Giáo án Lớp 5 tuần 29 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Giáo án Lớp 5 tuần 29 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Tiết 2: Tập đọc

MỘT VỤ ĐẮM TÀU

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: Li- vơ- pun, Ma- ri- ô,Giu –li- ét- ta.

2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình bạn giữa Ma- ri- ô và Giu- li- ét- ta; sự ân cần dịu dàng của Giu- li- ét- ta; đức hi sinh cao thượng của Ma- ri-ô.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

A. Kiểm tra bài cũ

B. Dạy bài mới : Giới thiệu bài:

 

doc 19 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1229Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 29 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
03/04/2010
Thứ 2 ngày 05 tháng 4 năm 2010 
 Tiết 1: CHÀO CỜ
Sinh hoạt ngoài trời.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: Tập đọc
MỘT VỤ ĐẮM TÀU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
1. Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: Li- vơ- pun, Ma- ri- ô,Giu –li- ét- ta.
2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình bạn giữa Ma- ri- ô và Giu- li- ét- ta; sự ân cần dịu dàng của Giu- li- ét- ta; đức hi sinh cao thượng của Ma- ri-ô.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
Kiểm tra bài cũ 
Dạy bài mới : Giới thiệu bài:
Giới thiệu tranh chủ điểm về : Nam và Nữ
Giới thiệu bài đọc . HS quan sát tranh SGK tr 108.
Hướng dãn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
Luyện đọc :
HS khá đọc .Cả lớp theo dõi ở SGK .
GVnêu các từ khó trong bài và hướng dẫn đọc .HS đọc.
Bài chia mấy đoạn ? ( 5 đoạn ) . Từng tốp 5 HS đọc nối tiếp :
Lượt 1: HS đọc . GV theo dõi sửa sai. 
Lựơt 2: HS đọc kết hợp giải nghĩa từ ở SGK.
Luyện đọc cặp .
GV đọc mẫu .
Tìm hiểu bài :
 1 HS đọc hệ thống CH. Cả lớp đọc lướt toàn bài, thảo luận nhóm đôi và trình bày. Cả lớp- GV nhận xét, bổ sung , GVgiảng thêm và chốt ý.
? CH 1 ở SGK tr 109.
- Ma- ri- ô : bố mới mất, về quê sống với họ hàng
- Giu- li- ét- ta:đang trên đường về nhà gặp bố me
GV : Đây là 2 bạn nhỏ người I-ta-li-a, rời cảng Li- vơ- pun ở nước Anh về I-ta- li- a.
? CH2 ở SGK tr 109.
? Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào ?
? Ma- ri- ô phản ứng như thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa bé nhỏ hơn là cậu ? 
? CH 3 ở SGK tr 109.
? CH4 ởSGKtr 109.
- Thấy Ma- ri- ô bị sóng lớn ập tới. . . cho bạn .
- Con bão dữ dội ập tới, sóng lớn phá thủng thân tàu. . . khiếp sợ nhìn mặt biển.
- Một ý nghĩ vụt đến . . . thả xuống nước.
- Ma- ri- ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.
- Ma- ri- ô là một bạn trai kín đáo, cao thượng đã nhường sự sống của mình cho bạn. 
- Giu- li- ét- ta là một bạn gái tốt bụng, giàu tình 
cảm : hoảng hốt lo cho bạn , ân cần. . .
GV: Ma- ri- ô mang tính cách điển hình của nam giới : ngay từ nhỏ em đã có ý thức rèn luyện tính cách mạnh mẽ cao thượng. Giu- li- ét- ta có những tính cách điển hình của phụ nữ : dịu dàng, nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
? Em hãy nêu ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi tình bạn giữa Ma- ri- ô và Giu- li- ét- ta, sự ân cần, dịu dàng của Giu- li- ét- ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma- ri- ô.
c) Luyện đọc diễn cảm:
- GV treo bảng phụ chép đoạn “chiếc xuồng. . . .hết bài”. Hướng dẫn đọc, đọc mẫu.
- Luyện đọc cặp.
- Thi đọc diễn cảm. HS khác nhận xét.
C. Củng cố dặn dò : HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
D. Nhận xét tiết học.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: Khoa học
SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
	Sau bài học, học sinh biết vẽ sơ đồ và nói về chu trình sinh sản của ếch.
	Nắm vững vòng đời sinh sản của ếch.
	HS có ý thức học tốt khoa học, thích tìm hiểu về thế giới động vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Hình trang 116, 117 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ:- Hãy vẽ hoặc viết sơ đồ chu kì sinh sản của một loại côn trùng?
Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài ghi bảng.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
 Hoạt động 1: Tìm hiểu sự sinh sản của ếch.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
Hai HS ngồi cạnh nhau cùng hỏi và trả lời các câu hỏi trang 116, 117 SGK.
Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào?
Ếch đẻ trứng ở đâu?
Trứng ếch nở thành gì?
Chỉ vào hình và mô tả sự phát triển của nòng nọc.
Nòng nọc sôùng ở đâu? Ếch sống ở đâu?
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV gọi lần lượt HS trả lời các câu hỏi trên.
HS chỉ vào hình mô tả sự phát triển của nòng nọc (nòng nọc nở ra sống ở dưới nước –mọc hai chân sau – mọc hai chân trước – đuôi ngắn dần rồi nay lên bờ sinh sống).
KL: Ếch là động vật đẻ trứng. Trong quá trình phát triển, ếch vừa trải qua đời sống dưới nước vừa trải qua đời sống trên cạn.
 Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
Bước 1: Làm việc cá nhân 
HS vẽ chu trìng sinh sản của ếch vào vở.
Bước 2: - Hai HS ngồi cạnh nhau giới thiệu với nhau về chu trình sinh sản của ếch.
Một số em lên trình bày trước lớp.
 Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
HS đọc lại mục bạn cần biết SGK.
Về nhà quan sát sự sinh sản của ếch (nếu ở gần hồ)
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: Toán
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (Tiếp theo)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Củng cố tiếp về khái niệm phân số, tính chất cơ bản của phân số và vận dụng trong quy đồng mẫu số để so sánh các phân số có mẫu số khác nhau.
thực hành làm tốt các bài tập.
HS học tốt môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng phụ cho HS làm bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: 
HS viết bảng con phân số: 
- Gọi một số em nêu tên gọi về các thành phần trong một phân số (TS, MS)
Dạy bài mới: 
- Tổ chức, hướng dẫn cho HS làm bài tập 
Bài 1: HS làm bài vào bảng con (ghi câu đúng vào bảng và giải thích )
Bài 2: Thực hiện như bài 1.
Bài 3: ( HS nêu thế nào là phân số bằng nhau?)
- HS làm bài vào vở
Bài 4: HS nêu cách so sánh phân số khác mẫu số.
HS làm bài vào vỡ
Bài 5: HS làm bài vào vở (hai em làm bài vào bảng phụ)
Câu: D (vì băng giấy được chia làm 7 phần bằng nhau và tô màu 3 phần)
Câu B đúng; vì 20 :4(phần) = 5 (viên)
Hướng dẫn so sánh bằng nhiều cách:
quy đồng.
So sánh mẫu số.
So sánh với 1 
a) 
C. Củng cố: Hỏi: muốn tính được vận tốc ta cần phải có những đơn vị nào? Và làm như thế nào?
 D. Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: Đạo đức
EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC (tiết 2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: HS biết được 
Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức này.
Nắm chắc được nhiệm vụ của tổ chức LHQ và quan hệ của VN với LHQ.
Thái độ tôn trọng cơ quan LHQ đang làm việc ở địa phương và ở VN.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Thông tin SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại bài học (ghi nhớ)
B. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Phóng viên” BT 2
1. GV phân công HS đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn về các vấn đề có liên quan đến tổ chức LHQ,Ví dụ:
LHQ được thành lập khi nào?
Trụ sở LHQ đóng ở đâu?
VN đã trở thành thành viên của LHQ khi nào?
Bạn hãy kể tên một cơ quan của LHQ mà bạn biết.
Bạn hãy kể một việc làm của LHQ quốc mang lại lợi ích cho trẻ em.
Bạn hãy kể một hoạt động của cơ quan LHQ ở Việt Nam hoặc ở địa phương mà em biết?
 2. HS tham gia trò chơi.
GV nhận xét, khen những em trả lời đúng và hay.
 Hoạt động 2: Triễn lãm nhỏ
 1. GV hướng dẫn HS các nhóm trung bày tranh ảnh, bài báo về LHQ đã sưu tầm được xung quanh lớp học.
Cả lớp cùng xem, nghe giới thiệu, nhận xét va trao đổi.
GV khen những nhóm sưu tầm nhiều tư liệu và hay, nhắc nhở HS thực hiện tốt bài học. 
Ngày soạn
03/04/2010
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ 3 ngày 06 tháng 4 năm 2010
 Tiết 1: Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Củng cố cách đọc, viết số thập phân.
làm tốt các bài tập có liên quan đến số thập phân.	
HS có ý thức học tốt môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: - HS làm lại bài tập 5 tiết 141.
B. Dạy bài mới: GV hướng dẫn HS ôn tập
Bài 1: HS đọc số thập phân và nêu phần nguyên, phần thập phân.
Bài 2: GV đọc cho HS viết số vào bảng con.
Bài 3: HS làm bài vào vở, một em làm bài vào bảng phụ.
Bài 4:Thực hiện như bài 3
Bài 5: HS làm bài vào vở, một em làm bài vào phiếu.
63,42
phần nguyên phần thập phân
8,65
72,493
0,04
 74,60 ; 284,30 ; 401,25 ; 104,00
a) 0,3 ; 0,03; 4,25 ; 2,002
b) 0,25 ; 0,6 ; 0,875 ; 1,5
78,6 > 78,59
9,478 < 9,48
28,300 = 28,3
 0,916 > 0,906
C. Củng cố: GV nêu lại cách viết số thập phân từ phân số.
D. Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: Lịch sử
HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: HS nắm được: 
Những nét chính về cuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI (Quốc hội thống nhất), năm 1976.
Sự kiện này đánh dấu đất nước ta sau 30 năm lại được thống nhất về mặt nhà nước.
Nhớ kĩ các sự kiện lịch sử đã học.
HS có ý thức tự hào về lịch sử dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Ảnh tư liệu về cuộc bầu cử Quốc hội Quốc hội khoá VI, năm 1976.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
Hãy kể lại sự kiện quân ta tiến vào dinh Độc lập ?
Ngày 30/4/1975, nước ta có sự kiện gì?
Dạy bài mới: 
1. Nguyên nhân:
HS đọc thông tin SGK và trả lời CH:
Vì sao phải bầu cử Quốc hội?
. . . . để có nhà nước chung lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vên Tổ quốc => Bầu cử QH
Diễn biến:
 HS thảo luận – TL câu hỏi sau:
+ Thời gian, không khí ngày bầu cử QH khoá IV?
+ Tại sao 25/4/1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta?
+ Nêu những quyết định quan trọng của kì họp QH khoá IV?
+ 25/4/1976. HS mô tả lại không khí
+ . . . thể hiện sự làm chủ của nhân dân, . . . (tên nước, Q ... ề nhà tập kể lại câu chuyện và chuẩn bị cho câu chuyện tuần sau (xem SGK)
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Củng cố các kiến thức đã học về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than).
Thực hành nâng cao kĩ năng sử dụng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than .
HS có ý thức học tập tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Viết sẵn bài bài tập 1 vào bảng phụ.
Viết bài tập 2 vào giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng đặt câu có sử dụng một trong 3 dấu câu đã ôn (Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than).
B. Dạy bài mới: . Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: -	Gọi HS đọc yêu cầu và đoạn văn của bài tập.
Cầu HS tự làm bài vào vở, gọi một em lên làm bài trên bảng.
Lớp nhận xét bài cho bạn, GV kết luận lời giải đúng ( Thứ tự dấu câu: !, ? ,!, !, . , ! , , . ? , !, !, ! , ? , !, . , . ).
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện .
Yêu cầu HS tự làm bài theo nhóm trên giấy khổ lớn.
Các nhóm gắn bài lên bảng và cùng nhận xét.
 ( câu 3: dấu đúng: chà! Cậu tự giặt lấy cơ à? Giỏi thật đấy! 
 Câu 4: Không! Tớ không có chị, đành nhờ . . .anh tớ giặt giúp.)
GV Hỏi một số em về cách dùng dấu
Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài và làm bài nhóm đôi.
Các nhóm nối tiếp nhau đọc câu vừa viết, cả lớp nhận xét.
Ví dụ: a) 
Chị mở cửa sổ giúp em với!
Minh ơi, mở của sổ giúp chị với! . . . .
C . Củng cố: GV nêu cách dùng dấu câu.
D. Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: Kĩ thuật 
LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (tiết 3)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Chọn đúng các chi tiết để lắp máy bay trực thăng
Lắp được máy bay trực thăng kĩ thuật, đúng quy trình.
Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
Dạy bài mới: Giới thiệu bài: 
Hoạt động 3: Thực hành lắp xe ben
Chọn chi tiế
HS chọn đúng đủ các chi tiết SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
Lắp từng bộ phận
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình trong SGK.
Lắp ráp máy bay trực thăng (H1- SGK).
HS lắp ráp theo các bước như SGK.
GV nhắc HS chú ý :
 + Lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ phải lắp đúng vị trí. 
+ Láp giá đỡ sàn ca bin và càng máy bay phải được lắp thật chặt.
 Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm 
HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
GV nêu tiêu chuẩn đánh giá mục III (SGK)
Cử 2 – 3 em đánh gia sản phẩm của bạn.
GV đánh giá sản của HS theo 2 mức hoàn thành (A), chưa hoàn thành (B), hoàn thành trước thời gian (A+).
Nhắc HS tháo rời các chi tiết cất vào hộp.
Củng cố: HS nhắc lại chi tiết lắp máy bay trực thăng 
Dặn dò: Về nhà xem lại cách lắp máy bay trực thăng 
Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: HÁT NHẠC
Giáo viên chuyên giảng dạy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn
04/04/2010
Thứ 6 ngày 08 tháng 4 năm 2010 
 Tiết 1: THỂ DỤC
Giáo chuyên chuyên giảng dạy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG (TT)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Giúp HS củng cố về cách viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. Mối quan hệ giữa các số đo độ dài và đo khối lượng thông dụng.
Thành thạo cách viết số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
HS có ý thức học tốt môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng làm lại bài tập 3 (tiết trước)
B. Dạy bài mới: - Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: HS đọc yêu cầu từng câu trước khi làm bài.
GV ghi phép tính lên bảng, HS làm bài (ghi kết quả vào bảng con, mỗi phép tính cho 1 em làm vào thẻ để gắn bảng)
Bài 2: Tương tự như bài 1, HS làm bài vào vở, đổi chéo vở dò bài cho bạn:
Bài 3: Trình tự thực hiện như bài 1: 
Bài 4: Tương tự bài 3
a) Có đơn vị đo là km
 4 km 382m = 4,382 km
 2km79m = 2,079 km
 700m = 0,7 km
b) Có đơn vị đo là m
 7m 4dm = 7,4 m
 5m 9cm = 5,09 m
 5m75mm = 5,075 m
Ví dụ: a) 0,5m = 50cm
0,075km = 75m
0,064kg = 64g
0,08tấn = 80kg
Ví dụ: 
3576m = 3,576km
53cm = 0,53m
5360kg = 5,360tấn
657g = 0,657kg
C.Củng cố: HS nhắc lại mối quan hệ giữa đơn vị đo độ dài và đo khối lượng.
D.Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
	Hiểu được nhận xét chung của GV về kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình. 
	Biết sửa lỗi cho bạn và cho mình trong đoạn văn.
	HS có tinh thần học hỏi những câu văn đoạn văn hay của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng phụ viết sẵn các lỗi chính tả, cách dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp, . . .cần chữa chung cho cả lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: Chấm điểm màn kịch Giu- li-ét-ta hoặc Ma-ri-ô.
Dạy bài mới: 
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học
Nhận xét chung bài làm của HS:
Gọi HS đọc lại đề bài Tập làm văn.
Nhận xét chung
Ưu điểm: 
+ Hầu hết các em đã hiểu đề và viết đúng yêu cầu của đề.
+ Nhiều bài có bố cục rõ ràng.
+ Diễn đạt câu, ý tương đối trọn vẹn.
+ Có một số bài đã biết sáng tạo trong cách dùng từ, biết dùng hình ảnh miêu tả hình dáng, công dụng của đồ vật.( so sánh và nhân hoá: Mỗi tán lá như xoè quạt, quạt mát cho chúng em mỗi khi gió lùa, thân cây sừng sững như cột đình, mỗi cành cây như cánh tay lực lưỡng gồng mình xách từng chùm quả lủng lẳng, những chiếc lá xào xạc hít thở không khí trong lành, . . ..
Nhược điểm:
+ Còn nhiều bài bố cục còn lộn xộn, lỗi chính tả nhiều, nội dung sơ sài, có nhiều bài hầu như không có một hình ảnh so sánh nào, câu viết cụt ý.
 - GV gắn bảng phụ ghi lỗi HS đã mắc để cả lớp cùng chữa lỗi vào vỞ BT.
GV đọc những đoạn văn hay cho HS tham khảo.
C.Củng cố: HS đọc lại ghi nhớ về cấu tạo của một bài văn tả đồ vật.
 D. Dặn dò: Về nhà xem lại bài bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Tiết 4: Địa lí
CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Nêu được những đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, kinh tế châu 
Đại Dương và châu Nam Cực.
Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của Châu Đại Dương và châu Nam Cực.
HS có ý thức tìm hiểu địa lí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bản đồ tự nhiện châu Đại Dương và châu Nam Cực.
Quả địa cầu.
Tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm dân cư,kinh tế châu Mĩ?
Dạy bài mới: 
1, Châu đại Dương:
 a) Vị trí địa lí và giới hạn:
 Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân)
Bước 1: HS dựa vào lược đồ kênh chữ SGK, trả lời câu hỏi:
+ Châu Đại Dương gồm những phần đất nào?
+ HS trả lời câu hỏi SGK
Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ về vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Duơng GV giới thiệu trên quả địa cầu về vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Duơng, chí tuyến nam đi qua lục địa Ô-xtrây-li-a, các đảo và quần đảo chủ yếu nằm trong vùng vĩ độ thấp.
 b) Đặc điểm tự nhiên:
 Hoạt động 2: (Làm việc cá nhân).
Bước 1: HS dựa vào tranh ảnh, SGK đẻ hoàn thành bảng sau:
Khí hậu
Thực, động vật
Lục địa Ô-xtrây-li-a
Các đảo và quần đảo
Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoà thiện câu trả lời.
Dân cư và hoạt động kinh tế:
Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp)
HS dựa vào SGK để trả lời câu hỏi sau:
+ Về số dân, châu Đại Dương có gì khác với các châu lục đã học?
+ Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và ở các đảo có gì khác nhau?
+ Trình bày đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây-li-a?
+ Số dân ít nhất so với các châu lục đã học.
+ Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và quần đảu Niu-di-lân chủ yếu là người da trắng, ở các đảo chủ yếu là người bản địa.
+ Ô-xtrây-li-a là nước có nền kimh tế phát triển, nổi tiếng về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa. Công nghiệp khai khoáng, luyện kim, chế tạo máy, chế biến thực phẩm, 
- Châu Nam Cực:
 Hoạt động 4: (Làm việc theo nhóm)
Bước 1: HS dựa vào lược đồ, tranh ảnh trả lời câu hỏi mục 2, SGK
+ Nêu đặc điểm tiêu biểu của châu Nam Cực?
+ Vì sao châu Nam Cực không có dân cư sinh sống thường xuyên?
Bước 2: Chỉ trên lược đồ vị trí của châu nam Cực, trình bày kết quả thảo luận, lớp nhận xét – GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận: 
Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới.
Là châu lục duy nhất không có dân cư sinh sống thường xuyên.
C. Củng cố: HS đọc bài học SGK.
D. Dặn dò: Về nhà học bài.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: SINH HOẠT 
Nhận xét tuần học 29 – Đưa ra kế hoạch tuần 30.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tài liệu đính kèm:

  • doc29.doc