Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 (tiết 28)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 (tiết 28)

Mục tiêu:

 - Biết thực hành phép chia.

 - Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân.

 - Tìm tỉ số phần trăm của hai số.

 - Làm các BT1 (a, b dòng 1), BT2 (cột 1,2), BT3; HS khá, giỏi làm thêm BT4.

II . Đồ dùng dạy học.

III. Các hoạt động dạy- học.

 

doc 16 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 888Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 (tiết 28)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Ngày soan: 16/4/2011
Ngày giảng: Thứ hai ngày 18/4/2011
Tiết 1: Chào cờ
-------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: Toán
Tiết 156: Luyện tập
I. Mục tiêu:
 - Biết thực hành phép chia.
 - Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân.
 - Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
 - Làm các BT1 (a, b dòng 1), BT2 (cột 1,2), BT3; HS khá, giỏi làm thêm BT4.
II . Đồ dùng dạy học.
III. Các hoạt động dạy- học..
Giáo viên
Học sinh
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ. - Y/c HS lên bảng tính.
216,72 : 4,2 0,273 : 0,26
3. Bài mới.
a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập
*Bài1( 156). HS tự thực hiện phép chia.
- HS làm nháp, lên bảng chữa bài và nêu cách làm.
- HS và GV nhận xét củng cố lại cách chia.
* Bài 2( 156 ) : HS tự tính rồi nêu cách tính.
- GV và HS nhận xét bài làm. Củng cố lại cách tính nhẩm.
*Bài 3( 156 ): Y/c HS thực hiện như mẫu.
- HS làm vở, 4 HS làm bảng nhóm.
- HS và GV NX.
*Bài 4( 156 ): GV y/c HS làm bài vào vở.
 - GV chấm chữa bài cho HS. Củng cố cách tính tỉ số phần trăm.
4. Củng cố.
- Y/c HS nhắc lại các kiến thức cơ bản về phép chia đã ôn và cách tính tỉ số phần trăm.
5. Dặn dò : - GV nhận xét chung tiết học.
 - Dặn HS về ôn bài và xem trước bài sau
- HS lên bảng thực hiện.
- HS nhận xét, đánh giá.
*Kết quả :
 a) 2/17 ; 22 ; 4.
 b) 1,6 ; 35,2 ; 5,6 ; 0,3 ; 32,6 ; 0,45.
* Kết quả : 
 a) 0,75 ; b) 1,4 
 c) 0,5 ; d) 1,75.
*Kết quả : Khoanh vào ý D.
----------------------------------------------------
Tiết 3 : Tập đọc
Tiết 63: út Vịnh
I/Mục tiêu:
Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.
Hiểu ND: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của út Vịnh. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II.đồ dùng dạy học. 
GV:tranh minh bài đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy -học.
Giáo viên
Học sinh
1. ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
- y/c HS đọc thuộc bài thơ Bầm ơi nêu ND bài thơ?
3. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài - GV giới thiệu chủ điểm mới và mối quan hệ giữa chủ điểm mở đầu TV 2 và kết thức SGK Tiếng Việt.
- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
 b) Hướng dẫn HS luyện đọc .
- Y/c 1 em học giỏi đọc bài.
- Gv tổ chức cho HS xem tranh SGK – út Vịnh lao đến đường tàu , cứu em nhỏ.
- Mời 4 em nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp cho HS.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp , GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó trong phần giải thích SGK.
- GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng kể chậm rãi đoạn đầu, nhấn giọng một số từ ngữ và đọc đúng tiếng la... 
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc thầm , đọc lướt nội dung và trả lời các câu hỏi.
+Đoạn đường sắt gần nhà út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
+ út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt quê em? 
+ út Vịnh đã hành động ntn để cứu hai em nhỏ trên đường tàu?
+ Em học được ở út Vịnh điều gì? 
- Mời HS nêu nội dung chính của bài.
- GV tóm ý chính ghi bảng.
 d) Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
- 4 HS đọc nối tiếp, tìm giọng đọc cho từng đoạn.
- HD HS đọc diễn cảm đoạn:
Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu...gang tấc.
- Tổ chức thi đọc diễn đoạn 
- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn nhóm bạn đọc tốt.
4. Củng cố.
- Hãy nêu nội dung ý nghĩa của bài.
- Liên hệ giáo dục HS học tập tấm gương của chị út Vịnh và nhắc nhở HS chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông đường sắt.
5. Dặn dò :
- Dặn HS về đọc bài, chuẩn bị bài sau. 
2 HS lên bảng đọc thuộc bài thơ Bầm ơi, nêu ND bài thơ
+ Đoạn 1: Từ đầu đến còn ném đá lên tàu.
+ Đoạn 2: Tiếp đến hứa không chơi dại như vậy nữa.
+ Đoạn 3 : Tiếp đến tàu hoả đến.
+ Đoạn 4: Còn lại.
- Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray, lắm khi trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu đi qua.
- út Vịnh nhận việc thuyết phục Sơn - một bạn trai rất nghịch thường thả diều trên đường tàu. Thuyết phục mãi Sơn hiểu ra và hứa không chơi dại như thế. 
-Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến. Hoa giật mình ngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây người khóc thét. Đoàn tàu ầm ầm lao tới. Vịnh nhào tới ôm Lan lao xuống mép ruộng.
- Em học được ở út Vịnh ý thức trách nhiệm, tôn trọng về an toàn giao thông và tinh thần dũng cảm.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- Mỗi tổ đại diện 2 em tham gia đọc.
- Nhận xét đánh giá 
- 2, 3 em nêu lại.
------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: âm nhạc
GV chuyên dạy
-----------------------------------------@&?--------------------------------------- 
 Ngày soạn:18/4/2011
Ngày giảng: Thứ tư ngày 20/4/2011
Tiết 1: Thể dục 
Bài 64
I/ Mục tiêu:
- Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay trước ngực và bằng một tay trên vai. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Trò chơi “Dẫn bóng”. Y/c biết cách đập dẫn bóng bằng tay. Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II/ Địa điểm-Phương tiện.
 - còi, mỗi học sinh 1quả cầu . Kẻ sân để chơi trò chơi
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định Lượng
Phương pháp tổ chức
1.Phần mở đầu.
-GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
* Đứng vỗ tay và hát.
-Xoay các khớp cổ chân đầu gối, hông, vai.
- Ôn bài thể dục một lần.
2.Phần cơ bản
*Môn thể thao tự chọn : 
+ Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay trước ngực và bằng một tay trên vai theo tổ.
+ Thi giữa các tổ.
- Chơi trò chơi “Dẫn bóng”.
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi.
 -GV tổ chức cho HS chơi thử, chơi thật .
3 Phần kết thúc.
-Đi đều theo 2 hàng dọc vỗ tay và hát.
- GV cùng học sinh hệ thống bài
- GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
6-10 phút
18-22 phút
4- 6 phút
-ĐHNL. GV 
@ * * * * * * *
 * * * * * * * 
-ĐHTL: GV
 Tổ1 Tổ2
* * * * * *
* * * * * *
-ĐHTC : GV
* * * *
* * * *
 - ĐHKT: GV
 * * * * * * * * 
 * * * * * * * * 
---------------------------------------------------------------------
Tiết 2: Toán 
 Tiết 158: Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian
I/Mục tiêu :
 - Biết thực hành tính với số đo thời gian và vận dụng trong giải toán. Làm các BT1, BT2, BT3 ; HS khá, giỏi làm thêm BT còn lại.
II . Đồ dùng dạy học.
 - SGK, bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy- học :
Giáo viên
Học sinh
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ. - HS lên bảng tìm tỉ số phần trăm của:
73,5 và 42 75 và 60 48,015 và 42,15
3. Bài mới.
3.1-Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
 3.2- Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài 1( 165): 
- 1HS nêu yêu cầu bài toán 
- Lớp làm bài vào nháp.
- HS lên bảng chữa bài.
- GV và HS nhận xét đánh giá.
- Củng cố lại cách thực hiện cộng, trừ số đo thời gian.
*Bài 2( 165 ): - 1 HS đọc yêu cầu
- Y/c HS tự làm bài vào vở, đổi chéo vở để kiểm tra cho nhau. 2 HS làm bảng nhóm.
- GV giúp đỡ HS trung bình yếu làm bài.
- GV và HS chữa bài.
- Củng cố lại cách nhân , chia số đo thời gian.
*Bài 3( 165): 
- GV yêu cầu HS nêu đầu bài toán.
- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán .
- HS suy nghĩ làm bài vào vở. 
- 1 HS lên bảng làm.
*Bài 4( 165 ): HS khá, giỏi.
- HS nêu bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- HS làm vở, 1 HS làm bảng nhóm.
- HS - GV nhận xét.
4. Củng cố: - Y/c HS nhắc lại cách thực hiện cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
5. Dặn dò : - Nhận xét giờ học
- Dặn HS về xem bài và ôn lại nội dung bài.
- 2 HS lên bảng thực hiện phép tính tìm tỉ số % của 2 số.
- HS nhận xét, đánh giá điểm.
* Kết quả :
a)15 giờ 42 phút ; 8 giờ 44 phút 
b) 16,6 giờ ; 7,6 giờ
* Kết quả :
a)17 phút 48 giây ; 6 phút 23 giây 
b) 8,4 giờ ; 12,4 phút.
*Bài giải
Thời gian để người đi xe đạp đi hết quãng đường là: 18 : 10 = 1,8 ( giờ )
 1,8 giờ = 1 giờ 48 phút
 Đáp số : 1 giờ 48 phút.
*Bài giải:
Thời gian ô tô đi trên đường là:
8giờ56phút- 6giờ15phút- 25phút = 2giờ16phút
 2 giờ 16 phút = giờ
Quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài là:
 45 x = 102 (km)
 Đáp số: 102 km
- HS nhắc lại cách thực hiện cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
 ------------------------------------------------------------
Tiết 3: Luyện từ và câu 
Tiết 63: Ôn tập về dấu câu 
(Dấu phẩy )
I/Mục tiêu:
 - Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn (BT1).
 - Viết được đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của HS trong giờ ra chơi và nêu được tác dụng của dấu phẩy (BT2).
II/Đồ dùng dạy học:
 - HS có vở bài tập tiếng việt.
III/Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ. - Y/c HS chữa bài 3 của giờ trước.
- Mời 3 em viết ba câu văn có sử dụng 3 dấu phẩy với 3 tác dụng đã học.
3. Bài mới.
3.1- Giới thiệu bà: - GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
3.2- Hướng dẫn HS luyện tập.
*Bài 1( 138 ). 
- HS đọc kĩ y/c và mẩu chuyện Dấu chấm và dấu phẩy. 
- Bức thư đầu của ai?
- Bức thư thứ hai là của ai?
- Y/c HS đọc kĩ bài, điền dấu cho phù hợp vào phiếu bài tập theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS và GV NX chốt lại câu trả lời đúng .
- HS nêu lại tác dụng của dấu phẩy trong từng trường hợp.
*Bài 2( 138 ): - HS đọc yêu cầu của bài .
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập . HS làm bài vào vở bài tập.
 - HS đọc đoạn văn của mình.
- HS và GV NX bổ sung.
4. Củng cố: - Y/c HS nêu lại tác dụng của dấu phẩy.
5. Dặn dò: - GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt
- Y/c HS ôn bài , ai chưa hoàn thành thì tiếp tục làm .
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS chữa BT 3.
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS viết 3 câu văn.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Bức thư đầu là của anh chàng đang tập viết văn.
- Bức thư thứ hai là thư trả lời của Bớc- na Sô.
- HS làm vở bài tập.
- Nối tiếp đọc bài ,lớp nhận xét đánh giá.
- HS nêu lại tác dụng của dấu phẩy.
Láy VD minh hoạ,
Tiết 4 : Kể chuỵên
Tiết 32: Nhà vô địch
I/Mục tiêu:
Kể lại được từng đoạn câu chuyện bằng lời kể và bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời nhân vật Tôm Chíp.
Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy- học:
Giáo viên
Học sinh
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - Y/c HS kể về việc làm tốt của một người bạn.
3. Bài mới:
3.1- Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
3.2- GV kể chuyện Nhà vô địch ( 1 – 2 lần ).
- GV giới thiệu tên các nhân vật trong câu chuyện.
- GV vừa kể lần hai vừa kết hợp chỉ tranh vẽ
3.3- Hướng dẫn HS kể chuyện , trao đổi ý nghĩa của câu ch ... , được nhìn thấy cây, nhà cửa ở phía chân trời xa.
- ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.
- Tìm giọng đọc cho mỗi khổ thơ.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV, lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc của từng bạn.
- HS thi đọc giữa các tổ . 
-Mỗi tổ cử 1 bạn đại diện tham gia 
- 2 em nêu.
- Vài HS nêu
 --------------------------------------------
Tiết 3: Tập làm văn
Tiết 63: Trả bài văn 
( Tả con vật )
I. Mục tiêu:
 - Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật (về bố cục, cách quan sát và chọn lọc chi tiết); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
 - Viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học.: GV hệ thống 1 số lỗi mà HS thường mắc.
III. Các hoạt động dạy -học:
Giáo viên
Học sinh
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - Y/c 1, 2 HS đọc dàn bài văn tả cảnh về nhà các em đã hoàn chỉnh .
- GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới. 
3.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học
3.2- GV nhận xét kết quả bài làm của HS.
* Nhận xét chung về kết quả bài viết.
+ Những ưu điểm chính:
- HS đã xác định được đúng trọng tâm của đề bài 
- Bố cục: ( đầy đủ, hợp lí ), ý (đủ, phong phú, mới lạ), cách diễn đạt ( mạch lạc, trong sáng ).
* Những thiếu sót hạn chế: 
 - Dùng từ đặt câu chưa chính xác, đặc biệt khi sử dụng nhân hoá, so sánh chưa hợp với chi tiết hình ảnh của con vật. Một số bài viết sai lỗi chính tả nhiều...
3.3- Hướng dẫn HS chữa bài.
- GV trả bài cho từng HS 
- Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc các nhiệm vụ 2, 3, 4 của tiết trả bài văn tả con vật.
* Hướng dẫn HS chữa lỗi chung .
 GV viết một số lỗi về dùng từ, chính tả, câu chưa đúng lên bảng , y/ cHS lên bảng chữa.
3.4- Tổ chức cho HS học tập 1 số đoạn văn hay của bạn.
- GV đọc một số đoạn văn, bài văn có ý sáng tạo riêng 
để HS tham khảo.
- Y/c HS tham khảo viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
4. Củng cố: - Bài văn tả con vật gồm mấy phần ? Nêu từng phần?
5. Dặn dò : - GV nhận xét tiết học, biểu dương những em làm bài tốt.
- Y/c các em về nhà chuẩn bị bài văn tả con vật để nhận được điểm cao hơn ở giờ sau.
- 3 HS đọc dàn bài văn tả cảnh về nhà các em đã hoàn chỉnh .
- HS nhận xét, đánh giá.
- 2 em nhắc lại.
- HS theo dõi.
- HS đại diện trả lời.
- Một số HS lên bảng chữa, dưới lớp chữa vào vở bài tập..
- HS trao đổi tìm ra cái riêng, cái hay và tự viết lại đoạn văn, vài em đại diện đọc đoạn văn mới viết lại..
- 2 HS nêu cấu tạo của bài văn tả con vật.
---------------------------------------------------------------------
Tiết 4 : Khoa học
Tiết 63: Tài nguyên thiên nhiên
I. Mục tiêu: 
 - Nêu được một số ví dụ và ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học: - Hình trang 130, 131 SGK.
III. Hoạt động dạy học: 
Giáo viên
Học sinh
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi em sinh sống?
 3. Bài mới:
 3.1- Giới thiệu bài. 
 3.2- Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: Hình thành cho HS khái niệm ban đầu về tài nguyên và thiên nhiên.
 * Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 Nhóm trưởng các nhóm điều khiển nhóm thảo luận để làm rõ: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Và quan sát các hình trang 130, 131 SGK để xác định tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của mỗi tài nguyên đó.Thư kí ghi lại kết quả làm việc vào phiếu.
Hình
Tên tài nguyên thiên nhiên
Công dụng
Hình1
Hình2
Hình3
Hình4
Hình5
Hình6
Hình7
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
Các nhóm trình bầy kết quả thảo luận.
 - HS và GV nhận xét bổ sung.
3.3- Hoạt động 2: Trò chơi: “ Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng”
* Mục tiêu: HS kể được tên một số tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng.
 * Cách tiến hành:
 Bước 1: Gv nêu tên trò chơi, nêu cách chơi và hướng dẫn cách chơi.
- GV chia lớp thành 3 đội tham gia chơi.
- Khi giáo viên hô bắt đầu lần lượt từng thành viên trong đội lên tham gia chơi.
- Trong cùng một thời gian đội nào viết được nhiều thì đội đó thắng.
Bước 2: HS và Gv bình xét đội thắng cuộc.
4. Củng cố: - Thế nào là tài nguyên thiên nhiên?
 - Em đã làmgì để bào vệ tài nguyên thiên nhiên?
5. Dặn dò : - Nhận xét chung tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau “ Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người”.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát và thảo luận nội dung bài theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
-Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Các đội theo dõi và tham gia chơi.
- Bình chọn đội thắng cuộc.
- HS trả lời câu hỏi.
----------------------------------------@&?------------------------------------
 Ngày soạn: 20/4/2011
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 22/4/2011
Tiết 1: Toán
 Tiết 160: Luyện tập
I/Mục tiêu :
Biết tính chi vi, diện tích các hình đã học.
Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ.
Làm các BT1, BT2, BT4 ; HS khá, giỏi làm thêm các BT còn lại.
III. Các hoạt động dạy- học :
Giáo viên
Học sinh
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Y/c HS lên bảng chữa bài 3 của giờ trước.
3. Bài mới.
3. 1- Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
3.2- Hướng dẫn HS làm bài tập
*Bài1(167 ) : 1HS đọc bài, lớp đọc thầm.
GV HD học sinh dựa vào tỉ lệ bản đồ 1:1000 để tìm được kích thước thật của sân bóng.
- HS làm bài vào nháp.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- Gv và HS cùng nhận xét và củng cố cách tính diện tích, chu vi hình chữ nhật.
 Bài 2( 167 ) : HS nêu yêu cầu bài toán.
- HS làm vở. 1 HS làm bảng nhóm.
- HS và GV NX chốt bài làm đúng.
+ Muốn tính diện tích hình vuông làm NTN?
*Bài 3( 167 ): HS khá, giỏi.
-Y/ C HS đọc kĩ đề bài, phân tích bài rồi tự làm bài ra nháp.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- HS và GV NX chốt bài đúng.
*Bài 4( 167 ): 
HS nêu yêu cầu bài toán.
- HS làm vở. 1 HS làm bảng nhóm.
- HS và GV NX chốt bài làm đúng.
4. Củng cố: Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn? 
5. Dặn dò: - GV nhận xét chung tiết học.
 - Dặn HS về ôn bài và xem trước bài sau.
- HS lên bảng làm BT 3.
- HS nhận xét, đánh giá.
* Bài giải:
Chiều dài sân bóng trong thực tế là:
 11 x 1 000 = 11 000 (cm)
 = 110 (m)
Chiều rộng sân bóng trong thực tế là:
 9 x 1000 = 9 000 (cm)
 = 90 (m)
Chu vi của sân bóng là:
 (110 + 90) x 2 = 400 (m)
b) Diện tích sân bóng là:
 110 x 90 = 9 900 ()
 Đáp số: a) 400m
 b) 9 900 
* Bài giải:
 Cạnh của hình vuông đó là:
 48 : 4 = 12 (m)
 Diện tích của hình vuông đó là:
 12 x 12 = 144 ()
 Đáp số: 144 
*Bài giải:
 Chiều rộng của thửa ruộng là:
 100 x 3 : 5 = 60 (m)
Diện tích của thửa ruộng là:
 100 x 60 = 6 000 ()
6000 gấp 100 số lần là:
 6000 : 100 = 60 (lần)
Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó là: 55 60 = 3 300 (kg)
 Đáp số: 3 300 kg
*Bài giải:
Diện tích của hình vuông hay cũng chính là diện tích của hình thang là:
 10 x 10 = 100 (cm)
Chiều cao của hình thang là:
100 : (12 + 8) x 2 = 10 (cm)
 Đáp số: 10 cm
- HS trả lời câu hỏi.
----------------------------------------------------------
Tiết 2 : Luyện từ và câu 
Tiết 64: Ôn tập về dấu câu
 (Dấu hai chấm)
I. Mục tiêu:
 - Hiểu tác dụng của dấu hai chấm (BT1).
 - Biết sử dụng đúng dấu hai chấm (BT2, BT3).
II. Đồ dùng dạy học: - HS có vở bài tập tiếng việt.
III. Các hoạt động dạy học:
 Giáo viên
Học sinh
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - Y/c HS chữa bài 2 của giờ trước.
- Mời 3 em viết ba câu văn có sử dụng 3 dấu phẩy với 3 tác dụng đã học.
3. Bài mới: 3.1- Giới thiệu bài. - GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
3.2- Hướng dẫn HS luyện tập.
*Bài 1( 143 ). 
- HS đọc kĩ y/c của bài 1.
- HS thảo luận cặp.
- Đại diện cặp trình bày, cặp khác NX bổ sung. 
- GV chốt lại câu trả lời đúng .
+ Dấu hai chấm dùng để làm gì ?
*Bài 2( 143): 1HS đọc y/c bài.
- HS làm việc nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác NX bổ sung.
- GV chốt bài làm đúng.
- GV cho HS đọc lại đoạn văn đã điền dấu hoàn chỉnh.
*Bài 3( 143 ):1 HS đọc y/c bài.
- Lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui Chỉ vì quên một dấu câu rồi làm bài vào vở. 1 HS làm bảng nhóm.
- GV và HS cùng chữa bài.
4. Củng cố:
- Y/c HS nêu lại tác dụng của dấu hai chấm.
5. Dặn dò : - GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
- Y/c HS ôn bài , ai chưa hoàn thành thì tiếp tục làm .
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 1 HS chữa BT 2.
- 3 HS viết ba câu văn có sử dụng 3 dấu phẩy với 3 tác dụng đã học.
- HS nhận xét, đánh giá.
*Kết quả:
a) Dấu hai chấm đặt ở cuối câu dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b) Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
+ Kết quả :
a) ... Nhăn nhó kêu rối rít :
b) ... cầu xin :...
c) ... kì vĩ : ...
+ Kết quả : Người bán hàng hiểu lầm ý của khách hàng là “ nếu còn chỗ trên thiên đàng” nên ghi trong dải khăn tang: “ Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng”
+ Để người bán hàng khỏi hiểu lầm ông khách cần ghi thêm dấu hai chấm vào câu như sau: Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: Linh hồn bác sẽ được lên thiên đường.
 Tiết 3 : Tập làm văn 
Tiết 64: Tả cảnh
(Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
 - Viết được một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng.
II. Đồ dùng dạy học: - HS có dàn ý cho bài văn đã lập ở tiết trước.
 - Một số tranh ảnh gắn với đề văn đã gợi ý.
III. Các hoạt động dạy -học:
Giáo viên
Học sinh
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.
3. Bài mới:
3. 1- Giới thiệu bài - GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học
3.2- Hướng dẫn HS luyện tập..
- Mời HS nhắc lại một số đề văn trong SGK.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của từng đề .
- Nhắc nhở HS chỉnh sửa lại dàn ý, sau đó dựa vào dàn ý đã lập để viết bài văn hoàn chỉnh.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
4. Củng cố: - Thu bài
 - GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Dặn những em chưa hoàn thành bài về nhà tiếp tục viết cho hay .
- Y/c các em về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- 1 HS đọc to đề và lớp theo dõi SGK.
- 2 HS nhắc lại yêu cầu của đề bài và gợi ý.
- HS sửa lại dàn bài đã lập và tự làm bài.
- Vài em nêu đề bài mình chọn.
- HS dựa vào gợi ý xem lại bài và hoàn thành bài.
---------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: tiếng anh
GV chuyên dạy
------------------------------------------@&?-------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 5 CKTKN Tuan 32 da sua.doc