Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 (tiết 4)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 (tiết 4)

Mục tiêu :

 - Tiếp tục cho H thực hành noi gương những tấm gương đạo đức tốt giúp H hoàn thiện nhân cách .

 - Giúp H có thói quen hành vi đạo đức , chuẩn mực đạo đức .

 - Giáo dục lòng yêu thương con người , yêu quê hương đất nước , tôn trọng và chăm sóc người thân , bạn bè .

II- Tài liệu , phương tiện :

 + G : Sưu tầm những tấm gương đạo đức tốt ở xung quanh .

 

doc 25 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1118Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 (tiết 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 : Thứ hai ngày 26 tháng 04 năm 2010
Đạo đức :
Dành cho địa phương
I- Mục tiêu : 
 - Tiếp tục cho H thực hành noi gương những tấm gương đạo đức tốt giúp H hoàn thiện nhân cách .
 - Giúp H có thói quen hành vi đạo đức , chuẩn mực đạo đức .
 - Giáo dục lòng yêu thương con người , yêu quê hương đất nước , tôn trọng và chăm sóc người thân , bạn bè .
II- Tài liệu , phương tiện : 
 + G : Sưu tầm những tấm gương đạo đức tốt ở xung quanh .
 + H : Tự sưu tầm gương người tốt , việc tốt , truyện có thực ở địa phương .
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung
1, KT bài cũ (3’)
2, GT bài (2’)
3, Thực hành 
A, Nêu gương đạo đức (10’)
MT : Giúp H học tập những tấm gương đạo đức tốt để hoàn thiện nhân cách .
B, Xử lí tình huống đạo đức (10’)
MT : H có cách ứng sử phù hợp với những tình huống xảy ra 
C, Giáo dục hành vi , thói quen đạo đức thông qua việc làm (10’)
MT : H nhận biết được những việc đúng , việc sai để thực hiện , điều chỉnh hành vi
D, Củng cố , dặn dò (5’)
 Hoạt động của thầy
- Y/c H đọc 1 câu ca dao nói về tình cảm của mình đối với cha mẹ .
- G nhận xét , cho điểm .
“Dành cho địa phương” 
+ G y/c H nêu những việc làm tốt , những gương đạo đức tốt ở xung quanh 
- Có thể y/c các nhóm thi tìm gương người tốt việc tốt . 
- G tổ chức cho H xử lí các tình huống : 
+ Cả xóm em tổ chức tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm , gia đình bác Nam không tham gia . Em sẽ làm gì ? 
+ Trên đường đi học về em gặp 1 bé gái lạc mẹ đang khóc . Em sẽ làm gì
* G đưa ra 1 số việc làm đúng hoặc sai giúp H xây dựng hành vi . 
+ ở xóm em có gia đình chị Lan , chồng chị ốm suốt , các con chị còn nhỏ Cuộc sống khó khăn mọi người phải quyên góp , giúp đỡ . Em sẽ làm gì ?
+ 1 bạn H trong lớp bị ốm phải nằm viện . Em sẽ làm gì ? 
* G nhận xét giờ học , khen những H xử lí tình huống tốt .
- Về ôn bài . Thực hành tốt 1 số chuẩn mực đạo đức . 
 Hoạt động của trò
- H nêu : 1 lòng thờ mẹ kính cha 
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con .
- 1 H nhận xét .
- H mở Sgk , vở ghi .
+ H nêu 1 số gương đạo đức .
VD : Chị Lan học lớp 6 ở cạnh nhà em , khi thấy 2 bạn lớp 4 đang đánh nhau , chị đã xuống xe , can không cho 2 bạn ấy đánh nhau nữa 
+ Bạn Hùng trên đường đi học chẳng may bị đau chân . Bạn Hoà và các bạn trong xóm đã cõng Hùng tới lớp rồi lại cõng về .
- H thực hành xử lí tình huống : 
+ Em sẽ gặp trực tiếp gia đình bác Nam và hỏi rõ lí do vì sao gia đình bác không tham gia dọn vệ sinh cùng bà con . Sau đó em đề nghị bác cùng tham gia làm vệ sinh ngõ xóm với mọi người ...
+ Em sẽ lại gần dỗ dành để bé nín khóc sau đó hỏi bé đường về nhà , nếu bé không biết thì em dẫn bé về nhờ mọi người tìm giúp nhà cho bé hoặc đem bé tới đồn công an nhờ các chú giúp ...
+ H lắng nghe và xây dựng hành vi chuẩn mực đạo đức cho mình .
+ Em thấy việc mọi người giúp đỡ gia đình chị Lan là rất tốt , thể hiện tình yêu thương giữa con người với con người , đó là việc làm tốt . Em sẽ dành bớt tiền tiết kiệm của mình để giúp đỡ gia đình chị Lan ...
+ Em sẽ vận động các bạn , dành bớt tiền ăn sáng để giúp đỡ bạn ấy có tiền mua thuốc và sách vở học hành ...
* H lắng nghe và thực hiện . 
Tập đọc :
Luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em 
I- Mục tiêu : 
 1, Luyện đọc : Phát âm đúng 1 số từ ngữ : Chăm sóc , rèn luyện , .... Đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nghỉ đúng ... giữa các điều luật . 
 2, Hiểu các từ ngữ : Quyền , công lập , bản sắc , ... 
 3, Nội dung : Hiểu nội dung 4 điều luật của luật chăn sóc và giáo dục trẻ em .( Hiểu Luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội . Biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em , thực hiện luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em ).
II- Đồ dùng : + G : Bảng phụ , phiếu học tập .
 + H : Đọc và tự nghiên cứu trước nội dung bài Sgk .
III- Các hoạt động dạy học :
 Nội dung
1,Kt bài cũ
 (3’)
2,GT bài(2’)
3,Luyện đọc và t/hiểu bài.
a, Luyện đọc
 (8’) 
b,Tìm hiểu bài
 (12’)
*Quyền của trẻ em VN .
* Bổn phận của trẻ em.
c,Luyện đọc diễn cảm(10’)
* LĐ trong nhóm 
* Thi đọc diễn cảm.
3, Củng cố, dặn dò (5’)
Hoạt động của thầy
- Gọi 3 H đọc thuộc lòng bài thơ “Những cánh buồm”và nêu ND bài.
- G nhận xét, cho điểm
“Luật ....trẻ em”
- G đọc mẫu điều 15.
- Gọi 4 H nối tiếp nhau đọc từng điều luật
(2lượt),G sửa lỗi phát âm....
- Y/cầu H đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Cho H luyện đọc theo cặp.Gọi H đọc cả bài, G đọc mẫu.
- G chia nhóm 4, y/cầu H thảo luận và trả lời:
+ H1:Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em VN?
- Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên.
+H2:Điều luật nào trong bài nói về bổn phận của trẻ em ?
- Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật ?
+ H3:Em đã thực hiện được những bổn phận gì ?Còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng để thực hiện?
+ Qua 4 điều của “Luật chăm sóc...trẻ em”, em hiểu được điều gì ?
- Gọi H đọc nối tiếp từng điều luật, y/cầu H nêu cách đọc .
- Tổ chức cho H đọc diễn cảm điều 21 .
- Cho H thi đọc diễn cảm .G nhận xét ,cho điểm từng H .
* G nhận xét tiết học, tuyên dương những H đọc hay.
- Về luyện đọc thêm . Chuẩn bị bài sau .
 Hoạt động của trò
- 3 H nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ và nêu nội dung bài đọc.
- 1 H nhận xét .
- H mở Sgk, vở ghi.
- Theo dõi G đọc mẫu.
- 4 H đọc nối tiếp ( Mỗi H 1 điều luật trong Sgk)
- H luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó trong bài .
- 2 H cùng bàn luyện đọc, 1 H đọc cả bài .
- Theo dõi G đọc .
- 4 H 1 nhóm cùng đọc thầm, thảo luận và trả lời :
+ H nêu : Các điều 15 ,16,17 nêu lên quyền của trẻ em VN .
- H đặt tên : Điều 15 :Quyền trẻ em được chăm sóc , bảo vệ.
Điều 16:Quyền được học tập của trẻ em.
Điều 17: Quyền được vui chơi, giải trí của trẻ em.
+ H nêu : Điều 21 .
* Trẻ em có những bổn phận sau :
- Phải có lòng nhân ái .
- Phải có ý thức nâng cao năng lực của bản thân. 
- Phải có tinh thần lao động.
- Phải có đạo đức , tác phong tốt .
- Phải có lòng yêu nước và yêu hòa bình .
- 3 đến 5 H liên hệ, phát biểu :
VD :Tôi đã thực hiện tốt bổn phận có lòng nhân ái,có đạo đức ,tác phong tốt ở lớp , ở nhà tôi luôn đoàn kết, yêu thương giúp đỡ mọi người. Riêng bổn phận phải có tinh thần lao động, tôi thực hiện chưa tốt vì ở nhà tôi rất lười làm việc nhà. Tôi sẽ cố gắng để làm việc giúp mẹ.
* Nội dung : Em hiểu mọi người trong XH ,phải sống và làm việc theo pháp luật ,trẻ em cũng có quyền và bổn phận của mình đối với gđ và XH.
- 4 H nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi , nêu cách đọc .
- H luyện đọc diễn cảm điều 21 .
- 3 đến 5 H thi đọc diễn cảm .
* H lắng nghe và thực hiện .
Toán :
Tiết 161 : ôn tập về tính diện tích 
 thể tích một số hình
I- Mục tiêu : Giúp H :
 - Thuộc công thức tính diện tích , thể tích 1 số hình đã học .
 - Rèn luyện kĩ năng vẽ hình , tính toán chính xác .
 - Vận dụng làm thành thạo 1 số dạng bài về dt, thể tích 1 số hình trong thực tế.
II- Đồ dùng : + G : Bảng phụ bảng nhóm .
 + H : Nắm lại 1 số công thức tính dt , thể tích HHCN - HLP .
III- Các hoạt động dạy học :
 Nội dung
1,KT bài cũ
 (3’)
2,GT bài(2’)
3,Ôn về dt, thể tích HHCN- HLP(10’)
4,TH luyện tập
 (23’)
* Bài 1:Sgk
Củng cố cách tính SXq ,STP HHCN.
*Bài2: Sgk 
Củng cố cách tính V, STP HLP
*Bài 3:Sgk
Củng cố cách tính VHHCN.
5,Củng cố , dặn dò (2’)
Hoạt động của thầy
- G chấm vở bt của 5 H và nhận xét .
“Ôn tập ...1 số hình”
+ Cho H nêu lại công thức tính VHHCN và VHLP
* Gọi H nêu y/cầu bài 1, cho 1 H làm bảng phụ , lớp làm vở bt, chữa bài.
- Y/cầu H tự làm bài 2, đổi vở kt chéo.
- Y/cầu 2 H làm bảng nhóm, lớp làm vở bt , chữa bài .
- Cho H nhắc lại cách tính thể tích HHCN - HLP .
* G nhận xét giờ học, tuyên dương những H tích cực học tập .
- Về hoàn thành nốt bài Chuẩn bị bài sau 
 Hoạt động của trò
- H nêu : VHHCN = a x b x c 
 VHLP = a x a x a 
- H mở Sgk, vở ghi , nháp , bài tập .
a, HHCN : 
 Sxq = Chu vi đáy x chiều cao
 STP = Sxq + S 2 đáy 
 V = a x b x c
b, HLP : Sxq = a x a x 4
 STP = a x a x 6 ; V = a x a x a
* Bài1: H nêu y/cầu bài 1, 1 H làm bảng phụ , lớp làm vở bt, chữa bài.
 Sxq = ( 6 + 4,5) x 2 x 4 = 84(m2)
 STrần nhà = 6 x 4,5 = 27 (m2)
Squét vôi = ( 84 + 27) - 8,5 = 102,5(m2)
* Bài 2: H tự làm bài 2, đổi vở kt chéo.
 a, Thể tích cái hộp HLP là :
 10 x 10 x 10 = 1000 (cm3)
b, Diện tích giấy màu cần dùng là :
 10 x 10 x 6 = 600 (cm2)
 Đáp số : 1000cm3; 600 cm2
* Bài 3: 2 H làm bảng nhóm, lớp làm vở bt , chữa bài .
 Thể tích bể là :
 2 x 1,5 x 1 = 3 (m3)
Thời gian để vòi nước chẩy đầy bể là:
 3 : 0,5 = 6 (giờ )
 Đáp số : 6 giờ
* H lắng nghe và thực hiện .
Thứ ba ngày 27 tháng 04 năm 2010
Khoa học :
Tác động của con người đến môi trường rừng
I- Mục tiêu : Giúp H : 
 - Nêu được nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá .
 - Nêu được tác hại của việc phá rừng .
 - Có ý thức bảo vệ rừng, ngăn chặn những hoạt động phá rừng bừa bãi .
II- Đồ dùng : 
 + G : Tranh ảnh, phiếu học tập.
 + H : Sưu tầm tranh ảnh , bài báo nói về nạn phá rừng và hậu qủa của việc phá rừng, đọc trước bài Sgk .
III- Các hoạt động dạy học :
 Nội dung
A, HĐ khởi động (5’)
- KT bài cũ
- GT bài
B,Tìm hiểu bài
1,Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá (15’)
MT : H nêu được những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
2,Tác hại của việc phá rừng 
 (15’)
MT : H nêu được tác hại của việc phá rừng . 
C, Hoạt động kết thúc (5’)
 Hoạt động của thầy
- Môi trường tự nhiên cho con người những gì ?
“Tác động ....rừng”
+ G chia nhóm 4 H , y/cầu H quan sát các hình minh họa trong bài và trả lời câu hỏi .G đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
+ Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì ?
+ Có những nguyên nhân nào khiến rừng bị tàn phá?
* K/luận : Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá.....
- G tổ chức cho H thảo luận theo cặp, kết hợp hình 5, 6 trang 135 Sgk và nói lên hậu quả của việc rừng bị tàn phá.
* K/luận : Việc phá rừng gây hậu quả : Lũ lụt ....
* Cho H đọc mục “ Bạn cần biết” trong Sgk .
- G nhận xét tiết học . 
- Về học bài - Chuẩn bị bài sau .
 Hoạt động của trò
- H nêu : MT tự nhiên cung cấp cho con người : Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở , nơi làm việc, khu vui chơi giải trí ....
- H mở Sgk, vở ghi, bài tập.
- 4 H về 1 nhóm cùng quan sát hình minh họa trang 134 Sgk, trao đổi và trả lời câu hỏi của G :
+ H1:Con người khai thác gỗ và phá rừng để lấy đất canh tác , trồng các cây lương thực, cây ăn quả, cây CN ...  hoàn thành , có sáng tạo ( A+)
- Nhắc H tháo rời các chi tiết và bỏ vào vị trí của các ngăn trong hộp .
- Về tự ôn lại cách lắp ghép .... ....chuẩn bị bài sau . 
 Hoạt động của trò
- H chuẩn bị dụng cụ cho tiết học .
- H mở Sgk ,vở .
- H chọn 1 trong 2 mô hình :
+ Mẫu 1 : Lắp máy bừa
+ Mẫu 2: Lắp băng chuyền .
- H thực hành lắp mô hình mà em hoặc nhóm em chọn .
- H đã hoàn thành , mang sản phẩm lên trưng bày.
- 3 H làm ban giám khảo để đánh giá .
- H tháo rời các chi tiết xếp vào hộp .
Luyện từ và câu :
ôn tập về dấu câu
( Dấu ngoặc kép)
I- Mục tiêu : Giúp H :
 - Ôn tập kiến thức về dấu ngoặc kép , nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép.
 - Làm đúng các bài tập thực hành về kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép .
 - Rèn kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép .
II- Đồ dùng : 
 + G : Bảng phụ viết sẵn đoạn văn ở bài tập 2 , 3 Sgk trang 152, giấy khổ to, bút dạ .
 + H : Đọc và nghiên cứu trước nội dung bài .
III- Các hoạt động dạy học :
 Nội dung 
1, KT bài cũ
 (3’)
2, GT bài (2’)
3, Thực hành luyện tập (30’)
* Bài 1 : Sgk
* Bài 2 : Sgk
* Bài 3: Sgk
Củng cố kĩ năng dùng dấu ngoặc kép khi viết đoạn văn. 
3, Củng cố, dặn dò ( 5’)
 Hoạt động của thầy
- Gọi H lên bảng đặt câu có từ đồng nghĩa với “ Trẻ em”
- G n/xét , cho điểm.
“Ôn ....ngoặc kép”
+ Gọi H đọc y/c và đoạn văn ở bt 1, G treo bảng phụ, cho 1 H làm, lớp làm vở bt, chữa bài. 
- Gọi 1 vài nhóm báo cáo kết quả. G nhận xét, kết luận .
+ Tại sao em lại cho rằng dấu ngoặc kép như vậy là đúng ?
- G cho H làm bài 2, đổi vở kt chéo .
- Gọi H đọc y/cầu bài 3 G gợi ý : Viết đoạn văn có nội dung về cuộc họp tổ, khi là lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc những từ có ý nghĩa đặc biệt em để trong ngoặc kép.
- Gọi H làm bài vào giấy, dán lên bảng, chữa bài. Gọi H dưới lớp đọc đoạn văn mình viết .H nhận xét, cho điểm những H viết đạt y/cầu . 
* G nhận xét tiết học về học thuộc và ghi nhớ về tác dụng của dấu ngoặc kép .
- Về hoàn thành nốt bài Chuẩn bị bài sau .
 Hoạt động của trò
- 2 H đặt câu : Trẻ con thường hay mặc lộng lẫy .
 Thiếu nhi VN măng non đất nước.
- 1 H nhận xét .
- H mở Sgk , vở ghi, bt .
- H đọc y/c và đoạn văn ở bt , 1 H làm, lớp làm vở bt, chữa bài .
- Đại diện 1 đến 2 nhóm báo cáo kq:
Đáp án : Tốt - tô - chan ....Em nghĩ:
“Phải nói ...biết” . Thế là ..., ra vẻ người lớn : “ Thưa thầy ...trường này”.
- Dấu ngoặc kép thứ 1 đánh dấu ý nghĩ của Tốt- tô - chan .
- Dấu ngoặc kép thứ 2 đánh dấu lời nói trực tiếp của Tốt - tô- chan với thầy.
* Bài 2: H làm bài 2, đổi vở kt chéo.
- Lớp chúng tôi ... bình chọn : 
“ Người giàu có nhất” . Đạt ... tôi. Cậu ta có cả 1 “ Gia tài” ... đàn oóc.
 * Bài 3 : - 1 H đọc y/c bài 3 .
- 1 nhóm làm vào giấy khổ to, dán bài lên bảng, chữa bài.
- 3 đến 5 H đọc đoạn văn mình viết:
VD : Cuối buổi học , Hằng “ Công chúa” thông báo họp tổ . Bạn Tùng tổ phó ra thông báo : “ Tuần này, tổ mình thi đua không ai bị điểm dưới 7 để giữ vững danh hiệu tuần trước”. Các thành viên trong tổ ai nấy đều gật gù , tán thưởng .
- H có thể viết đoạn khác.
* H lắng nghe và thực hiện .
Toán :
Tiết 165 : luyện tập
I- Mục tiêu : 
 - Giúp H ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải 1 số bài toán có dạng đặc biệt .
 - Rèn kĩ năng vẽ hình, tính toán chính xác .
 - Vận dụng làm thành thạo các bài tập , có cách giải ngắn gọn nhất.
II- Đồ dùng : + G : Bảng phụ, bảng nhóm. 
 + H : Đọc và nghiên cứu trước nội dung bài Sgk .
III- Các hoạt động dạy học : 
 Nội dung 
1, KT bài cũ 
 (3’)
2, GT bài (2’)
3, Thực hành luyện tập(33’)
* Bài1:Sgk 
Củng cố cách giải toán hiệu - tỉ của 2 số . (Hình vẽ Sgk)
* Bài 2: Sgk 
Củng cố kĩ năng giải toán tổng tỉ
* Bài 3: Sgk 
 Củng cố cách giải toán tỉ lệ bằng phương pháp rút về đơn vị .
* Bài 4 :Sgk 
Củng cố kĩ năng đọc biểu đồ hình quạt .
4, Củng cố, dặn dò (2’): 
Hoạt động của thầy
- Cho 1 H chữa bài 3 Sgk .
- Gọi H nhận xét , cho điểm.
“Luyện tập”
- Treo bảng phụ có hình vẽ bài 1, y/cầu H quan sát và làm bài, 1 H viết vào bảng nhóm, chữa bài .
- G gợi ý cho H cách giải khác.
- Y/cầu H đọc bài tập, tự làm bài, đổi vở kt chéo .
- Y/cầu 2 H làm bảng phụ, lớp làm vở bt, chữa bài.
- Y/cầu H tự làm bài, G chấm 1 số bài và nhận xét.
* G nhận xét giờ học 
- Về hoàn thành nốt bài tập. Chuẩn bị bài sau . 
 Hoạt động của trò
- 1 H chữa bài . 
Đáp số là : 31,5 kg .
- 1 H nhận xét .
- H mở Sgk, vở ghi, bài tập .
* Bài 1 : H quan sát hình vẽ trên bảng phụ và làm bài, 1 H viết vào bảng nhóm, chữa bài .
- H tự vẽ sơ đồ .
Theo sơ đồ , diện tích tam giác BEC là :
 136 : ( 3 + 2 ) x 2 = 27,2 (cm2)
 Diện tích tứ giác ABED là :
 27,2 + 13,6 = 40,8 ( cm2)
Diện tích tứ giác ABCD là :
 40,8 + 27,2 = 68(cm2)
 Đáp số : 68 cm2
+ Cách 2 : H nhận xét : Tổng số phần bằng nhau chính là số phần diện tích của hình tứ giác ABCD ( 3 + 2 = 5 phần).1 phần chính là hiệu diện tích của tứ giác ABED và tam giác BEC 
( 13,6 cm2)
 Vậy diện tích tứ giác ABCD là :
 13,6 x 5 = 68 (cm2)
* Bài 2 : H đọc bài tập, tự làm bài, đổi vở kt chéo .
Tổng số phần bằng nhau là : 
 4 + 3 = 7 ( phần)
 Số học sinh nam của lớp là :
 35 : 7 x 3 = 15 ( học sinh )
 Số học sinh nữ của lớp là :
 35 -15 = 5 ( học sinh )
 Số học sinh nữ nhiều hơn số học sinh nam là : 20 -15 = 5 (học sinh )
 Đáp số : 5 học sinh
* Bài 3: 2 H làm bảng phụ, lớp làm vở bt, chữa bài.
1km ô tô tiêu thụ hết : 
 12 : 100 = 0,12 ( lít)
Đi 75 km thì tiêu thụ hết số xăng là
 0,12 x 75 = 9 (lít)
 Đáp số : 9 lít xăng
* Bài 4 : H tự làm bài, mang bài lên chấm :
Tỉ số phần trăm học sinh khác cảu trường T . Lợi là :
 100% - ( 25% + 15%) = 60 %
 Số học sinh khối 5 của trường là :
 120 : 60 x 100 = 200 ( học sinh)
Số học sinh giỏi là :
 200 : 100 x 25 = 50 ( học sinh)
Số học sinh trung bình là :
 200 : 100 x 15 = 30( học sinh) 
 Đáp số : 30 học sinh trung bình
 50 học sinh giỏi
* H lắng nghe và thực hiện .
Tập làm văn :
Tả người ( Kiểm tra viết )
I- Mục tiêu :
 - Thực hành viết bài văn tả người .
 - Bài viết thể hiện đúng nội dung, y/cầu của đề bài mà H lựa chọn, có đủ 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài .
 - Lời văn tự nhiên, chân thật , biét cách dùng từ miêu tả, hình ảnh so sánh khắc họa rõ nét người mình định tả , thể hiện tình cảm của mình đối với người đó . Diễn đạt mạch lạc.
II- Đồ dùng : + G : Bảng phụ chép sẵn 3 đề bài trong Sgk .
 + H : Nắm lại cấu tạo bài văn tả người.
III- Các hoạt động dạy học :
 Nội dung
1, KT bài cũ 
 (2’)
2, GT bài(1’)
3,Thực hành viết bài (35’)
4, Củng cố, dặn dò ( 2’)
 Hoạt động của thầy 
- Gọi 1 H nhắc lại cấu tạo bài văn tả người.
“ Tả người” ( Bài viết)
- Gọi H đọc 3 đề văn cần kiểm tra trên bảng.
- G nhắc H : Các em đã viết bài văn tả người ở học kì I, lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả người của 1 trong 3 đề bài trên. Từ các kết quả đó, em hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh .
* G thu bài chấm, nhận xét giờ học .
- Về tự ôn bài. Chuẩn bị bài sau .
 Hoạt động của trò
- 1 H nhắc lại cấu tạo bài văn tả người. 
- H mở Sgk , vở văn.
- 3 H đọc 3 đề văn trên bảng.
- H lắng nghe sau đó thực hành viết bài, chú ý dùng dấu câu cho đúng, trình bày bài cho sạch đẹp .
* H lắng nghe và thực hiện .
* Nhận xét của Ban giám hiệu :
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
Thể dục :
Môn thể thao tự chọn
Trò chơi : dẫn bóng
I- Mục tiêu : - ôn tập hoặc kiểm tra kĩ thuật động tác phát cầu bằng mu bàn chân hoặc đứng ném bóng vào rổ bằng 1 tay ( Trên vai ).Y/cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và đạt thành tích cao nhất .
 - Chơi trò chơi “ Dẫn bóng” . Y/c thực hiện trò chơi tương đối chủ động .
 - Tự giác rèn luyện TDTT, nâng cao sức khoẻ .
II- Địa điểm , phương tiện :
 - Trên sân trường . Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện .
 - G và cán sự mỗi người 1 còi, mỗi tổ 4 đến 5 quả bóng rổ, ...
III- Các hoạt động dạy học :
A,Phần mở đầu(10’)
B,Phần cơ bản(22’)
a,Ôn tập 
( Kiểm tra)
1 trong 2 môn TT tự chọn .
+ Đá cầu.
+ Ném bóng
b, Trò chơi 
“ Dẫn bóng”
- G nhận lớp, phổ biến y/cầu, nhiệm vụ của tiết kiểm tra .
 - Y/cầu H khởi động .
- Cho H luyện tập 1 số động tác của bài TD phát triển chung .
- Cho H ôn tập 1 trong 2 môn TT tự chọn trong thời gian 5 đến 7 phút, sau đó kt .
- G kiểm tra động tác phát cầu bằng mu bàn chân . Gọi mỗi đợt 3 H lên thực hiện ( Mỗi H phát cầu 3 lần liên tiếp )
- Kết quả kiểm tra đánh giá như sau:
+ Hoàn thành tốt : Có 2 lần phát cầu cơ bản đúng động tác , có 1 lần trở lên cầu qua lưới .
+ Hoàn thành : Có 1 lần phát cầu cơ bản đúng động tác .
+ Chưa hoàn thành : Cả 3 lần phát cầu sai động tác .
- Những trường hợp khác do G quy định .
- G tiến hành tương tự như cách tiến hành đá cầu ở trên .
- G tổ chức cho H chơi trò chơi “Dẫn bóng” như các tiết trước .
- H tập trung lắng nghe
- Lớp trưởng nêu sĩ số .
- Xoay các khớp ...
- H luyện tập 1 số động tác, mỗi đt 2 lần x 8 nhịp
- H ôn tập 1 trong 2 môn TT tự chọn .
- H lên kiểm tra (3 H một lượt)
- H thực hiện đúng theo y/cầu của G .
- H lắng nghe sự đánh giá của G.
- H thực hành ném bóng, chú ý động tác đúng kt.
 C, Phần kết thúc (8’)
 - Cho H chơi trò chơi hồi tĩnh, tập 1 số động tác hồi tĩnh .
 - G công bố kết quả kiểm tra . Về luyện tập đá cầu hoặc ném bóng .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan33.doc