Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Ngô Hoàng Vũ - Trường Tiểu học Ngân Sơn

Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Ngô Hoàng Vũ - Trường Tiểu học Ngân Sơn

I. Mục tiêu:

Ở tiết học này, học sinh:

-Tìm và kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.

-Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật trong truyện.

-Có ý thức học tập những gương tốt của bạn.

II.Đồ dùng: Một vài câu chuyện về đề tài trên

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 6 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1074Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Ngô Hoàng Vũ - Trường Tiểu học Ngân Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 18 tháng 04 năm 2011
Kể chuyện (tiết 31)
KỂ CHUYỆN ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, học sinh:
-Tìm và kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.
-Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật trong truyện.
-Có ý thức học tập những gương tốt của bạn.
II.Đồ dùng: Một vài câu chuyện về đề tài trên
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt của GV
Hoạt của HS
HĐHT
HĐ1-Kiểm tra: 5’
HS kể lại một đoạn (một câu) chuyện đã nghe đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
HĐ2-Bài mới: 28’
1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2-Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài:
 -Cho 1 HS đọc đề bài.
-GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã viết trên bảng lớp.
-Cho 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý trong SGK. Cả lớp theo dõi SGK.
-GV Gợi ý, hướng dẫn HS
-GV kiểm tra HS chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện.
-Mời một số em nói nhân vật và việc làm tốt của nhân vật trong câu chuyện của mình.
3.Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
a) Kể chuyện theo cặp
-Cho HS kể chuyện theo cặp, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-GV đến từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn.
b) Thi kể chuyện trước lớp:
-Các nhóm cử đại diện lên thi kể. Mỗi HS kể xong, GV và các HS khác đặt câu hỏi cho người kể để tìm hiểu về nội dung, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện.
-Cả lớp và GV nhận xét sau khi mỗi HS kể:
+Nội dung câu chuyện có hay không?
+Cách kể: giọng điệu, cử chỉ, 
+Cách dùng từ, đặt câu.
-Cả lớp và GV bình chọn:
+Bạn có câu chuyện hay nhất.
+Bạn kể chuyện có tiến bộ nhất.
HĐ3-Củng cố-dặn dò: 4’
-GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-Dặn HS chuẩn bị trước cho tiết KC tuần sau
Đề bài:
- Kể về một việc làm tốt của bạn em.
-HS giới thiệu nhân vật và việc làm tốt của nhân vật trong câu chuyện định kể.
-HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
-Đại diện các nhóm lên thi kể, khi kể xong thì trả lời câu hỏi của GV và của bạn.
-Cả lớp bình chọn theo sự hướng dẫn của GV.
HS khá
HS TB
Cả lớp
HS khá, giỏi
Thứ tư ngày 20 tháng 04 năm 2011
Tập đọc
Tập đọc (tiết 62)
BẦM ƠI
(Trích)
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, học sinh biết:
-Đọc diễn cảm bài thơ ; ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ lục bát.
-Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa, thuộc lòng bài thơ).
-Có ý thức biết ơn những Người Mẹ Việt Nam trong thời kì chống quân xâm lược.
II.Đồ dùng : Tranh nội dung bài học
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt của GV
Hoạt động của HS
HĐHT
HĐ1- Kiểm tra: 5’
HS đọc bài Công việc đầu tiên và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
HĐ2- Dạy bài mới: 28’
1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Hoạt động 1: HDHS luyện đọc:
-Mời 1 HS đọc cả bài.
- Gợi ý HS chia đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- HDHS đọc đúng từ và câu khó: GV kết hợp ghi bảng, sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc theo đoạn lần 2.
- Yêu cầu HS đọc chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn theo cặp.
-Cho HS thi đọc cá nhân, nhóm.
-Mời 1HS đọc toàn bài.
b) Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc thầm đoạn, bài. Kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
+ Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.
+)Rút ý 1:
+Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ?
+Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?
+ Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh?
+)Rút ý 2:
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
c) Hoạt động 3: HD đọc diễn cảm - HTL.
-Mời HS 4 nối tiếp đọc bài thơ.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc chung và cho mỗi khổ thơ.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1, 2 trong nhóm 2.
-Thi đọc diễn cảm.
-Cho HS luyện đọc thuộc lòng, sau đó thi đọc
-Cả lớp và GV nhận xét.
HĐ3-Củng cố, dặn dò: 4’
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
 - 2 HS lần lượt thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc.
-Mỗi khổ thơ là một đoạn.
- HS nêu từ, câu khó đọc, dễ lẫn. Đọc cá nhân.
- HS nối tiếp đọc theo đoạn lần 2.
- 1 HS đọc.
- HS đọc theo cặp.
- HS thi đọc cá nhân, nhóm.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc thầm đoạn, bài. Kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc... Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy, mẹ run
+ Tình cảm của mẹ đối với con: Mạlòng bầm
Tình cảm của con đối với mẹ: Mưasáu mươi
+) Tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.
+Anh đã dùng cách nói so sánh: Con đi sáu mươi cách nói ấy có tác dụng làm yên lòng mẹ.
+Người mẹ của anh chiến sĩ là một người phụ nữ Việt Nam điển hình: chịu thương, chịu khó
+Anh là người con hiếu thảo, giàu tình yêu thương mẹ
+) Cách nói của anh chiến sĩ để làm yên lòng mẹ.
-HS nêu.
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc diễn cảm cho cả bài và mỗi khổ thơ.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
- HS luyện đọc thuộc lòng, sau đó thi đọc cá nhân.
- Lắng nghe và thực hiện.
HSTB
HS khá
Cả lớp
HS khá, giỏi
Toán (tiết 153)
PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, học sinh được:
- Biết thực hiện phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán.
- Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1); bài 2; bài 3; bài 4. 
II.Đồ dùng: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐHT
HĐ1-Kiểm tra: 5’
Cho HS làm lại bài tập 1 tiết trước.
- Nhận xét, ghi điểm cho HS.
HĐ2-Bài mới: 29’
1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2- Nội dung bài mới::
-GV nêu biểu thức: a x b = c
+Em hãy nêu tên gọi của các thành phần trong biểu thức trên?
+ Nêu các tính chất của phép nhân?
Viết biểu thức và cho VD?
3-Luyện tập:
*Bài tập 1 cột 1. Các cột còn lại khuyến khích học sinh khá giỏi thực hiện. (162): Tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào bảng con.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (162): Tính nhẩm
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm bài vào nháp, sau đó mời một số HS trình bày miệng.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (162): Tính bằng cách thuận tiện nhất.
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (162): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
HĐ3-Củng cố, dặn dò: 4’
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
- 2 HS lên bảng thực hiện.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
+ a, b là thừa số ; c là tích.
+Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, nhân một tổng với một số, phép nhân có thừa số bằng 1, phép nhân có thừa số bằng 0
*Kết quả:
 a) 1555848 1254600
 b)  
 c) 240,72 4,608
*Kết quả:
 a) 32,5 0,325
 b) 41756 4,1756
 c) 2850 0,285
*kết quả:
 a) 2,5 x 7,8 x 4 = (2,5 x 4) x 7,8
 = 10 x 7,8
 = 78
 b) 0,5 x 9,6 x 2 = (0,5 x 2) x 9,6
 = 1 x 9,6 
 = 9,6 
*Bài giải:
Quãng đường ô tô và xe máy đi được trong 1 giờ là:
 48,5 + 33,5 = 82 (km)
Thời gian ô tô và xe máy gặp nhau là 1 giờ 30 phút hay 1,5 giờ.
Độ dài quãng đường AB là:
 82 x 1,5 = 123 (km)
 Đáp số: 123km.
Tập làm văn (tiết 61)
ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này,học sinh:
-Liệt kê được một số bài văn tả cảnh đã học trong học kì I. Lập dàn ý vắn tắt cho 1 trong các bài văn đó.
Biết phân tích trình tự miêu tả (theo trình tự thời gian) và chỉ ra được một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.(bài tập 2).
II. Đồ dùng dạy học:
- Một tờ phiếu khổ to kẻ bảng liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong các tiết Tập đọc, LTVC từ tuần 1 đến tuần 11.
III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐHT
HDD1: Kiểm tra sự chuẩn bị 3’
HĐ2 : Hướng dẫn HS ôn tập 30’
1-Giới thiệu bài:
-GV nêu mục đích, yêu cầu của bài.
2-Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài tập 1:
-Mời một HS đọc bài. Cả lớp đọc thầm.
-GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập:
+Liệt kê các bài văn tả cảnh đã học trong học kì I.
+Lập dàn ý vắn tắt cho 1 trong các bài văn đó.
+)Yêu cầu 1: Cho HS làm bài theo nhóm 7. Ghi kết quả vào bảng nhóm.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
-GV chốt lời giải đúng bằng cách dán tờ phiếu đã chuẩn bị lên bảng.
+)Yêu cầu 2: 
-HS làm việc cá nhân.
-Mời một số HS nối tiếp trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
*Bài tập 2: 
-Mời 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu của bài.
-Cho HS làm việc cá nhân.
-Mời một số HS trình bày bài làm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
HĐ3 -Củng cố, dặn dò: 4’
-GV nhận xét giờ học. 
-Dặn HS đọc trước nội dung của tiết ôn tập về tả cảnh, quan sát một cảnh theo đề bài đã nêu để lập được dàn ý cho bài văn.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
*Lời giải:
+)Yêu cầu 1: Gồm 13 bài văn tả cảnh đã học trong học kì I.
- Thực hiện.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
- Lắng nghe.
+)Yêu cầu 2: Ví dụ về một dàn ý:
Bài Hoàng hôn trên sông Hương
-Mở bài: Giới thiệu Huế đặc biệt yên tĩnh lúc hoàng hôn.
-Thân bài: Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương và hoạt động của con người bên sông lúc hoàng hôn. Thân bài có hai đoạn:
+Đoạn 1: Tả sự đổi sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
+Đoạn 2: Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
- Kết bài: sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
*Lời giải: 
+Bài văn miêu tả buổi sáng trên thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rõ.
+Những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế, VD : Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những toà nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga đậm nét...
+Hai câu cuối bài : “Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!” là câu cảm thán thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố.
- Lắng nghe và thực hiện.
Cả lớp
Cả lớp
HS khá, giỏi
Địa lí
Địa lí địa phương
(có bài soạn riêng)

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 5 Thu tu T31.doc