Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 (tiết 10)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 (tiết 10)

Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp nội dung và tính cách nhân vật.

 - Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lũng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng. Trả lời được câu hỏi SGK.

II. Đồ dùng dạy – học:

 -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ chép sẵn đoạn luyện đọc

 

doc 44 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1252Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 (tiết 10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2009
Chào cờ
Tập đọc 
Tiết 61: Công việc đầu tiên
I- Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn phự hợp nội dung và tớnh cỏch nhõn vật. 
 - Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lũng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đúng gúp cụng sức cho cỏch mạng. Trả lời được cõu hỏi SGK.
II. Đồ dựng dạy – học: 
 -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
 - Bảng phụ chộp sẵn đoạn luyện đọc
III- Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài Tà áo dài Việt Nam, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét cho điểm. 
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài : 
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong tranh.
- Giới thiệu : Người thiếu niên trong tranh chính là bà Nguyễn Thị Định. Bà sinh năm 1920, mất năm 1992... 
2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS chia đoạn.
+Em có thể chia bài này thành mấy đoạn ?
- Gọi HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài văn.
GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
+GV kết hợp hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các từ được chú giải sau bài . 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài
Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi trong SGK 
- Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì ?
- Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này ?
- Chị út đã nghĩ ra cách gì để giải hết truyền đơn ?
- Vì sao út muốn được thoát li ?
- ND chính của bài là gì?
- GV : Bài văn là đoạn hồi tưởng- kể lại công việc đầu tiên bà Nguyễn Thị Định làm cho cách mạng. Bài văn cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
c) Đọc diễn cảm
- GV gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn"Anh lấy tứ mái nhà ... không biết giấy gì "
+ GV đọc mẫu.
+Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3- Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học.Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài và lần lượt trả lời câu hỏi theo SGK.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1- 2 HS đọc.
- HS nêu cách chia đoạn. (Có thể chia bài thành 3 đoạn)
- HS đọc bài theo trình tự :
+HS 1 : " Một hôm ... không biết giấy gì"
+HS 2 : " Nhận công việc ... chạy rầm rầm"
+HS 3 : "Về đến nhà ... nghe anh "
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Rải truyền đơn
- út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy nghĩ cách giấu truyền đơn.
- Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
- Vì út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng .
- Bài văn cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
- 3 HS đọc diễn cảm đoạn văn. Cả lớp trao đổi , thống nhất về cách đọc 
- HS theo dõi.
- HS luyện đọc theo cặp .
- 2 HS thi đọc diễn cảm
________________________________________
Toán
Tiết 151: Phép trừ
I. Mục tiờu: Giỳp HS
 - Biết thực hiện phộp trừ cỏc số tự nhiờn, cỏc số thập phõn, phõn số, tỡm thành phần chưa biết của phộp cộng và phộp trừ, giải bài toỏn cú lời văn. BT cần làm 1, 2, 3. HS khỏ giỏi nhắc lại cỏch tỡm số hạng chưa biết, cỏch tỡm số bị trừ chưa biết.
II. Đồ dựng dạy - học:
- Bảng nhúm
III. Các hoạt động dạy- học: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau : Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất : 
a) 
b) 34,67 + 13,92 + 43,65 + 56,35 + 73,33 + 86, 08
2- Bài mới
1- Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học .
2- Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép trừ .
- GV viết lên bảng : a- b = c
- GV yêu cầu HS :
+Em hãy nêu tên gọi của các thành phần trong phép tính đó .
+Một số trừ đi chính nó thì được kết quả là bao nhiêu ?
+Một số trừ đi 0 thì bằng mấy ?
- GV tóm tắt phần bài học về phép trừ .
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán.
- GV hỏi : Muốn thử lại để kiểm tra kết quả của một phép trừ có đúng hay không chúng ta làm như thế nào ? 
- GV yêu cầu HS tự làm bài .
- Gọi HS nhận xét bài của bạn .
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
 - Gọi HS nhận xét bài của bạn . Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài .
- GV củng cố cho HS về tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ .
Bài 3 
- GV gọi HS đọc đề bài toán .
- GV yêu cầu HS tự làm bài .
- Gọi một HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn . Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài .
3 - Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét giờ học.Giao BT về nhà.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm giấy nháp .
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. 
- HS đọc phép tính .
- HS nối tiếp nhau trả lời .
- 1 HS đọc đề bài trong SGK .
- Lấy hiệu vừa tìm được cộng với số trừ ...
- HS làm bài vào vở . 3 HS lên bảng làm 3 phần a, b, c của bài.
- HS làm bài vào vở . 2 HS lên bảng làm bài.
a) x= 3,32 ; b) x = 2,9
- 1 HS đọc đề bài trong SGK .
- HS làm bài vào vở . HS lên bảng làm bài.
 Bài giải
 Diện tích trồng hoa là :
540,8 - 385,5 = 155,3 (ha)
Diện tích trồng lúa và đất trồng hoa là 540,8 + 5553 = 696,1 (ha)
 Đáp số: 696,1 (ha)
_________________________________________
Tiếng việt*
 Ôn tập về dấu câu ( dấu phẩy)
 I- Mục tiêu : Giúp HS 
- Củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy.
- Làm đúng bài luyện tập: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẩu chuyện đã cho.
II- Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu học tập
III-Các hoạt động dạy – học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:HS nêu lại tác dụng của dấu phẩy? 
-HS nối tiếp nêu.
2-HD HS luyện tập
-GV nêu YC luyện tập: HS dựa vào phần kiến thức đã học để làm phiếu học tập. 
 	Phiếu học tập
 Bài 1-Viết vào chỗ trống một câu văn theo yêu cầu:
a. Câu có dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu:
..............................................................................................................................
b. Câu có dấu phẩy dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ & vị ngữ: 
...........................................................................................................................
c. Câu có dấu phẩy dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép:
............................................................................................................................
 Bài 2- Trong đoạn văn sau, dấu phẩy có tác dụng gì? Viết câu trả lời vào chỗ trống.
 Thời cổ Hi Lạp có một ông vua tên là Đô-ni nổi tiếng tàn bạo, nhưng lại muốn tỏ ra mình có tài văn chương nên cũng sáng tác thơ ca.Mỗi khi làm xong bài thơ nào, vua thường đem khoe với quần thần.Bọn này đều sợ, không dám chê, lại còn nịnh hót khen hay.
................................................................................................................................
Bài 3. Điền dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong đoạn văn sau:
 ở phía bờ đông bắc mặt hồ phẳng lặng như gương.Những cây gỗ xoè tán rộng soi bóng xuống mặt nước. Nhưng về phía bờ tây một khing cảnh hùng vĩ diễn ra trước mắt. Mặt hồ sóng chồm dữ dội bọt tung trắng xoá nước réo ào ào.Cách xa nửa ngày đường đã nghe tiéng nước réo tưởng như có trăm vạn tiếng quân reo giữa núi rừng trùng điệp.
- HS chữa bài trong nhóm. GV chốt kết quả đúng.
3-Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiét học.
-Nhắc lại tác dụng của dấu phẩy.
Toán*
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh củng cố ôn tập về phép trừ.
- Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt
- Rèn học sinh ngồi học, ngồi viết đúng tư thế. 
 II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: bài tập vè nhà 
2. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
Bài 1: 
- Cho học sinh làm cá nhân, gọi học sinh lên bảng lên chữa, giáo viên cùng học sinh nhận xét chốt lại két quả đúng.
 a. Đặt tính rồi tính
 80007 + 30009 = 110016 85,297 – 27,549 = 57,748 
 70,014 + 9,268 = 79,282 0,72 – 0,297 =0,432
 b.Tính
 - = = 2 - = = 
- Cho học sinh làm vào vở, GV giúp đỡ HS yếu, sau đó thu và chấm bài làm của học sinh.
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
 Bài 2: Tìm x:
 a. x + 4,72 = 9,18 b. x - = 
 x = 9,18 - 4,72 x = + 
 x = 4,46 x = 
Bài 3:
 Một xã có 485,3 ha đất trồng lúa. Diện tích đất trồng hoa ít hơn diện tích lúa là 289,6 ha. Tính tổng diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa của xã.
Giải:
 Diện tích đất trồng hoa là :
485,3 - 289,6 = 195,7 (ha)
 Diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa là:
485,3 + 195,7 = 681 (ha)
 Đáp số : 681 ha
3.Củng cố dặn dò : 
 - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau.
________________________________________________________________
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tổ chức vui chơi văn nghệ chào mừng ngày 30/4 và 1/5.
I/ Mục tiêu.
1- Tổ chức cho học sinh xác định những việc cần làm để thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 và 1/5.
2- Rỡn thói quen chăm chỉ học tập, thực hiện tốt nội quy trường lớp.
3- Giáo dục ý thức tự giác chấp hành nội quy.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên : nội dung bài.
 - Học sinh : 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1/ Chia tổ, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ.
2/ Hướng dẫn các tổ trưởng chỉ huy các thành viên trong tổ của mình xác định và giao nhiệm vụ cho từng thành viên chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
3/ Cho các tổ tiến hành thảo luận, đề ra chỉ tiêu, tìm biện pháp thực hiện.
* Về học tập : Phấn đấu đạt nhiều hoa điểm tốt.
Đăng kí ngày học tốt, giờ học tốt.
* Về văn nghệ, thể thao.
- Lên kế hoạch cho buổi văn nghệ chào mừng ngày 30/4 và 1/5.
- Phân công chuẩn bị các tiết mục cụ thể.
4/ Kiểm tra, đánh giá và giao nhiệm vụ cho cả lớp.
5/ Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc nhở, tuyên bố hình thức tuyên dương những bạn có thành tích cao.
_______________________________________________________________________
Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2011
Đ/C Thủy dạy 
_______________________________________________________________________
 Thứ tư ngày 6 tháng 4 năm 2011
 Tập đọc
Tiết 62: Bầm ơi
I - Mục tiêu: Giỳp HS
- Đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lớ theo thể thơ lục bỏt. 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tỡnh cảm thắm thiết, sõu nặng của người chiến ... ng nhóm. VD :
a) anh hùng có tài năng khí phách, làm nên những việc phi thường.
...
b) Những từ ngữ chỉ các phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam : chăm chỉ, cần cù, nhân hậu, khoan dung, độ lượng, dịu dàng, biết quan tâm đến mọi người, có đức hi sinh, nhường nhịn, ...
-1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS trao đổi, thảo luận, giải thích nghĩa của từng câu, nêu phẩm chất của người phụ nữ ở từng câu
- HS phát biểu ý kiến, HS khác nhận xét, bổ sung .
a) +Nghĩa : Người mẹ bao giờ cũng nhường những gì tốt nhất cho con.
+Phẩm chất : lòng thương con, đức hi sinh, nhường nhịn của người mẹ.
b) +Nghĩa : khi cảnh nhà khó khăn, phải trông cậy vào người vợ hiền. đất nước có loạn phải nhờ cậy vị tướng giỏi .
+Phẩm chất : Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình .
c)+Nghĩa : khi đất nước có giặc, phụ nữ cũng sẵn sàng tham gia giết giặc
+Phẩm chất : phụ nữ dũng cảm, anh hùng .
- 1 HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Nghe GV hướng dẫn .
1- 2 HS khá giỏi nêu ví dụ :
+Mẹ em là người phụ nữ yêu thương chồng con, luôn nhường nhịn, hi sinh, như tục ngữ xưa có câu : Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.
 +Nói đến nữ anh hùng út Tịch, mọi người nhớ ngay đến câu tục ngữ : Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh
 Tiết 5 Luyện tập Toán
 Luyện tập phép trừ
A. Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố về kĩ năng thực hiện phép trừ và giải toán liên quan đến phép trừ.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- KT thực hiện phép trừ đối với 3 HS yếu.
B. Bài mới:
- GV tổ chức hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa các bài tập trong vở bài tập toán 5 tập 2 tr. 9
Bài 1: 
- GV YC HS yếu và 1 HS khuyết tật làm trên bảng. 
Bài 2: 
- GV chú ý: củng cố về cách tím thành phần chưa biết 
-GV chốt kết quả:
Bài 3, 4: 2 HS lên bảng chữa bài. Nhóm HS khá giỏi tự chữa bài cho nhau. 
C.Củng cố, dặn dò:
-Nhắc lại cách thực hiện phép trừ phân số và số thập phân. 
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
- HS thực hiện phép trừ đã đặt tính. 
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
- 4 HS chữa 4 phần trên bảng lớp.
-1 HS giỏi điều hành các bạn chữa bài. 
	–––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 6 Khoa học
 Ôn tập : Thực vật và động vật
I- Mục tiêu: 
 Sau bài học, HS có khả năng :
 - Hệ thống lại một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện .
- Nhận biết một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng .
 II- Đồ dùng dạy- học: 
 - Hình trang 124; 125 ; 126 SGK 
 III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A- Kiểm tra bài cũ
- Trình bày sự sinh sản và nuôi con của hổ và hươu.
B- Bài mới
Hoạt động 1 : Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng"
Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn
- GV cho tất cả các HS cùng chơi . Yêu cầu HS dùng bộ thẻ từ có ghi sẵn các chữ cái : a, b, c, d , e để chọn đáp án đúng .
Bước 2 : Tiến hành chơi
- Quản trò lần lượt đọc từng câu hỏi như trang 124 - SGK .
- Trọng tài quan sát xem nhóm nào có nhiều bạn giơ đáp án nhanh và đúng thì đánh dấu lại . 
- Kết thúc cuộc chơi, nhóm nào có nhiều câu đúng và trả lời nhanh là thắng cuộc .
C- Củng cố- dặn dò 
- Nhận xét tiết học .
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời, lớp theo dõi, nhận xét .
- HS chuẩn bị bộ thẻ từ, chơi theo nhóm 4 
- HS các nhóm nghe, trao đổi để chọn đáp án đúng , giơ thẻ chữ ứng với câu nào mình chọn .
Bài 1 :
1- c ; 2- a ; 3 - b ; 4- d ; 5 - b ; 6 - c .
Bài 2 : 1 - Nhuỵ ; 2 - Nhị.
Bài 3 :
Hình 2 : Cây hoa hồng có hoa thụ phấn nhờ côn trùng .
Hình 3 : Cây hoa hướng dương có hoa thụ phấn nhờ côn trùng .
Hình 4 : Cây ngô có hoa thụ phấn nhờ gió 
Bài 4 : 1- e; 2 - d ; 3- a ; 4 - b ; 5 - c . 
Bài 5 : Những động vật đẻ con : Sư tử (H. 5), hươu cao cổ (H. 7). Những động vật đẻ trứng : Chim cánh cụt (H. 6), cá vàng (H. 8)
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 7 Tựhọc
 Hoàn thành các bài tập trong ngày
I - Mục tiêu :
 HS hoàn thành các bài tập trong ngày, nắm vững kiến thức đã học .
II- Hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- YC HS nhắc lại các môn học trong ngày 
2- HS tự hoàn thành bài tập các môn học
-GV giúp đỡ HS yếu nếu cần.
-HS khuyết tật: HD làm toán có lời văn.
-Củng cố : Cho HS nhắc lại nội dung chính đã học trong ngàyvà những kiến thức cần ghi nhớ. 
-HS nối tiếp nhau nêu
+Toán:Luyện tập 
+LTVC:MRVT: Nam và nữ
+Khoa học: Ôn tập : Thực vật và động vật
-HS nêu những vấn đề cần GV giúp đỡ.
-HS tự học
-HS có thể trao đổi nhóm đôi để kiểm tra bài của nhau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
Luyện Tiếng việt
 Ôn tập về tả cảnh
I- Mục tiêu : Giúp HS 
-Luyện kĩ năng làm văn tả cảnh. 
-Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên, yêu Tiếng Việt. 
II- Đồ dùng dạy - học.
-Một số đoạn văn tả cảnh tiêu biểu được phô tô làm 5 bộ. 
III-Các hoạt động dạy – học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:HS nêu lại dàn bài văn tả cảnh?
-4 HS nối tiếp nêu. 
2-HD HS luyện tập
-Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.Nhiệm vụ các nhóm là đọc các đoạn văn miêu tả và trả lời các câu hỏi:
+Đoạn văn tả cảnh gì? Vào thời gian nào?
+Tả theo thứ tự nào?
+Tác giả đã dùng các từ ngữ nào để tả?Có phù hợp không?
+Các từ ngữ đó tạo hình ảnh gì cho đoạn văn?
+Tình cảm của tác giả thể hiện như thế nào? Qua từ ngữ, hình ảnh nào?
-HS làm việc nhóm theo theo YC của GV.
-Tổ chức cho HS báo cáo trước lớp. GV nhận xét bổ sung cho HS. 
-Cho HS viết bài cá nhân.Đề bài: Tả một cảnh mà em yêu thích.
-HS nghe, nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến của bản thân.
-HS làm bài cá nhân.
-Chữa bài một số em trước lớp.
3-Củng cố, dặn dò
-GV nhận xét tiết học
-Về nhà luyện đọc diễn cảm các bài tập đọc đã học. 
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Địa lí
 Địa lí địa phương:Tìm hiểu về địa lí tỉnh Hải Dương
I- Mục tiêu
- Chỉ được vị trí địa lí và giới hạn của Hải Dương trên bản đồ.
- Nắm được diện tích, dân số của Hải Dương . Địa giới hành chính
- Khái quát về địa hình, cảnh quan Hải Dương .
II- Đồ dùng dạy học
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam . Bản đồ tỉnh Hải Dương .
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
A- Kiểm tra bài cũ
- Nêu tên và tìm 4 đại dương trên quả Địa cầu .
B- Bài mới
1- Vị trí địa lí và giới hạn
- Cho HS lên bảng chỉ trên bản đồ vị trí của tỉnh Hải Dương .
- Hải Dương tiếp giáp với những tỉnh nào ?
2- Diện tích - Dân số
- Diện tích tỉnh ta khoảng bao nhiêu km2?
- Dân số là bao nhiêu triệu người ?
- Em hãy tính mật độ dân số của tỉnh ta ?
+So với mật độ dân số chung của cả nước, em có nhận xét gì ?
- GV nhận xét, lưu ý HS nhớ lại kiến thức về đặc điểm dân cư của nước ta : dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng và ven biển, mà Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng nên có mật độ dân số khá cao .
3 - Địa giới hành chính
- Tỉnh gồm bao nhiêu huyện , thành phố ? 
+Bao nhiêu xã, phường, thị trấn ?
4 - Khái quát về địa hình, cảnh quan Hải Dương .
- GV nêu khái quát về địa hình, cảnh quan Hải Dương :
- HS nêu tên và tìm 4 đại dương trên quả Địa cầu .
HS khác nhận xét.
- HS lên bảng chỉ trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí của tỉnh Hải Dương .
+Hải Dương nằm ở toạ độ : từ 1060 5' đến 1060 38' kinh độ đông ; từ 200 36' 30'' đến 210 15' 30'' vĩ độ bắc .
+Hải Dương tiếp giáp 6 tỉnh, thành phố : Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên.
- Diện tích tỉnh ta khoảng 1660,9km2
- Dân số là 1,7 triệu người (theo số liệu thống kê năm 1999)
- HS tính và nêu : mật độ dân số của tỉnh ta là 1023 người / km2
- HS nhắc lại mật độ dân số của Việt Nam : 249 người /km2, nêu nhận xét .
- Gồm 11 huyện và 1 thành phố (Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Cẩm Giàng, Thanh Hà, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kì, Thanh Miện, Ninh Giang, Hải Dương)
+Gồm 263 xã, phường, thị trấn .
 Là tỉnh có diện tích không lớn, song Hải Dương có dạng địa hình khá phong phú: Dạng địa hình bóc mòn xâm thực ; dạng địa hình caste; dạng địa hình tích tụ...từ đó tạo ra sự đa dạng cảnh quan tự nhiên.
Cảnh quan tự nhiên của Hải Dương bao gồm: Cảnh quan đồi rừng, cảnh quan gò đồi, cảnh quan đồi núi đá vôi và cảnh quan đồng bằng.
+Khu vực cảnh quan đồi rừng bao gồm vùng đất thuộc địa bàn 2 huyện Chí Linh và Kinh Môn . Nét đặc trưng của cảnh quan tự nhiên khu vực này là rừng và đồi núi thấp.
+Khu vực cảnh quan gò đồi (một số xã thuộc Chí Linh, Kinh Môn) . Cảnh quan gò đồi có địa hình thành tạo do rửa trôi bề mặt .
+Khu vực cảnh quan đồi núi đá vôi được trải dài từ các xã Duy Tân, Minh Tân, Phú Thứ, Tân Dân, Phạm Mệnh và Khu vực núi An Phụ (huyện Kinh Môn) . độ cao trung bình của dãy núi đá từ 100 - 150 m, có độ dốc lớn, ...
+Về cảnh quan sông suối đầm hồ : Khu vực phía Bắc và Đông Bắc của Hải Dương ...
+Các dạng cảnh quan đồng bằng ở Hải Dương bao gồm cảnh quan đồng lúa, rau màu và trồng cây ăn quả .
- Cho HS nhắc lại những nét chính về địa hình Hải Dương và cảnh quan tự nhiên của Hải Dương .
C- Củng cố - dặn dò
- Nhắc HS ghi nhớ những điều đã học .
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 7: Mĩ thuật 
 Vẽ tranh đề tài: Uớc mơ của em 
I-Mục tiêu
-HS biết cách tìm & sắp xếp hình ảnh chính phụ trong tranh. 
-HS vẽ được tranh về ước mơ của em. 
-HS thêm yêu quê hương đắt nước.
II- Chuẩn bị 
GV:-SGK, SGV .Sưu tầm tranh về Ước mơ của em.. 
- HS :-SGK 
 -Giấy vẽ & vở thực hành. Sưu tầm tranh về Ước mơ của em. 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về SGK, về sưu tầm tranh.
-HS kiểm tra chéo trong bàn
2- Bài mới
a)Giới thiệu bài(GV nêu MĐYC)
-HS nhắc lại đề bài
b)Hoạt động 1:Tìm, chọn nội dung đề tài 
-GV hoie HS về ước mơ của các em. 
-HS nêu.
-HS kể về ước mơ của em
c)Hoạt động 2:Cách vẽ tranh
-GV gợi ý: 
+Vẽ các hình ảnh chính là các hình ảnh trong ước mơ của mình.
+ Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh : nhà cửa, đình chùa, cây cối, cờ hoa,...
+Vẽ màu tươi sáng rực rỡ.
 -HS nối tiếp trả lời.
-2,3 HS nêu
d) Hoạt động 3:HS thực hành
-HS thực hành vẽ.
đ)Hoạt động 4:NHận xét, đánh giá 
-Chọn một vài bài vẽ đẹp để nhận xét về: 
+Cách chọn & sắp xếp các hình ảnh
+Cách vẽ hình
+Màu săc
-HS nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng. 
3-Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét chung tiết học và khen ngợi những HS tích cực .
-Về nhà quan sát các đồvật hoa & quả. 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 (Buổi chiều Đ/c Phó hiệu trưởng Trần Thị Thảo soạn và dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 5 tuan 31 2 buoi CKTKN.doc