Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 (tiết 21)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 (tiết 21)

- HS đọc trôi chảy toàn bài; biết đọc bài văn với giọng thông báo rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục.

 - HS hiểu ý nghĩa bài đọc: Hiểu Luật . là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội. Biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

 

doc 19 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 978Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 (tiết 21)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 33 Buổi sáng
Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2011
Chào cờ 
***************************************
Tập đọc
Luật bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em
I.Mục tiêu
	- HS đọc trôi chảy toàn bài; biết đọc bài văn với giọng thông báo rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục.
	- HS hiểu ý nghĩa bài đọc: Hiểu Luật ... là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội. Biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
II.Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ SGK
III.Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của trò
Hỗ trợ của GV
- HS đọc bài
- HS nhận xét.
+ 1 HS đọc toàn bộ ND bài đọc
+ HS đọc nối tiếp
	. Nối tiếp lần 1
	. Nối tiếp lần 2 (Kết hợp giải nghĩa từ: quyền, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, công lập, bản sắc.
+ HS đọc trong nhóm đôi
+ 1 HS đọc toàn bộ bài 
- 15, 16, 17.
- Điều 15: Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ; Điều 16: Quyền học tập của trẻ em; Điều 17: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em.
-HS tự liên hệ.
- Giọng thông báo rành mạch, rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục, nhấn giọng ở tên của điều luật.
-HS nhận xét cách đọc cho nhau, Gv lưu ý thêm.
- HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.
- 1 vài hs đọc trước lớp, gv sửa luôn cách đọc cho hs.
- HS đọc diễn cảm trong nhóm.
- Thi đọc trước lớp:
- HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
1. ổn định tổ chức
2. Bài cũ
- HS đọc TL và nêu ND bài “ Những cánh buồm”
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm chung.
3. Bài mới
- GTB...
- HD HS luyện đọc
	+ GV đọc mẫu điều 15, 16, 17;1 HS đọc tiếp nối điều 21.
	+ HS đọc nối tiếp theo 4 điều luật
	. Nối tiếp lần 1
	. Nối tiếp lần 2 (Kết hợp giải nghĩa từ: quyền, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, công lập, bản sắc)
	+ HS đọc trong nhóm đôi
	+ 1 HS đọc toàn bộ bài
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HD HS tìm hiểu nội dung:
? Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em?
? Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên?
? Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện?
- HD HS luyện đọc diễn cảm:
? Qua tìm hiểu ND, hãy cho biết : Để đọc chẩn xác bài đọc này ta cần đọc với giọng như thế nào?
- YC một tốp hs đọc nối tiếp cả bài.
 - HS nhận xét cách đọc cho nhau, Gv lưu ý thêm.
- GV HD mẫu cách đọc điều 21.
- HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.
- 1 vài hs đọc trước lớp, gv sửa luôn cách đọc cho hs.
- GV gọi đại diện mỗi nhóm một em lên thi đọc, YC các hs khác lắng nghe để nhận xét.
- GV khái quát những ND cơ bản và yêu cầu HS nêu ND chính của bài học.
- Nhiều HS nhắc lại ND cơ bản đó.
4. Củng cố, dặn dò.
- GV YC hs nêu lại nd của bài đọc.
- GV nhận xét tiết học: tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt.
- GV nhắc hs về nhà tự luyện đọc tiếp và chuẩn bị cho bài sau: Sang năm con lên bảy. 
***********************************************
Toán
Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình
I Mục tiêu
Giúp HS củng cố về:
+Công thức, quy tắc tính diện tích, thể tích một số hình đã học.
+Vận dụng để giải các bài toán có liên quan.
II Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, vở bài tập
III Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của trò
Hỗ trợ của GV
- 2 HS chữa bài
- HS nhận xét
- HS nêu tên các hình vẽ. 
- HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của các hình
Bài1:
- HS đọc bài toán , giải
Diện tích xung quanh của phòng học là:
(6 + 4,5) 24 = 84 (m2)
Diện tích trần nhà là:
6 4,5 = 27 (m2)
Diện tích cần quét vôi là.
84 + 27 – 8,5 = 102,5 (m2)
Đáp số: 102,5m2
Bài2:
- HS chữa bài
Thể tích của cái hộp hình lập phương là.
10 10 10 = 1000(cm3)
Vì bạn An muốn dán tất cả các mặt của hình lập phương nên diện tích giấy mầu cần dùng bằng diện tích toàn phần của hình lâph phương và bằng:
10 10 6 = 600 (cm2)
Đáp số : 1000cm3
 600cm2
Bài3:
Thể tích của bể nước là:
2 1,5 1 = 3 (m3)
Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là.
3 : 0,5 = 6(giờ)
Đáp số: 6giờ
1. Kiểm tra bài cũ
- GV cho 2 HS lên bảng làm bài.
- Gv cho HS nhận xét chữa.
2Bài mới.
a. Hướng dẫn ôn tập hình dạng, công thức tính diện tích và thể tích của hình lập phương, hình hộp chữ nhật.
- GV vẽ hình và cho HS nêu tên hình và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của các hình.
- GV cho HS đọc bài toán1,và hướng dẫn HS ; cho HS làm bài và chữa.
- Gv cho HS nhận xét chữa.
- GV cho HS đọc bài toán2,và hướng dẫn HS giải; cho HS làm bài và chữa.
- Gv cho HS nhận xét chữa.
- GV cho HS đọc bài toán3,và hướng dẫn HS giải; cho HS làm bài và chữa.
- Gv cho HS nhận xét chữa.
3Củng cố dặn dò
- GV cho HS nêu lại cách tính
- GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
**************************************************
Địa lí
Ôn tập cuối năm
I- Mục tiêu
Học xong bài này, HS:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương.
- Nhớ được tên một số quốc gia (đã được học trong chương trình) của các châu lục kể trên.
- Chỉ được trên Bản đồ Thế giới các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Thế giới, Quả Địa cầu.
III- Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của trò
Hỗ trợ của GV
-HS trả lời.
- HS nhận xét
+ HS lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới hoặc quả Địa cầu.
+ HS chơi trò: “Đối đáp nhanh”
- HS thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước lớp.
1. ổn định
2. Bài cũ:
- Kể tên các đại dương trên thế giới? Đại dương nào có độ sâu lớn nhất?
- Nhận xét, sửa chữa bổ sung và rút kinh nghiệm chung.
3. Bài mới:
a) GTB: Nêu mục đích , yêu cầu tiết học
b) GV tổ chức cho hs tìm hiểu nội dung bài:
* Hoạt động 1 (Làm việc cá nhân hoặc cả lớp)
Bước 1:
- GV gọi một số HS lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới hoặc quả Địa cầu.
- GV tổ chức cho HS chơi trò: “Đối đáp nhanh” (tương tự như ở bài 7) để giúp các em nhớ tên một số quốc gia đã học và biết chúng thuộc châu lục nào. ở trò chơi này mỗi nhóm gồm 8 HS.
Bước 2: GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
* Hoạt động 2 (Làm việc theo nhóm)
Bước 1: HS các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng ở câu 2b trong SGK. (nếu có điều kiện, GV có thể in bảng ở câu 2b vào giấy A3 và phát cho từng nhóm).
Bước 2:
- GV kẻ sẵn bảng thống kê (như ở câu 2b trong SGK) lên bảng và giúp HS điền đúng các kiến thức vào bảng.
Lưu ý: ở câu 2b, có thể mỗi nhóm điền đặc điểm của cả 6 châu lục, nhưng cũng có thể chỉ điền 1 hoặc 2 châu lục để đảm bảo thời gian.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhấn mạnh những ND cần nhớ của bài.
- Gv nhận xét tiết học, dặn hs chuẩn bị cho bài Tiết 34.
****************************************************
Kĩ thuật
Lắp máy bay trực thăng
I Mục tiêu
 	* Giúp HS: 
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
- Lắp được máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
II. Đồ dùng dạy- học :
 - Mộu xe chở hàng, bộ lắp ghép
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của trò
Hỗ trợ của GV
- Cần có 5 bộ phận: thân và đuôi máy bay, sàn ca bin và giá đỡ, ca bin, cánh quạt, càng máy bay.
- Lắp thân và đuôi máy bay
- Lắp sàn ca bin và giá đỡ.
- Lắp ca bin.
- Lắp cánh quạt.
- Lắp càng máy bay.
- Lắp ráp máy bay trực thăng
- Trưng bày sản phẩm
- Tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động3:HS thực hành lắp xe chở hàng.
a) Chọn chi tiết 
- GV cho HS chọn các chi tiết theo SGK
- GV kiểm tra
b) Lắp từng bộ phận
- GV cho HS đọc ghi nhớ
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ các hình
- GV hướng dẫn HS lắp từng bộ phận
- GV theo dõi và hướng dẫn HS còn lúng túng.
c) Lắp ráp máy bay trực thăng.
- Gv nhắc HS chú ý khi lắp ráp các bộ phận.
3. Hoạt động:Đánh giá sản phẩm.
- GV hướng dẫn trưng bày
- GV hướng dẫn nhận xét
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ .
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
***************************************************
Thứ ba ngày 28 tháng 4 năm 2009
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Trẻ em
I. Mục tiêu
	1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trẻ em; biết một số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em.
	2. Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
II. Đồ dùng dạy học
	1.Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học	
Hoạt động của trò
Hỗ trợ của GV
+HS đọc 
- HS thảo luận nhóm 2 về YC của bài tập.
- HS trình bày câu trả lời. Các hs khác nhận xét cho bạn.
-Một HS đọc thành tiếng
- HS trao đổi theo cặp và ghi vào vở.
 Trình bày.
-Một HS đọc thành tiếng
. HS làm việc trong nhóm. Một nhóm làm bảng phụ.
. Đại diện các nhóm trình bày.
. Nhận xét , bổ sung.
. HS làm việc cá nhân vào vở BT.
. H S nối tiếp trình bày bài làm.
. Nhận xét , bổ sung.
1. ổn định 
2. Bài cũ: HS nêu 2 tác dụng của dấu hai chấm., lấy VD minh hoạ.
- GV cho HS nhận xét cho nhau, Gv bổ sung nếu cần thiết. GV nhận xét chung.
3. Bài mới
- GV GTB, nêu mục đích yêu cầu tiết học.
- HD HS làm các bài tập
+ Bài 1: HS nêu yêu cầu. HS suy nghĩ trả lời, giải thích vì sao em xem đó là câu trả lời đúng. GV chốt lại: ý c.
+ Bài 2: HS nêu yêu cầu.
. HS làm việc trong nhóm 2. 1 nhóm làm bảng phụ.
. Đại diện các nhóm trình bày.
. Nhận xét , bổ sung.
. Gv chốt lại ND đúng, HS tự sửa lại bài làm của mình.
+ Bài 3: HS nêu yêu cầu. Gv gợi ý để hs tìm ra, tạo được hình ảnh so sánh đúng và đẹp về trẻ em.
. Gv chốt lại ND đúng, HS tự sửa lại bài làm của mình.
(VD: Trẻ em như tờ giấy trắng; Trẻ em như nụ hoa mới nở; Đứa trẻ đẹp như bông hồng buổi sớm; Trẻ em là tương lai của đất nước...)
+ Bài 4: GV cho HS nêu yêu cầu.
. Gv chốt lại ND đúng, HS tự sửa lại bài làm của mình. Hai , ba hs đọc lại các thành ngữ, tục ngữ và nghĩa của chúng.
. Hs thi nhẩm thuộc các thành ngữ, tục ngữ đó.
4. Củng cố, dặn dò
- Gv nhấn mạnh những ND cơ bản của tiết học.
- Nhận xét giờ học, nhắc nhở hs học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau.
***************************************************
Lịch sử
Ôn tập: lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XI X đến nay
I- Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
- Nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay.
- ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945 và đại thắng mùa xuân năm 1975.
II- Đồ dùng dạy học
- Bản đồ Hành c ... + HS nối tiếp trình bày ý kiến.
+ cả lớp và GV nhận xét, hs tự sửa dàn ý của mình.
* BT2. 1 HS đọc YC. HS dựa vào dàn ý dã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả người trong nhóm.
- Cho HS làm việc cá nhân
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhấn mạnh những ND cần nhớ của bài. YC những HS chưa hoàn thành đầy đủ dàn ý về nhà thực hiện tiếp cho đủ.
- Gv nhận xét tiết học, dặn hs chuẩn bị cho bài TLV tiết sau.
*******************************************************
Toán
Luyện tập chung 
I Mục tiêu
 * Giúp HS: 
- Ôn tập tính diện tích các hình đã học.
II. Đồ dùng dạy học :
- Thước kẻ , bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của trò
Hỗ trợ của GV
Bài1:
- 2 HS đọc đề bài.
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở 
Nửa chu vi của mảnh vườn hình chữ nhật là: 160 : 2 = 80(m)
Chiều dài của mảnh vườn hình chữ nhật là: 80 – 30 = 50 (m)
Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là: 
50 30 = 1500(m2)
Số kg rau thu hoạch được là:
15 : 10 1500 = 2250 (kg)
Đáp số: 2250 kg 
Bài2:
 HS làm bài và lên bảng chữa bài.
Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là:
(60 + 40) 2 = 200(cm)
Chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là.
6000: 200 = 30(cm)
Đáp số: 30cm
Bài 3:
+HS đọc đề bài và nêu yêu cầu
+HS tự làm bài rồi chữa
+HS nhận xét bài làm của bạn
1.Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: 
- Cho HS đọc yêu cầu.
- GV cho HS làm bài rồi chữa .1 HS làm bảng nhóm 
- GV cho HS trình bày bài toán.
- GV chốt lại cách giải.
* Bài 2
- GV hướng dẫn HS thực hiện 
- GV cho HS làm bài và lên bảng chữa bài.
*Bài3
- GV cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu.
- GV cho HS tự làm bài.Gợi ý HS tìm cách chia hình thánh các hình nhỏ
- GV cho HS nhận xét bài làm của bạn.
3 Củng cố dặn dò.
- GV cho HS nhắc lại cách chia số thập phân.
- Dặn HS làm bài tập .
************************************************
Khoa học
Tác động của con người đến với môi trường rừng
I- Mục tiêu
 Giúp HS :
-Kể được những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
- Nêu được tác hại của việc phá rừng.
II- Đồ dùng dạy - học
- Vở bài tậptranh ảnh
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của trò
Hỗ trợ của GV
- HS thảo luận và từng nhóm trình bày.
- HS đọc bài làm.
-Để lấy đất canh tác, trồng các loại cây lương thực, các cây ăn quả và cây công nghiệp, lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà ở.
- Con người khai thác.
- Cháy rừng
- Hậu quả của việc phá rừng:
+Lớp đất màu bị rửa trôi.
+Khí hậu bị thay đổi.
+Thường xuyên có lũ lụt, hạn hán xảy ra.
+Đất bị sói mòn, bạc màu.
+Động vật mất nơi sinh sống nên hung dữ và thường xuyên tấn công con người
2. Bài mới.
* Hoạt động 1: Nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị bàn phá.
- GV cho HS thảo luận theo nhóm 2.
- GV cho HS quan sát các hình trong SGK và trả lời câu hỏi.
+ Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì?
+ Em hãy nêu việc làm đó tương ứng với từng hình minh hoạ trong SGK?
+ Có những nguyên nhân nào khiến rừng bị tàn phá?
- GV chốt lại.
*Hoạt động 2:Tác hại của việc phá rừng.
- GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi.
+ Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ (5,6) và nói lên hậu quả của việc phá rừng.
- GV cho HS trình bày.
- GV chốt lại.
* ở địa phương em , rừng có bị tàn phá không ?
- Chúng ta có thể làm gì để bảo vệ rừng ?
3. Củng cố dặn dò.
- GV cho HS đọc ghi nhớ
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
**************************************************
Thứ năm, ngày 30 tháng tư năm 2009
Môn :Toán
Bài: Một số dạng toán đặc biệt đã học
I- Mục tiêu
- Giúp HS :
+Hệ thống hoá một số dạng toán có lời văn đặc biệt đã học.
+Thực hiện giải các bài toán có lời văn ở lớp 5.
II- Đồ dùng dạy - học
- Vở bài tập toán.
III- Các hoạt động dạy- học
GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV cho HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét và chữa bài.
2.Bài mới.
* Hướng dẫn luyện tập
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV cho HS chữa bài.
- GV cho HS đọc đề bài.
- Gv gọi HS chữa bài.
- GV cho HS nhận xét bài.
-GV chữa bài, sau đó yêu cầu HS nêu lại cách tính.
-GV cho HS làm bài và chữa
- GV cho Hs nhận xét
- GV cho HS đọc bài.
- GV cho HS nêu cách giải.
- GV cho HS lên bảng chữa bài.
4. Củng cố dặn dò.
- GV cho HS về làm tiếp bài tập.
 - Gv dặn hS chuẩn bị bài sau.
- HS chữa bài, HS nhận xét bài.
Bài1.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở bài tập, và lên bảng chữa.
Giờ thứ ba người đó đi được quãng đường là:
(12 + 18) : 2 = 15 (km)
Trung bình mỗi giờ người đó đi được là:
(12 + 18 + 15 ) : 3 = 15(km)
Đáp số: 15km
Bài 2:
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Nửa chu vi của hình chữ nhật hay tổng của chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật.
120 : 2 = 60(m)
Chiều rộng của mảnh đất là.
(60 - 10) : 2 =25(m)
Chiều dài của mảnh đất là.
25 + 10 = 35(m)
Diện tích của mảnh đất hình chữ nhật là.
25 35 = 875(m2)
Đáp số: 875m2
Bài 3: 
-HS làm bài vào vở, 1HS đọc to bài trước lớp để cả lớp chữa.
Khối kim loại 4,5 cm2 cân nặng là.
22,4 : 3,2 4,5 = 31,5 (kg)
Đáp số:31,5 kg
************************************************ 
Tiếng Anh
( GV chuyên dạy ) 
************************************************
Môn :Âm nhạc
Ôn hát : “Tre ngà bên lăng Bác” và “Màu xanh quê hương”
( GV chuyên dạy )
***********************************************
Luyện từ và câu
 Ôn tập về dấu câu ( Dấu ngoặc kép )
I. Mục tiêu
	Giúp HS:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về dấu ngoặc kép; hiểu được tác dụng của dấu ngoặc kép.
-Làm đúng các bài tập thực hành về kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
II. Đồ dùng dạy học
. Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học	
Hoạt động của trò
Hỗ trợ của GV
- HS nêu yêu cầu.
. HS làm việc trong nhóm
+HS đọc kĩ từng câu văn.
+Xác định đâu là lời nói trực tiếp của nhân vật, đâu là ý nghĩ của nhân vật.
+Điền dấu ngoặc kép cho phù hợp.
- 3 hs nối tiếp nhau đọc ND BT2.
- Cả lớp đọc thầm lại từng đoạn văn, suy nghĩ làm bài vào vở hoặc vở BT. Một hs làm bảng phụ .
+ HS nêu yêu cầu.
. HS làm việc trong nhóm....
. Đại diện các nhóm trình bày.
. Nhận xét , bổ sung.
1. ổn định 
2. Ôn tập
- GV GTB, nêu mục đích yêu cầu tiết học.
- HD HS làm các bài tập
+ Bài1: HS nêu yêu cầu.
. HS làm việc trong nhóm
. Đại diện các nhóm trình bày.
. Nhận xét , bổ sung.
. Gv chốt lại ND đúng, HS tự sửa lại bài làm của mình.
+ Bài2: HS nêu yêu cầu.
. HS làm việc trong nhóm....
. Đại diện các nhóm trình bày.
. Nhận xét , bổ sung.
. Gv chốt lại ND đúng, HS tự sửa lại bài làm của mình.
+ Bài3: HS nêu yêu cầu.
. Tổ chức HS làm việc trong nhóm....
. Nhận xét , bổ sung.
. Gv chốt lại ND đúng, HS tự sửa lại bài làm của mình.
4. Củng cố, dặn dò
- Gv nhấn mạnh những ND cơ bản của tiết học.
- Nhận xét giờ học, nhắc nhở hs học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau. 
**************************************************
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu
- Biết kể tự nhiên bằng lời kể của mình một c.chuyện đã nghe hoặc đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội, chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội.
- Biết trao đổi với bạn về ND , ý nghĩa c.chuyện.
- Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
	1. Tranh ảnh nói về trẻ em làm việc tốt... 
	2. Sách truyện có liên quan đến ND tiết học.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của trò
Hỗ trợ của GV
- HS lên kể chuyện và nêu ý nghĩa c. chuyện vừa kể.
- Một hs đọc đề bài.
- HS nêu lại YC đề.
- HS nối tiếp đọc các gợi ý trong SGK
- Một số hs nối tiếp nêu tên c.chuyện mình sẽ kể. G. thiệu rõ nhân vật trong c.chuyện đó.
+ HS K.C trong nhóm
. HS K.C theo cặp, trao đổi về ý nghĩa c. chuyện.
. HS xung phong hoặc cử đại diện lên kể.
. Cả lớp nhận xét đánh giá, cho điểm bạn theo tiêu chuẩn:
	Nd truyện có hay không?
	Cách K.C thế nào?
	Khả năng hiểu c.chuyện của người kể
. Cả lớp bình chọn cho bạn k. c tự nhiên nhất, hấp dẫn nhất; bạn đặt câu hỏi thú vị nhất...
1. ổn định
2. Bài cũ:
- YC 2 hs tiết trước chưa thi KC trước lớp lên kể lại c.chuyện Nhà vô địch và nêu ý nghĩa c. chuyện vừa kể.
- Cả lớp và GV nhận xét , đánh giá chung.
3. Bài mới.
a) GTB..
b) HD HS kể chuyện.
* HD HS hiểu yêu cầu đề bài.
- Một hs đọc đề bài. GV gạch chân dưới những từ cần chú ý : gia đình, nhà trường và xã hội; chăm sóc, giáo dục trẻ em, trẻ em thực hiện bổn phận.
- HS nêu lại YC đề.
- GV giải thích lại một số ND cơ bản mà đề YC, những từ cần chú ý(.... )
- HS nối tiếp đọc các gợi ý trong SGK
- GV nhắc nhở hs lựa chọn ND câu chuyện phù hợp, cách tìm câu chuyện để kể.
- GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của hs.
- Một số hs nối tiếp nêu tên c.chuyện mình sẽ kể. G. thiệu rõ nhân vật trong c.chuyyện đó.
* HS thực hành K.C. trao đổi về ý nghĩa c. chuyện.
+Tổ chức HS K.C trong nhóm
. HS K.C theo cặp, trao đổi về ý nghĩa c. chuyện.
. Gv lưu ý: Với những truyện dài mà các em không có khả năng kể hết thì chỉ kể 1,2 đoạn để bạn mình còn được kể.( phần còn lại sẽ kể cho nhau nghe trong giờ ra chơi)
+ Tổ chức thi kể chuyện trước lớp
. Cả lớp nhận xét đánh giá, cho điểm bạn theo tiêu chuẩn:
	Nd truyện có hay không?
	Cách K.C thế nào?
	Khả năng hiểu c.chuyện của người kể
4. Củng cố , dặn dò
- GV nhận xét tiết học. YC HS về nhà kể lại c.chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe.
- Dặn dò cho hs chuẩn bị trước cho tiết KC tuần 34.
****************************************************
Thứ sáu ngày 1 tháng năm năm 2009
Thể dục
Môn thể thao tự chọn . Trò chơi : Tâng bóng
I Mục tiêu
- Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân . Yêu cầu nâng cao thành tích hơn giờ trước.
- Chơi trò chơi “Dẫn bóng”. Yêu cầu tham gia chơi theo đúng qui định.
II Đồ dùng dạy - học
 - Còi, sân bãi, cầu đá, bóng
III Các hoạt động dạy- học.
Hoạt động của trò
Hỗ trợ của GV
- HS khởi động các khớp: Tay,chân,hông, gối
- HS ôn lại 8động tác:Vươn thở, tay, chân ,vặn mình, toàn thân , động tác thăng bằng, nhảy điều hoà. 
- HS chia tập theo nhóm đã quy định.
- Tập cả lớp
- HS tập theo nhóm
- HS tập. thi đua giữa các tổ.
- HS nhắc lại cách chơi
- HS chơi thi.
- HS thả lỏng các khớp
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu.
- GV cho HS khởi động các khớp.
2. Phần cơ bản.
a) Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân
- GV cho HS ôn tập chung cả lớp 8 phút.
- GV chia nhóm cho HS tập luyện.
- GV cho HS thi đấu giữa các tổ xem tổ nào có nhiều bạn tập đúng và đẹp nhất.
b)Chơi trò chơi “Dẫn bóng”
- GV nêu tên trò chơi và cách chơi.
- GV điều khiển trò chơi nhiệt tình, vui và đoàn kết.
- GV cho HS chơi thi.
3. Phần kết thúc.
- GV cho HS thả lỏng.
- Gv cùng HS hệ thống bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 Tuan 33.doc