Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 - Nguyễn Thị Kim Thoa - Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám

Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 - Nguyễn Thị Kim Thoa - Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám

- Đọc lưu loát, diễn cảm cả bài văn với giọng kể hồi hộp, chuyển thành giọng ôn tồn, rành rẽ khi vị giáo sĩ nói.

 - Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn trong bài, diễn biến của câu chuyện.

 - Hiểu ý nghĩa của bài: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình

 

doc 23 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 891Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 - Nguyễn Thị Kim Thoa - Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 30
Thứ hai ngày 11 tháng 4 năm 2011
TẬP ĐỌC
THUẦN PHỤC SƯ TỬ
I. Yªu cÇu cÇn ®¹t:	
 - Đọc lưu loát, diễn cảm cả bài văn với giọng kể hồi hộp, chuyển thành giọng ôn tồn, rành rẽ khi vị giáo sĩ nói.
 	- Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn trong bài, diễn biến của câu chuyện.
 - Hiểu ý nghĩa của bài: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa. 
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ:
	- Kiểm tra 2 học sinh . 
	+ Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái ?
	+ Đọc câu chuyện này , em có suy nghĩ gì ?
	- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới:
- Giáo viên treo tranh minh họa và hỏi:
 + Tranh vẽ cảnh gì ?
 + Em có nhận xét gì về hành động của cô gái ?
- Giới thiệu : Thuần phục Sư tử là một truyện dân gian A-rập. Câu chuyện nói về ai? Về điều gì? Để biết được điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài đọc.
	 Luyện đọc
- Chia đoạn đọc: 
Đoạn 1: Từ đầu đến  giúp đỡ
Đoạn 2: Vị giáo sĩ vừa đi vừa khóc
Đoạn 3: Nhưng mong muốn  bộ lông bờm sau gáy
Đoạn 4: Một tối  lẳng lặng bỏ đi
Đoạn 5: Ha-li-ma  bí quyết rồi đấy	
- GV đọc mẫu toàn bài: Đoạn 1giọng đọc thể hiện sự băn khoăn; đoạn 2: giọng sợ hãi; đoạn 3 và 4: giọng nhẹ nhàng ; đoạn 5: lời vị giáo sĩ đọc với giọng hiền hậu ôn tồn.
	 Tìm hiểu bài:
Đoạn 1 + 2.
+ Ha-li-ma đến gặp vị giáo sĩ để làm gì?
+ Vị giáo sĩ ra điều kiện như thế nào?
+ Vì sao nghe điều kiện của vị giáo sĩ, Ha-li-ma vừa đi vừa khóc?
 Đoạn 3 + 4 + 5:
+ Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử?
+ Ha-li-ma lấy 3 sợi lông bờm của sư tử như thế nào?
+ Vì sao khi gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử lại bỏ đi ?
+ Theo vị giáo sĩ, điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ ?
- Ý của các đoạn này là gì ?
- Bài văn nói lên điều gì?
- Nêu nội dung chính của bài văn.
- Giáo viên ghi nội dung chính lên bảng. 
	Diễn cảm: 
	- Giáo viên ghi lên bảng phụ đã chép đoạn văn cần luyện và đọc mẫu. Yêu cầu học sinh đánh dấu những từ cần nhấn giọng.
- Yêu cầu học sinh nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
- Giáo viên nhận xét, khen ngợi những học sinh đọc hay.
	3. Củng cố, dặn dò:
- Em hãy cho biết câu chuyện nói lên điều gì ? 
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
- HS lắng nghe
- 2 học sinh khá giỏi đọc toàn bộ bài văn, cả lớp đọc thầm theo.
- Học sinh đọc đoạn nối tiếp 5 đoạn 2 lượt . Kết hợp sửa phát âm, ngắt nghỉ và giải nghĩa từ.
- Luyện đọc theo cặp
- 1 học sinh đọc cả bài.
- HS đọc thầm, đọc lướt bài văn và trả lời các câu hỏi :
- 5 học sinh đọc nối tiếp bài văn.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi, tìm giọng đọc hay.
- Học sinh thi đọc diễn cảm.
- HS lắng nghe và thực hiện 
==========================
TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH
I. Yªu cÇu cÇn ®¹t: Giúp học sinh:
	- Củng cố và ôn tập bảng đo đơn vị diện tích, mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích thông dụng, cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
	- Vận dụng thành thạo các kiến thức trên để giải toán.
II. Đồ dùng dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ:
	- Nêu cách viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
	- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
	2. Dạy bài mới:
	a. Củng cố và ôn tập bảng đo đơn vị diện tích, mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích
	Bài 1:
	 Giáo viên dẫn dắt để học sinh nêu nhận xét, chữa bài và yêu cầu học sinh trả lời miệng câu hỏi phần b, nhắc lại và ghi nhớ tên các đơn vị đo diện tích trong bảng.
	Bài 2: 
	 Sau khi chữa bài, có thể giúp học sinh khái quát lại cách đổ các số đo diện tích (có một đơn vị đo) từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ bằng cách chuyển dịch dấu phẩy sang phải hoặc sang trái (dựa vào bảng đơn vị đo diện tích và quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng).
	b. Củng cố cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân
	Bài 3: 
	 	- Nhận xét , chữa bài. Kết quả là :
	a. 65 000 m2 = 6,5 ha; 
864 000m2 = 84,6 ha; 5 0002 = 0,5 ha.
	b. 6 km2 = 600 ha; 
 9,2 km2 =920 ha; 0,3 km2 = 30 ha.
	3. Củng cố, dặn dò:
Giáo viên nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
 - Học sinh đọc yêu cầu và làm bài tập vào vở.
- 1 học sinh lên làm bài trên bảng phụ.
- Học sinh trao đổi nhóm đôi để làm bài tập vào vở.
- 2 học sinh đọc chữa phần a và b. Giáo viên nhận xét và kết luận.
- Học sinh làm bài vào vở .
- 2 học sinh lên bảng làm phần a và phần b.
- HS lắng nghe và thực hiện
==========================
ĐẠO ĐỨC
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. Yªu cÇu cÇn ®¹t: Giúp học sinh hiểu:
 - Tài nguyên thiên nhiên cung cấp nguồn sống cho con người (Đất, nước, không khí,). Tài nguyên thiên nhiên do thiên nhiên ban tặng nhưng không phải là vô tận, có thể bị cạn kiệt hoặc bị biến mất. Do đó chúng ta phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
 - Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người hôm nay và ngày mai.
 - Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là sử dụng tiết kiệm hợp lí, giữ gìn các tài nguyên.
	- Quý trọng tài nguyên thiên nhiên.
	- Có tinh thần ủng hộ các hoạt động bảo vệ tự nhiên, phản đối những hành vi phá hoại, lãng phí tài nguyên thiên nhiên.
	 - Có hành vi sử dụng tiết kiệm, phù hợp các tài nguyên thiên nhiên.
	- Khuyền khích mọi người cùng thực hiện bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
 Giấy rôki, bút dạ . Bảng phụ . Phiếu thực hành 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa.
	- Các nhóm đọc thông tin trong sách giáo khoa, thảo luận tìm thông tin theo các câu hỏi sau:
	a. Nêu tên một số tài nguyên thiên nhiên.
	b. Ích lợi của tài nguyên thiên nhiên trong cuộc sống của con người là gì?
	c. Hiên nay việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta đã hợp lí hay chưa? Vì sao? 
	d. Nêu một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
	- Giáo viên đua câu hỏi, đại diện mỗi nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung.
	- Hỏi: Tài nguyên thiên nhiên trong cuộc sống có quan trọng hay không?
	- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để làm gì?
	- Cho 2’3 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
2. Hoạt động 2: Làm bài tập 1 trong sách giáo khoa
 Các nhóm thảo luận về bài tập số 1/45 và hoàn thành các thông tin như bảng sau:
Các từ ngữ chỉ tài nguyên thiên nhiên
Lợi ích của tài nguyên thiên nhiên đó
Biện pháp bảo vệ
Đất trồng 
Trồng trọt các cây trái , hoa màu .
Bảo vệ ,không làm ô nhiễm đất . Chăm bón thường xuyên .
Rừng 
Nơi sinh sống của nhiều động vật ,thực vật
Không chặt phá rừng làm nương rẫy ,không chặt cây trong rừng , không đốt rừng 
Đất ven biển
Trồng cây chắn gió ,sóng biển 
Chốn ô nhiễm , xói mòn .
Cát
Sử dụng để xây nhà ,các công trình xây dựng .
Khai thác hợp lí 
Mỏ than
Cung cấp than làm chất đốt .
Khai thác hợp lí
Mỏ dầu
Cung cấp dầu làm chất đốt .
Khai thác hợp lí
Gió
Điều hòa không khí .
Ánh sáng Mặt trời
Chiếu sáng cho Trái Đất , cung cấp nhiệt cho Trái Đất 
Bảo vệ tầng không khí .
Hồ nước tự nhiên
Nơi sinh sống của nhiều động ,thực vật dưới nước .
Bảo vệ nguồn nước , chống ô nhiễm ( Không vứt rác , đổ nước thải và sông , hồ )
Thác nước 
Cảnh đẹp cho con người , làm thủy điện .
Túi nước ngầm
Nguồn nước dự trữ của con người .
Không làm ô nhiễm nguồn nước .
- HS trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên nhận xét, kết luận: Tài nguyên thiên nhiên có rất nhiều lợi ích cho cuộc sống của con người nên chúng ta phải bảo vệ. Biện pháp bảo vệ tốt nhất là sử dụng hợp lí tiết kiệm, tránh lãng phí và chống ô nhiễm.
3. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ của em.
- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi cho biết ý kiến: Tán thành, phân vân hoặc không tán thành trước các ý kiến sau:
a. Tài nguyên thiên nhiên rất phong phú không thể cạn kiệt.
b. Tài nguyên thiên nhiên là để phục vụ con người nên chúng ta được sử dụng thoải mái, không cần tiết kiệm.
c. Nếu không bảo vệ tài nguyên nước, con người sẽ không có nước sạch để sống.
d. Nếu tài nguyên cạn kiệt, cuộc sống con người vẫn không bị ảnh hưởng nhiều.
e. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ và duy trì cuộc sống lâu dài cho con người.
- Giáo viên kết luận: Tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng không phải là vô tận. Nếu chúng ta không sử dụng tiết kiệm và hợp lí, nó sẽ cạn kiệt và ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của con người.
4. Củng cố, dặn dò:
	- HS nhắc lại phần ghi nhớ.
	- Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương các em học sinh tích cực tham gia hoạt động bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng.
===============================
KHOA HỌC
SỰ SINH SẢN CỦA THÚ
I. Yªu cÇu cÇn ®¹t: Sau bài học, học sinh biết:
	- Bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.
	- So sánh, tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim.
	- Kể tên 1 số loài thú thường đẻ mỗi lứa một con, 1 số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con.
 - BVMT: Chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ các loài thú.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình trang 120, 121 SGK.
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ:
	- Nêu sự phát triển của phôi thai chim trong quả trứng.
	- Nêu sự nuôi con của chim.
	- GV Nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới:
 	a. Giới thiệu.
 	b. Hoạt động 1: Quan sát 
Bước 1: Làm việc theo nhóm: 
- Chỉ vào bào thai trong hình và cho biết bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu?
- Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn nhìn thấy?
- Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ?
- Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?
- So sánh sự sinh sản của thú và của chim, bạn có nhận xét gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
 Gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
Kết luận:
- Thú là loài động vật đẻ và nuôi con bằng sữa.
- Sự sinh sản của thú khác với của chim là:
 + Chim đẻ trứng rồi trứng mới nở thành con.
 + Ở thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú con mới sinh ra đã giống thú mẹ.
- Cả chim và thú đều có bản năng nuôi con cho tới khi con của chúng có thể tự đi kiếm ăn.
	c. Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập
 Bước 1: Làm việc theo nhóm: 
 	Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm. Nhóm trưởng điều kiển nhóm mình quan sát các hình trong bài và dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong phiếu học tập 
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Giáo viên tuyên dương các nhóm nào điền được nhiều tên con vật và điền đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- BVMT: Các loài thú như chó,mèo lợn, trâu, bò ,  rất có ích đối với con người, vì vậy chúng ta cần chăm sóc bảo vệ và nuôi dưỡng chúng thật tốt.
- Giáo viên nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau. ... ======================
TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐO THỜI GIAN
I. Yªu cÇu cÇn ®¹t:	
 - Giúp HS củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian, cách viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân, chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ...
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ ghi nội dung bài 1, 3 bảng phụ ghi nội dung bài 2
 - 2 bảng vẽ đồng hồ nội dung bài 3.
III. Các hoạt động dạy học:
	2. Dạy bài mới:
Bài 1: 
- Treo bảng ghi nội dung bài 1 lên bảng, GV hỏi.
- Gọi Học sinh trả lời nối tiếp các phép đổi trong bài .
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS đọc thầm, hỏi có em nào thắc mắc vấn đề gì không ? ( ý c đổi ra phân số sau đó đổi ra số thập phân)
- GV chữa bài , yêu cầu học sinh giải thích cách làm ( năm ra tháng và ngược lại; phút ra giờ) 
Bài 3:
- Yêu cầu Học sinh đọc đề và nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm 4 với mặt đồng hồ biểu diễn, khuyến khích học sinh đọc giờ theo 2 cách : hơn và kém.
- Tổ chức cho HS thi đua giữa hai đội.
Bài 4:
-Yêu cầu học sinh đọc bài toán.
- Gọi 1 em lên bảng tóm tắt.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi để tìm đáp số. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích 
( khuyến khích HS làm theo 2 cách) .
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Học sinh trả lời nối tiếp các phép đổi trong bài .
- 1 HS đọc lại toàn bài đã hoàn thành.
- Học sinh làm bài vào vở.
- 3HS làm bảng phụ.
- Nhận xét và sửa bài
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh trao đổi nhóm 4 với mặt đồng hồ biểu diễn.
- Mỗi đội cử 4 HS thi đua tiếp sức
- HS đọc lại số giờ ghi trên từng đồng hồ ( khuyến khích học sinh đọc giờ theo 2 cách : hơn và kém).
- Học sinh đọc bài toán.
- HS trao đổi nhóm đôi để tìm đáp số. Kết quả ghi trên bảng con : B . 165 km
- Học sinh giải thích cách làm .
- HS lắng nghe
===============================
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU PHẨY)
I. Yªu cÇu cÇn ®¹t:	
 - Ôn tập, củng cố kiến thức về dấu phẩy; hiểu được tác dụng của dấu phẩy, nêu đúng ví dụ về tác dụng của dấu phẩy.
	- Làm đúng bài tập điền dấu phẩy vào chỗ trống.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng tổng kết về dấu phẩy viết trên bảng phụ ( bài 1)
	- Câu chuyện Truyện kể bình minh viết từng đoạn vào giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ:
	- Gọi 2 học sinh trả lời: Theo em bạn nam cần có những phẩm chất nào ? Bạn nữ cần có những phẩm chất nào ?
	- Giáo viên nhận xét, cho điểm.	
2. Dạy bài mới:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4.
- Giáo viên nhận xét và chốt lại kết quả đúng. Các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu, đó là những bộ phận nào ? Hãy nêu ví dụ, có sử dụng dấu phẩy.
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.
- Đề bài yêu cầu em làm gì ?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
 - Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Em hãy nêu nội dung chính của câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò:
- Dấu phẩy có tác dụng gì ?
- Giáo viên nhận xét tiết học. Dặn dò
- HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- HS thảo luận nhóm 4 làm bài
- Đại diện các nhóm trả lời miệng.
- HS đọc lại tác dụng của dấu phẩy.
- HS nêu ví dụ : cùng chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài 
- Học sinh trình bày kết quả.
- Kể về một thầy giáo biết cách giải thích khéo léo, giúp bạn nhỏ khiếm thị hiểu được bình minh là như thế nào .
- HS trả lời miệng
HS lắng nghe và thực hiện
================================
Thứ sáu ngày 15 tháng 4 năm 2011
TẬP LÀM VĂN
TẢ CON VẬT (KIỂM TRA VIẾT)
I. Yªu cÇu cÇn ®¹t:	
 - Thực hành bài viết tả con vật.
	- Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
	- Lời văn tự nhiên, chân thật, biết cách dùng từ ngữ miêu tả, hình ảnh so sánh, nhân hoá để người đọc hình dung được hình dáng, hoạt động của con vật được tả. Diễn đạt tốt mạch lạc.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
	Kiểm tra giấy bút viết của HS.
2. Thực hành viết: 
	- Gọi HS đến gợi ý trong SGK.
	- Nhắc HS: Viết bài văn lôgíc giữa các đoạn.
	- Giáo viên thu và chấm một số bài.
	- Giáo viên nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Giáo viên nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.
	- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị kiến thức về văn tả cảnh
TOÁN
PHÉP CỘNG
I. Yªu cÇu cÇn ®¹t: Giúp học sinh:
	- Củng cố phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân và phân số; các tính chất của phép cộng.
	- Vận dụng thành thạo các kĩ năng thực hiện phép cộng để giải toán.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng phụ ghi nội dung phần củng cố.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ:
	- Nêu cách viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân, chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ.
	- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
	2. Dạy bài mới:
a. Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép cộng
- GV viết bảng : a + b = c
- Yêu cầu HS nêu tên gọi của phép tính và tên gọi các thành phần của phép tính đó.
- Em đã được học tính chất nào của phép cộng ?
- Hãy nêu rõ quy tắc và công thức của các tính chất vừa nêu.
- Yêu cầu HS đọc phần bài học về phép cộng trong SGK
b. Luyện tập:
Bài 1: GV yêu cầu HS làm bài .
- Nhận xét sau đó trả lời
Bài 2: 
- Nhận xét, chữa bài. Chẳng hạn:
 a. 581+ (878 + 419)
 = (581 + 419) + 878 
 = 1 000 + 878 = 1 878.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tính chất của phép cộng đã được vận dụng để tính cho được thuận lợi.
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề và dự đoán kết quả của x.
- Yêu cầu HS nêu dự đoán và giải thích vì sao lại dự đoán như thế ?
- Yêu cầu HS thực hiện bài giải, kiểm tra kết quả dự đoán 
Bài 4: 
- GV nhận xét, chữa bài. Chẳng hạn:
	Trong một giờ,cả 2 vòi nước cùng chảy được là :
	 ( thể tích bể ).
	Đáp số : 50 % thể tích bể .
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau.
- HS đọc các phép tính.
- HS trả lời miệng.
- HS trả lời.
- Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.
- Tính chất kết hợp: Khi cộng một tổng với một số ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
- Tính chất cộng với số 0: .
- Học sinh làm bài tập vào vở.
- HS đổi vở sửa bài cho nhau
- Học sinh đọc yêu cầu và làm bài vào vở. 3 HS làm trên bảng phụ
- HS n êu t ính chất đã học để áp dụng vào làm bài
- Học sinh trao đổi nhóm đôi để dự đoán kết quả: 2 HS nêu cả lớp nghe và nhận xét.
- HS giải bài và kiểm tra, sau đó rút ra kết luận trong cả hai trường hợp ta đều có x bằng 0
- Học sinh đọc bài toán.
- 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm bài.
- HS theo d õi
- HS lắng nghe 
=====================================
. ĐỊA LÝ
CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI
I. Yªu cÇu cÇn ®¹t:Học xong bài này, HS:
	- Nhớ tên và xác định vị trí của 4 đại dương trên quả Địa cầu hoặc trên Bản đồ thế giới.
	- Mô tả được một số đặc điểm của các các đại dương.
	- Biết phân tích bảng số liệu và bản đồ( lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật của các đại dương.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bản đồ thế giới hoặc quả Địa cầu 
	- Bảng số liệu về các đại dương.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ:
 - Tìm trên bản đồ thế giới (hoặc quả Địa cầu) vị trí châu Đại Dương, châu Nam Cực.
 - Em biết gì về châu Đại Dương?
 - Nêu những đặc điểm nổi bật của châu Nam Cực.	
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Vị trí của các Đại dương. (làm theo nhóm)
 HS quan sát hình 1,2 trang 130 SGK và hoàn thành bảng sau:
Tên đại dương
Vị trí(nằm ở bán cầu nào)
Giáp với các châu lục
Giáp các đại dương
Thái Bình Dương
Phần lớn nằm ở bán cầu tây, một phần nhỏ nằm ở bán cầu đông
Châu Mĩ
châu Á - 
 Đại Dương - Nam Cực
Ấn Độ Dương,
 Đại Tây Dương
Ấn Độ Dương
Nằm ở bán cầu đông
Đại Dương - Á- Phi –Nam Cực
Thái Bình Dương- Đại Tây Dương
Đại Tây Dương
Một nửa ở bán cầu đông, một nửa ở bán cầu tây.
Á- Mĩ- Đại Dương- Nam Cực
Thái Bình Dương- Ấn Độ Dương
Bắc Băng Dương
Nằm ở vùng cực bắc
Châu Á- Âu- Mĩ
Thái Bình Dương
Hoạt động 2: Một số đặc điểm của Đại dương.(làm việc theo cặp)
- GV treo bảng số liệu về các đại dương, yêu cầu học sinh dựa vào bảng số liệu để: 
+ Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích.
+ Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?
- Giáo viên nhận xét, sửa chữa cho học sinh.
- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ Bản đồ Thế giới vị trí từng đại dương và mô tả theo thứ tự: vị trí địa lí, diện tích.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Giáo viên tổng kết tiết học, dặn dò học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến.
- GV sửa chữa để giúp HS hoàn chỉnh.
- HS dựa vào bảng số liệu trả lời 
1. Thái Bình Dương.
2. Đại Tây Dương.
3. Ấn Độ Dương.
4. Bắc Băng Dương.
- Thái Bình Dương
- Đại diện 1 số HS lên báo cáo, HS khác nhận xét bổ sung.
- HS nối tiếp lên chỉ trên bản đồ
- HS lắng nghe và thực hiện.
=========================
Thể dục
TIẾT 60: MôN THỂ THAO TỰ CHỌN
TRò CHƠI: “TRAO TÍN GẬY”
I. Yªu cÇu cÇn ®¹t:
 - Ôn tâng cầu bằng đùi, bằng mu bàn chân và phát cầu bằng mu bàn chân.Yêu cầu thực hiện cơ bản và đúng động tác và nâng cao thành tích.
 - Học trò chơi : “trao tín gậy”- Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách có chủ động, nâng cao dần thành tích.
 - HS có ý thức rèn luyện thể dục thể thao.
II.Địa điểm –phương tiện
- Sõn bói làm vệ sinh sạch sẽ, an toàn. Cũi, búng, cầu và kẻ sõn chuẩn bị chơi.
III.Các hoạt động dạy học.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức.
1. Phần mở đầu: 
Nhận lớp, phổ biến yờu cầu giờ học
Khởi động các khớp .
Chạy nhẹ trên sân 150- 200m
- Đi theo vòng hít thở sâu.
- Ôn bài thể dục 
2. Phần cơ bản.
a ) Đá cầu
- Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân.
- Ôn phát cầu bàng mu bàn chân
- Thi tâng cầu bằng mu bàn chân.
b) Học trũ chơi: “Trao tín gậy”
3. Phần kết thỳc: 
- Đi thường theo vòng và hát.
- Làm động tác hồi tĩnh
- GV hệ thống bài học.
- Nhận xột – dặn dò
6 - 10’
1- 2’
- 2’
1 – 2‘
1lần
2 x 8 nhịp
 18 - 22’
14 - 16’
2 - 3’ 
7 – 8’ 
 3 – 5 ’ 
 5 - 6’ 
 4 - 6’
 * * * * * * * *
x
 * * * * * * * *
- Cán sự điều khiển lớp theo đội hình vòng tròn.
- Cán sự điều khiển lớp tập
- Cán sự hô nhịp lớp tập 2 hàng ngang- gv quan sát sửa sai.
- HS tự tâng cầu theo đội hình vòng tròn - Gv quan sát chỉnh sửa.
- Cử mỗi tổ 3-4 em thi tâng cầu 
- Lớp và GV quan sát, nhận xét.
- GV nêu tên trò chơi và cách chơi, luật chơi.
- Cho hs chơi thử 1 lần và chơi chính thức, gv quan sát hướng dẫn
- Các tổ thi đua chơi với nhau.
- HS thực hiện.
 * * * * * * * 
x
 * * * * * * * 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 30(7).doc