Giáo án Lớp 5 - Tuần 29 - Trường Tiểu Học Tịnh Thiện - Giáo viên: Phan Tuấn Thu Sương

Giáo án Lớp 5 - Tuần 29 - Trường Tiểu Học Tịnh Thiện - Giáo viên: Phan Tuấn Thu Sương

(TH KNS)

I. MỤC TIÊU:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn.

 - Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. CÁC KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC:

 - Tự nhận thức ( nhận thức về mình, về phẩm chất cao thượng).

 - Giao tiếp ứng xử phù hợp.

 - Kiểm soát cảm xúc.

 

doc 54 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 862Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 29 - Trường Tiểu Học Tịnh Thiện - Giáo viên: Phan Tuấn Thu Sương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Thứ hai, ngày 21 tháng 3 năm 2011
TẬP ĐỌC
MỘT VỤ ĐẮM TÀU
(TH KNS)
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết đọc diễn cảm bài văn.
 - Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. CÁC KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC:
	- Tự nhận thức ( nhận thức về mình, về phẩm chất cao thượng).
	- Giao tiếp ứng xử phù hợp.
	- Kiểm soát cảm xúc.
	- Ra quyết định.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Bảng phụ viết đọan luyện đọc.
IV. CÁøC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
 Thông qua.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
 Từ hôm nay các em học một chủ điểm mới chủ điểm Nam và Nữ. Những bài học trong chủ điểm này giúp các em hiểu về sự bình đẳng nam nữ và vẽ đẹp riêng về tình cách của mỗi giới. Qua bài tập đọc: “Một vụ đắm tàu các em sẽ hiểu rõ hơn tình bạn của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta.
b/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
* Luyện đọc: 
- GV yêu cầu: 
KNS: Tự nhận thức ( nhận thức về mình, về phẩm chất cao thượng).
+ Hai HS giỏi tiếp nối nhau đọc bài văn.
- Gv đưa tranh minh họa và giới thiệu về chủ
điểm Nam và Nữ.
- Hs đọc đoạn nối tiếp (lượt 1)
- GV viết lên bảng các từ: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta. GV đọc mẫu, hướng dẫn cả lớp đọc.
- GV yêu cầu từng tốp 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn của bài văn (lượt 2): 
+ Một HS đọc phần chú thích và giải nghĩa sau bài (Li-vơ-pun, bao lơn). 
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc cho HS.
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV gọi một, hai HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
* Tìm hiểu bài:
KNS: - Giao tiếp ứng xử phù hợp.
	- Kiểm soát cảm xúc.
	- Ra quyết định.
GV hỏi: 
- Nêu và hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta. 
GV nêu: Đây là hai bạn nhỏ người I-ta-li-a, rời cảng Li-vơ-pun ở nước Anh về I-ta-li-a.
- Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương ? 
+ Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào ?
+ Ma-ri-ô phản ứng như thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa bé nhỏ hơn là cậu ? 
- Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé ?
- Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong truyện.
GV: Ma-ri-ô mang những nét tính cách điển hình của nam giới, Giu-li-ét-ta có những nét tính cách điển hình của phụ nữ. Là HS, ngay từ nhỏ, các em cần có ý thức rèn luyện để là nam - phải trở thành một nam giới mạnh mẽ, cao thượng; là nữ - phải trở thành một phụ nữ dịu dàng, nhân hậu, sẵn lòng giúp đỡ mọi người.
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV yêu cầu một tốp 5 HS tiếp nối nhau luyện đọc diễn cảm 5 đoạn của bài văn. GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- GV chọn và hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn cuối bài (Từ Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống đến hết) theo cách phân vai.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn đã chọn.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc trước bài Con gái ..
- HS quan sát tranh minh họa chủ điểm, tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- 2 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS quan sát tranh và lắng nghe lời giới thiệu
- Các tốp HS tiếp nối nhau đọc.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến về quê sống với họ hàng.
+ Đoạn 2: Từ Đêm xuống đến băng cho bạn.
+ Đoạn 3: Từ Cơn bão dữ dội đến Quang cảnh thật hỗn loạn.
+ Đoạn 4: Từ Ma-ri-ô đến đôi mắt thẫn thờ, tuyệt vọng.
+ Đoạn 5: Phần còn lại.
- HS luyện phát âm từ khó.
- HS luyện đọc nối tiếp và tìm từ khó.
- 1 HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 - 2 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS lắng nghe và chú ý giọng đọc của GV.
+ Ma-ri-ô: bố mới mất, về quê sống với họ hàng. Giu-li-ét-ta: đang trên đường về nhà gặp lại bố mẹ.
- HS lắng nghe
+Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dụi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng vết thương cho bạn.
+ Cơn bão dữ dội ập tới, sóng lớn phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang, con tàu chìm dần giữa biển khơi. Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển.
+ Một ý nghĩ vụt đến Ma-ri-ô quyết định nhường chỗ cho bạn - cậu hét to: Giu-li-ét-ta, xuống đi ! Bạn còn bố mẹ, nói rồi ôm ngang lưng bạn thả xuống nước.
+ Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.
+ Ma-ri-ô là một bạn trai rất kín đáo (giấu nỗi bất hạnh của mình, không kể với bạn), cao thượng đã nhường sự sống của mình cho bạn.
+ Giu-li-ét-ta là một bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm: hoảng hốt, lo lắng khi thấy bạn bị thương; ân cần, dịu dàng chăm sóc bạn; khóc nức nở khi nhìn thấy Ma-ri-ô và con tàu đang chìm dần.
- HS lắng nghe.
- Một tốp 5 HS đọc tiếp nối.
- Cả lớp luyện đọc.
- HS thi đọc diễn cảm.
- Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô..
TOÁN
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (tt)
I. MỤC TIÊU:
- Biết xác định phân số; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự.
- Biết đổi đơn vị đo thời gian.
- Bài tập cần làm bài 1, bài 2, bài 4, bài 5 và bài 3 * dành cho HS khá, giỏi.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
Giáo viên chốt cho điểm.
2. Dạy bài mới:
Bài 1: Giáo viên chốt về đặc điểm của phân số trên băng giấy.
GV cho HS tự làm bài. Sau đó, GV chữa bài.
 Bài 2: GV cho HS tự làm bài. Sau đó, GV chữa bài.
Giáo viên chốt. Phân số chiếm trong một đơn vị
* Bài 3: GV cho HS tự làm bài. Sau đó, GV chữa bài.
 Bài 4: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Giáo viên chốt.
Yêu cầu học sinh nêu cách so sánh 2 phân số khác mẫu số.
 Bài 5: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
Về nhà làm bài 3, 4/ 61.
Chuẩn bị: Ôn tập phân số.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh lần lượt sửa bài 3, 4
Học sinh đọc yêu cầu.
Thực hiện bài 1.
Sửa bài miệng D. 
- Miệng: 
B. Đỏ (Vì số viên bi là 20 x = 5 (viên bi), đó chính là 5 viên bi đỏ).
- Nhóm 4:
Phân số bằng phân số ; ; 
Phân số bằng phân số 
- Làm vở:
a) = = 
 = = 
Vậy: > (Vì >)
b) = = 
 = = 
Vậy: < (Vì <)
c) >1 (vì tử số lớn hơn mẫu số)
 1 > (vì tử số bé hơn mẫu số)
Vậy: > (Vì >1 >)
- Làm vở: 
a) ; ; 
LỊCH SỬ
HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
 Biết tháng 4 1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 1976.
 + Tháng 4 1976 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trpng cả nước.
 + Cuối tháng 6, đầu tháng 7 1976 Quốc hội đã họp và quyết định: tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca , Thủ đô và thành phố Sài Gòn Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.
 + Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vài Dinh Độc Lập, nội các Dương 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- ảnh tư liệu về cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khóa VI, năm 1976.
- Phiếu học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30-4-1975.
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Từ trưa 30-4-1975, miền Nam đã được giải phóng, đất nước ta thống nhất về mặt lãnh thổ. Nhưng chúng ta chưa có nhà nước chung do nhân dân cả nước bầu ra. Nhiệm vụ đặt ra là phải thống nhất về mặt nhà nước, tức là phải lập ra Quốc hội chung trong cả nước.
- GV nêu các nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất (Quốc hội khóa VI) diễn ra như thế nào?
+ Những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI.
+ ý nghĩa cuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI.
b. Hoạt động 1:
- GV nêu thông tin về cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước ta (6-01-1946), từ đó nhấn mạnh ý nghĩa của lần bầu cử Quốc hội khóa VI.
- GV nêu rõ không khí tưng bừng của cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI.
c. Hoạt động 2:
- GV cho HS tìm hiểu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI, năm 1976.
- GV yêu cầu các nhóm trao đổi, tranh luận đi tới thống nhất các ý: tên nước, quy định Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy, chọn Thủ đô, đổi tên thành phố Sài Gòn Gia Định, bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ.
d. Hoạt động 3:
- GV yêu cầu HS thảo luận làm rõ ý: Những quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI thể hiện điều gì?
- GV kết luận: Việc bầu Quốc hội thống nhất và kì họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Từ đây nước ta có bộ máy Nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
e. Hoạt động 4:
- GV nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của Quốc hội khóa VI.
- GV cho HS nêu cảm nghĩ về cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI và kì họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất.
3. Củng cố và dặn dò:
GV nêu rõ những nội dung cần nắm. Dặn HS về nhà xem trước bài Xây dựng nhà máy thủy điện hòa bình.
HS trình bày: 
+ Là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc (như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ).
+ Đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh.
+ Từ đây, hai miền Nam, Bắc được thống nhất.
- HS lắng nghe.
Làm việc cả lớp.
- HS lắng ng ... , rì rầm.
- HS gấp SGK, viết bài, bắt lỗi chính tả, nộp tập.
- Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. 
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm và làm bài tập.
- HS thảo luận nhóm 6 và đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Cả lớp nhận xét.
a) Các cụm từ:
+ Chỉ huân chương: Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động.
+ Chỉ danh hiệu: Anh hùng Lao động.
+ Chỉ giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh.
b) Nhận xét về cách viết hoa các cụm từ:
Mỗi cụm từ chỉ các huân chương, danh hiệu, giải thưởng trên đều gồm 2 bộ phận:
+ Huân chương / Kháng chiến
+ Huân chương / Lao động
+ Anh hùng / Lao động
+ Giải thưởng / Hồ Chí Minh
Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành các tên này đều được viết hoa. Nếu trong cụm từ có tên riêng chỉ người (Hồ Chí Minh) thì viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.
- 2 3 HS đọc, cả lớp theo dõi, ghi nhớ: Tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe.
- 1 HS trình bày: anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (lặp lại 2 lần); bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Làm vở.
- Miệng: Anh hùng / Lực lượng vũ trang nhân dân.
Bà mẹ / Việt Nam / Anh hùng.
TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
	Biết:
- Viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng thông dụng.
- Bài tập cần làm : Bài 1 (a), bài 2, bài 3.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- HS nêu lại bảng đơn vị đo độ dài và đo khối lượng.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới 
Bài 1: (Làm ý a, các ý còn lại dành cho HS khá, giỏi)
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS tự làm bài vào vở. 2 em lên bảng làm (mỗi em một ý).
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài (nếu sai).
Bài 2:
 Tổ chức tương tự bài tập 1.
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS tự làm bài vào vở. 4 em lên bảng làm (mỗi em một ý).
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài (nếu sai). 
Bài 4: (Dành cho HS khá, giỏi)
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS tự làm bài vào vở. 4 em lên bảng làm (mỗi em một ý).
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài (nếu sai).
3. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên tổng kết tiết học, khái quát bài.
- Dặn HS về nhà xem lại các bài tập đã làm. Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
Bài 1: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân:
a) Có đơn vị đo là ki-lô-mét:
4km 328m = 4,328km
2km 79m = 2,079km
b) Có đơn vị đo là mét:
7m 4dm = 7,4m
Bài 2: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân:
a) Có đơn vị đo là ki-lô-gam:
2kg 350g = 2,35kg
1kg 65g = 1,065kg
b) Có đơn vị đo là tấn:
8tấn 760kg = 8,76tấn
2tấn77kg = 2,077tấn
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 0,5m = 50 cm.
b) 0,075km =75 m
c) 0,064kg = 64g
d) 0,08tấn = 80 kg
Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 3576m =3,576km
b) 53cm = 0,53m
c) 5360kg = 5,36tấn
d) 657g = 0,657kg
- HS lắng nghe.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
( DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN)
I. MỤC TIÊU:
 Tìm được dấu câu thích hợp để điền vào đoạn văn (BT1), chữa được các dấu câu dùng sai và lí giải được tại sao lại chữa như vậy (BT2), đặt câu và dùng dấu câu thích hợp (BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bút dạ và một vài tờ phiếu khổ to phô tô nội dung mẩu chuyện vui ở BT1; một vài tờ phô tô mẩu chuyện vui ở BT2.
- Một vài bảng nhóm để HS làm BT3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Kiểm tra bài cũ:
 GV đưa ngữ liệu mới để kiểm tra kĩ năng sử dụng các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than của 1 2 HS. Khi điền dấu câu vào chỗ thích hợp hoặc chữa lại những lỗi dùng sai dấu câu, các em cần giải thích vì sao phải điền dấu câu đó hoặc vì sao phải sửa sai. 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1
- GV cho một HS đọc nội dung của BT1.
- GV hướng dẫn HS cách làm bài: Các em cần đọc chậm rãi từng câu văn, chú ý các câu có ô trống ở cuối: nếu đó là câu kể thì điền dấu chấm; câu hỏi thì điền dấu chấm hỏi; câu cảm hoặc câu cầu khiến - điền dấu chấm than.
- GV cho HS làm bài cá nhân - điền dấu câu thích hợp vào các ô trống trong VBT. GV phát bút dạ và bảng nhóm cho một vài HS.
- GV mời những HS làm bài trên bảng nhóm đính bài lên bảng lớp, tiếp nối nhau trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV gọi một HS đọc lại văn bản truyện đã điền đúng các dấu câu.
Bài tập 2
- GV cho 1 HS đọc nội dung của BT2.
- GV hướng dẫn HS làm bài: Các em hãy đọc chậm rãi, xem từng câu là câu kể, câu hỏi hay câu cầu khiến, câu cảm. Trên cơ sở đó, em phát hiện lỗi rồi sửa lại, nói rõ vì sao em sửa như vậy.
- GV cho HS trao đổi cùng bạn làm bài - gạch dưới những dấu câu dùng sai, sửa lại. GV phát bút dạ và nhóm cho một vài HS.
- GV mời những HS làm bài trên bảng nhóm đính bài lên bảng lớp, trình bày kết quả.
- GV kết luận lời giải đúng.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao Nam bất ngờ trước câu trả lời của Hùng ?
Bài tập 3
- GV cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV hỏi: Theo nội dung được nêu trong các ý a, b, c, d em cần đặt kiểu câu với những dấu câu nào ?
- GV cho HS làm bài vào vở - đặt một câu và dùng những dấu câu thích hợp. GV phát giấy khổ to và bút dạ cho 3 4 HS.
- GV mời những HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS sau các tiết ôn tập có ý thức hơn khi viết câu, đặt dấu câu.
- 1 - 2 HS thực hiện yêu cầu.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS lắng nghe.
- Cá nhân.
- Một vài HS tiếp nối nhau trình bày.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi và sửa bài:
Tùng bảo Vinh:
- Chơi cờ ca-rô đi !
- Để tớ thua à ? Cậu cao thủ lắm !
- A ! Tớ cho cậu xem cái này . Hay lắm !
Vừa nói, Tùng vừa mở tủ lấy ra quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh xem . 
- ảnh chụp cậu lúc lên mấy mà nom ngộ thế ? 
- Cậu nhầm to rồi ! Tớ đâu mà tớ !Ông tớ đấy !
- Ông cậu ?
- ừ ! Ông tớ ngày còn bé mà . Ai cũng bảo tớ giống ông nhất nhà .
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK:
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Một vài HS trình bày:
NAM: 1) Tớ vừa bị mẹ mắng vì toàn để chị phải giặt giúp quần áo.
HÙNG: 2) Thế à ? 3) Tớ thì chẳng bao giờ nhờ chị giặt quần áo.
g Câu 1, 2, 3 dùng đúng các dấu câu.
NAM: 4) Chà. 5) Cậu tự giặt lấy cơ à ! 6) Giỏi thật đấy ?
g 4) Chà ! (Đây là câu cảm).
 5) Cậu tự giặt lấy cơ à ? (Đây là câu hỏi).
 6) Giỏi thật đấy ! (Đây là câu cảm).
HÙøNG: 7) Không ? 8) Tớ không có chị, đành nhờanh tớ giặt giúp ! 
g 7) Không ! (Đây là câu cảm).
 8) Tớ không có chị, đành nhờanh tớ giặt giúp . (Đây là câu kể).
NAM: ! ! !
g Ba dấu chấm than được sử dụng hợp lí - thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờ của Nam.
- HS phát biểu ý kiến: Thấy Hùng nói chẳng bao giờ nhờ chị giặt quần áo, Nam tưởng Hùng chăm chỉ, tự giặt quần áo. Không ngờ, Hùng cũng lười: Hùng không nhờ chị mà nhờ anh giặt hộ quần áo.
- HS đọc.
- HS phát biểu:
+ Với ý a, cần đặt câu khiến, sử dụng dấu chấm than.
+ Với ý b, cần đặt câu hỏi, sử dụng dấu chấm hỏi.
+ Với ý c, cần đặt câu cảm, sử dụng dấu chấm than.
+ Với ý d, cần đặt câu cảm, sử dụng dấu chấm than.
- Làm vở.
- HS trình bày: 
ý a) Câu cầu khiến: Chị mở cửa sổ giúp em với !
ý b) Câu hỏi: Bố ơi, mấy giờ thì hai bố con mình đi thăm ông bà ?
ý c) Câu cảm thán: Cậu đã đạt được thành tích thật tuyệt vời !
ý d) Câu cảm thán: Ôi, búp bê đẹp quá !
- HS lắng nghe.
SINH HOẠT LỚP
TỔNG KẾT TUẦN 30
I. MỤC TIÊU: 
1/ Đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trong tuần qua như :
+ Việc thực hiện nội qui, nền nếp ra vào lớp
+ Thực hiện việc học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
+ Thực hiện tốt khâu vệ sinh sân trường, lớp học; ăn mặc đồng phục, đầy đủ bảng tên, khăn quàng.
2/ Nêu kế hoạch học tập của tuần 31
II. CHUẨN BỊ:
 1. GV: Kết quả theo dõi việc học tập và rèn luyện của học sinh, những nội dung cần nhắc nhở trong tuần tới
2. HSø: Tổ trực chuẩn bị nội dung theo dõi thi đua của lớp để nhận xét trước lớp
III. LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I/ Ổn định:
II. Tổ chức sinh hoạt
1. Tổ trực báo cáo kết quả trực tuần của mình
- GV quản lí lớp theo dõi học sinh thực hiện
2. GV
- Đánh giá kết quả làm việc của tổ trực tuần và lớp trưởng
- Phê bình những học sinh lười học, không làm bài tập, không chuẩn bị bài, biếng trực nhật, đi học muộn
- Tuyên dương những học sinh nỗ lực trong học tập và rèn luyện. 
- Nhắc nhở học sinh chấp hành tốt an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống các loại bệnh dịch, đặc biệt bệnh dịch về đường tiêu hoá.
- Nêu nhiệm vụ học tập trong tuần 31
* Yêu cầu học sinh chấp hành tốt nội quy nhà trường
 - Hát
- Tổ trực cử đại diện báo cáo trước lớp về nội dung theo dõi của tổ
- Cả lớp ý kiến
- Lớp trưởng trình bày kết quả theo dõi chung
- Những học sinh vi phạm đứng dậy, GV phê bình
- Những HS được tuyên dương cả lớp vỗ tay khen ngợi.
- Những học sinh yếu được nhắc nhở phải cố gắng học tập và rèn luyện

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 29 CKTKNSTTHCM 2011.doc