Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Nguyễn Đức Ba – trường TH Cẩm Thạch 2

Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Nguyễn Đức Ba –  trường TH Cẩm Thạch 2

. MỤC TIÊU:

 Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết phép cộng, phép trừ và giải toán có lời văn.

II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Bài cũ: Phép cộng

- Yêu cầu HS nêu các tính chất của phép cộng.

- Chữa bài tập tiết trước.

 

doc 24 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1325Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Nguyễn Đức Ba – trường TH Cẩm Thạch 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31: 
Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2011.
Toán 
Phép trừ
I. Mục tiêu: 
 Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết phép cộng, phép trừ và giải toán có lời văn.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học: 
Bài cũ: Phép cộng
Yêu cầu HS nêu các tính chất của phép cộng.
Chữa bài tập tiết trước.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn về phép trừ.
GV hướng dẫn học sinh tự ôn tập những hiểu biết chung về phép trừ. 
 + Tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính. 
 	 + Một số tính chất của phép trừ ... (như SGK)
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Cho học sinh tự tính, thử lại rồi chữa bài(theo mẫu).
Bài 2: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. 
- Khi chữa bài nên cho học sinh củng cố về cách tìm số hạng, số bị trừ, chưa biết. 
Bài 3: Cho học sinh tự giải rồi chữa bài. 
Bài giải:
Diện tích đất trồng hoa là:
540,8 - 385,5 = 155,3 (ha)
Diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa là:
540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
 Đáp số: 696,1 ha.
Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
Tập đọc
Công việc đầu tiên
I- Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.
- Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II – chuẩn bị:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
iii- các hoạt động dạy – học
1. Bài cũ:
- Hai, ba HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
 - Hai HS khá, giỏi (tiếp nối nhau) đọc bài văn.
 - Một HS đọc phần chú giải về bà Nguyễn Thị Định, các từ khó : Truyền đơn, 
chớ, rủi, lính mã tà, thoát li.
 - HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Ba HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn bài văn (2-3 lượt). đoạn 1 (từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy gì), đoạn 2 (tiếp theo đến mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm), đoạn 3 (phần còn lại). GV kết hợp uốn nắn cách phát âm và cách đọc cho các em.
 - HS luyện đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài (hoặc tiếp nối nhau đọc cả bài)
 - GV đọc diễn cảm toàn bài- giọng đọc diễn tả đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trng buổi đầu làm việc cho cách mạng. Chú ý đọc phân biệt lời các nhân vật:
 + Lời anh Ba- ân cần khi nhắc nhở út; mừng rỡ khi ngợi khen út.
 + Lời út-mừng rỡ khi lần đầu được giao việc; thiết tha khi bày tỏ nguyện vọng muốn làm thật nhiều việc cho cách mạng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
 	- Đọc thầm bài văn và cho biết :
- Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì? (Rải truyền đơn)
 - Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này? (út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn).
- Chị út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ?(Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.)
-Vì sao chị út muốn được thoát li?(Vì út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng)
 GV: Bài văn là đoạn hồi tưởng - kể lại công việc đầu tiên bà Nguyễn Thị Định làmcho cách mạng. Bài văn cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
 	- HS nêu ND chính bài văn. 
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
- Ba HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai (người dẫn chuyện, anh Ba Chẩn, chị út). GV giúp các em đọc thể hiện đúng lời các nhân vật theo gợi ý ở mục 2a.
 - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm đoạn văn sau theo cách phân vai:
Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
- út có rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói:
- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười, rồi dặn tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:
- Rủi địch nó bắt em tân tay thì em một mực nói rằng! có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
3. Củng cố, dặn dò.
 - HS nhắc lại nội dung bài văn.
 - GV nhận xét tiết học 
chính tả
Nghe – viết : tà áo dài việt nam
I- Mục tiêu
- Nghe - viết đúng chính tả. 
- Viết hoa đúng tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niêm chương (Bt2, BT3a hoặc b).
II – chuẩn bị: Vở BT.
iii- các hoạt động dạy – học
1. Bài cũ: Một HS đọc lại cho 2-3 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết trên giấy nháp tên các huân chương ở BT3 tiết Chính tả trước (Huân chương Sao vàng, Huân chương Quân công, Huân chương Lao động). HS viết xong, GV có thể hỏi thêm: Đó là những huân chương như thế nào, dành tặng cho ai?
2. Bài mới:
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS nghe viết 
 - GV đọc đoạn viết chính tả trong bài Tà áo dài Việt Nam. Cả lớp theo dõi trong SGK.
 - HS trả lời câu hỏi: Đoạn văn kể điều gì?(Đặc điểm của hai loại áo dài cổ truyền của phụ nữ Việt Nam. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền đã được cải tiến thành chiếc áo dài tân thời.)
 - HS đọc thầm lại đoạn văn. GV nhắc các em chú ý các dấu câu, cách viết các chữ số (39, XX), những chữ HS dễ viết sai chính tả.
 	- HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2: Một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
 - GV nhắc HS :Tên các huy chương, danh hiệu, giải thưởng đặt trong ngoặc đơn viết hoa chưa đúng. Nhiệm vụ của các em là: sau khi xếp tên các huy chương, danh hiệu, giải thưởng vào dòng thích hợp, phải viết lại các tên ấy cho đúng.
 - HS trao đổi nhóm cùng bạn. 
 	- HS làm bài trên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm theo 2 tiêu chuẩn:
+ Có xếp đúng tên huy chương, danh hiệu, giải thưởng không?
+ Viết hoa có đúng không?
 - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng:
a) Giải thưởng trọng các kí thì thi văn hoá, nghệ thuật, thể thao.
b) Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng
c) Danh hiệu dành cho cầu thủ, thủ môn bóng đá xuất sắc hàng năm.
- Giải nhất: Huy chương Vàng
- Giải nhì: Huy chương Bạc
- Giải ba: Huy chương Đồng
- Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ Nhân dân
- Danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ Ưu tú
-Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất: Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng.
- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: Đôi giày Bạc, Quả bóng Bạc.
Bài tập 3: - Một HS đọc nội dung BT3
 - Một HS đọc lại tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương được in nghiêng trong bài.
 - Cả lớp suy nghĩ, sửa lại tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương.
 - HS thi tiếp sức - mỗi em tiếp nối nhau sửa lại tên 1 danh hiệu hoặc 1 giải thưởng, 1 huy chương, 1 kỉ niệm chương. Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm cao cho nhóm sửa đúng, sửa nhanh cả 8 tên:
 a) Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáodục, Kỉ niệm chương vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc t rẻ em Việt Nam.
 b) Huy chương Đồng, Giải nhất tuyệt đối.
c) Huy chương Vàng, Giải nhất về thực nghiệm.
3. Củng cố, dặn dò. 
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương. HTL bài thơ Bầm ơi cho tiết Chính tả sau.
Khoa học :
ôn tập: thực vật và động vật
I. Mục tiêu: Ôn tập về:
 - Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
 - Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.
 - Một số hình thức sinh sảncủa thực vật và thực vật thông qua một số đại diện.
II. chuẩn bị:
 - Hình trang 124, 125, 126 SGK .
III. Hoạt động dạy – học
1. Bài cũ: 
- Nói những điều em biết về hổ.
- Nói những điều em biết về hươu.
- Tại sao khi hươu con mới 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy?
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn tập.
- Căn cứ vào bài tập trang 124, 125, 126 SGK, GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
 Dưới đây là đáp án:
Bài 1: 1 – c; 2-a; 3-b; 4-d.
Bài 2: 1- Nhuỵ; 2- Nhị.
Bài 3: Hình 2: cây hoa hồng có hoa thụ phấn nhờ côn trùng
Hình 3: cây hoa hướng dương có hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
Hình 4: Cây ngô có hoa thụ phấn nhờ gió
Bài 4: 1- e; 2-d; 3-a; 4- b; 5- c.
Bài 5: Những động vật đẻ con: Sư tử (H.5), hươu cao cổ (H.7)
Những động vật đẻ trứng: Chim cánh cụt (H.6), cá vàng (H.8)
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài “Môi trường”.
Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Biết vận dụng kỹ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán. 
II. chuẩn bị: SGK, Vở BT
iii. Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: - Nêu các tính chất của phép trừ.
- Chữa bài tập 3 SGK.
2. Bài mới:
Hoạt động 2: Ôn về phép cộng, phép trừ.
- Cho học sinh nêu tính chất của phép cộng, phép trừ. 
- Cho học sinh lên viết tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng
Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. 
Bài 2: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. Chẳng hạn: 
a. ;
b. .
Bài 3: (Nếu còn thời gian cho HS làm thêm).Cho học sinh tự nêu tóm tắt bài toán rồi tự giải và chữa bài.Chẳng hạn: 
Bài giải:
Phân số chỉ số phần trăm tiền lương gia đình đó chi tiêu hằng tháng là:
(số tiền lương)
a) Tỉ số phần trăm số tiền lương gia đình dó để dành là:
(số tiền lương)
b) Số tiền mỗi tháng gia đình đó để dành được là:
4 000 000 : 100 x 15 = 600 000 ( đồng).
 Đáp số: a) 15% số tiền lương; b) 600 000 đồng.
Hoạt động nối tiếp: 
- Nhận xét tiết học.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: nam và nữ
I- Mục tiêu
- Biết được các từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam. 
- Hiểu ý nghĩa 3 câu tục ngữ (BT2) và đặt được một trong 3 câu tục ngữ BT2 (BT3).
- HS khá, giỏi đặt được với mỗi câu tục ngữ ở BT2.
 II – chuẩn bị: Vở BT.
iii- các hoạt động dạy – học
1. Bài cũ:
Hai HS tìm ví dụ nói về ba tác dụng của dấy phẩy - dựa theo bảng tổngkết ở BT1, tiết ôn tập về dấu phẩy.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu của BT1.
 - HS làm bài vào VBT, trả lời lần lượt các câu hỏi a, b
 -1HS làm bài trên bảng. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng:
anh hùng
biết gánh vác, lo toan mọi việc
bất khuất
có tài năng, khí phách, làm nên những việc phi thường
trung hậu
không chịu khuất phục trước kẻ thù
đảm đang
chân thành và tốt bụng với mọi người.
 b) Những từ ngữ chỉ các phẩm chất khác nhau của phụ nữ Việt Nam: chăm chỉ; cần cù; nhân hậu; khoan dung; độ lượng; dịu dàng; biết quan tâm đến mọi người; có đức hi sinh, nhường nhịn;
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài, suy  ...  dụng đúng các dấu phẩy.
Lịch sử :
Lịch sử về Thanh Hoá
I . Mục tiêu :
- HS biết được quá trình hình thành và phát triển của quê hương.
- Lịch sử của địa phương của từng thời kì đến nay.
- Biết được một số nhân vật sự kiện lịch sử của địa phương.
II . chuẩn bị: Sưu tầm một số tranh ảnh về lịch sử địa phương.
III . các hoạt động dạy học
1.HS tìm hiểu về lịch sử Thanh Hoá qua các thời kì .
- GV cho HS tìm hiểu về con người và sự kiện lịch sử của Thanh Hoá qua các thời kỳ :
 + Kháng chiến chống Pháp .
 + Kháng chiến chống Mĩ .
 + Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tình hình chính trị kinh tế từ sau giải phóng đến nay ?
 + Một số nhân chứng sự kiện lich sử : Hàm Rồng, các anh hùng lực lượng vũ trang 
( Ngô Thị Tuyển, Tô Vĩnh Diện, Nguyễn Bá Ngọc )
 + Truyền thống của nhân dân địa phương.
- GV cho HS thảo luận nhóm qua các nội dung câu hỏi .
- GV kết luận : Trong các cuộc kháng chiến quân và dân Thanh Hoá luôn nêu cao tinh thần yêu nước, đánh đuổi quân xâm lăng, GV nói sơ qua về tinh thần chiến đấu bảo về cầu Hàm Rồng của quân và dân Thanh Hoá.
2.Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của Thanh Hoá từ sau giải phóng (30/4/1975) đến nay.
- GV cho HS tìm hiểu về công cuộc xây dựng qua các thời kỳ, sự phát triển kinh tế, sự phát triển con người .
- Nền kinh tế xã hội của Thanh Hoá hiện nay.
*Hoạt động nối tiếp : 
- GV cho HS về tìm hiểu thêm về lịch sử tỉnh nhà chuẩn bị bổ xung cho tiết sau.
Kể THUAÄT
LAẫP ROÂ - BOÁT (Tieỏt 2)
I. MUẽC TIEÂU: 
- HS caàn phaỷi: Choùn ủuựng vaứ ủuỷ caực chi tieỏt ủeồ laộp roõ-boỏt. Laộp ủửụùc roõ-boỏt theo maóu. Reứn tớnh kheựo leựo vaứ kieõn nhaón khi laộp, thaựo caực chi tieỏt cuỷa roõ-boỏt.
II. CHUAÅN Bề: Maóu maựy bay trửùc thaờng ủaừ laộp saỹn; boọ laộp gheựp moõ hỡnh kú thuaọt.
III. CAÙC HOAẽT ẹOÄNG DAẽY - HOẽC CHUÛ YEÁU:
1.Baứi cuừ: Neõu trỡnh tửù caực bửụực laộp maựy bay trửùc thaờng.
2.Baứi mụựi:
* Hoaùt ủoọng 1: HS thửùc haứnh laộp roõ-boỏt 
	a) Choùn chi tieỏt.
- GV kieồm tra vieọc choùn caực chi tieỏt cuỷa HS.	
 b) Laộp tửứng boọ phaọn
	- GV nhaộc HS quan saựt kú tửứng hỡnh vaứ ủoùc noọi dung tửứng bửụực laộp trong SGK.
	- Trong quaự trtỡnh HS thửùc haứnh laộp tửứng boọ phaọn, GV nhaộc nhụỷ HS caàn lửu yự nhửừng ủieồm sau: 
	+ Laộp chaõn roõ-boỏt laứ chi tieỏt khoự laộp, vỡ vaọy khi laộp caàn chuự yự vũ trớ treõn, dửụựi cuỷa thanh chửừ U daứi. Khi laộp chaõn vaứo taỏm nhoỷ hoaởc laộp thanh ủụừ thaõn roõ-boỏt caàn laộp caực oỏc, vớt ụỷ phớa trong trửụực, phớa ngoaứi sau. Laộp tay roõ-boỏt phaỷi quan saựt kú hỡnh 5a vaứ chuự yự laộp hai tay ủoỏi nhau.
	+ Laộp ủaàu roõ-boỏt caàn chuự yự vũ trớ thanh chửừ U ngaộn vaứ thanh thaỳng 5 loó phaỷi vuoõng goực nhau. 
- HS thửùc haứnh laộp theo nhoựm (tuyứ theo tỡnh hỡnh chuaồn bũ cuỷa lụựp, GV chia nhoựm cho phuứ hụùp). GV theo doừi vaứ uoỏn naộn cho nhửừng nhoựm coứn luựng tuựng. (neỏu coứn thụứi gian, coự theồ cho HS luaõn phieõn nhau thửùc hieọn)
	c) Laộp roõ-boỏt (Hỡnh 1 SGK)
	- HS laộp roõ-boỏt theo caực bửụực trong SGK. GV nhaộc HS chuự yự khi laộp thaõn roõ-boỏt vaứo giaự ủụừ thaõn caàn phaỷi laộp cuứng vụựi taỏm tam giaực. Nhaộc HS kieồm tra sửù naõng leõn, haù xuoỏng cuỷa tay roõ-boỏt.
* Hoaùt ủoọng 2 : ẹaựnh giaự saỷn phaồm. 
	- Caực nhoựm trửng baứy saỷn phaồm.
	- GV nhaộc nhửừng tieõu chuaồn ủaựnh giaự saỷn phaồm theo muùc III SGK. Moói nhoựm cửỷ ra 1 baùn ủeồ ủaựnh giaự saỷn phaồm cuỷa baùn.
	- GV nhaọn xeựt vaứ ủaựnh giaự saỷn phaồm cuỷa HS theo 2 mửực : hoaứn thaứnh (A) vaứ chửa hoaứn thaứnh (B). Nhửừng nhoựm hoaứn thaứnh sụựm, saỷn phaồm ủaỷm baỷo yeõu caàu kú thuaọt ủửụùc ủaựnh giaự ụỷ mửực hoaứn thaứnh toỏt (A+).
	- HS thaựo rụứi caực chi tieỏt vaứ xeỏp ủuựng vaứo vũ trớ caực ngaờn trong hoọp.
	3. Cuỷng coỏ: 
- HS nhaộc laùi caực bửụực laộp roõ-boỏt.
	- Xem laùi trỡnh tửù caực bửụực laộp roõ-boỏt.Mang theo boọ laộp gheựp .
Thứ sáu ngày 1 tháng 4 năm 2011.
Toán 
Phép chia
I. Mục tiêu: 
 Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
II. chuẩn bị: SGK, vở BT
iii. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Ôn bài cũ.
GV hướng dẫn học sinh tự ôn tập những hiểu biết chung về phép chia. 
+ Tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính. 
+ Một số tính chất của phép chia ... (như SGK)
Hoạt động 2: Thực hành
Cho học sinh lần lượt làm các bài trong vở bài tập rồi chữa bài
Bài 1: Cho học sinh thực hiện phép chia rồi thử lại( theo mẫu) 
Sau khi chữa bài GV hướng dẫn để tự HS nêu được nhận xét, chẳng hạn:
+ Trong phép chia hết a : b = c, ta có a = c xb ( b khác 0)
+ Trong phép chia có dư a: b = c ( dư r), ta có a = c x b + r ( 0< r < b)
HS cùng bàn đổi vở, kiểm tra bài.
Bài 2: Cho HS tính rồi chữa bài. Khi HS chữa bài, Gv nên cho một số HS nêu cách tính.
Bài 3: HS viết kết quả tính nhẩm rồi chữa bài. Khi chữa bài HS có thể nêu (miệng) kết quả tính nhẩm.
Ví dụ: 11 : 0,25 = 11 : = 11 x 4 = 44
Bài 4: (Nếu còn thời gian cho HS làm thêm).Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
 a. .
 hoặc : .
 b. (6,24 + 1,26) : 0,75= 7,5 : 0,75 = 10
hoặc : (6,24 + 1,26) : 0,75 = 6,24 : 0,75 + 1,26 : 0,75 = 8,32 + 1,68 = 10.
Hoạt động nối tiếp:
Nhận xét tiết học. 
Tập làm văn
ôn tập về tả cảnh
I- Mục tiêu
- Lập được dàn ý một bài văn miêu tả.
- Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập được tương đối rõ ràng.
II – chuẩn bị:
 - Bảng lớp viết 4 đề văn.
 - Bút dạ và 4 tờ giấy khổ to cho HS lập dàn ý 4 bài văn.
iii- các hoạt động dạy – học
 A. Kiểm tra bài cũ 
HS trình bày dàn ý một bài văn tả cảnh em đã đọc hoặc đã viết trong học kì I- BT1, tiết TLV trước.
B. Bài mới: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài tập 1
Chọn đề bài
- Một HS đọc nội dung BT1.
- GV: Các em cần chọn miêu tả 1 trong 4 cảnh đã nêu (cảnh một ngày mới; cảnh một đêm trăng đẹp; cảnh trường em trước buổi học hay cảnh ở một khu vui chơi, giải trí)- nên chọn tả cảnh em đã thấy, đã ngắm nhìn hoặc đã quen thuộc.
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị như thế nào cho tiết học theo lời dặn của thầy (cô) (chọn cảnh để quan sát, lập dàn ý); mời HS nói đề đề bài các em chọn.
Lập dàn ý
- Một HS đọc gợi ý 1, 2 trong SGK.
- GV nhắc HS: Dàn ý bài văn cầu xây dựng theo gợi ý trong SGK, song các ý phải là ý của mỗi em, thể hiện sự quan sát riêng, giúp các em có thể dựa vào dàn ý tả cảnh đã chọn (trình bày miệng)
- Dựa theo gợi ý 1, HS viết nhanh dàn ý bài văn. GV phát bút dạ và giấy cho 4 HS (chọn 4 em lập dàn ý cho 4 đề khác nhau).
-Những HS lập dàn ý trên giấy dàn bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các dàn ý.
- Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của BT2; dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả cảnh của mình trong nhóm (tránh cầm dàn ý đọc). GV nhắc HS trình bày sát theo dàn ý, trình bày ngắn gọn, diễn đạt thành câu.
- Đại diện các nhóm thi hành trình bày dàn ý bài văn trước lớp.
- Sau khi mốih trình bày, cả lớp trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt; bình chọn người trình bày hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh trong tiết TLV cuối tuần 32.
Địa lí :
Địa lí địa phương : Thanh hoá
I . Mục tiêu :
 Học xong bài này HS biết :
- Xác định được vị trí địa của Thanh Hoá trên bản đồ .
- Dân số, dân cư kinh tế và văn hóa.
- Hoạt động sản xuất .
II. chuẩn bị:
- Bản đồ hành chính Việt Nam. Bản đồ hành chính Thanh Hoá.
- Một số tranh ảnh về hoạt động sản xuất, du lịch của địa phương.
II. Các hoạt động dạy học.
1. Vị trí địa lí 
Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp
- GV giới thiệu vị trí của Thanh Hoá trên bản đồ? 
- Cho HS lên xác định vị trí Thanh Hoá giáp với những tỉnh nào và giáp với những vùng nào ?( Giáp Nghệ An, Hoà Bình, Ninh Bình, Lào, giáp biển Đông)
- Diện tích và địa hình của Thanh Hoá.
2. Dân cư và tập quán .
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm
- Tỉnh ta có những dân tộc nào sinh sống ?(Kinh, Mường, Thái, Hmông, Dao ,Khơ mú..)
- Sống tập trung ở đâu .
- Tập quán sinh sống như thế nào ?
- HS kể ở địa phương mình .( sống thành từng làng xóm.)
- Cho HS về nhà tìm hiểu về Tiềm lực phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất, nền văn hoá của Tỉnh mình.
3. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Tìm hiểu thêm về địa lý Thanh Hóa và địa lý Cẩm Thủy
Chiều thứ sáu:
Luyện toán:
ôn tập về phép cộng, phép trừ, phép nhân.
i. mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh có kỹ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân.
ii. Chuẩn bị: Hệ thống BT.
iII. Hướng dẫn Học sinh luyện tập.
Bài 1: Tính.
a. (2,468 + 1,057) x 0,72
b. (2,468 – 1,057) x 0,72
HS tự làm bài rồi chữa bài.
Đáp án:
a. (2,468 + 1,057) x 0,72 = 3,525 x 0,72
= 2,538
b. (2,468 – 1,057) x 0,72 = 1,411 x 0,72
 = 1,01592
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhấn.
a. 12,3 x 4,5 + 4,5 x 7,7
c. 3,75 x 6,8 – 6,8 x 3,74
b. 2,5 x 3,6 x 4
d. 7,89 x 0,5 x 20
Hướng dẫn HS áp dụng các tính chất để thực hiện bảng cách thuận tiện nhất.
Lưu ý HS đề bài yêu cầu tính bằng cách thuận tiện nhất.
4 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở
GV chữa bài cho HS.
Đáp án:
a. 12,3 x 4,5 + 4,5 x 7,7
 = (12,3 + 7,7) x 4,5 = 20 x 4,5 = 90
c. 3,75 x 6,8 – 6,8 x 3,74
= (3,75 – 3,74) x 6,8 = 0,01 x 6,8 = 0,068
b. 2,5 x 3,6 x 4
= 2,5 x 4 x 3,6 = 10 x 3,6 = 36
d. 7,89 x 0,5 x 20
= 7,89 x 10 = 18,9
Bài 3: Một người đi xe đạp từ A lúc 7 giờ 30 phút và đến B lúc 8 giờ 15 phút với vận tốc 12,6 km/giờ. Tính quãng đường AB.
Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài.
1 HS nêu cách giải.
HS lên bảng làm
Bài giải:
Thời gian người đó đi từ A đến B là:
8 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 45 phút
45 phút = 0,75 giờ
Quãng đường AB dài là:
12,6 x 0,75 = 9,45 (km)
	Đáp số: 9,45 km
Hoạt động nối tiếp:
- Hệ thống kiến thức ôn tập.
Luyện tiếng việt
ôn tập về tả cảnh
I. Mục tiêu
 HS biết nêu dàn ý miêu tả của bài văn tả cảnh( tiết 7 luyện tập) thấy được sự quan sát tinh tế của tác giả
iii. chuẩn bị: Vở BT
III. hướng dẫn học sinh ôn tập.
-Yêu cầu HS mở SGK/ 103 đọc bài luyện tập tiết 7
- Bài văn tả cảnh gì? (Cảnh mùa thu ở làng quê).
- Yêu cầu HS đọc thầm bài văn để nêu dàn ý của bài.
- HS làm bài.
- Gọi HS trình bày.
- 3 HS nêu miệng.
- Nhận xét.
-Nêu những câu văn cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế.
- HS nêu :
+ Những con nhạn bay thành đàn như một đám mây mỏng...bao giờ.
+ Bên bờ nông giang.....
Củng cố - Dặn dò :
 Hệ thống nội dung bài. 
 Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L5 Tuan 31 CKTKNS ngang.doc