Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Trường tiểu học Tầm Lanh

Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Trường tiểu học Tầm Lanh

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

(Tiết 1)

I-Mục tiêu:

-Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

-Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).

- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II-Chuẩn bị:

Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL từ tuần 19-26

 

doc 17 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1095Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Trường tiểu học Tầm Lanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Từ:21/03/2011
đến 18/03/2011
Thứ hai, ngày 21 tháng 3 năm 2011
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
(Tiết 1)
I-Mục tiêu:
-Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
-Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL từ tuần 19-26
III-Các hoạt động dạy học: 
-HĐ1 :Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng(6 em)
Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem 2 phút)
HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
GV đặt một câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc.GV chấm điểm.
-HĐ2 : Hướng dẫn HS làm BT
HS đọc yêu cầu BT2.
HS tìm ví dụ cho từng kiểu câu (câu đơn và câu ghép) ghi vào bảng tổng kết (như SGK).
HS tiếp nối nhau nêu ví dụ minh họa lần lượt cho từng kiểu câu(câu đơn; câu ghép không dùng từ nối; câu ghép dùng QHT; câu ghép dùng cặp từ hô ứng).
Cả lớp, GV nhận xét.
*.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
THỂ DỤC
------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 136: LUYỆN TẬP CHUNG
I-Mục tiêu:
-Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
-Biết đổi đơn vị đo thời gian.
-Làm được BT 1,2.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ
III-Các hoạt động dạy học:
Hướng dẫn HS làm BT
+BT1: GV hướng dẫn để HS nhận ra bài toán yêu cầu so sánh vận tốc của ô tô và xe máy.
HS nhắc lại công thức tính vận tốc.
Cả lớp làm bài vào vở nháp, 1 HS làm ở bảng lớp.
GV cho HS biết : cùng quãng đường đi , nếu thời gian đi của xe máy gấp 1,5 lần thời gian đi của ô tô thì vận tốc của ô tô gấp 1,5 lần vận tốc của xe máy.
+BT2: GV hướng dẫn HS đổi 1250 m = 1,25km ; đổi 2 phút = giờ
Áp dụng công thức tính vận tốc để giải vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
+BT3,4: GV hướng dẫn, HS về nhà làm.
*Củng cố
HS nhắc lại cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
GV nhận xét tiết học.	Chuẩn bị: Luyện tập chung 
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
Tiết 28: EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC
I-Mục tiêu:
-Có hiểu biết ban đầu , đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
-Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta.
*Kĩ năng sống:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin về tình hình tài nguyên ở nước ta.
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những hành vi phá hoại tài nguyên thiên nhiên).
II-Chuẩn bị:
III-Các hoạt động dạy học:
-HĐ1: Tìm hiểu thông tin
HS đọc thông tin, quan sát hình trang 40-41,thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
+Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
1-Liên Hợp Quốc được thành lập vào thời gian nào?
a- 24-10-1945
b- 14-10-1945
2-Tính đến năm 2005, Liên Hợp Quốc bao gồm bao nhiêu quốc gia thành viên?
a- 51
b- 191
3-Trụ sở chính của Liên Hợp Quốc đặt tại đâu?
a- Niu I-oóc
b- Pháp
4-Liên Hợp Quốc có nhiều hoạt động nhằm mục đích gì?
a-Bảo vệ hòa bình.
b-Thiết lập hòa bình và công bằng trên toàn thế giới.
5- Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em đã được Liên Hợp Quốc thông qua vào thời gian nào?
a- 20-11-1989
b- 20-9- 1977
6- Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc vào thời gian nào?
a- 20-9-1977
b- 20-9-1978
7- Việt Nam là thành viên thứ mấy của tổ chức này?
a- 94
b-149
8- Các tổ chức của Liên Hợp Quốc ở nước ta để làm gì?
a-Giúp đỡ nhân dân ta xây dựng đất nước.
b-Bảo vệ dân làng. 
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Sau đó trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời 2 câu hỏi trang 41 SGK.
HS phát biểu , GV chốt lại.
-HĐ2: Bày tỏ thái độ (BT1)
HS đọc yêu cầu của BT1.
HS thảo luận nhóm 4 các ý kiến trong BT1, tán thành với những ý kiến nào ,vì sao.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV chốt lại.
*Củng cố
Một số HS đọc ghi nhớ SGK.
Dặn HS tìm hiểu về tên một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam.
Sưu tầm tranh, ảnh, bài báo nói về các hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc trên thế giới.
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 22 tháng 3 năm 2011
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
( Tiết 2)
I-Mục tiêu:
-Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
-Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của BT2.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL từ tuần 19-26
III-Các hoạt động dạy học:
-HĐ1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 em)
Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem 2 phút)
HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
GV đặt một câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc.GV chấm điểm.
-HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT
HS đọc yêu cầu của BT2. 
HS dựa theo câu chuyện Chiếc đồng hồ, viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo câu ghép.
HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
Cả lớp, GV nhận xét.
*Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.	Dặn HS về nhà luyện đọc.
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 137: LUYỆN TẬP CHUNG
I-Mục tiêu:
-Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
-Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
-Làm được BT 1,2 .
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ
III-Các hoạt động dạy học:
-HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT
+BT 1:
Câu a: GV hướng dẫn HS tìm hiểu có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán.; chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau.
GV giải thích : 
Khi ô tô gặp xe máy thì cả ô tô và xe máy đi hết quãng đường 180km từ 2 chiều ngược nhau .
 GV hướng dẫn giải bài toán.
GV chốt lại: Trong bài toán trên để tính thời gian ô tô gặp xe máy ta đã lấy khoảng cách giữa 2 xe chia cho tổng vận tốc của chúng.Đó cũng là quy tắc tính thời gian để 2 xe đi ngược chiều nhau gặp nhau.
Câu b: HS đọc đề bài, làm tương tự câu a.
GV gợi ý:
*Mỗi giờ 2 ô tô đi được bao nhiêu km?
*Sau mấy giờ 2 ô tô gặp nhau?
 Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
+BT 2: HS đọc đề bài.
GV gợi ý để HS tìm thời gian ca nô đi hết quãng đường AB trước khi tính quãng đường AB.
HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
+BT3,4 : GV hướng dẫn để HS về nhà làm.
*Củng cố
Muốn tính thời gian để 2 xe đi ngược chiều nhau gặp nhau ta làm như thế nào?
GV nhận xét tiết học.	Chuẩn bị: Luyện tập chung
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
THỂ DỤC
------------------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
(Tiết 3)
I-Mục tiêu:
-Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
-Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn(BT2).
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL từ tuần 19-26
III-Các hoạt động dạy học:
-HĐ1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 em)
Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem 2 phút)
HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
GV đặt một câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc.GV chấm điểm.
-HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT
HS đọc yêu cầu của BT2.
HS đọc thầ ... n học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Các hoạt động dạy học:
-HĐ1 : Viết chính tả
GV đọc bài chính tả Bà cụ bán hàng nước chè .
HS nêu nội dung bài.
GV nhắc HS chú ý các tiếng, từ dễ viết sai: tuổi giời, tuồng chèo,
GV đọc cho HS viết bài.
HS bắt lỗi, GV chấm một số vở, nhận xét.
-HĐ2 :Hướng dẫn HS làm BT
HS đọc yêu cầu BT2.
Hỏi HS: Đoạn văn ở BT1 tả ngoại hình hay tả tính cách của bà cụ?
Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình? Tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào?
GV nhắc HS nên tả một vài đặc điểm tiêu biểu của nhân vật.
HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ. Cả lớp, GV nhận xét.
*Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn viết.
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm, ngày 24 tháng 3 năm 2011
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
(Tiết 6)
I-Mục tiêu:
-Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
-Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu. Biết dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết câu theo yêu cầu của BT2.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL từ tuần 19-26
III-Các hoạt động dạy học:
-HĐ1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 em)
Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem 2 phút)
HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
GV đặt một câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc.GV chấm điểm.
-HĐ 2: Hướng dẫn HS làm BT2
HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu và nội dung BT2.
GV nhắc HS chú ý:Sau khi điền từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống, xác định đó là liên kết câu theo cách nào.
HS làm việc cá nhân, tiếp nối nhau phát biểu.
*Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS chuẩn bị kiểm tra giữa học kì 2.
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
To¸n
Tiết 139: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
I-Mục tiêu:
-Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho 2, 3,5,9.
-Làm được BT1,2, BT3 (cột 1),BT5.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ
III-Các hoạt động dạy học:
Hướng dẫn HS làm BT
+BT1:Cho HS đọc các số ở câu a ,rồi nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số đó.
HS nêu miệng.
+BT2: HS viết số thích hợp vào chỗ chấm. HS làm bài vào vở, 3 HS làm bảng phụ.
Khi chữa bài nên lưu ý HS tự nêu đặc điểm của các số tự nhiên, các số lẻ, các số chẵn liên tiếp.
+BT3: (cột 1)
HS nhắc lại cách so sánh các số tự nhiên trong trường hợp chúng có cùng số chữ số hoặc không cùng số chữ số.
HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
+BT4: HS về nhà làm.
+BT5: HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. Nêu đặc điểm của số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
*Củng cố
HS nhắc lại cách so sánh 2 số tự nhiên có cùng số chữ số hoặc không cùng số chữ số.
GV nhận xét tiết học.	Chuẩn bị: Ôn tập về phân số
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (ĐỌC)
------------------------------------------------------------------------------
ÂM NHẠC
------------------------------------------------------------------------------
§Þa lÝ
Tiết 28: CHÂU MĨ ( Tiếp theo)
I-Mục tiêu:
-Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ.
-Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì .
-Chỉ và đọc trên bản đồ tên thủ đô của Hoa Kì.
-Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ.
II-Chuẩn bị:
Bản đồ Các nước trên thế giới.
III-Các hoạt động dạy học:
-HĐ1: Dân cư châu Mĩ
HS làm việc cá nhân, đọc bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục trang 103 để :
+Nêu số dân của châu Mĩ.
+So sánh số dân của châu Mĩ với các châu lục khác.
HS dựa vào bảng số liệu trang 124, cho biết các thành phần dân cư châu Mĩ. Vì sao dân cư châu Mĩ lại có nhiều thành phần , nhiều màu da như vậy? Người dân châu Mĩ sinh sống chủ yếu ở những vùng nào?
HS trả lời, GV chốt lại.
-HĐ2: Kinh tế châu Mĩ
HS quan sát hình 4, đọc SGK trang 125, thảo luận nhóm 4 các câu hỏi:
+Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ.
+Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ , Trung Mĩ và Nam Mĩ.
+ Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ , Trung Mĩ và Nam Mĩ.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HĐ3: Hoa Kì
Một số HS chỉ vị trí của Hoa Kì và thủ đô Oa-sinh-tơn trên bản đồ.
Hoa Kì giáp những quốc gia và những đại dương nào?
HS trao đổi với bạn bên cạnh, nêu một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì.
HS phát biểu, GV chốt lại.
*Củng cố
HS đọc ghi nhớ SGK.	GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Châu Đại Dương và châu Nam Cực
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 25 tháng 3 năm 2011
TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (VIẾT)
------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 140: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
I-Mục tiêu:
-Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số.
-Làm được BT1, 2, BT3(a,b), BT4.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Các hình ở BT1
III-Các hoạt động dạy học:
Hướng dẫn HS làm BT
+BT1: HS viết phân số ,hỗn số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình ở câu a, câu b vào bảng con. 2 HS viết bảng lớp.Đọc các phân số , hỗn số vừa viết.
+BT2: HS nhắc lại cách rút gọn phân số.
HS làm bài vào vở,1 HS làm bảng phụ.
+BT3: HS nhắc lại cách quy đồng mẫu số 2 phân số.
Câu b: GV gợi ý để HS tìm MSC bé nhất.
HS làm bài vào vở nháp, 2 HS lên bảng làm câu a,b .(Câu c về nhà làm).
+BT4: HS nêu lại cách so sánh 2 phân số có cùng mẫu số hoặc không cùng mẫu số; 2 phân số có tử số bằng nhau.
HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
+BT5: GV hướng dẫn cho HS về nhà làm.
*Củng cố
HS nhắc lại cách rút gọn phân số, cách quy đồng mẫu số.
GV nhận xét tiết học. 	Chuẩn bị: Ôn tập về phân số (tt)
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC
Tiết 56 : SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG
I-Mục tiêu:
-HS viết được sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.
II-Chuẩn bị:
III-Các hoạt động dạy học:
-HĐ 1: Tìm hiểu về bướm cải
HS trao đổi với bạn bên cạnh, quan sát các hình 1,2,3,4,5 trang 114 , mô tả quá trình sinh sản của bướm cải và chỉ ra đâu là trứng, sâu, nhộng và bướm, sau đó trả lời câu hỏi:
+Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển bướm cải gây thiệt hại nhất?
HS trình bày, cả lớp-GV nhận xét.
Hỏi HS:
+Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay dưới của lá rau cải?
+Trong trồng trọt, có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu?
GV kết luận.
-HĐ 2: Tìm hiểu về ruồi và gián
HS quan sát hình 6,7 trang 115 thảo luận nhóm 4, thực hiện yêu cầu :
+Chỉ vào từng sơ đồ và nói về sự sinh sản của ruồi và gián. Nêu sự giống nhau và khác nhau trong chu trình sinh sản của chúng.
+Ruồi và gián thường đẻ trứng ở đâu? Nêu một vài cách diệt ruồi và gián.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Củng cố
GV chia lớp thành 2 đội , thi đua viết sơ đồ chu trình sinh sản của một loại côn trùng.
Tuyên dương đội thắng cuộc.
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Sự sinh sản của ếch
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
KĨ THUẬT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 28 mot cot KNS.doc