Giáo án lớp 5 - Tuần 32 năm học 2011

Giáo án lớp 5 - Tuần 32 năm học 2011

I. Mục đích yêu cầu:

- Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.

- Hiểu nội dung : Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh SGK; Bảng phụ ghi câu luyện đọc

III. Các hoạt động dạy học:

1-Ổn định tổ chức:

2-Kiểm tra bài cũ:

- HS đọc bài thuộc lòng bài Bầm ơi và trả lời các câu hỏi về bài.

- GV nhận xét, đánh giá.

3-Dạy bài mới:

 

doc 28 trang Người đăng huong21 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Tuần 32 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Ngày soạn: 08/4/2011
Ngày dạy: Thứ hai, ngày 11/4/2011
Tập đọc
 Tiết 63 : út Vịnh
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.
- Hiểu nội dung : Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của út Vịnh. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh SGK; Bảng phụ ghi câu luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học:
1-ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc bài thuộc lòng bài Bầm ơi và trả lời các câu hỏi về bài. 
- GV nhận xét, đánh giá.
3-Dạy bài mới:
HĐ1-Giới thiệu bài: 
HĐ2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Mời 1 HS giỏi đọc.
- Chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn : 2 lần, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1:
+ Đoạn đường sắt gần nhà út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
+) ý 1:
- Cho HS đọc đoạn 2:
+út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ an toàn đường sắt?
+) ý 2:
- Cho HS đọc đoạn còn lại:
+ Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy gì? 
+ út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?
+ Em học tập được ở út Vịnh điều gì?
+) ý 3:
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho 1-2 HS đọc lại.
 4- Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- GV treo bảng phụ cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn từ thấy lạ, Vịnh nhìn ra ...đến gang tấc trong nhóm 2.
- Thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm.
- Đoạn 1: Từ đầu đến còn ném đá lên tàu.
- Đoạn 2: Tiếp cho đến hứa không chơi dại như vậy nữa.
- Đoạn 3: Tiếp cho đến tàu hoả đến !.
- Đoạn 4: Phần còn lại
+ Lần 1: 4 HS đọc nối tiếp, tìm từ khó , phát âm.
+ Lần 2: 4 HS đọc nối tiếp,tìm từ mới, giải nghĩa.
- HS đọc theo nhóm 4.
- HS theo dõi SGK.
+ Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray.
+) Những sự cố thường xảy ra ở đoạn đường sắt gần nhà út Vịnh.
+Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em; nhận thuyết phục Sơn 
+) Vịnh thực hiện tốt NV giữ an toàn ĐS.
+ Thấy Hoa , Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.
+ Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến, Hoa giật mình, ngã lăn.
+ Trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông đường sắt.
+ Vịnh đã cứu được hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu.
- HS nêu.
- HS đọc.
- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- 5-7 HS thi đọc.
5-Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về học bài, luyện đọc lại bài nhiều lần và chuẩn bị bài sau.
Toán
 Tiết 156 : Luyện tập
I. Mục tiêu: Biết :
- Thực hành phép chia.
- Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho 0,1 ; 0,01 ; 0,001... ; nhân một số tự nhiên với 10 ; 100 ; 1000
- GV nhận xét, đánh gia.
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: 
b-Luyện tập:
Bài tập 1 (164): Tính 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào vở. Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 (164): Tính nhẩm
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS nối tiếp báo cáo KQ.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 (164): Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân (theo mẫu).
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS phân tích mẫu. để HS rút ra cách thực hiện.
- Cho 2 HS làm bài vào bảng nhóm, cả lớp làm vào vở
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
a) 2/17 ; 22 ; 4
b) 1,6 ; 35,2 ; 5,6
*Kết quả:
a) 35 ; 840 
 720 ; 62 
b) 24 ; 80 
 44 ; 48 
*VD về lời giải:
 b) 7 : 5 = = 1,4 
4-Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
Lịch sử
 Tiết 32: Cách mạng mùa thu ở Yên Bái
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
	- Học sinh kể lại được một vài sự kiện đáng nhớ về cách mạng tháng Tám ở Yên Bái.
	- Kể tên một số phường của thành phố Yên Bái nhắc em nhớ tới cuộc cách mạng tháng Tám.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tư liệu về cuộc cách mạng mùa thu ở Yên Bái.
III. Các hoạt động dạy học:
	1-ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra bài cũ: 
- Khởi nghĩa Giáp Dần diễn ra như thế nào ?
	- Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Giáp Dần.
	- GV nhận xét, đánh giá.
	3-Bài mới:
 Hoạt động 1 (Hoạt động nhóm 2)
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Em hãy nêu sự kiện đáng nhớ về cách mạng tháng Tám ở Yên Bái.
- Gọi HS kể trước lớp. HS khác lắng nghe và nêu nhận xét.
- GV kết luận: Mùa thu năm 1945, quân dân Yên Bái cùng với quân dân cả nước đã vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ, giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 22- 08- 1945 đã trở thành ngày lịch sử vẻ vang của nhân dân các dân tộc Yên Bái.
 Hoạt động 2-Kể tên phường ở thành phố Yên Bái nhắc tới cuộc cách mạng tháng Tám ở Yên Bái:
- Tổ chức cho HS kể nối tiếp.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
* Chú ý nghe.
- HS kể trong nhóm. Cử đại diện kể trước lớp.
- Nghe và nêu nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS nối tiếp nêu tên các phường ở Yên Bái có liên quan đến CM tháng Tám.
4- Củng cố - dặn dò:	- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về nhà ôn tập chuẩn bị cho tiết sau.
Chiều thứ hai, ngày 11/4/2011
Toán
 Tiết 81 : Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về:
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số; thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
- Giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng nhóm, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu quy tắc tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- GV nhân xét, đánh giá.
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: 
b-Luyện tập:
Bài 1: Tìm tỉ số phần trăm của
4 và 5
15 và 12
5,76 và 4,8
1 và 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nêu cách làm.
- Hướng dẫn làm phần a)
- Yêu cầu 3 HS làm vào bảng nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo KQ.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
Bài 2: 
- GV nêu bài tập. HS lắng nghe.
- Treo bảng phụ ghi sẵn BT2
Một trường tiểu học có 280 HS trai và 350 HS gái. Hỏi:
a) Số HS trai bằng bao nhiêu phần trăm số HS gái?
b) Số HS gái bằng bao nhiêu phần trăm số HS trai?
- Bài toán cho biết gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
Bài 3: 
- Gọi HS nêu đề toán GV đưa trên bảng phụ
Theo kế hoạch một tổ sản xuất phải làm 520 sản phẩm, đến nay tổ đó đã làm được 65% số sản phẩm. Hỏi theo kế hoạch tổ sản xuất còn phải làm bao nhiêu sản phẩm nữa?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
Tỉ số phần trăm của:
a) 4 và 5 là: 4: 5 = 0,8 = 80%
b) 15 và 12 là: 15: 12 = 1,25 = 125%
c) 5,76 và 4,8 là: 5,76 : 4,8 = 1,2 = 120%
d) 1 và là: 1: = 1,2 =120 %
Bài giải
a) Tỉ số phần trăm số HS trai so với số HS gái là:
280 : 350 x 100 = 80 % (số HS gái)
b) Tỉ số phần trăm số HS gái so với số HS trai là:
350 : 280 x 100 = 125 % (số HS trai)
 Đáp số: a) 80%
 b) 125%
Bài giải:
Số sản phẩm tổ đó đã làm được là:
520 x 65 : 100 = 338 ( sản phẩm)
Số sản phẩm tổ đó còn phải sản xuất là :
520 - 338 = 182 (sản phẩm)
 Đáp số: 182 sản phẩm
4-Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Âm nhạc : (Đ/c Đỉnh)
Tiếng Việt (Luyện viết)
 Tiết 55 : út Vịnh
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe - viết đúng chính tả một đoạn trong bài út Vịnh
- Tiếp tục luyện viết hoa danh từ riêng, viết đúng những tiếng dễ lẫn mà HS lớp hay mắc phải.
II Đồ dùng daỵ học:
- Bảng phụ ghi nội dung bài viết đúng chính tả, mẫu chữ.
III. Các hoạt động dạy học:
1-ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra bài cũ:
 - HS nhắc lại quy tắc viết hoa tênngười, tên địa lí Việt Nam, viết tên huy chương, danh hiệu, giải thưởng.
	- GV nhân xét, đánh giá.
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: 
b-Hướng dẫn HS nghe - viết:
*Hướng dẫn HS nghe viết:
- Gọi HS đọc đoạn 2 bài út Vịnh
- út Vịnh đã làm gì để thựchiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?
- Những chữ nào trong bài được viết hoa?
- Yêu cầu HS viết vào bảng con. GVsửa sai nếu có.
- GV đọc chậm. HS nghe viết.
- GV đọc chậm cho HS soát lỗi.
*Thu bài chấm điểm: Thu 7 - 8 bài chấm điểm.
- Nhận xét bài viết, sửa lỗi cho HS .
- 1 HS đọc to cả lớp HS theo dõi và đọc thầm.
- út Vịnh nhận nhiệm vụ là thuyết phục Sơn- một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều.
- HS nêu, HS khác theo dõi và nêu nhận xét
- HS viết vào bảng con.
- Nghe GV đọc và viết vào vở.
4-Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn : 09/4/2011
Ngày dạy : Sáng thứ ba, ngày 11/4/2011 
Toán
 Tiết 157: Luyện tập
I. Mục tiêu: Biết :
- Tìm số phần trăm của hai số.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
- Giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II. Đồ dùng dạy học:	
- Bảng nhóm, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu quy tắc tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- GV nhận xét, đánh giá.
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: 
b-Luyện tập:
Bài tập 1 (165): Tìm tỉ số phần trăm của 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 (165): Tính 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho 3 HS làm vào bảng nhóm. Cả lớp làm vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 (165): 
- Treo bảng phụ ghi sẵn BT3
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS phân tích đề bài để tìm lời giải.
- Cho HS làm bài vào vở
- Gọi 1 HS chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
80 %
225 %
*Kết quả:
12, 84 %
22,65 %
29,5 %
Bài giải:
a) Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cao su và diện tích đất trồng cây cà phê là: 480 : 320 = 1,5
1,5 = 150 (%)
b) Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cà phê và diện tích đất trồng cây cao su là: 320 : 480 = 0,6666
0,6666 = 66,66%
 Đáp số: a) 150% ; 
 b) 66,66%
4-Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, 
- Nhắc HS về ôn kĩ các kiến thức vừa ôn tập.
Kĩ thuật : (Đ/c Lan Anh)
Kể chuyện
 Tiết 32 : Nhà vô địch
I. Mục đích yêu cầu:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện bằng lời người kể và bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời nhân vật Tôm Chíp.
- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh SGK .
III. Các hoạt động dạy học
1-ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS kể lại việc làm tốt của một người bạn.
- GV nhận xét ... ờ
Quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng là:
45 x = 102 (km)
 Đáp số: 102 km.
Bài giải:
Đáy lớn là: 5 x 1000 = 5000 (cm) 
 5000 cm = 50 m
Đáy bé là: 3 x 1000 = 3000 (cm)
 3000cm = 30 m 
Chiều cao là: 2 x 1000 = 2000 (cm)
 2000 cm = 20 m
Diện tích mảnh đất hình thang là:
 (50 + 30 ) x 20 : 2 = 800 (m2)
 Đáp số: 800 m2.
Bài giải:
Chiều rộng thửa ruộng là:
100 x = 60 (m)
Diện tích thửa ruộng là:
100 x 60 = 6000 (m2)
6000 m2 gấp 100 m2 số lần là:
6000 : 100 = 60 (lần)
Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng là:
55 x 60 = 3300 (kg)
 Đáp số: 3300 kg.
4-Củng cố - dặn dò: 	- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
Tiếng việt (Tập làm văn)
 Tiết 56 : Luyện tập về tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu:
- Ôn luyện củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả cảnh - một dàn ý với những ý riêng của mình.
- Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh - trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép sẵn đề bài số 3 (134) SGK Tiếng Việt 5- Tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:	
1-ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra bài cũ:
3-Bài mới:	
a-Giới thiệu bài: 
b-Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1:
- Treo bảng phụ; Mời HS nối tiếp đọc đề bài số 3. Cả lớp đọc thầm.
- Mời một HS đọc phần gợi ý.
- GV nhắc HS :
+ Các em cần chọn miêu tả cảnh đã nêu.
+ Dàn ý bài văn cần xây dựng theo gợi ý trong SGKTV5- Tập 2 (134), song ý phải là ý của mỗi em, thể hiện sự quan sát riêng, giúp các em có thể dựa vào dàn ý để trình bày miệng.
- HS làm bài cá nhân vào vở. 
- Cả lớp NX, bổ sung, hoàn chỉnh dàn ý. 
- Mỗi HS tự sửa dàn ý của mình.
- Mời đại diện một số HS lên thi trình bày dàn ý trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người trình bày hay nhất.
Sửa lỗi cho HS. 
*VD về một dàn ý và cách trình bày (thành câu):
- Mở bài: Em tả cảnh trường thật sinh động trước giờ học buổi sáng.
- Thân bài: 
+ Nửa tiếng nữa mới tới giờ học. Lác đác những học sinh đến làm trực nhật. Tiếng mở cửa, tiếng kê dọn bàn ghế
+ Thầy hiệu trưởng đi quanh các phòng học, nhìn bao quát cảnh trường
+ Từng tốp HS vai đeo cặp, hớn hở bước vào trường
+ Tiếng trống vang lên HS ùa vào các lớp học.
- Kết bài: Ngôi trường, thầy cô, bạn bè, những giờ học với em lúc nào cũng thân thương. Mỗi ngày đến trường em có thêm niềm vui.
	4-Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS hoàn chỉnh thành bài văn
Khoa học
Tiết 63: Tài nguyên thiên nhiên
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Hình thành khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên.
- Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên của nước ta.
- Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 130, 131 SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: Môi trường là gì? Môi trường được chia làm mấy loại? đó là những loại nào? Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn đang sống?
2. Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
2.2-Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: Hình thành cho HS khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên.
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 5 
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận để làm rõ: Tài nguyên thiên nhiên là gì?
+ Cả nhóm cùng quan sát các hình trang 130,131 SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong các hình và xác định công dụng của mỗi tài nguyên đó.
- Bước 3: Làm việc cả lớp
+ Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét, kết luận: SGV trang 199.
*Đáp án:
 - Tài nguyên là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên 
- Hình 1: Gió, nước, dầu mỏ
- Hình 2: Mặt trời, động vật, thực vật
- Hình 3: Dầu mỏ.
- Hình 4: Vàng
- Hình 5: Đất.
- Hình 6: Than đá
- Hình 7: Nước
3-Hoạt động 2: Trò chơi : Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng
*Mục tiêu: HS kể được tên một số tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng.
*Cách tiến hành:
- Bước 1: GV nói tên trò chơi và hướng dẫn HS cách chơi:
+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 10 người.
+ Hai đội đứng thành hai hàng dọc.
+ Khi GV hô “Bắt đầu”, lần lượt từng thành viên lên viết tên một tài nguyên thiên nhiên.
+ Trong cùng một thời gian, đội nào viết được nhiều tên tài nguyên thiên nhiên và công dụng của tài nguyên đó là thắng cuộc.
	3-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Chiều: Khoa học
Tiết 64: Vai trò của môi trường tự nhiên 
đối với đời sống cong người
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
- Trình bày tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 132, SGK. Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: 
- Tài nguyên thiên nhiên là gì?
- kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng?
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
	2.2-Hoạt động 1: Quan sát 
*Mục tiêu: Giúp HS :
	-Biết nêu VD chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
	-Trình bày tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 5 
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 130 để phát hiện: Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì?
+ Thư kí ghi kết quả làm việc của nhóm vào phiếu học tập.
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét, kết luận: SGV trang 203.
*Đáp án:
Hình
Cung cấp cho con người
Nhận từ các HĐ của con người
H.1
Chất đốt (than)
Khí thải
H.2
Đất đai
Chiếm S đất, thu hẹp S trồng 
H.3
Bãi cỏ để chăn nuôi gia súc.
Hạn chế sự phát triển của 
H.4
Nước uống
H.5
Đất đai để XD đô thị.
Khí thải của nhà máy
H. 6
Thức ăn
2.3-Hoạt động 2: Trò chơi :Nhóm nào nhanh hơn.
*Mục tiêu: Củng cố cho HS những kiến thức về vai trò của môi trường đối với đời sống của con người đã học ở hoạt động trên.
*Cách tiến hành:
	- GV yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê vào giấy những gì môi trường cung cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người.
	- Cho HS thi theo nhóm tổ.
	- Hết thời gian chơi, GV mời các tổ trình bày.
	- Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc
	- Tiếp theo GV yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi : Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại? (Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt, môi trường sẽ ô nhiễm).
	3-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------
Hoạt động ngoài giờ
Văn nghệ chào mừng 30 - 4 
I. Mục tiêu: 
 - Giúp HS hiểu biết thêm về ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đát nước toàn vẹn lãnh thổ.
- Biết ơn những anh hùng liệt sĩ đã có công với đất nước
- Thuộc những bài hát chào mừng ngày lịch sử trọng đại của đất nước.
II. Đồ dùng dạy học: - Tư liệu, tranh ảnh, một số bài hát ...
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới:
2.1 Tìm hiểu về ngày 30 – 4:
- Nêu ý nghĩa của ngày 30 – 4 – 1975.
- Gọi HS nối tiếp nêu.
2.2 Tổ chức thi hát các bài hát chào mừng ngày 30 – 4:
- Tổ chức cho HS thi theo nhóm 10 HS.
- Các nhóm lên trình diễn trước lớp.
- GV cùng BGK nhận xét và bình chọn tiết mục hay nhất.
- HS nối tiếp trả lời câu hỏi.
- ý nghĩa:
+ Là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc.
+Đánh tan chính quyền Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh.
+ Từ đây, hai miền Nam, Bắc được thống nhất.
- Các nhóm cử đại diện lên tham gia.
3. Củng cố dặn dò: - Nhắc HS về nhà chuẩn bị một số mẩu chuyện về ngày 30- 4.
Chiều: 
----------------------------------------------------------------------
Đạo đức
Tiết 32: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
(tiết 1)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.
- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ, tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên.
II. Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nối tiếp nêu phần ghi nhớ bài: Em tìm hiều về Liên Hợp Quốc.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
	2.2-Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 44, SGK).
*Mục tiêu: HS nhận biết vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người ; vai trò của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc các thông tin trong bài.
- Cho HS thảo luận nhóm 5 theo các câu hỏi trong SGK.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận và mời một số HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
	2.3-Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK
*Mục tiêu: HS nhận biết được một số tài nguyên thiên nhiên
*Cách tiến hành: 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 1.
	- Cho HS làm việc cá nhân.
	- Mời một số HS trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
	- GV nhận xét, kết luận: SGV-T.60
2.4-Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 3, SGK)
*Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ đối với các ý kiến có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên.
*Cách tiến hành: 
- GV lần lượt đọc từng ý kiến trong BT 1.
	- Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ tay theo quy định.
 	+Tán thành.
	+ Không tán thành.
	- GV mời một số HS giải thích lí do.
	- GV kết luận: + Các ý kiến b, c là đúng ; ý kiến a là sai.
 + Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm
	3-Củng cố dặn dò: 
	Yêu cầu HS tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của địa phương để giờ sau tiếp tục nội dung bài học.
Bài tập 4 (166): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở. 1 HS làm vào bảng nhóm, HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 (167): 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp, một HS làm vào bảng nhóm. HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 (167): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 32(4).doc