Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 (tiết 35)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 (tiết 35)

I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.

- Hiểu nội dung: Nguyện vọng v lịng nhiệt thnh của một phụ nữ dũng cảm muốn lm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi SGK)

II. Chuẩn bị:Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn một đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

 

doc 24 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1362Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 (tiết 35)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG LỚP 5B - TUẦN 31
Thứ
ngày
Môn
Tiết
Bài dạy
ĐDDH
HAI
18/4
2011
CC
31
Sinh hoạt đầu tuần.
TĐ
61
Công việc đầu tiên.
Bảng phụ, tranh,...
T
151
Ôn tập : Phép trừ.
Bảng phụ, bảng nhóm, 
TD
61
Môn thể thao tự chọn. TC “Nhảy ô tiếp sức.”
Bóng, còi, ...
LS
31
Lịch sử địa phương.
Tranh, ảnh tư liệu, 
BA
19/4
2011
T
152
Luyện tập.
Bảng phụ, bảng nhóm, 
LTVC
61
Mở rộng vốn từ : Nam và nữ.
Bảng phụ, bảng nhóm, 
KH
61
Ôn tập : Thực vật và động vật.
Hình ở SGK, 
ÂN
31
Ôn tập bài hát “Dàn động ca mùa hạ”. Nghe nhạc
Nhạc cụ quen dùng.
Đ Đ
31
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Tiết 2).
Tranh ảnh, phiếu h.tập,
TƯ
20/4
2011
TĐ
62
Bầm ơi.
Bảng phụ, tranh,...
T
153
Ôn tập : Phép nhân.
Bảng phụ, bảng nhóm, 
TLV
61
Ôn tập về tả cảnh.
Bảng phụ, bảng nhóm, 
MT
31
Vẽ tranh: Đề tài “Ước mơ của em”.
Tranh ảnh, 
ĐL
31
Địa lí địa phương.
Tranh ảnh, tư liệu, 
NĂM
21/4
2011
CT
31
Nghe – viết : Tà áo dài Việt Nam.
Bảng phụ, bảng nhóm, 
T
154
Luyện tập
Bảng phụ, bảng nhóm, 
KC
31
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
Bảng phụ, bảng nhóm, 
TD
62
Môn thể thao tự chọn. TC : “Chuyển đồ vật.”
Còi, bóng, ...
LTVC
62
Ôn tập về dấu câu. (Dấu phẩy)
Bảng phụ, bảng nhóm, 
SÁU
22/4
2011
T
155
Ôn tập : Phép chia.
Bảng phụ, bảng nhóm, 
KH
62
Môi trường. 
Hình ở SGK, 
TLV
62
Ôn tập về tả cảnh.
Bảng phụ, 
KT
31
Lắp rô bốt. (Tiết 2).
Bộ lắp ghép kĩ thuật, 
SH
31
Sinh hoạt cuối tuần.
Thứ hai, ngày 18/ 4 / 2011
TẬP ĐỌC: (PPCT 61)
CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN.
I. Mục tiêu:	- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.
- Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lịng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đĩng gĩp cơng sức cho Cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi SGK)
II. Chuẩn bị:Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn một đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Yêu cầu 1, 2 học sinh khá, giỏi đọc mẫu bài văn.
Có thể chia bài làm 3 đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy tờ gì.
Đoạn 2: Tiếp theo đến Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Đoạn 3: Còn lại.
Yêu cầu cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK (về bà Nguyễn Thị Định và chú giải những từ ngữ khó).
Giáo viên giúp các em giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu.
Giáo viên đọc mẫu toàn bài lần 1.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Giáo viên thảo luận về các câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Yêu cầu học sinh đọc lướt đoạn 1.
Công việc đầu tiên anh Ba giao cho út là gì?
1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 2.
Những chi tiết nào cho thấy út rát hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?
Út đã nghĩ ra cách gì để rài hết truyền đơn?
Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
Vì sao muốn được thoát li?
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc bài văn.
Hướng dẫn học sinh tìm kĩ thuật đọc diễn cảm đoạn đối thoại sau:
Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, / rồi hỏi to: //
Út có dám rải truyền đơn không?// 
Tôi vừa mừng vừa lo, / nói: //
Được, / nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, / em mới làm được chớ! //
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. // Cuối cùng anh nhắc: // 
Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng / có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. // Em không biết chữ nên không biết giấy gì. //
Giáo viên đọc mẫu đoạn đối thoại trên.
4. Củng cố
Giáo viên hỏi học sinh về nội dung chính của bài bài văn.
5. Dặn dò: - Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
1, 2 học sinh khá, giỏi đọc mẫu.
Học sinh tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn.
Sau đó 1, 2 em đọc lại cả bài.
Học sinh chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
1,2 em đọc thành tiếng hoặc giải nghĩa lại các từ đó (truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li)
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc lại cả bài.
Học sinh làm việc theo nhóm, nhóm khác báo cáo.
Rải truyền đơn.
Cả lớp đọc thầm lại.
Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nữa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
Giả đi bán cá từ ba giờ sáng. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Khi rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Vì út đã quen việc, ham hoạt động, muốn làm nhiều việc cho cách mạng.
Giọng kể hồi tưởng chậm rãi, hào hứng.
Nhiều học sinh luyện đọc.
Học sinh thi đọc diễn cảm từng đoạn; cả bài văn.
Bài văn cho ta thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
TOÁN: (PPCT 151)
PHÉP TRỪ. 
I. Mục tiêu:	- Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các phân số, các số thập phân, tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải các bài tốn cĩ lời văn. (BT cần làm: 1,2,3)
- Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Phép cộng.
GV nhận xét – cho điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: H.dẫn HS ôn tập những hiểu biết chung về phép trừ.
Hoạt động 2: H.dẫn làm bài tập.
Bài 1: Nêu yêu cầu và giới thiệu mẫu .
GV nhận xét sửa bài. Kết quả:
a) 4766 ; 17 532.
b) .
c) 1,688 ; 0,565.
Bài 2: Gọi 2 HS làm vào bảng phụ.
GV nhận xét sửa bài:
a) x + 5,84 = 9,16 b) x – 0,35 = 2,55
 x = 9,16 – 5,84 x = 2,55 + 0,35
 x = 3,32 x = 2,9
Bài 3: H.dẫn HS tóm tắt.
GV chấm và chữa bài.
4. Củng cố – dặn dò:
- Về ôn lại kiến thức đã học về phép trừ. Chuẩn bị: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
+ Hát.
- Nêu các tính chất phép cộng. Sửa bài 4 tiết 150.
HS nêu tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, 1 số tính chất của phép trừ.
Cả lớp làm vào bảng con.
Cả lớp làm vào vở rồi chữa bài.
HS tự làm vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ.
HS nhắc lại các kiến thức về phép trừ.
THỂ DỤC: (PPCT 61)
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN. TRÒ CHƠI: NHẢY Ô TIẾP SỨC.
GV chuyên trách dạy
LỊCH SỬ: (PPCT 31)
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu: - Sau bài học, học sinh biết được một số sự kiện lịch sử của tỉnh Bình Phước trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Kể được một số di tích lịch sử của địa phương, tên một số Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong tỉnh mà các em biết.
- Có thái độ kính trọng và biết ơn những người có công với Cách Mạng ở địa phương. Biết bảo vệ những di tích lịch sử ở địa phương .
II. Chuẩn bị: - Bản đồ Việt Nam
Tranh ảnh một số di tích lịch sử của địa phương.
Tài liệu về lịch sử tỉnh Bình Phước.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Khởi động: 
Kiểm tra bài cũ: Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Giáo viên nhận xét – chấm điểm.
Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu các phong trào kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
-Giáo viên dùng tài liệu về lịch sử của tỉnh Bình Phước giới thiệu với các em các thời kì kháng chiến chống Mĩ qua các giai đoạn: kết hợp dùng bản đồ và tranh ảnh có liên quan đến các sự kiện trên để giới thiệu đến học sinh.
a/ Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ -ne –vơ.
b/ Chống chính sách “ Tố cộng,Diệt cộng của Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng, tạo thế, tạo lực, tiến lên Đồng Khởi.
c/ Xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, góp phần đánh bại chiến lược “ Chiến tranh Đặc biệt” của Mĩ – Ngụy ( 1961- 1965 )
d/ Tham gia cuộc chiến tranh và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 góp phần đánh bại “ Chiến Tranh Cục Bộ” của Mĩ
Hoạt động 2: giới thiệu một số di tích lịch sử trong tỉnh Bình Phước.
-Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm nêu một số di tích lịch sử mà các em đã biết. 
Giáo viên nhận xét chung.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các sự kiện lịch sử của địa phương.
Giáo viên cho học sinh nêu cá nhân các sự kiện lịch sử có liên quan đến một số huyện - thị mà các em biết. Giáo viên giáo dục học sinh.
4. Củng cố – dặn dò:
Dặn: Ôn bài, tìm hiểu thêm LS địa phương.
Nhận xét tiết học.
Hát
Học sinh trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
Cả lớp nhận xét – bổ sung.
Học sinh lắng nghe và quan sát tranh.
-Học sinh thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Nhận xét.
Phú Riềng Đỏ ( Đồng Phú )
Sóc Bom Bo ( Bù Đăng )
Núi Bà Rá ( Phước Long )
Căn cứ Tà Thiết , sân bay Lộc Ninh, kho xăng dầu VK.99 ( Lộc Hòa ) , kho xăng dầu VK.98 (Lộc Quang)
- Mộ 3000 người ở Bình Long.
Học sinh hoạt động cá nhân.
Giải phóng Phước Long: 6/1/1975
Giải phóng Lộc Ninh: 7/4/1972 
Giải phóng Bù Đốp: 7/4/1972
Giải phóng Đồng Xoài: 26/12/1974
Ngày tái lập tỉnh Bình Phước:
 01/ 01/ 1997
Nhắc lại các nội dung vừa học.
Thứ ba, ngày 19/ 4 / 2011
TOÁN: (PPCT 152)
LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu	- Vận dụng kĩ năng cộng, trong thực hành tính giải tốn. 
- Bài tập cần làm: 1, 2. HS khá giỏi làm thêm B3.
- Giáo dục tính chính xác, cẩn thận, khoa học.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét – cho điểm.
3. Bài mới: 	 
 Bài 1: Cho HS làm rồi chữa bài:
 Bài 2: Cho các nhóm làm vào bảng phụ. GV nhận xét  ... û dụng dấu phẩy.
Học sinh suy nghĩ, làm bài theo nhóm 4.
® 4 nhóm nhanh nhất trình bày bảng lớp.
Lớp nhận xét.
Học sinh sửa bài.
1 học sinh đọc yêu cầu bài.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh suy nghĩ làm bài theo nhóm đôi.
1 vài nhóm phát biểu.
Lớp nhận xét.
Học sinh sửa bài.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
Lớp đọc thầm.
Lớp làm việc cá nhân, dùng bút chì sửa lại các dấu phẩy đặt sai vị trí.
2 học sinh làm bảng phụ.
Học sinh đọc bài làm bảng phụ.
Học sinh sửa bài.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Nhận xét tiết học.
Thứ sáu, ngày 22 / 4 / 2011 
TOÁN: (PPCT 155)
PHÉP CHIA.
I. Mục tiêu:	- Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, phân số, số thập phân và vận dụng trong tính nhẩm. 
- BT cần làm : 1,2,3. HS khá, giỏi làm thêm B4
- Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ, bảng học nhóm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập.
Giáo viên chấm một số vở.
GV nhận xét bài cũ.
3. Bài mới: “Phép chia”.
Hoạt động 1: Ôân tập tính chất của phép chia .
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia.
Nêu các tính chất cơ bản của phép chia ? Cho ví dụ.
Nêu các đặc tính và thực hiện phép tính chia (Số tự nhiên, số thập phân)
Nêu cách thực hiện phép chia phân số
 Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1:
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bản con.
 Bài 2: Cho HS nêu cách chia phân số.
GV nhận xét sửa bài. Chẳng hạn:
Bài 3: GV treo bảng phụ có sẵn BT 3 lên bảng.
Bài 4: GV nêu ycvà h.dẫn HS làm.
GV chấm và chữa bài. Chẳng hạn:
(6,24 + 1,26) : 0,75
=7,5 : 0,75 = 10
Cách 2: (6,24 + 1,26) : 0,75
 = 6,24 : 0,75 + 1,26 : 0,75 
 = 8,32 + 1,68 = 10
4. Củng cố - dặn dò:
- Dặn HS về nhà ôn bài, làm lại BT làm sai.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
+ Hát.
Học sinh sửa bài bai 3. Nhận xét. Bổ sung.
Học sinh đọc đề và xác định yêu cầu.
Học sinh nhắc lại. Cả lớp làm vào bảng con.
-HS nêu cách chia phân số. Tự làm bài rồi sửa bài.
-HS nêu cách chia nhẩm 1 số cho 0,25 và 0,5.
-HS tự nhẩm và nêu kq từng phần.
HS tự làm bài vào vở.
HS nhắc lại các nội dung vừa ôn.
- Nhận xét tiết học.
KHOA HỌC: (PPCT 62)
MÔI TRƯỜNG.
I. Mục tiêu:	- Khái niệm về mơi trường.
- Nêu một số thành phần của mơi trường địa phương.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:Hình vẽ trong SGK trang 128, 129.
III. Các hoạt động dạy hoc chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Ôn tập: Thực vật, động vật.
® Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: Môi trường.
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
* Hình thành cho HS khái niệm ban đầu về MT.
Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm.
+ Nhóm 1 và 2: Quan sát hình 1, 2 và trả lời các câu hỏi trang 128 SGK.
+ Nhóm 3 và 4: Quan sát hình 3, 4 và trả lời các câu hỏi trang 129 SGK.
Môi trường là gì?
® Giáo viên kết luận:
Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta, những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này.
Phiếu học tập
Hình
Phân loại môi trường
Các thành phần của môi trường
1
2
3
4
 Hoạt động 2: Thảo luận.
* HS nêu được 1 số thành phần của MT địa phương nơi HS sống.
+ Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?
+ Hãy liệt kê các thành phần của môi trường tự nhiên và nhân tạo có ở nơi bạn đang sống.
® Giáo viên kết luận.
 4. Củng cố.
Thế nào là môi trường?
Kể các loại môi trường?
5. Dặn dò: - Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Tài nguyên thiên nhiên”.
Hát 
Học sinh tự đặt câu hỏi, mời bạn khác trả lời.
Nhóm trưởng điều khiển làm việc.
Địa diện nhóm trình bày.
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
Đọc mục Bạn cần biết.
Nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN: (PPCT 62)
ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH.
I. Mục tiêu: 	- Lập được dàn ý của một bài văn miêu tả.
- Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng.
- Giáo dục học sinh yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ, bảng học nhóm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên kiểm tra 1 học sinh trình bày dàn ý một bài văn tả cảnh em đã đọc hoặc đã viết trong học kì 1 
3. Bài mới: 	 
Hoạt động 1: Lập dàn ý
 Giáo viên lưu ý học sinh.
+ Về đề tài: Các em hãy chọn tả 1 trong 4 cảnh đã nêu. Điều quan trọng, đó phải là cảnh em muốn tả vì đã thấy, đả ngắm nhìn, hoặc đã quen thuộc.
+ Về dàn ý: Dàn ý bài làm phải dựa theo khung chung đã nêu trong SGK. Song các ý cụ thể phải là ý của em, giúp em có thể dựa vào bộ khung mà tả miệng được cảnh.
Giáo viên phát riêng giấy khổ to và bút dạ cho 3, 4 học sinh (chọn tả các cảnh khác nhau).
Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Giáo viên nhận xét nhanh.
Hoạt động 2: Trình bày miệng.
 Bài 2:
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.
Giáo viên nhận xét, cho điểm theo các tiêu chí: nội dung, cách sử dụng từ ngữ, giọng nói, cách trình bày 
Giáo viên nhận xét nhanh.
Tính điểm cao cho những học sinh trình bày tốt bài văn miệng.
4. Củng cố - Dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà viết lại vào vở dàn ý đã lập, nếu có thể viết lại bài văn vừa trình bày miệng trước nhóm, lớp.
 Hát 
1 học sinh đọc to, rõ yêu cầu của bài – các đề bài và Gợi ý 1 (tìm ý cho bài văn theo Mở bài, Thân bài, Kết bài.)
Nhiều học sinh nói tên đề tài mình chọn.
Học sinh làm việc cá nhân.
Mỗi em tự lập dàn ý cho bài văn nói theo gợi ý trong SGK (làm trên nháp hoặc viết vào vở).
Những học sinh làm bài trên dán kết quả lên bảng lớp: trình bày.
Cả lớp nhận xét.
3, 4 học sinh trình bày dàn ý của mình.
Cả lớp điều chỉnh nhanh dàn ý đã lặp.
Những học sinh có dàn ý trên bảng trình bày miệng bài văn của mình.
Cả lớp nhận xét.
Nhiều học sinh dựa vào dàn ý, trình bày bài làm văn nói.
HS nhắc lại dàn bài chung của bài văn tả cảnh
Nhận xét tiết học. 
KĨ THUẬT: (PPCT 31)
LẮP RÔ-BỐT. (Tiết 2)
I.Mục tiêu: - Chọn đúng, đủ các chi tiết lắp rơ-bốt.
- Biết cách lắp và lắp được rơ-bốt theo mẫu. Rơ-bốt lắp tương đối chắc chắn
- Với HS khéo tay : Lắp được rơ-bốt theo mẫu. Rơ-bốt lắp chắc chắn. Tay rơ-bốt cĩ thể nâng lên, hạ xuống được.
- Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi tháo, lắp các chi tiết.
CCTT 1,2,3 của NX 9: Cả lớp.
II.Chuẩn bị: Mẫu rô bốt đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình KT5.
III.Các hoạt động dạy hoc chủ yếu:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1.KT bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.Bài mới: (tiếp theo)
HĐ4: HS thực hành lắp rô-bốt.
a) Chọn chi tiết:
GS kiểm tra HS chọn đúng chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận:
GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những nhóm HS lắp sai hoặc còn lúng túng.
c) Lắp ráp rô-bốt:
GV nhắc HS chú ý khi lắp thân rô-bốt vào giá đỡ, thân cần phải lắp cùng với tấm tam giác. Nhắc HS kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của tay rô-bốt.
3.Củng cố, dặn dò: -Dặn HS cất giữ sản phẩm lắp ghép cẩn thận để tiết sau cùng nhận xét đánh giá.
HS nêu các bước lắp rô-bốt.
HS chọn đúng, đủ các chi tiết theo SGK.
-1 HS đọc lại phần Ghi nhớ.
-HS q.sát kĩ các hìnhvà đọc nd từng bước lắp trong SGK.
-Các nhóm tiến hành lắp từng bộ phận của rô-bốt.
HS lắp ráp rô-bốt theo các bước trong SGK.
Các nhóm cất sản phẩm của nhóm đúng nơi quy định.
-HS nhắc lại các bước lắp rô-bốt.
-Nhận xét tiết học.
SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
TUẦN 31
I.Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 31.
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Đánh giá tình hình tuần qua:
 * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Duy trì SS lớp tốt.
 * Học tập: 
- Dạy-học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- Thi đua hoa điểm 10 : tốt.
- Duy trì phụ đạo HS yếu 1 buổi / tuần.
 * Văn thể mĩ:
- Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc.
- Tham gia đầy đủ các buổi thể dục giữa giờ.
- Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học.
- Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt.
 * Hoạt động khác:
- Thực hiện phong trào nuôi heo đất khá đều đặn.
- Đóng kế hoạch nhỏ của trường và của sở đề ra chưa dứt điểm. 
III. Kế hoạch tuần 32:
 * Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Tích cực tham gia các buổi ôn tập, phụ đạo.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
 * Học tập:
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 32.
- Tích cực tự ôn tập kiến thức.
- Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường.
 * Vệ sinh:
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
 * Hoạt động khác:
- Nhắc nhở HS tham gia Kế hoạch nhỏ, heo đất và tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Tiếp tục tham gia cuộc thi “Sáng tạo trẻ”.
- Sử dụng tiết kiệm các loại năng lượng.
IV. Tổ chức trò chơi: GV tổ chức cho HS thi đua giải toán nhanh giữa các tổ nhằm ôn tập, củng cố các kiến thức đã học.
V. GD sử dụng NL tiết kiệm và hiệu quả:
 LÀM VỆ SINH LỚP HỌC, SÂN TRƯỜNG, PHẠM VI TRƯỜNG HỌC
I. Mục tiêu: Nâng cao ý thức BVMT và SDNLTK&HQ cho HS.
II. Cách tiến hành : 
Hoạt động 1: Thực hành làm vệ sinh lớp học, sân trường.
Hướng dẫn HS làm.
Hoạt động 2: 
- GV nhận xét, tuyên dương những HS tích cực, cĩ ý thức BVMT và SDNLTK&HQ.
HS làm vệ sinh theo hướng dẫn của GV.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL5T31CKTBVMTKNS.doc