Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 9 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 9 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Toán: LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu :

 - Nắm được cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

 - Rèn kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

 - Làm được bài 1,2,3,4(a,c). HS khá, giỏi làm được toàn bộ các BT.

II.Các hoạt động dạy học:

1.Bài cũ: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:

 5 km 302 m = km

 302 m = km

GV nhận xét - Chữa bài.

2. Bài mới:

Bài 1: Yêu cầu: Viết số thập phân thích vào chỗ chấm :

 - Học sinh nhắc lại cách làm.

 35 m 23 cm = 35 m = 35,23 m.

 - HS làm vào nháp, 1 em lên bảng làm.

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 360Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 9 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
 Ngày soạn: 22/10/2011
 Ngày giảng: Thứ hai, ngày 24/10/2011
Toán: 	 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu :
	- Nắm được cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
	- Rèn kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
	- Làm được bài 1,2,3,4(a,c). HS khá, giỏi làm được toàn bộ các BT.
II.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
 5 km 302 m =  km
 302 m =  km
GV nhận xét - Chữa bài.
2. Bài mới:
Bài 1: Yêu cầu: Viết số thập phân thích vào chỗ chấm :
 	- Học sinh nhắc lại cách làm.
 35 m 23 cm = 35 m = 35,23 m.
 	- HS làm vào nháp, 1 em lên bảng làm.
Bài 2: Yêu cầu như bài 1:
 	- Hướng dẫn cách làm.
 315 cm = 300 cm + 15 cm = 3 m 15 cm
 = 3 m = 3,15 m
	Vậy 315 cm = 3,15 m
 	- HS làm vào vở.
Bài 4: Yêu cầu: Đổi số đo có 1 tên đơn vị thành số đo có 2 tên đơn vị:
 	 - Cho HS thảo luận cách làm.
 12,4 m = 12m = 12 m 44 cm.
HS làm vào vở ý a, c.HS khá, giỏi làm cả bài.
Chấm chữa bài.
3.Hướng dẫn về nhà:	Bài 3 (45): Làm tương tự bài 2.
_____________________________________
Tập đọc: CÁI GÌ QUÝ NHẤT ?
I.Yêu cầu : 
1.Đọc:
	- Đọc đúng: tranh luận, phân giải.
	- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời người dẫn chuyện lời nhân vật ( Hùng, Quý, Nam, thầy giáo)
2.Hiểu:
	- Từ ngữ: tranh luận, phân giải.
	- Nắm được vấn đề tranh luận (Cái gì là quý nhất ?) và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là quý nhất.
	- Trả lời được câu hỏi 1,2,3. HS khá, giỏi trả lời được câu 4.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ bài học trong SGK .
III. Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ : HS đọc thuộc những câu thơ các em thích trong bài Trước cổng trời, trả lời các câu hỏi về bài đọc .
2. Bài mới : 
Giới thiệu bài :
Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
* Luyện đọc : 
Một em đọc toàn bài .
Ba em đọc nối tiếp từng đoạn . Đọc 3 lượt.
Có thể chia bài thành 3 đoạn :
+ Đoạn 1 : từ Một hôm . đến sống được không ?
+ Đoạn 2 : từ Quý và Nam .đến phân giải 
+ Đoạn 3 : phần còn lại .
Kết hợp hướng dẫn HS đọc từ khó: sẽ, tranh luận, nhưng... và giải nghĩa các từ khó.
* Tìm hiểu bài : Tổ chức lớp để trả lời câu hỏi.
	- Theo Hùng, Quý, Nam,cái quý nhất trên đời là gì?( Hùng : lúa gạo; Quý: vàng ; Nam : thì giờ )
	- Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình ? 
( Hùng : Lúa gạo nuôi sống con người .
 Quý : có vàng là có tiền , có tiền là mua được lúa gạo 
 Nam : có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc )
Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động là quý nhất ? 
( HS thảo luận , GV chốt ý )
	- Yêu cầu HS khá, giỏi chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên gọi đó.( HS chọn cách đặt )
* Hướng dẫn đọc diễn cảm
GV mời 5 HS đọc lại bài văn theo cách phân vai .
Cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 2 .
Chú ý đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật .
Phân vai cho nhiều nhóm để đọc .
3. Củng cố, dặn dò : 
GV nhận xét tiết học .
Chuẩn bị bài Đất Cà Mau.
_____________________________________
Chính tả: (Nhớ - viết) TIẾNG ĐÀN BA–LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I.Yêu cầu : 
	- Nhớ và viết đúng chính tả bài thơ Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà. Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do .
	- Ôn lại cách viết những từ ngữ có chứa âm đầu n / l hoặc âm cuối n/ ng. 	- Làm được BT 2(a/b); BT 3(a/b).
II.Hoạt động dạy học : 
1. Bài cũ : 
HS thi viết tiếp sức trên bảng lớp các tiếng có chứa vần uyên , uyêt .
2. Bài mới : 
a ) Giới thiệu bài : 
b) Hướng dẫn HS nhớ - viết
	- HS đọc bài chính tả .
	- Hướng dẫn viết từ khó .
	- GV nhắc:Bài gồm mấy khổ thơ? Trình bày các dòng thơ thế nào? Những chữ nào phải viết hoa ? Viết tên đàn Ba-la-lai-ca như thế nào ? 
	- HS viết bài .
	- GV chấm, chữa bài.
c)Hướng dẫn HS làm bài tập : 
Bài 2 : 
HS làm bài 2a hay 2b .
Cho HS lấy VD cho mỗi cặp từ : la hét , nết na .
Tương tự HS làm phần còn lại vào vở .
3. Củng cố , dặn dò :
Làm bài tập 3 ( 87 )
Chuẩn bị Ôn tập
_____________________________________
	Ngày soạn: 23/10/2011
 Ngày giảng: Thứ ba, 25/10/2011
Âm nhạc: Học hát : NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA
I.Mục tiêu: 
HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài Những bông hoa những bài ca . 
Trình bày bài hát Những bông hoa những bài ca kết hợp gõ đệm theo phách và gõ đệm với hai âm sắc. Trình bày bài hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Góp phần giáo dục HS thêm yêu mến mái trường và các thầy cô giáo 
II.Chuẩn bị của giáo viên: 
Nhạc cụ quen dùng, băng đĩa nhạc
Tranh ảnh minh hoạ bài Những bông hoa những bài ca
III.Hoạt động dạy học 
A. Bài củ: 
- Hai em lên trình bài bài hát: Reo vang bình minh và Hãy giữ cho em bầu trời xanh
- GV nhận xét.
B. Bài mới: 
- Giáo viên giới thiệu bài
Hoạt động 1: Dạy bài hát : Những bông hoa những bài ca 
- Giới thiệu bài hát, nội dung bài hát 
- Cho HS nghe băng
- Hướng dẫn HS đọc lời ca
- HS thực hiện theo hướng dẫn
- Dạy hát từng câu(bài chia thành 8 câu để tập cho HS) 
- Cho HS hát nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát 
- GV sửa cho HS nếu hát chưa đúng, nhận xét .
- Hát theo dãy, theo nhóm , cá nhân
- Hát kết hợp vỗ gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca
 Hoạt động 2: 
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ 
- Hát kết hợp vỗ gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca
- Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca.
- Hướng dẫn HS vừa đứng hát vừa nhún chân nhịp nhàng 
- GV chỉ định từng nhóm lên trình bày bài hát kết hợp gõ đệm hai âm sắc
- Thực hiện theo nhóm 4 em
- Nhận xét các nhóm 
C. Củng cố – dặn dò:
- Củng cố bằng cách hỏi tên bài hátvừa học, tên tác giả. Cả lớp đứng hát và vỗ tay theo nhịp, phách 
- GV nhận xét ,dặn dò 
_____________________________________
Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ : THIÊN NHIÊN 
I.Yêu cầu :
	- Mở rộng vốn từ thuộc chủ đề thiên nhiên : Biết 1 số từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hóa bầu trời .
	- Viết được đoạn văn tả 1 cảnh đẹp quê hương, biết dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hoá khi miêu tả.
	- GD bảo vệ môi trường: HS tiếp thu được một số hiểu biết về môi trường thiên nhiên, từ đó các em có tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường sống.
II. Hoạt động dạy học : 
1. Bài cũ : Làm bài tập 3.
2. Bài mới: Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
HS nối tiếp nhau đọc một lượt bài Bầu trời mùa thu. Cả lớp đọc thầm theo.
GV sửa lỗi phát âm cho HS.
Bài 2:
HS thảo luận nhóm 4: 
+ Tìm những từ ngữ tả bầu trời tả trong đoạn văn.
+ Những từ ngữ nào thể hiện sự so sánh đó?
+ Những từ ngữ nào thể hiện sự nhân hoá?
 - Đại diện nhóm trình bày.(So sánh: xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.Nhân hoá: Được rửa mặt sau cơn mưa, trầm ngâm nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca) 
Bài 3: HS nêu yêu cầu :
	- Viết 1 đoạn văn tả cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở .
	- Gợi ý – Cảnh đẹp đó có thể là 1 cánh đồng, công viên, vườn cây, vườn hoa,dòng sông, hồ nước 
	- Gv nhắc HS: Trong đoạn văn cần sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện tình cảm của em đối với quê hương đất nước, với thiên nhiên .
	- HS viết ( khoảng 5 câu )
	- HS đọc đoạn văn, cả lớp nhận xét, bình chọn đoạn hay nhất.
3. Củng cố , dặn dò :
Viết lại đoạn văn .
Chuẩn bị Ôn tập.
_____________________________________
Toán: VIẾT CÁC SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu:
	- Giúp HS ôn lại bảng đơn vị đo khối lượng.
	-Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo
	- Luyện viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
	- Làm được bài 1,2(a),3. HS khá, giỏi làm được toàn bộ các BT.
II.Chuẩn bị: 	-Bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn
III.Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ: 3km245m = km
 5km4m = .km
-Nhận xét- Chữa bài
2.Bài mới : 
 + HS nhắc lại bảng đơn vị đo khối lượng .
 ( tấn , tạ , yến ,.., g ) .
 + Quan hệ giữa hai hàng liền nhau như thế nào ? 
 ( Hơn kém nhau 10 lần ) 
. – GV nêu ví dụ :
 5 tấn 132 kg = tấn .
 HS nêu cách làm :
 5 tấn 132 kg = 5 tấn = 5,132 tấn .
Luyện tập:
Bài 1: 
Yêu cầu : Đổi ra đơn vị tấn .
Như hướng dẫn ở ví dụ trên – HS làm nháp .
Hai em lên bảng làm .
Bài 3: 
Đọc đề bài – hướng dẫn – HS làm vở .
Các bước giải :
 9 Í 6 = 54 ( kg )
 54 Í 30 =1620 ( kg )
 1620 kg = 1, 62 tấn 
 ĐS : 1,62 tấn .
3.Hướng dẫn về nhà : 
Bài tập 2a, HS khá, giỏi làm cả bài 2 ( 46 )
Cách đổi như bài tập 1 .
_____________________________________
Đạo đức: TÌNH BẠN (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
Học sinh biết:
- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè
- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày
- Thân ái, đoàn kết với bạn bè
II. Đồ dùng: 
- Bài hát “Lớp chúng ta kết đoàn”
III. Hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Học sinh nêu ghi nhớ bài trước
B. Bài mới 
HĐ1: Thảo luận cả lớp
- Học sinh hát đồng thanh bài “Lớp chúng ta kết đoàn” và thảo luận:
+ Bài hát nói lên điều gì?
+ Lớp chúng ta có vui như vậy không?
+ Điều gì xảy ra nếu chúng ta không có bạn bè?
+ Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không?
- Giáo viên kết luận 
HĐ2: Tìm hiểu truyện “Đôi bạn”
- Học sinh thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sách giáo khoa 
- Giáo viên đọc truyện, học sinh kể lại nội dung truyện
- Giáo viên kết luận 
HĐ3: Làm bài tập 2 
- Giáo viên nêu từng tình huống
- Học sinh nêu cách giải quyết và giải thích lí do
- Lớp nhận xét, bổ sung
HĐ4:
- Giáo viên ghi nhanh ý kiến lên bảng, 
- Học sinh nêu 1 số biểu hiện của tình bạn đẹp; lớp nhận xét, bổ sung
- Học sinh liên hệ bản thân
- Học sinh nhắc lại ghi nhớ
C. Củng cố dặn dò: 
- Chuẩn bị bài sau 
_____________________________________
 Ngày soạn: 24/10/2011
 Ngày giảng: Thứ tư, ngày 26/10/2011
Toán: VIẾT CÁC SỐ ĐO DIỆN TÍCH DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN 
I.Mục tiêu :
	- HS ôn quan hệ giữa một số đơn vị đo diện tích thường dùng.
	- Luyện tập viết đơn vị đo diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị khác nhau.
	- Làm được bài 1,2.HS khá, giỏi làm thêm bài 3.
II.Chuẩn bị :
- Bảng mét vuông .
III.Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ :
Cả lớp làm bài tập 2 ( 46 ) .
Nhận xét , chữa bài .
2.Bài mới : 
HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học: km2 , . , mm2 
Thảo luận nhóm về:
Quan hệ giữa hai đơn vị liền kề nhau .
 ( Hơn kém nhau 100 lần ).
1 km2 = 100 hm2 ,vv
1hm2 = km2 = 0,01 km2 , vv
GV nêu ví dụ: 
3 m2 5dm2 = .m2 
HS thảo luận và nêu cách giải .
3m25dm2 = 3 m2 = 3,05 m2 
vậy 3 m2 5 dm2 = 3,05 m2 
Ở ví dụ 2 : HS thảo luận và làm tương tự .
* Luyện tập :
Bài 1: HS nêu yêu cầu : Tự làm tương tự như ví dụ .
Hai em lên bảng làm - Lớp làm nháp .
Bài 2: 
Yêu cầu : Viết số thập phân thích hợp .
HS thảo luận v ...  ảnh về 1 số cảnh đẹp ở địa phương.
III. Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ : 
HS kể lại chuyện đã kể ở tiết KC tuần 8.
2. Bài mới : 
Giới thiệu bài : 
Nhắc HS nắm lại yêu cầu của đề bài : 
HS đọc đề bài và gợi ý 1 –2 trong SGK trang 79.
GV kiểm tra việc HS chuẩn bị nội dung đã cho tiết học trước.
Một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể .
Thực hành kể chuyện : 
- Học sinh kể chuyện trong nhóm 4 
GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý.
Thi KC trước lớp học sinh kể bằng lời của mình câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
GV Nhận xét cách kể, dùng từ, đặt câu.
c Thảo luận:
- HS đọc yêu cầu thảo luận: Con người cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên?
- HS trao đổi trong nhóm của mình.
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến; GV nhận xét kết luận
3. Củng cố ,dặn dò : 
GV nhận xét tiết học . 
Chuẩn bị tiết KC Người đi săn và con nai ở tuần 11.
_____________________________________
 Ngày soạn: 25/10/2011
 Ngày giảng: Thứ năm, ngày 27/10/2011
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG 
I.Mục tiêu : 
	- Củng cố về cách viết số đo dộ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân.
	- Luyện giải bài toán có liên quan.Làm được bài 1,2,3. HS khá, giỏi làm thêm bài 4.
II.Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ: 
	- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở nháp:
 	16,5 m2 = . m2..dm2 
 	17625 ha =m2 
	- GV nhận xét, chữa bài .
2.Bài mới: 
Bài 1 : 
	- Cho HS nhắc lại cách đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng .
	- So sánh cách chuyển đổi 2 đơn vị này .
	- Cách chuyển đổi số đo diện tích khác với 2 cách chuyển đổi đơn vị đo độ dài và đo khối lượng trên như thế nào ? 
	- 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
	- GV nhận xét, chữa bài trên bảng.
	42m 34cm = 42,34m 	56m 29cm = 56,29cm
	6m 2cm = 6,02m 	4352m = 4,352 km
Bài 2:
	- HS đọc đề, làm bài vào vở.
	- 1 em lên bảng chữa bài.
	500g = 0,5kg
	347g = 0,347 kg
	1,5 tấn = 1500 kg
Bài 3:
	- HS nhắc lại mối quan hệ giữa ki- lô- mét vuông, héc – ta, đề- xi- mét vuông với mét vuông.
	- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
	- GV chấm, chữa bài.
	7km2 = 7000000m2	30dm2 = 0,3m2
	300dm2 = 3m2	4ha = 40000m2
	515dm2 = 5,15m2	8,5 ha = 85000m2
Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi.
	- HS đọc đề.GV tóm tắt lên bảng, hướng dẫn HS xác định dạng toán, cách giải.
	- HS làm bài vào vở .
	- Một em HS khá lên bảng chữa bài .
	- Các bước giải : 
 	0,15 km = 150 cm 
 	150 : ( 3+ 2 ) Í 3 = 90 ( m)
 	150 – 90 = 60 ( m ) 
 	90 Í 60 = 5400 ( m2 )
 	5400 m2 = 0,54 ha 
 	Đáp số : 5400 m2 ;0,54 ha
3. Củng cố , dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà: làm bài ở VBT.
_____________________________________
Tập làm văn: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH , TRANH LUẬN 
I. Yêu cầu : Giúp HS:
	- Bước đầu có khả năng thuyết trình, tranh luận về 1 vấn đề đơn giản, gần gũi với lứa tuổi.
	- Trình bày ý kiến của mình mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục.
	- Rèn kỷ năng thể hiện sự tự tin; lắng nghe tích cực; hợp tác
II. Hoạt động dạy học : 
1.Bài cũ : 	2 HS đọc đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả con đường .
2. Bài mới : 
a ) Giới thiệu bài : 
b) Hướng dẫn HS luyện tập : 
Bài 1: 
	- HS đọc lại bài Cái gì quý nhất ? . Thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi:
	+ Các bạn Hùng , Quý , Nam tranh luận về vấn đề gì ? ( Cái gì quý nhất trên đời ? )
	+ Ý kiến của mỗi bạn như thế nào ? 
	( Hùng : Quý nhất là lúa gạo 
 	Quý : Quý nhất là vàng 
 	Nam : Quý nhất là thì giờ )
 + Lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến đó ra sao ? 
 	( Hùng : Có ăn mới sống được 
 Quý : Có vàng là có tiền , có tiền sẽ mua được lúa gạo 
 Nam : Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo , tiền bạc )
 + Ý kiến , lí lẽ và thái độ tranh luận của thầy giáo như thế nào ? 
 ( Người lao động là quý nhất )
 + Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào ? 
 ( Thầy tôn trọng người đối thoại , lập luận có tình , có lý )
	- Qua câu chuyện trên, khi muốn tham gia tranh luận và thuyết phục người khác đồng ý với mình về một vấn đề gì đó, em phải có những điều kiện gì?( phải hiểu biết về vấn đề, phải có ý kiến riêng, phải có dẫn chứng, phải biết tôn trọng người tranh luận).
Bài 3 : 
	- Một , hai HS đọc thành tiếng nội dung bài 3. Cả lớp đọc thầm lại .
	- HS trao đổi nhóm về cách thuyết trình , tranh luận . 
	- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả; GV hướng dẫn HS cả lớp nhận xét ý kiến của từng nhóm , chốt lại lời giải đúng . 
	- HS phát biểu ý kiến . GV kết luận : Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và đảm bảo tính lịch sự, người nói cần có thái độ ôn tồn, hoà nhã, tôn trọng người đối thoại; tránh nóng nảy, vội vã hay bảo thủ, không chịu nghe ý kiến đúng của người khác.
3. Củng cố , dặn dò : 
	- GV nhận xét tiết học .
	- Về nhà: Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, tranh luận .
	- Chuẩn bị Ôn tập .
_____________________________________
 	Ngày soạn: 26/10/2011
 Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 28/10/2011
Toán: 	 LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu : 
	- HS biết viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
	- Làm được bài tập 1,3.HS khá, giỏi làm thêm bài 2,4,5.
II.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào nháp:
 	6 m 2cm = m 
 	4352 m = ..km 
 	5,327 tấn = .kg 
	- GV nhận xét, chữa bài .
2.Bài mới :
Bài 1:
	- HS đọc đề, xác định yêu cầu: viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân có đơn vị là mét. 
	- Hai em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp.
GV chữa bài, nhận xét.
	3m 6dm = 3,6 m 	4dm = 0,4 m
	34m 5cm = 34,05 m 	345 cm = 3,45 m
Bài 3 :
	- Cách làm tương tự bài 1. HS làm vào vở. 
	- GV chấm, chữa bài .
3.Hướng dẫn về nhà :
	- Làm bài ở VBT.
	- HS khá, giỏi làm thêm bài tập 2,4,5 .Gợi ý bài 5: Dựa vào hình vẽ để đọc khối lượng túi cam.
_____________________________________
Luyện từ và câu: ĐẠI TỪ 
I .Yêu cầu : Giúp HS:
	- Nắm được khái niệm đại từ; nhận biết đại từ trong thực tế .
	- Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế (BT 1,2).	
	- Bước đầu biết sử dụng đại từ thay thế cho danh từ bị dùng lặp lại trong 1 văn bản ngắn (BT 3).
II.Hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ: HS đọc đoạn văn tả một cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em sinh sống (BT 3, tiết LTVC tuần trước) .
2.Bài mới : 
a)Giới thiệu bài.
b)Phần nhận xét : 
Bài 1: 
	- HS đọc nội dung và yêu cầu của bài.
	- Các từ in đậm được dùng làm gì ? 
	+ Những từ in đậm ở đoạn a ( tớ , cậu ) được dùng để xưng hô . 
	+ Từ in đậm ở đoạn b ( nó ) dùng để xưng hô, đồng thời thay thế cho danh từ (chích bông ) trong câu cho khỏi lặp lại từ ấy .
	- GV kết luận: Những từ tớ, cậu, nó được gọi là đại từ . 
Bài 2 : 
	- HS nhận xét cách dùng từ in đậm ở câu 2: Từ vậy thay cho từ thích ; từ thế thay cho từ quý . 
	- Như vậy cách dùng các từ này như cách dùng các từ nêu ở bài tập1 (thay thế cho các từ khác để khỏi lặp )
	- GV kết luận: vậy và thế cũng là đại từ .
c)Phần ghi nhớ : 
	- Qua 2 bài tập, em hiểu thế nào là đại từ?
	- Đại từ dùng để làm gì?
	- HS đọc ghi nhớ.
	- Yêu cầu HS đặt câu có dùng đại từ để minh hoạ, GV ghi bảng.
d)Luyện tập : 
Bài 1: 
	- HS đọc đoạn thơ và các từ in đậm trong đoạn thơ.
	- Các từ in đậm trong đoạn thơ dùng để chỉ ai ? nhằm biểu lộ điều gì? (dùng để chỉ Bác Hồ, nhằm để chỉ thái độ tôn kính Bác )
Bài 2: 
	- Yêu cầu HS dùng bút chì gạch chân dưới các đại từ trong bài ca dao.
	- Gợi ý để HS tìm đại từ :Mày, ông, tôi, nó. 
	+Bài ca dao là lời đối đáp giữa ai với ai ? (nhân vật tự xưng là ông với cò)
	+Các đại từ đó dùng để làm gì? ( để xưng hô...)
Bài 3: 
	- HS đọc yêu cầu của bài.
	- GV hướng dẫn :
	+Từ nào lặp lại nhiều lần trong câu chuyện? ( chuột)
	+ Có thể dùng đại từ nào để thay thế cho từ chuột? ( nó,hắn ta )
	- HS làm bài vào vở .
	- Gọi nhiều em đọc bài của mình. GV nhận xét, ghi điểm.
3.Củng cố ,dặn dò:
 - Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về đại từ.
 - Chuẩn bị: Ôn tập.
_____________________________________
Tập làm văn: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH , TRANH LUẬN
I.Yêu cầu : Giúp HS:
	- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT 1, BT 2).
- Rèn kỷ năng thể hiện sự tự tin; lắng nghe tích cực; hợp tác.
	- GD bảo vệ môi trường:HS thấy được vai trò và ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người qua BT 1.
II.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ : 
	- Gọi 2 HS làm BT 3 của tiết trước. 
2.Bài mới : Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: 
	- HS nêu yêu cầu của bài: Dựa vào ý kiến của 1 nhân vật trong mẫu chuyện, em hãy mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình , tranh luận cùng các bạn .
	- Cho HS thảo luận nhóm 4: Tóm tắt lí lẽ, dẫn chứng của mỗi nhân vật rồi trình bày trước lớp . GV tóm tắt ghi bảng .
	- GV ghi tóm tắt những ý kiến hay vào bảng .
Nhân vật
Ý kiến
Lí lẽ , dẫn chứng
Đất 
Cây cần đất nhất
Đất có chất màu nuôi cây
Nước 
Cây cần nước nhất
Nước vận chuyển chất màu.
Không khí 
Cây cần không khí nhất.
Cây không thể sống thiếu không khí.
Ánh sáng 
Cây cần ánh sáng nhất
Thiếu ánh sáng, cây xanh sẽ không còn màu xanh.
	- GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm 4: Mỗi em đóng 1 vai để tranh luận .
	- Các nhóm cử đại diện tranh luận trước lớp . Mỗi HS tham gia tranh luận sẽ bốc thăm nhận vai ( Đất , Nước , Không khí , Ánh sáng )
	- Cả lớp bình chọn người tranh luận giỏi .
Bài 2 : 
	- Yêu cầu : Hãy trình bày ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao . 
	- Gợi ý : Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra ? Đèn đem lại lợi ích gì cho cuộc sống ? Nếu chỉ có đèn thì chuỵên gì sẽ xảy ra ? Trăng làm cho cuộc sống đẹp như thế nào ? 
	- HS làm việc độc lập, tìm hiểu ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng của cả trăng và đèn trong bài ca dao . 
	- Một số HS trình bày .
	- Cả lớp bình chọn bài hay .
3.Củng cố , dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Ôn tập 
_____________________________________
 SINH HOẠT LỚP
I.Yêu cầu: 
	Đánh giá hoạt động tuần qua, HS nắm kế hoạch tuần tới
II.Lên lớp:
1.Sinh hoạt văn nghệ tập thể, cá nhân.
2. Đánh giá hoạt động tuần qua:
	- Lớp trưởng và 3 tổ trưởng nhận xét
	-GV nhận xét:
	+ Nền nếp lớp học ổn định, vệ sinh lớp học sạch sẽ
	+ Không có học sinh nghỉ học không có lý do
	+ Đến lớp nhiều em chưa làm bài tập.
3.Kế hoạch hoạt động trong tuần tới: 
	- Ôn tập để kiểm tra giữa kỳ.
	- Hoàn thành bài tập trước khi đến lớp.
	- Cố gắng hoàn thành các khoản thu nộp trong năm.
	- Tổ chức rèn học sinh yếu ngay trong tiết học.
4. Dặn dò: Nhắc nhở HS thực hiện tốt kế hoạch.
*********

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9.doc