép dùng QHT (1 VD), câu ghép dùng cặp từ hô ứng (1 VD).
- Cả lớp và GV nhận xét.
GV củng cố về cấu trúc các kiểu câu trên.
Củng cố về câu ghép có sử dụng từ nối và cặp từ hô ứng.
-HS đọc yêu cầu.
-HS nghe.
-HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
-HS làm bài sau đó trình bày.
VD - Em học bài.
VD -Trời tạnh mưa, đàn gà tung tăng kiếm mồi.
- Hoa viết bài còn em làm bài tập toán.
- Trời càng nắng, không khí càng ngột ngạt. 
- Cho HS làm bài vào vở, Một số em làm vào bảng nhóm.
- HS nối tiếp nhau trình bày.
- Những HS làm vào bảng nhóm treo bảng và trình bày.
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về ôn tập tiếp.
Toán
Tiết 136 : Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Củng cố đổi đơn vị đo dộ dài, đơn vị đo thời gian, đơn vị đo vận tốc.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
2-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục tiêu của tiết học.
b-Luyện tập:
*Bài tập 1 (144): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (144): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào nháp. Sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (144): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- Cho HS làm bài vào nháp.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét
*Bài tập 4 (144): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS làm vào bảng nhóm, sau đó treo bảng nhóm. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
- 3 HS lên bảng viết
- Lớp nhận xét
*Bài giải:
 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
 Mỗi giờ ô tô đi được là:
 135 : 3 = 45 (km)
 Mỗi giờ xe máy đi được là:
 135 : 4,5 = 30 (km)
 Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là: 
 45 – 30 = 15 (km)
 Đáp số: 15 km.
*Bài giải:
Vận tốc của xe máy với đơn vị đo m/phút là:
 1250 : 2 = 625 (m/phút) ; 
 1 giờ = 60 phút.
Một giờ xe máy đi được:
 625 60 = 37500 (m)
 37500 m = 37,5 km
Vậy vận tốc của xe máy là 37,5 km/ giờ.
 Đáp số: 37,5 km/ giờ.
*Bài giải:
 15,75 km = 15750 m
 1giờ 45 phút = 105 phút
Vận tốc của xe máy với đơn vị đo m/phút là:
 15750 : 105 = 150 (m/phút)
 Đáp số: 150 m/phút.
*Bài giải:
 72 km/giờ = 72000 m/giờ
 Thời gian để cá heo bơi 2400 m là:
 2400 : 72000 = (giờ)
 giờ = 60 phút giờ = 2 phút.
 Đáp số: 2 phút.
Lịch sử
Tiến vào Dinh Độc Lập
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công giải phóng miền Nam bắt đầu ngày 26-4-1975 và kết thúc bằng sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập.
- Chiến dịch HCM toàn thắng, chấm dứt 21 năm chiến đấu hi sinh của dân tộc ta, mở ra thời kì mới : miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 -Tranh, ảnh t liệu về đại thắng mùa xuân năm 1975.
-Lược đồ để chỉ các địa danh được giải phóng năm 1975.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày ND chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri?
- Nêu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam?
2-Bài mới 
2.1-Hoạt động 1( làm việc cả lớp )
-GV trình bày tình hình cách mạng của ta sau Hiệp định Pa-ri.
-Nêu nhiệm vụ học tập.
2.2-Hoạt động 2 (làm việc cả lớp)
- GV nêu câu hỏi:
+ Sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập diến ra như thế nào?
+Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập thể hiện điều gì?
- Mời HS lần lượt trả lời.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
2.3-Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm 4)
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30-4-1975?
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
2.4-Hoạt động 4 (làm việc cả lớp)
- GV nêu lại nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Cho HS kể về con người, sự việc trong đại thắng mùa xuân 1975.
3-Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
3 HS nêu 
Lớp nhận xét cho điểm 
*Diễn biến:
-Xe tăng 390 húc đổ cổng chính tiến thẳng vào. Đồng chí Bùi Quang Thận giương cao cờ CM.
-Dương Văn Minh và chính quyền Sài Gòn đầu hàng không điều kiện, lúc đó là 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975.
- Cho HS dựa vào SGK để thảo luận câu hỏi:
*ý nghĩa: : Chiến thắng ngày 30-4-1975 là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc. Đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh. Từ đây, hai miền Nam, Bắc được thống nhất.
Kĩ thuật
Lắp máy bay trực thăng (tiết 2)
I/ Mục tiêu: HS cần phải :
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
- Lắp từng bộ phận và lắp ráp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng qui trình
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực thăng.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
-Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn. 
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
-Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. 
-Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
2.2-Hoạt động 3: HS thực hành lắp máy bay trực thăng.
a) Chọn chi tiết:
-Yêu cầu HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp.
-GV kiểm tra việc chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận: 
- Cho 1 HS đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
- Cho HS thực hành lắp.
- GV theo dõi giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị để giờ sau tiếp tục thực hành.
Thứ ba ngày 30 tháng 3 năm 2010
Toán
Tiết 137 : Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Rèn luyện kĩ năng tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
-Làm quen với bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (144):
-Mời 1 HS đọc BT 1a:
+Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán?
+Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau?
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (145): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời một HS nêu cách làm.
- Cho HS làm nháp. Một HS làm vào bảng nhóm.
- HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (145): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- Cho HS làm bài vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét
*Bài tập 4 (145): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS làm vào bảng nhóm, sau đó treo bảng nhóm. 
- Cả lớp và GV nhận xét. 
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
3 HS nêu
Lớp nhận xét
- Học sinh ghi bài
*Bài giải:
 Sau mỗi giờ cả hai ô tô đi được quãng đường là:
 42 + 50 = 92 (km)
 Thời gian đi để hai ô tô gặp nhau là:
 276 : 92 = 3 (giờ)
 Đáp số: 3 giờ
*Bài giải:
 Thời gian đi của ca nô là:
 11 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 3 giờ 45 phút
 3 giờ 45 phút = 3,75 giờ.
 Quãng đường đi được của ca nô là:
 12 3,75 = 45 (km)
 Đáp số: 45 km.
*Bài giải:
C1: 15 km = 15 000 m
 Vận tốc chạy của ngựa là:
 15 000 : 20 = 750 (m/phút).
 Đáp số: 750 m/phút.
C2: Vận tốc chạy của ngựa là:
 15 : 20 = 0,75 (km/phút) 
 0,75 km/phút = 750 m/phút.
 Đáp số: 750 m/phút.
*Bài giải:
 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
 Quãng đường xe máy đi trong 2,5 giờ là:
 42 2,5 = 105 (km)
 Sau khi khởi hành 2,5 giờ xe máy còn cách B số km là: 
 135 – 105 =30 (km).
 Đáp số: 30 km. 
Tiếng việt
 Ôn tập kiểm tra giữa học kì II (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1).
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu: làm đúng bài tập điền vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
- Ba tờ phiếu viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2.
III/ Các hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
1- Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 HS):
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng
1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định
trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về ... úng về tổ chức LHQ
*Cách tiến hành: 
- GV lần lượt đọc từng ý kiến trong BT 1.
	- Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.	- GV mời một số HS giải thích lí do.
	- GV kết luận: Các ý kiến c, d là đúng ; các ý kiến a, b, đ là sai.
	- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
3-Hoạt động nối tiếp: 
	-Tìm hiểu về tên một vài cơ quan của LHQ ở VN; về một vài hoạt động của các cơ quan của LHQ ở Việt Nam và ở địa phương em.
	-Sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo nói về các hoạt động của tổ chức LHQ ở Việt Nam hoặc trên thế giới.
Khoa học:
Sự sinh sản của côn trùng
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
	- Trình bày khái quát về sự sinh sản của một số côn trùng( bướm cải, ruồi, gián).
 - Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn.
 - Kể tên một số côn trùng có lợi và một số côn trùng có hại đối với cây cối, hoa màu và sức khỏe con ngời.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 114, 115 SGK.
- Su tầm tranh, ảnh những côn trùng.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
	2- Bài mới
a- Hoạt động 1: Thảo luận.
*Mục tiêu:- Giúp HS trình bày khái quát về sự sinh sản của côn trùng( bướm cải) qua hình ảnh.
 - Xác định được giai đoạn gây hại của bướm cải.
 - Nêu được một số biện pháp phòng chống côn trùng phá hoại hoa màu.
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Cho HS đọc mục bạn cần biết trang 114 SGK.
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+ Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của lá rau cải? 
+ ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây hại nhất?
+Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối và hoa màu?
 - Bước 2: Làm việc cả lớp
+GV kết luận: SGV trang 177.
- HS đọc SGK
- .mặt dưới của lá rau cải.
- phun thuốc, bắt sâu diệt bướm
- Các nhóm thảo luận các câu hỏi .
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
*Đáp án:
 H1: Trứng H2: Sâu 
 H3: Nhộng H4: Bướm
 H5: Bướm cải ..
b- Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: - HS biết được sự giống và khác nhau giữa chu trình sinh sản của ruồi và gián.
- Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.
- Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của ruồi, gián có biện pháp tiêu diệt.
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo cặp
+ 2 HS cùng quan sát các hình trang 115 SGK, chỉ vào từng hình và nói với nhau nội dung của từng hình.
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Mời một số HS trình bày
+ Cả lớp và GV nhận xét, GV kết luận 
* Kết luận :Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng.	 
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 2 tháng 4 năm 2010
Toán
Tiết 140 : Ôn tập về phân số
I –Mục tiêu : 
- Giúp HS củng cố về đọc, viết, rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số. 
II - Đồ dùng dạy học : 
Phấn màu ; bảng phụ bài 1.
III- Hoạt động chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-kiểm tra 
Viết các số theo thứ tự :
Từ bé đến lớn : 
 3999 ; 4856 ; 5468 ;5486
Từ lớn đến bé :
3762 ; 3726 ; 2763 ; 2736 
2- Bài mới : Ôn tập về phân số 
Bài 1 : 
a) Viết phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình: 
H1: ; H2: ; H3: ; H4: 
b) Viết hỗn số chỉ phần gạch chéo trong mỗi hình: .
 H1: 1 ; H2: 2 ; H3: 3 ; H4: 4
Bài 2 : Rút gọn phân số : 
Mẫu :
 = = ; = = 
 = = ; = = 
 = = 
Bài 4 : Quy đồng mẫu số các phân số :
a) và 
 ; 
 b) và 
Vì 36 : 12 = 3 nên 
c) ; và ;
Bài 4 : Điền dấu ( ) vào chỗ chấm :
 > =.. 
Bài 5 : Viết phân số thích hợp vào vạch ở giữa và trên tia số 
3- Củng cố dặn dò : Nêu cách :
Quy đồng phân số ;Rút gọn phân số; So sánh phân số
- GV tổng kết, dặn dò.
- 2 HS lên bảng làm bài tập 4 
- Chú ý HS có thể dùng dấu (>, < )
- HS chữa miệng bài 5
- HS làm miệng theo SGK. 
- Nêu cách rút gọn phân số ?
HS ở dưới làm bài vào vở 
- Chữa bảng 2 hs.
- Nêu cách quy đồng mẫu số ?
- Cách tìm mẫu số chung trong các trường hợp a) b) c) khác nhau như thế nào ?
- HS tự trình bày cách tìm mẫu số chung 
- Chữa bài trên bảng.
- HS lên bảng làm bài 
- HS ở dới nêu cách so sánh phân số đã học: 
-So sánh phân số có mẫu số bằng nhau 
-So sánh phân số có tử số bằng nhau 
- Chữa bài.
- GV vẽ tia số. Cho 1 HS lên bảng. HS làm vở rồi chữa bài
 HS phát biểu. 
Tiếng việt
Kiểm tra (đọc hiểu )
I/ Mục tiêu :
Kiểm tra đọc - hiểu và kiến thức kĩ năng về luyện từ và câu. 
HS đọc, suy nghĩ, tìm câu trả lời đúng; tự giác làm bài kiểm tra
II- Chuẩn bị:
HS : giấy kiểm tra
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Kiểm tra: GV phát đề, HS làm bài
Đề bài:
A-Đọc thầm: 
 Học sinh đọc: Bài luyện tập ( SGK trang 103 + 104)
B-Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng:
1- Nên chọn tên nào đặt cho bài văn trên?
	a) Mùa thu ở làng quê
	b) Cánh đồng quê hương
	c) Âm thanh mùa thu
2- Tác giả cảm nhận mùa thu bằng những giác quan nào?	
	a) Chỉ bằng thị giác (nhìn)
	b) Chỉ bằng thị giác và thính giác (nghe)
	c) Bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác (ngửi)
3- Trong câu “ Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.”, từ đó chỉ sự vật gì?
	a) Chỉ những cái giếng.
	b) Chỉ những hồ nước.
c) Chỉ làng quê
4- Vì sao tác giả có cảm tưởng nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất?
	a) Vì bầu trời mùa thu rất cao nên tác giả có cảm tưởng đó là bầu trời bên kia trái đất.
	b) Vì bầu trời mùa thu rất xanh nên tác giả có cảm tưởng đó là một bầu trời khác.
c) Vì những hồ nước in bóng bầu trời là “ những cái giếng không đáy” nên tác giả có cảm tưởng đó là một bầu trời bên kia trải đất.
5- Trong bài văn có những sự vật nào được nhân hoá?
a) Đàn chim nhạn, con dê và những cánh đồng lúa.
b) Con dê, những cánh đồng lúa và cây cối đất đai.
c) Những cánh đồng llúa và cây cối đất đai.
6- Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ xanh?
a) Một từ. Đó là : .........
b) Hai từ. Đó các là:...........
c) Ba từ . Đó là các từ:........
7- Trong các cụm từ chiếc dù, chân đê, xua xua tay, những từ nào mang nghĩa chuyển?
a) Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển
b) Có hai từ dù và chân mang nghĩa chuyển 
c) Có ba từ dù, chân, tay đều mang nghĩa chuyển 
8- Từ chúng trong bài văn được dùng để chỉ những sự vật nào?
a) Các hồ nước.
b) Các hồ nước, bọn trẻ.
c) Các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ.
9- Trong đoạn thứ nhất (4 dòng đầu) của bài văn, có mấy câu ghép ?
	a) Một câu. Đó là:...........
	b) Hai câu. Đó là các câu:.........
	c) Ba câu. Đó là các câu:.........
10- Hai câu “Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối, đất đai.” Liên kết với nhau bằng cách nào?
	a) Bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là từ...., thay cho từ ....
	b) Bằng cách lặp từ. Đó là từ.........
	c) Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ.
Đáp án và hướng dẫn chấm
*chọn đúng mỗi câu sau được: 0,5 điểm
 Câu 1: ý a ( Mùa thu ở làng quê)
Câu 2 : ý c ( Bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác)
Câu 3: ý b ( Chỉ những hồ nước)
Câu 4: ý c ( Vì những hồ nước in bóng bầu trờitrái đất)
Câu 5: ý c ( Những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai)
Câu 6: ý b ( Hai từ đó là : xanh mướt; xanh lơ)
Câu 7: ý a ( Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển)
Câu 8: ý c ( Các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ)
Câu 9: ý a ( Một câu. Đó là câu: Chúng không còn là hồ nước nữa. trái đất)
Câu 10: ý b ( Bằng cách lặp từ.Từ lặp lại là từ không gian)
3-Củng cố dặn dò: - GV thu bài, nhận xét tiết kiểm tra.
	 - Nhắc HS chuẩn bị giấy tiết sau kiểm tra viết.
Tiếng việt:
Kiểm tra ( luyện từ và câu - Tập làm văn)
A-Luyện từ và câu:
1-Tìm từ có tác dụng nối hoặc dấu câu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
a.Quê nội tôi ở Hà Nội ... quê ngoại tôi ở Hà Nam. 
b.Trong vườn, hoa đua nhau nở ...chim hót líu lo.
c.Gió thổi ào ào ... cây cối nghiêng ngả...bụi cuốn mù mịt ...một trận mưa ào tới.
2- Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a.Mặc dù tên cướp rất hung hãn, gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa tay vào còng số 8.
b.Trong truyện cổ tích “ cây khế” người anh bị trừng phạt vì người anh tham lam.
B- Tập làm văn:
Em hãy tả một cây cổ thụ.
* Cách đánh giá:
1- Luyện từ và câu:
Bài 1: (2 điểm): 
Phần a,b mỗi phần điền đúng được 0,5 điểm; phần c điền đúng được 1 điểm.
Bài 2:(2 điểm): 
Xác định mỗi phần đúng được 1 điểm.
2-Tập làm văn:(6điểm)
- Nội dung, kết cấu đủ 3 phần
	+ Mở bài; Giới thiệu được cây định tả: 1 điểm.
	+ Thân bài: Tả được cây cổ thụ gắn với trình tự thời gian hoặc cấu tạo của cây: 4 điểm
	+ Kết bài: Nêu lợi ích của cây hoặc tình cảm đối với cây: 1 điểm.
- Hình thức diễn đạt viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không sai chính tả. Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật.
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần
I- mục tiêu :
 - Đánh giá tình hình học tập, các hoạt động và nề nếp của lớp trong tuần.
 - Đề ra phơng hướng, kế hoạch hoạt động của, tuần tới.
 - Giáo dục HS ý thức tự giác trong học tập, tinh thần xây dựng lớp.
II- Các hoạt động:
1. Tổ chức : Hát
2. Nội dung :
 Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các hoạt động trong tuần của lớp
*Nề nếp:- ổn định tốt sác hoạt động nề nếp 
 - Duy trì tốt các hoạt động tập thể, giờ truy bài.
*Học tập:- Duy trì nề nếp học tập trong giờ học và giờ truy bài .
 - Việc chuẩn bị đồ dùng, sách vở cho học tập đầy đủ.
*Lao động, vệ sinh:
 - Thực hiện tốt các công tác vệ sinh cá nhân, trường lớp.
c. Phương hướng trong tháng tới :
*Nề nếp:
 -Tiếp tục duy trì nề nếp, thực hiện tốt giờ giấc, nội quy của trường, lớp.
 - Phát huy vai trò của mỗi cá nhân trong phong trào tự quản.
*Học tập: 
- Tích cực, chăm chỉ trong học tập, phát huy phong trào “đôi bạn cùng tiến”, giúp nhau trong học tập.
 - Thi đua học tập tốt giành nhiều điểm cao kỉ niệm ngày lễ lớn 
* Các hoạt động khác:
- Đánh giá sơ kết thi đua 26-3
	- Đã tham gia nghi thức Đội 
	- Tham gia đồng diễn thể dục, múa tập thể trong ngày mít tinh 26-3
- Nhắc nhở HS:
 +Thực hiện giữ gìn vệ sinh cá nhân, trường lớp, giữ vệ sinh môi trường.
	+ Tiếp tục ôn tập để nâng cao chất lượng học tập ở nhà.
- Giao cho lớp phó phụ trách học tập thường xuyên kiểm tra đôn đốc các bạn học yếu trong giờ truy bài.
- Thực hiện nghiêm túc các hoạt động thể dục múa hát giữa giờ.
3- Củng cố – Dặn dò: -Thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 28t.doc