Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 (tiết 23)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 (tiết 23)

MỤC TIÊU

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện bằng lời người kể và bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời nhân vật Tôm Chíp.

- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa truyện SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc 19 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 (tiết 23)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Ngày soạn: 08 – 04 – 2011
Ngày dạy:
Thứ hai ngày 11 tháng 4 năm 2011
Chào cờ
Kể chuyện
Tiết 32: nhà vô địch
I. Mục tiêu
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện bằng lời người kể và bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời nhân vật Tôm Chíp.
- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
ii. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa truyện SGK.
iii. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS kể câu chuyện được chơngs kiến hoặc tham gia.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* GV hướng dẫn HS kể chuyện
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV kể chuyện lần 1.
- GV kể chuyện lần 2: vừa kể, vừa chỉ tranh minh hoạ.
- GV kể chuyện lần 3 (nếu cần).
* HS kể chuyện
- Cho HS đọc các yêu cầu.
- Cho HS quan sát tranh, kể lại nội dung từng tranh.
- HS kể chuyện theo cặp.
- HS thi kể trước lớp, kể lại từng đoạn câu chuyện.
- HS và GV nhận xét, kết luận. 
- Cho HS trao đổi, kể câu chuyện, kể theo lời nhân vật các em cần xưng “tôi”, kể theo cách nhìn, cách nghĩ của nhân vật.
- Yêu cầu HS thi kể và trao đổi ý nghĩa với cả lớp.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Tập đọc
Tiết 63: úT VịNH
I. MụC TIÊU
- Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của út Vịnh. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
II. đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa nội dung bài đọc.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài thơ Bầm ơi.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài thơ Bầm ơi.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc 
- HS lắng nghe.
- Yêu cầu 1 HS khá, giỏi đọc bài.
- 1 HS khá, giỏi đọc.
- GV hướng dẫn HS chia 4 đoạn.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS đánh dấu trong SGK.
- HS đọc đoạn nối tiếp.
- Yêu cầu HS luyện đọc các từ ngữ dễ đọc sai.
- Yêu cầu HS luyện đọc bài theo nhóm.
- Yêu cầu HS đọc cả bài.
- HS đọc các từ ngữ khó: thanh ray, thuyết phục. HS đọc chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo nhóm 2.
- HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
? Đoạn đường sắt gần nhà út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì?
+ Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường ray tàu chạy, lúc thì ai đó tháo.
 cả ốc gắn các thanh ray. Chiều về, nhiều khi lũ trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.
? út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?
? Khi nghe tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì?
+ út Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em, nhận việc thuyết phục Sơn.
+ Vịnh thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.
? út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ?
+ út Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn báo hiệu tàu đến.Vịnh nhào đến ôm Lan lăn xuống mép ruộng.
? Em học tập được ở út Vịnh điều gì?
+ ý thức trách nhiệm, tôn trọng về quy định an toàn giao thông,...
c. Đọc diễn cảm
- GV hướng dần HS đọc diễn cảm.
- GV đưa bảng phụ và hướng dẫn HS luyện đọc đoạn: Thấy lạ ... gang tấc.
- Cho HS thi đọc. 
- GV nhận xét, kết luận.
- HS nghe.
- HS nghe và đọc theo hướng dẫn GV.
- HS thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về chuẩn bị bài cho tiết sau. 
- HS nghe.
- HS nghe.
Thứ ba ngày 12 tháng 4 năm 2011
Luyện từ và câu
Tiết 62: ÔN TậP Về DấU CÂU (DấU PHẩY)
I. MụC TIÊU
- Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn (BT1).
- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của HS trong giờ ra chơi và nêu được tác dụng của dấu phẩy (BT2).
II. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC CHủ YếU
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu tác dụng của dấu phẩy?
- GV nhận xét, kết luận.	
2. Kiểm tra bài cũ
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 1:
- Cho HS đọc yêu cầu, nội dung của bài tập.
- Cho HS nêu lại tác dụng của dấu phẩy: Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu; Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu; Ngăn cách các vế trong câu ghép.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Cho HS trình bày kết quả.
- HS và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Bức thư 1: “Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài.”
+ Bức thư 2: “Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào anh.”
* Bài tập 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu, nội dung của bài tập.
- Cho Hs trao đổi, viết một đoạn văn khoảng 5 câu về các hoạt động của HS trong giờ ra chơi ở sân trường em và nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.
- GV chấm bài HS.
- Cho HS trình bày.
- HS và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò
? Nêu tác dụng của dấu phẩy?
- GV hận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Lịch sử
Tiết 32: Tìm hiểu lịch sử địa phương trong công cuộc xây dựng đát nước
I. Mục tiêu
- HS nắm được nhiệm vụ, chương trình của địa phương trong công cuộc xây dựng đất nước.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu một số nhân vật lịch sử của Xuân Trường- Nam Định trong công cuộc xây dựng đất nước?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi.
? Tìm hiểu những nhiêm vụ tiêu biểu ở Xuân Trường - Nam Định trong công cuộc xây dựng đất nước?
- Đại diện các nhóm trình bày. 
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 6 trả lời câu hỏi.
? Tìm hiểu những chương trình lớn xây dựng ở địa phương trong giai doạn xây dựng đất nước?
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. 
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3: Liên hệ
? Nêu ước mơ nguyện vọng của mình để xây dựng quê hương?
- HS trình bày ý kiến.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Toán 
Tiết 156: LUYệN TậP
I. MụC TIÊU
Biết:
- Thực hành phép chia.
- Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
* Bài tập cần làm: Bài 1 (a, b dòng 1), Bài 2 (cột 1, 2), Bài 3.
II. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC CHủ YếU
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS luyện tập
* Bài 1: 
- Cho HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét, nêu cách làm.
- GV nhận xét, kết luận.
? Nêu cách chia STP cho STN? Nêu cách chia STP cho STP?
* Bài 2: 
- Cho HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
- Yêu cầu HS nhận xét, nêu cách làm.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 3: 
- Cho HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu.
- Cho HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài..
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 4: 
- Cho Hs đọc, nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Cho HS trình bày kết quả.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
* Khoanh vào đáp án: D. 40%.
? Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số?
3. Củng cố, dặn dò
- Cho HS nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, nêu cách làm.
- HS chữa bài.
a) ; 22 ; 4
b) 1,6 ; 0,3 ; 35,15 ; 32,6 ; 5,6 ; 0,45
- HS nêu.
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài. 
- HS nhận xét, nêu cách làm.
- HS chữa bài.
a) 35 ; 720 ; 840 ; 62 ; 94 ; 550
b) 24 ; 44 ; 80 ; 48 ; ; 60
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS nghe.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài. 
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
a) 0,75; b) 1,4; c) 0,5; d) 1,75.
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS trình bày kết quả.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS nghe. 
Tập làm văn 
Tiết 63: TRả BàI VĂN Tả CON VậT
i. mục tiêu
- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật (về bố cục, cách quan sát và chọn lọc chi tiết); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
- Viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
ii. đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi một số lời điển hình cần chữa chung trước lớp.
iii. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 HS trình bày dàn ý bài văn tả cảnh đẫ làm ở nhà.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Nhận xét chung 
- GV viết lên bảng đề bài đề kiểm tra và gạch dưới những từ ngữ cần chú ý.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề. 
- HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, kết luận. 
* GV thông báo điểm cụ thể
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
- GV trả bài cho từng HS.
- Cho HS đọc 5 gợi ý trong SGK.
- 1 HS đọc 5 gợi ý.
- GV đưa bảng phụ đã ghi các lỗi cần chữa.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài
- Đọc lời nhận xét và sửa lỗi.
- Đổi vở cho nhau sửa lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra các em làm việc. 
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS viết đoạn văn hay
- GV đọc những bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của HS.
- HS trao đổi thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học. 
- Cho HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
- Cho HS đọc lại đoạn văn vừa viết.
- GV chấm điểm một số đoạn văn.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS viết chưa đạt về viết lại cả bài văn và chuẩn bị bài cho tiết sau.
Thứ tư ngày 13 tháng 4 năm 2011
Mĩ thuật
tiết 32: vẽ theo mẫu. vẽ tĩnh vật (vẽ màu)
I. Mục tiêu
- Biết cách quan sát, so sánh và nhận ra đặc điểm của mẫu. 
- Vẽ được hình và vẽ màu theo mẫu.
* HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân  ... hát Tuổi trẻ; Nhà xuất bản Giáo dục; Trường Mầm non Sao Mai).
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Địa lí
Tiết 32: Đặc điểm dân cư, kinh tế Nam Định
I. Mục tiêu 
- HS nêu được đặc điểm dân cư, kinh tế của tỉnh Nam Định.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ hành chính Nam Định.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của tỉnh Nam Định và huyện Xuân Trường?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Hoạt động 1: Đặc điểm dân cư Nam Định
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 nêu đặc điểm dân cư của tỉnh Nam Định và huyện Xuân Trường.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
* Tỉnh Nam Định
+ Theo điều tra dân dố 01/04/2009, tỉnh Nam Định có 1.825.771 người với mật độ dân số 1.196 người/km².
+ Dân tộc: Việt, Tày, Mường, Hoa.
+ Nông thôn: 84%. Thành thị 16 %.
* Huyện Xuân Trường
+ Dân số: 185407 người (2008)
+ Mật độ dân số: 1.600 người/km2 (cao nhất so với các huyện trong tỉnh). 
+ Đồng bào theo đạo Thiên Chúa giáo chiếm khoảng 30%, Huyện có nguồn lao động dồi dào, gần 10 vạn lao động (trong đó lao động nông nghiệp chiếm gần 90%).
c. Hoạt động 2: Đặc điểm kinh tế của Nam Định
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 6 nêu đặc điểm kinh tế của tỉnh Nam Định và huyện Xuân Trường.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
* Tỉnh Nam Định: Thành tựu 5 năm (2005-2010)
- Kinh tế có bước phát triển về quy mô, hiệu quả: Tốc độ tăng trưởng bình quân 10,2%, cao hơn bình quân thời kỳ 2000-2005 là 7,3%.
- Quy mô nền kinh tế được mở rộng so với thời kỳ 5 năm trước (năm 2000 ước GDP tỉnh đạt 5.920 tỷ đồng). Tổng GDP tăng hơn 1,63 lần; GDP bình quân đầu người tăng lên 2,6 lần; giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 2,5 lần; thu ngân sách từ kinh tế địa phương vượt mức 1.000 tỷ đồng (năm 2005 đạt 569,4 tỷ đồng).
- Sản xuất công nghiệp phát triển với tốc độ khá cao: Toàn tỉnh hiện có 3.285 doanh nghiệp; giá trị sản xuất CN-TTCN tăng bình quân 20,5%/năm (trong công nghiệp địa phương tăng 23,2%). Tỷ trọng CN - xây dựng trong GDP tăng dần, năm 2010 đạt 36,5%. Quy hoạch 12 KCN, 20 CCN, giải quyết việc làm trên 120 nghìn lao động
- Sản xuất nông nghiệp ổn định và có bước phát triển: Giá trị sản xuất bình quân tăng 3,8%; năng suất lúa bình quân đạt 118,4 tạ/ha/năm. Sản lượng lương thực bình quân đạt 950 nghìn tấn/năm. Năm 2010 sản lượng thịt hơi đạt 110 nghìn tấn, sản lượng thủy sản đạt 89 nghìn tấn. Xã Hải Đường (Hải Hậu) thí điểm mô hình nông thôn mới theo chỉ đạo của TW và 10 xã trong tỉnh triển khai thí điểm xây dựng nông thôn mới.
- Các ngành dịch vụ tăng trưởng ổn định. Thu ngân sách năm 2010 đạt 1.150 tỷ đồng (chỉ tiêu 1.000 tỷ đồng). Tổng giá trị xuất khẩu năm 2010 đạt 230 triệu USD. Cơ cấu kinh tế năm 2010 chuyển dịch theo hướng: Nông, lâm, thủy sản: 29,5%; CN-XD: 36,5%; dịch vụ: 34%. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 còn 6% (năm 2005, cơ cấu kinh tế là: Nông-lâm-thuỷ sản: 41%, Công nghiệp-xây dựng: 21.5%, Dịch vụ: 38%).
- Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt nhiều thành tựu mới: Tỷ lệ tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 92,2%. Tỷ lệ đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 89,7%; chính quyền cơ sở đạt vững mạnh trên 80%.
- Các lĩnh vực văn hoá xã hội tiếp tục đạt nhiều thành tích mới: 4 năm liên tục dẫn đầu toàn quốc về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT. Đã và đang đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa 700 giường; năm 2010 có 40% làng, khu dân cư, 75% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá; 70% cơ quan, trường học đạt nếp sống văn hoá; tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch khu vực nông thôn 83%; khu vực thành phố đạt 100%.
* Các khu công nghiệp trong tỉnh Nam Định:
+ Khu công nghiệp Hòa Xá thuộc thành phố Nam Định. Tổng diện tích: 326.8 ha. Tổng mức đầu tư dự kiến: 347 tỷ đồng, Mục tiêu xúc tiến thu hút đầu tư lấp đầy với 86 dự án.
+ Khu công nghiệp Mỹ Trung thuộc huyện Mỹ Lộc và phường Lộc Hạ, ở phía thành phố Nam Định, giáp Quốc lộ 10, khu đất quy hoạch có diện tích 150 ha, có thể phát triển lên 190 ha. Tổng mức đầu tư khoảng 300 - 350 tỷ đồng.
+ Khu công nghiệp Thành An: Thuộc địa bàn thành phố Nam Định và xã Tân Thành (Vụ Bản), nằm giáp trục đường Quốc lộ 10 và tuyến đường nối từ Quốc lộ 10 sang đường 21 dẫn đến cảng Hải Thịnh và các huyện phía Nam của tỉnh. Khu công nghiệp Thành An có thể mở rộng với quy mô khoảng 150 ha đã quy hoạch chi tiết. Tổng mức đầu tư khoảng 350-400 tỷ đồng.
+ Khu công nghiệp Bảo Minh thuộc địa bàn huyện Vụ Bản - Nam Định. Phía Bắc và phía Đông giáp xã Kim Thái, phía Tây giáp xã Liên Bảo, phía Nam giáp đường Quốc lộ 10, cách Thành phố Nam Định 10km, cách Thị trấn Gôi - Vụ Bản 5km. Khu công nghiệp Bảo Minh nằm ven trục đường quốc lộ 10 nên giao thông từ khu công nghiệp đến các nơi khác như Hà Nội, cảng Hải Phòng có nhiều thuận lợi. Diện tích 200 ha đang quy hoạch chi tiết. Tổng mức đầu tươ khoảng 300- 400 tỷ đồng.
+ Khu công nghiệp Hồng Tiến thuộc địa bàn 2 xã Yên Hồng và Yên Tiến, huyện ý Yên, cách Thành phố Nam Định khoảng 25km, cách thành phố Ninh Bình khoảng 6km, nằm gần cảng Ninh Phúc (Ninh Bình), cạnh tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, và tuyến đường sắt Bắc Nam. Khu công nghiệp Hồng Tiến có thể mở rộng với quy mô khoảng 250ha. Khu công nghiệp đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đăng ký đầu tư kinh doanh hạ tầng.
+ Khu Kinh tế Ninh Cơ: Do Tập doàn Công nghiệp tàu thuỷ VINASHIN đề xuất, vị trí tại cửa sông Ninh Cơ, diện tích khoảng 500 ha, bao gồm: Cảng biển; công nghiệp đóng tàu; công nghiệp cơ khí, chế biến; dịch vụ vận tải; dịch vụ du lịch và các loại hình sảng xuất kinh doanh dịch vụ đa dạng 2 bên cửa sông Ninh Cơ thuộc huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng.
+ Các cụm công nghiệp khác: Đã xây dựng 17 cụm công nghiệp huyện và thành phố với tổng diện tích 270 ha, thu hút được 352 doanh nghiệp và các hộ vào đầu tư sản xuất với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.075 tỷ đồng và thu hút được hơn 9.000 lao động
* Huyện Xuân Trường: Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, Xuân Trường là vựa lúa lớn của tỉnh Nam Định. Ngoài ra còn phát triển thủ công truyền thống như: làng nghề cơ khí (xã Xuân Tiến), làng trồng dâu nuôi tằm, kéo kén (xã Xuân Hồng), thêu ren (xã Xuân Phương), dệt chiếu cói (xã Xuân Ninh), chế biến lâm sản (xã Xuân Bắc), vận tải thuỷ (xã Xuân Trung), sản xuất lúa tám thơm (xã Xuân Đài). 
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ sáu ngày 15 tháng 4 năm 2011
Khoa học
Tiết 63: TàI NGUYêN THIêN NHIêN
I. mục tiêu
- Nêu được một số ví dụ và ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.
II. đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa, phiếu học tập.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC CHủ YếU
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
? Tài nguyên thiên nhiên là gì?
- GV cho HS làm việc theo nhóm.
- GV phát phiếu học tập cho HS.
- Cả nhóm cùng quan sát các hình trang 130, 131 SGK để phát hiện các tài nguyên được thể hiện trong mỗi hình vẽ, xác định công dụng của mỗi tài nguyên đó. Thư kí ghi kết quả làm việc của nhóm vào phiếu học tập. 
Hình
Tên tài nguyên thiên nhiên
Công dụng
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Hình 6
Hình 7
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV theo dõi và nhận xét.
* Hoạt động 2: Trò chơi: “Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng”
? Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên của nước ta ?
? Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên mình vừa kể ?
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
? Tài nguyên thiên nhiên là gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Toán
Tiết 160: lUYệN TậP
I. MụC TIÊU
- Biết tính chu vi, diện tích các hình đã học.
- Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ.
* Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 4.
II. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC CHủ Yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS nêu cách tính và công thức tính chu vi và diện tích của một số hình đã học: hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS luyện tập 
* Bài 1 : 
- Cho HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS nhắc lại công thức và cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
- Yêu cầu HS nêu cách làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 2: 
- Cho HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS nhắc lại công thức và cách tính chu vi, diện tích hình vuông.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 3 (HS khá, giỏi): 
- Cho HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS nêu cách làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 4: 
- Cho HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại công thức và cách tính chu vi, diện tích hình thang, chiều cao hình thang.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- Cho HS nêu công thức tính chu vi, diện tích một số hình.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
Cạnh sân gạch hình vuông là:
48 : 4 = 12 (m)
Diện tích sân gạch hình vuông là:
12 x 12 = 144 (m2)
Đáp số: 144m2
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu cách làm bài.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. 
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu. 
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS nghe.
 Ký duyệt của BGH
.
.
.
.
.
Sinh hoạt lớp
 Đánh giá, nhận xét công tác trong tuần:
 Ưu điểm:
....
 Nhược điểm:
..
 Triển khai công việc tuần tới:
....
III- Giao lưu văn nghệ:
........

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 32B1L5.doc